Tìm hiểu Luật quốc tế

1- Vùng tiếp giáp lãnh hải

- Vùng tiếp giáp lãnh hải là một vùng biển tiếp liền với lãnh hải và có chiều rộng không quá 24

 hải lý kể từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải.

- Vùng tiếp giáp lãnh hải không phải là một bộ phận của quốc gia ven biển. Trong vùng tiếp giáp lãnh hải, quốc gia ven biển chỉ có một số quyền mang tính chất chủ quyền trên một số lĩnh vực cần thiết được pháp luật quốc tế thừa nhận chung.

- Trong vùng tiếp giáp lãnh hải, quốc gia ven biển có thể thi hành sự kiểm soát cần thiết nhằm:

+ Ngăn ngừa những vi phạm đối với các luật và quy định về hải quan, thuế khóa, y tế hay nhập cư trên lãnh thổ hay trên lãnh hải của mình.

+ Trừng trị những vi phạm đối với các luật và quy định nói trên xảy ra trong lãnh thổ hay trên lãnh hải của mình.

 

doc26 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1242 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Tìm hiểu Luật quốc tế, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g chảy).
Trường hợp sông có nhiều nhánh thì xác định biên giới theo nhánh chính của sông (xác định theo đường vạch giữa nhánh chính).
Đối với các đảo trên sông, có 3 cách: quy thuộc cho quốc gia gần nhất, quy thuộc oàn bộ các đảo cho một quốc gia hoặc phân chia các đảo căn cứ vào đường trung tuyến hay đường chảy
Đối với hồ biên giới: phương pháp xác định phổ biến nhất là lấy đường trung tuyến giữa hai bờ hồ hoặc là đường thẳng nối hai điểm mút của đường biên giới trên đất liền.
Trường hợp hồ có từ 3 nước trở lên kế cận nhau thì có thể xác định biên giới theo hình dẻ quạt bằng cách nối các điểm mút của biên giới trên đất liền của quốc gia ven bờ với tâm của hồ.
Đối với các dãy núi, dãy đồi thì đường biên giới quốc gia phổ biến được xác định theo đường phân thủy (đường chia hai lưu vực sông và đánh dấu nguồn nước nuôi lưu vực này).
Biên giới nhân tạo 
Biên giới hình học là loại biên giới được xác định theo những đường thẳng nối điểm qui định này với điểm qui định khác, không phụ thuộc vào địa hình (áp dụng đối với những vùng sa mạc). Cũng có khi đường biên giới được xác định theo một cung tròn có tâm là một điểm nào đó do hai bên cùng thỏa thuận.
Biên giới thiên văn áp dụng để xác định biên giới quốc gia theo các đường kinh tuyến, vĩ tuyến..
Xác định biên giới quốc gia
Xác định biên giới quốc gia trên bộ
Giai đoạn 1:Hoạch định biên giới quốc gia
Thể hiện thông qua việc các quốc gia cùng thỏa thuận ký kết các Điều ước Quốc tế về biên giới ( là bước các quốc gia thỏa thuận xây dựng biên giới ). Hoạch định biên giới chủ yếu giữa hai quốc gia liên quan với nhau nhưng cũng có trường hợp có sự tham gia của bên thứ ba để giải quyết tranh chấp 
Nội dung chủ yếu là xác định vị trí, tính chất của đường biên giới. Kết thúc quá trình hoạch định, các bên đi đến ký kết điều ước quốc tế về hoạch định. Trong Điều ước này phải miêu tả tỷ mỹ, chi tiết các đặc điểm trên bản đồ đi kèm với Điều ước Quốc tế về biên giới, bao gồm các nguyên tắc xác định đường biên giới, phương hướng và vị trí, các điểm chuyển hướng với toạ độ chính xác bằng lời văn.. 
Trong giai đoạn hoạch biên giới, các quốc gia liên quan có thể thỏa thuận áp dụng nguyên tắc hoạch định biên giới mới hoặc sử dụng các đường biên giới đã có (uti possidetis)
Giai đoạn 2: Phân giới thực địa
Là quá trình thực địa hóa đường biên giới trong Hiệp định. Toàn bộ công việc này thường do một ủy ban hỗn hợp mà các quốc gia tổ chức để thực hiện các công việc như đánh dấu thực địa, điều chỉnh đường biên giới do yêu cầu đặc biệt của địa hình thực tế mà do đó cần phải có sự sửa đổi ở mức độ nhất định.
Giai đoạn 3: Cắm mốc
Uy ban hổn hợp sẽ tiến hành cắm mốc các cột mốc cụ thể tại các điểm đã được hai bên đánh dấu trên thực địa.
Căn cứ vào địa hình cụ thể, cột mốc biên giới thường đặt tại mỗi cửa khẩu, các điểm chuyển hướng trọng yếu của đường biên giới ở đỉnh núi, chân núi hoặc cácđịa điểm quan trọng, các điểm trên đường quốc lộ, đường s8át, sông, suối mà biên giớu cắt ngang qua...
Kết thúc quá trình cắm mốc trên thực địa, ủy ban hổn hợp phải lập bản đồ về đường biên giới đúng với thực trạng đã được phân định và cắm mốc. Bản đồ về đường biên giới là một bộ phận kèm theo Hiệp định biên giới để các quốc gia phê chuẩn hoặc ký kết.
Xác định biên giới quốc gia trên biển
Trường hợp thứ nhất:
Nếu biên giới quốc gia trên biển có liên quan tới quốc gia khác thì biên giới sẽ dưa trên các Hiệp định biên giới giữa các quốc gia hữu quan. Trong trường hợp này các quốc gia chỉ tiến hành ở giai đoạn hoạch định biên giới là chính ( khác với quá trình xác định biên giới quốc gia trên bộ là sau khi hoạch định biên giới xong cần phải có giai đoạn phân giới thực địa và cắm mốc.)
Trường hợp thứ hai
Là trường hợp đường biên giới quốc gia trên biển không liên quan, đụng chạm tới các vùng biển của quốc gia khác. Đường biên giới quốc gia trên biển chỉ nhằm phân định chính xác giới hạn lãnh thổ quốc gia đó với vùng biển tiếp liền không phải là lãnh thổ của quốc gia.
Trong trường hợp này quốc gia ven biển dựa vào các quy định của luật Quốc tế và những đặc điểm riêng biệt của lãnh thổ quốc gia để tự đưa ra những tuyên bố ( công bố) chính thức đường cơ sở, chiều rông lãnh hải từ đó người ta có thể biết chính xác đường biên giới trên biển của một quốc gia.
Xác định biên giới lòng đất và biên giới vùng trời
Việc xác định biên giới vùng trời và biên giới lòng đất thường đươc các quốc gia thông qua những tuyên bố chính thức của quốc gia. Biên giới vùng trời và biên giới lòng đất được mặc nhiên thừa nhận trong thực tiễn pháp lý Quốc tế.
CÁC VÙNG BIỂN THUỘC CHỦ QUYỀN QUỐC GIA: 
Nội thủy 
Khái niệm
Nội thủy là vùng nước phía bên trong đưòng cơ sở và tiếp liền với bờ biển của quốc gia ven biển. Ranh giới phía bên trong của nội thủy chính là đường bờ biển còn ranh giới ngoài của nội thủy chính là đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải.
Nội thủy là các vùng nước nằm kẹp giữa bờ biển và đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải, các vùng nước nằm trong đường cơ sở quần đảo (vùng nước quần đảo) của các quần đảo thuộc chủ quyền quốc gia. Ngòai ra, nội thủy còn có các bộ phận sau như biển nội địa, vùng nước cảng biển, vũng đậu tàu, vịnh thiên nhiên, vịnh lịch sử, vùng nước lịch sử 
Nội thủy của Việt Nam được quy định căn cứ vào nội dung của Tuyên bố của Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam ngày 12/5/1977.Nội thuỷ Việt Nam bao gồm:
+ Các vùng nước biển nằm trong đường cơ sở ven bờ lục địa Việt Nam được quy định tại Tuyên bố của Chính phủ ngày 12/11/1982 về đường cơ sở Việt Nam
+ Vùng biển nằm trong đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải của các quần đảo và các đảo thuộc hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam
+ Vùng nước lịch sử chung Việt Nam – Campuchia theo Hiệp định Việt Nam – Campuchia ngày 07/7/1982.
Chế độ pháp lý
Xuất phát từ vị trí địa lý của nội thủy là vùng nước biển nằm sát với bờ biển của quốc gia nên pháp luật quốc tế cũng như pháp luật của các quốc gia đều xác định tính chất chủ quyền hoàn toàn và tuyệt đối đối với nội thủy của quốc gia ven biển.
Chủ quyền của quốc gia được xác định đối với vùng nước nội thủy, đáy biển và lòng đất dưới đáy biển cũng như khoảng không gian ở phía trên vùng nước nội thủy màkhông hề có sự khác biệt nào như đối vơi đất liền
Tuy nhiên, việc quy định cụ thể hoạt động của tàu thuyền nước ngoài cũng như việc xử lý các hành vi vi phạm pháp luật đối với tàu thuyền lại không giống nhau mà căn cứ vào đặc điểm và tính chất của từng loạt tàu thuyền cũng như phù hợp với pháp luật và tập quán quốc tế.
Công ước Luật biển 1982 phân chia tàu thuyền thành 4 loại:
+ Tàu quân sự
+ Tàu Nhà nước dùng vào mục đích phi thương mại
+ Tàu Nhà nước dùng vào mục đích thương mại (tàu buôn nhà nước)
+ Tàu buôn tư nhân
Chế độ xin phép của tàu thuyền nước ngoài trong vùng nội thủy
Xuất phát từ chủ quyền hoàn toàn và tuyệt đối của mình trong vùng nội thủy, pháp luật của các nước trên thế giới đều quy định tàu thuyền nước ngoài muốn vào nội thủy của quốc gia ven biển phải xin phép trước và chỉ được vào khi quốc gia chủ nhà cho phép. Như vậy, Tàu dân sự (cũng như tàu quân sự) nước ngoài muốn đi vào nội thủy của quốc gia ven biển phải xin phép trước và khi được phép của quốc gia ven biển mới được phép vào. Tuy nhiên, thời gian xin phép và cho phép cũng như trình tự, thủ tục xin và cấp phép của mỗi quốc gia lại không giống nhau và do pháp luật của từng quốc gia quy định.
Tuy nhiên, tàu thuyên nước ngoài có thể đi vào nội thủy của quốc gia ven biền mà không cần phải xin phép trước chỉ trong các trường hợp bị thiên tai hoạc gặp tai nạn hỏng hóc gây nguy hiểm cho phương tiện và tính mạng của những người trên tàu. 
Tàu dân sự khi đi vào nội thủy để đến một cảng của quốc gia ven biển phải đến một địa điểm quy định để các lực lượng như biên phòng, y tế, hải quan của quốc gia ven biển kiểm tra và làm các thủ tục bắt buộc trước khi vào cảng, đồng thời chờ hoa tiêu đến dẫn đường vào cảng.
Các tàu dân sự nước ngoài bắt buộc phải sử dụng hoa tiêu của quốc gia ven biển để dẫn đường vào cảng (nhằm bảo đảm an ninh quốc gia, tăng thu nhập và sự an toàn cho phương tiện)
Khi đi vào nội thủy của quốc gia ven biển, tất cả các loại máy và khí tài thông tin liên lạc đều không được sử dụng và phải niêm phong lại. Mọi hoạt động thông tin liên lạc về nước mình hoặc tới bất kỳ đối tượng nào cũng phải qua trung tâm thông tin liên lạc của cảng nước sở tại. Nếu tự động liên lạc bằng vô tuyến điện hay bằng các loại tín hiệu khác bị coi là xâm phạm đến chủ quyền an ninh của nước sở tại.
Tàu thuyền dân sự nước ngoài không được phép tiến hành các hoạt động sau nếu không được sự đồng ý của quốc gia sở tại. Mọi hành động vi phạm sẽ bị coi là hành vi vi phạm pháp luật của quốc gia sở tại, cụ thể như:
Cập mạn, tiếp xúc với các tàu thuyền khác
Đưa người hoặc hàng hóa lên hoặc xuống tàu
Đo đạc, thăm dò, khảo sát, chụp ảnh, quay phim, vẽ hoặc ghi chép những thiết bị ở cảng, những cơ sở quân sự, cơ sở kinh tế, cơ sở nghiên cứu khoa học.
Nhổ neo di chuyển vị trí trong cảng.
Các loại thuyền máy, ca nô trên tàu thả xuống để làm nhiệm vụ liên lạc cũng chỉ được đi lại trong những khu vực mà quốc gia ven biển cho phép.
Quyền tài phán của quốc gia ven biển trong nội thủy
Tàu quân sự nước ngoài và tàu nhà nước dùng vào mục đích phi thương mại khi đậu hợp pháp trong các cảng và vùng nội thủy của quốc gia ven biển được hưởng quyền miễn trừ tài phán tuyệt đối về dân sự, hành sự và xử lý hành chính.
Trong trường hợp tàu quân sự nước ngoài vi phạm luật lệ của quốc gia ven biển, quốc gia đó có những quyền sau:
+ Ra lệnh cho chiếc tàu đó rời khỏi nội thủy của mình
+ Yêu cầu chính phủ nước có tàu quân sự áp dụng những chế tài hợp pháp (trừng trị những nhân viên phạm pháp).
+ Quốc gia có tàu quân sự phải chịu trách nhiệm về mọi tổn thất hay thiệt hại do tàu quân sự của mình gây ra trong thời gian ở tại nội thủy của quốc gia ven biển.
Nội thủy thuộc chủ quyền hoàn toàn và tuyệt đối của quốc gia ven biển. Do đó, tàu thuyền dân sự nưóc ngoài khi ở trong nội thủy của quốc gia ven biển phải chịu sự tài phán của quốc gia đó. Như vậy, quốc gia ven biển có thẩm quyền tài phán đối với mọi hành vi vi phạm của các tàu thuyền nước ngoài cũng như các thủy thủ của tàu cả ở trên bờ và trong nội thuỷ của mình. 
Quốc gia ven biển có quyền tài phán đối với mọi hành vi vi phạm của các tàu thuyền nước ngoài trong nội thuỷ của mình.
Quốc gia ven biển có quyền tài phán đối với mọi hành vi vi phạm hình sự do các thuỷ thủ của tàu nước ngoài ở trên bờ, trừ những người được hưởng quyền ưu đãi và miễn trừ ngoại giao, lãnh sự hoặc theo các hiệp định tương trợ tư pháp mà quốc gia tham gia hoặc ký kết. 
Đối với những vi phạm hình sự xảy ra trên tàu trong thời gian tàu đang đậu trong nội thủy của mình, quyền xét xử thuộc về quốc gia mà tàu treo cờ . Tuy nhiên, quốc gia ven biển có quyền bắt giữ và xét xử trong những trường hợp hành vi vi phạm do người ngoài thủy thủ đoàn thực hiện; hành vi vi phạm đó gây ảnh hưởng đến an ninh trật tự cảng và nếu có sự yêu cầu từ phía thuyền trưởng của chiếc tàu đó 
Quốc gia ven biển sẽ không thực hiện quyền tài phán của mình đối với các tranh chấp dân sự giữa các thủy thủ của cùng một chiếc tàu. Vụ việc sẽ do quốc gia mà tàu treo cờ giải quyết.
Tuy nhiên, quốc gia ven biển có thể sẽ xét xử các vụ kiện dân sự xảy ra trong thời gian chiếc tàu trong nội thủy của mình trong các trường hợp:các tranh chấp giữa thủy thủ tàu và công dân nước mình. các tranh chấp giữa thủy thủ của các tàu nước ngoài với nhau 
2- Lãnh hải:
a- Định nghĩa
Lãnh hải là: một vùng biển nằm ở phía ngoài và tiếp liền với nội thủy,có chiều rộng không quá 24 hải lý tính từ đường cơ sở. 
Ranh giới bên trong của lãnh hải là đường cơ sở còn ranh giới bên ngoài là một đường chạy song song và cách đều đường cơ sở một khoảng cách bằng chiều rộng lãnh hải (không quá 24 hải lý)
Chủ quyền của quốc gia ven biển trên lãnh hải là chủ quyền hoàn toàn và đầy đủ chứ không tuyệt đối như đối với nội thủy (do có sự thừa nhận quyền qua lại vô lại của tàu thuyền nước ngoài). 
b- Xác định lãnh hải
* Phương pháp xác định đường cơ sở thông thường:
Là việc xác định đường cơ sở dựa vào ngấn nước thủy triều xuống thấp nhất tại một thời điểm nhất định. Ngấn nước thủy triều xuống thấp nhất được hiểu là ‘đường cắt của bề mặt nước triều khi xuống thấp nhất với bờ biển..
* Phương pháp xác định đường cơ sở thẳng:
Là việc xác định đường cơ sở bằng cách nối liền những điểm có tọa độ xác định do quốc gia ven biển tuyên bố. quốc gia ven biển được chọn phương pháp xác định đường cơ sở thẳng trong các trường hợp sau:
+ Ở những nơi bờ biển khúc khuỷu, bị khoét sâu và lồi lõm
+ Ở những nơi có một chuỗi đảo nằm sát ngay và chạy dọc theo bờ biển
+ Ở những nơi có các điều kiện thiên nhiên đặc biệt gây ra sự không ổn định bên trong nó một vùng nội thủy của bờ biển như sự hiện diện của các châu thổ.
* Điều kiện để đường cơ sở thẳng được luật quốc tế công nhận
+ Tuyến đường cơ sở không được đi lệch quá xa hướng chung của bờ biển
+ Đường cơ sở phải đảm bảo tồn tại bên trong nó một vùng nước nội thủy
+ Không được sử dụng các bãi cạn lúc nổi lúc chìm làm điểm xác định đường cơ sở (trừ 
trường hợp trên đó có những đèn biển hoặc các thiết bị tương tự thường xuyên nhô lên trên mặt nước)
+ Các quốc gia có thể lựa chọn những điểm, khu vực có tầm quan trọng về kinh tế và an ninh quốc phòng 
+ Không được vạch đường cơ sở sang lãnh hải của các quốc gia khác
Việc xác định ranh giới ngoài của lãnh hải được tiến hành thông qua việc quốc gia công bố chiều rộng củaãnh hải (không quá 12 tính từ đường cơ sở)
c- Chế độ pháp ly
* Quyền qua lại vô hại của tàu thuyền nước ngoài
Qua lại là việc tàu thuyền nước ngoài trong lãnh hải một cách liên tục và nhanh chóng mà không dừng lại và thả neo và được hiểu như sau:
+ Đi qua lãnh hải mà không vào nội thủy, 
+ Đi qua lãnh hải để vào nội thủy 
+ Đi qua lãnh hải sau khi rời nội thủy 
Việc đi qua không gây hại được hiểu là không làm phương hại đến hòa bình, an ninh trật tự của quốc gia ven biển
* Những hành vi làm phương hại đến hòa bình, trật tự hay an ninh của quốc gia ven biển:
+ Đe dọa hoặc dùng vũ lực chống lại chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ hoặc độc lập chính trị của quốc gia ven biển hay dùng mọi cách khác trái với các nguyên tắc của pháp luật quốc tế 
+ Luyện tập hoặc diễn tập với bất kỳ loại vũ khí nào
+ Thu thập tình báo
+ Tuyên truyền nhằm làm hại đến quốc phòng và an ninh của quốc gia ven biển
+ Phóng đi, tiếp nhận hoặc xếp lên tàu các phương tiện bay
+ Phóng đi, tiếp nhận hoặc xếp lên tàu các phương tiện quân sự
+ Xếp dỡ hàng hóa, tiền bạc hay đưa người lên xuống tàu trái phép 
+ Gây ô nhiễm môi trường biển
+ Đánh bắt hải sản
+ Nghiên cứu hay đo đạc
+ Làm rối loạn hoạt động của mọi hệ thống giao thông liên lạc hoặc mọi trang thiết bị hay công trình khác của quốc gia ven biển
+ Mọi hoạt động khác không trực tiếp quan hệ đến việc đi qua
* Quyền tài phán
* Đối với những vi phạm do tàu thuyền gây ra trong thời gian ở trong lãnh hải: xuất phát từ chủ quyền quốc gia, quốc gia ven biển có thế áp dụng các biện pháp xử lý thích hợp đối với những vi phạm đó (riêng đối với vi phạm do tàu quân sự và tàu nhà nước phi thương mại thì cách thức xử lý tương tự như trong nội thủy)
* Đối với những vụ việc xảy ra trên tàu trong thời gian chiếc tàu đi qua lãnh hải 
* Tài phán về mặt hình sự:
Nếu chiếc tàu đang đi qua trên lãnh hải mà không vào nội thủy thì quốc gia ven biển không có quyền tài phán, trừ 4 trường hợp ngoại lệ sau:
+ Hậu quả của vụ vi phạm đó mở rộng đến quốc gia ven biển
+ Vụ vi phạm đó là phá hoại hòa bình, trật tự của quốc gia ven biển
+ Cư& sự yêu cầu cũa thuyền trưởng hay một viên chức ngoại giao hoặc một viên chức lãnh sự của quốc gia mà tàu mang cờ
+ Vụ việc liên quan đến việc buôn lậu chất ma túy hay các chất kích thích.
Nếu chiếc tàu nước ngoài đi qua lãnh hải sau khi rời nội thủy thì quốc gia ven biển có quyền tài phán đối với mọi vụ việc vi phạm hình sự xảy ra trên chiếc tàu đó
* Quyền tài phán về dân sự
Nếu chiếc tàu đang đi qua trên lãnh hải mà không vào nội thủy thì quốc gia ven biển không có quyền tài phán đối với các vụ việc dân sự xảy ra trên chiếc tàu đó.
Ngược lại nếu chiếc tàu đi qua lãnh hải sau khi rời nội thủy thì quốc gia ven biển sẽ hoàn toàn có quyền tài phán đối với các vụ việc về dân sự.
CÁC VÙNG BIỂN QUỐC GIA CÓ QUYỀN CHỦ QUYỀN
Vùng tiếp giáp lãnh hải 
Vùng tiếp giáp lãnh hải là một vùng biển tiếp liền với lãnh hải và có chiều rộng không quá 24 
 hải lý kể từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải. 
Vùng tiếp giáp lãnh hải không phải là một bộ phận của quốc gia ven biển. Trong vùng tiếp giáp lãnh hải, quốc gia ven biển chỉ có một số quyền mang tính chất chủ quyền trên một số lĩnh vực cần thiết được pháp luật quốc tế thừa nhận chung.
Trong vùng tiếp giáp lãnh hải, quốc gia ven biển có thể thi hành sự kiểm soát cần thiết nhằm:
+ Ngăn ngừa những vi phạm đối với các luật và quy định về hải quan, thuế khóa, y tế hay nhập cư trên lãnh thổ hay trên lãnh hải của mình.
+ Trừng trị những vi phạm đối với các luật và quy định nói trên xảy ra trong lãnh thổ hay trên lãnh hải của mình.
Vùng đặc quyền kinh tế
Khái niệm
Vùng đặc quyền kinh tế là một vùng biển nằm phía ngoài và tiếp liền với lãnh hải, có chiều rộng không quá 200 hải lý tính từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải hay chiều rộng của vùng đặc quyền kinh tế là 188 hải lý. 
Quy chế pháp lý
Trong vùng đặc quyền kinh tế, quốc gia ven biển có các quyền thuộc chủ quyền về việc:
+ Thăm dò và khai thác, bảo tồn và quản lý đối với các tài nguyên thiên nhiên sinh vật và không sinh vật của vùng nước bên trên đáy biển, đáy biển và lòng đất dưới đáy biển
+ Những hoạt động khác nhằm thăm dò và khai thác vùng này vì mục đích kinh tế như việc sản xuất năng lượng từ nước, hải lưu và gió.
Trong vùng đặc quyền kinh tế quốc gia ven biển có quyền tài phán theo đúng những quy định thích hợp của Công ước về việc lắp đặt và sử dụng các đảo nhân tạo, thiết bị và công trình, nghiên cứu khoa học về biển và bảo vệ và gìn giữ môi trường biển
Các quốc gia khác có quyền được tự do đặt dây cáp và ống dẫn ngầm, quyền tự do sử dụng biển vào những mục đích khác hợp pháp về mặt quốc tế. Các quốc gia khác có quyền tiến hành các hoạt động nghiên cứu khoa học biển trong vùng đặc quyền kinh tế với điều kiện phải được sự đồng ý của quốc gia ven biển. 
Các quốc gia không có biển hoặc bất lợi về địa lý cũng được quyền tham gia vào việc khai thác một phần thích hợp trong số dư tài nguyên sinh vật trong vùng đặc quyền kinh tế của quốc gia ven biển láng giềng. 
Thềm lục địa
Khái niệm
Thềm lục địa của một quốc gia ven biển bao gồm đáy biển và lòng đất dưới đáy bển bên ngoài lãnh hải của quốc gia đó, trên toàn bộ phần kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền của quốc gia đó cho đến bờ ngoài của rìa lục địa, hoặc đến cách đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải 200 hải lý, khi bờ ngoài của rìa lục địa quốc gia đó ở khoảng cách gần hơn.
Đối với những quốc gia có bờ ngoài của rìa lục địa hẹp, tức là ở khoảng cách gần hơn 200 hải lý thì chiều rộng của thềm lục địa là 200 hải lý kể từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải (chiều rộng tối thiểu)
Đối với những quốc gia có bờ ngoài của rìa lục địa kéo dài hơn thì chiều rộng của thềm lục địa (chiều rộng tối đa) không quá:
+ 350 hải lý kể từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải, hoặc 
+ Cách đường đẳng sâu 2500m (là đường nối liền các điểm có chiều sâu 2500m) 100 hải lý
Quy chế pháp lý
Quốc gia ven biển thực hiện các quyền thuộc chủ quyền đối với thềm lục địa về mặt thăm dò và khai thác tài nguyên thiên nhiên như khoáng sản, các tài nguyên không sinh vật, các sinh vật thuộc loài định cư
Có quyền đặt và cho phép đặt các đảo nhân tạo, các thiết bị và công trình trên thềm lục địa 
Có đặc quyền cho phép và quy định việc khoan ở thềm lục địa vào bất kỳ mục đích gì 
Có quyền quy định cho phép tiến hành các công trình nghiên cứu khoa học biển, 
Quyền tiến hành các biện pháp thích hợp để bảo vể và gìn giữ môi trường biển
Quyền khai thác lòng đất dưới đáy biển bằng cách đ

File đính kèm:

  • docBai_giang_luat_quoc_te_20150727_021853.doc