Giáo án Tin học 8 - Tiết 28, Bài 6: Câu lệnh điều kiện (tt)

Ví dụ 2: Một hiệu sách thực hiện đợt khuyến mãi lớn với nội dung sau: Nếu mua sách với tổng số tiền ít nhất là 100 nghìn đồng, khách hàng sẽ được giảm 30% tổng số tiền phải thanh toán.

? Em hãy mô tả hoạt động tính tiền cho khách.

? Trong thuật toán vừa nêu trên, hoạt động nào là hoạt động phụ thuộc vào điều kiện?

 Giới thiệu: Cách thể hiện hoạt động phụ thuộc vào điều kiện như trên được gọi là cấu trúc rẽ nhánh dạng thiếu.

 GV yêu cầu HS xét ví dụ tiếp theo.

Ví dụ 3: Trong ví dụ 2, chúng ta biết rằng nếu tổng số tiền không nhỏ hơn 100 nghìn đồng, khách hàng sẽ được giảm 30% tổng số tiền phải thanh toán. Giả sử thêm vào đó, cửa hàng giảm 10% cho những khách chỉ mua với tổng số tiền không đến 100 nghìn đồng.

? Khi đó phải tính tiền cho khách hàng như thế nào?

? Trong thuật toán tính tiền phải trả cho khách, hoạt động nào là hoạt động phụ thuộc vào điều kiện?

 Giới thiệu: Cách thể hiện hoạt động phụ thuộc vào điều kiện như trong ví dụ 3 được gọi cấu trúc rẽ nhánh dạng đủ.

? Như vậy, cấu trúc rẽ nhánh có dạng như thế nào

 

docx5 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 363 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tin học 8 - Tiết 28, Bài 6: Câu lệnh điều kiện (tt), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 28_Bài 6: CÂU LỆNH ĐIỀU KIỆN (TT)
Mục tiêu
Kiến thức
Biết sự cần thiết của câu trúc rẽ nhánh trong lập trình .
Hiểu cú pháp, hoạt động của các câu lệnh điều kiện dạng thiếu và dạng đủ trong Pascal.
Kĩ năng
Rèn luyện kĩ năng bước đầu viết được câu lệnh điều kiện trong Pascal
Thái độ
Thái độ học tập nghiêm túc, rèn luyện tư duy logic
Phương pháp
Đặt vấn đề, đưa ra yêu cầu để học sinh trao đổi.
Đàm thoại, thảo luận nhóm, gv hướng dẫn nhận xét và tổng kết.
Chuẩn bị
GV: SGK, giáo án, bài giảng điện tử, tài liệu tham khảo
HS: Học kỹ lý thuyết, đọc trước bài.
Tổ chức hoạt động
Ổn định lớp
Kiểm tra bài cũ
Câu 1: Hãy cho ví dụ về một số hoạt động phụ thuộc vào điều kiện?
Câu 2: Hãy cho biết các điều kiện hoặc biểu thức sau đây cho kết quả đúng hay sai?
123 chia hết cho 3_Đúng
152<200_Sai
x2< -1_Sai
Nếu ba cạnh a,b,c của một tam giác thỏa mãn c2=a2+b2thì tam giác có một góc vuông_Đúng
Bài mới
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu cấu trúc rẽ nhánh
Các hoạt động được thực hiện khi nó tuân theo một điều kiện nào đó. Tiết trước chúng ta đã tìm hiểu về hoạt động phụ thuộc vào điều kiện, Các hoạt động đó khi đưa vào máy tính được thể hiện như thế nào. Hôm nay chúng ta tiếp tục tìm hiểu về câu lệnh điều kiện trong ngôn ngữ lập trình: cấu trúc và cách thức hoạt động của câu lệnh điều kiện.
? Đặt vấn đề: Máy tính thực hiện một chương trình thế nào?
Nhận xét: Trong nhiều trường hợp, chúng ta muốn máy tính thực hiện một câu lệnh nào đó, nếu một điều kiện được thỏa mãn; ngược lại, nếu điều kiện không được thỏa mãn thì bỏ qua câu lệnh hoặc thực hiện một câu lệnh khác.
Xét ví dụ:
Ví dụ 2: Một hiệu sách thực hiện đợt khuyến mãi lớn với nội dung sau: Nếu mua sách với tổng số tiền ít nhất là 100 nghìn đồng, khách hàng sẽ được giảm 30% tổng số tiền phải thanh toán.
? Em hãy mô tả hoạt động tính tiền cho khách.
? Trong thuật toán vừa nêu trên, hoạt động nào là hoạt động phụ thuộc vào điều kiện?
Giới thiệu: Cách thể hiện hoạt động phụ thuộc vào điều kiện như trên được gọi là cấu trúc rẽ nhánh dạng thiếu.
GV yêu cầu HS xét ví dụ tiếp theo.
Ví dụ 3: Trong ví dụ 2, chúng ta biết rằng nếu tổng số tiền không nhỏ hơn 100 nghìn đồng, khách hàng sẽ được giảm 30% tổng số tiền phải thanh toán. Giả sử thêm vào đó, cửa hàng giảm 10% cho những khách chỉ mua với tổng số tiền không đến 100 nghìn đồng.
? Khi đó phải tính tiền cho khách hàng như thế nào?
? Trong thuật toán tính tiền phải trả cho khách, hoạt động nào là hoạt động phụ thuộc vào điều kiện?
Giới thiệu: Cách thể hiện hoạt động phụ thuộc vào điều kiện như trong ví dụ 3 được gọi cấu trúc rẽ nhánh dạng đủ.
? Như vậy, cấu trúc rẽ nhánh có dạng như thế nào?
? Sau từ “Nếu”, “thì” và “ngược lại” là gì?
GV giới thiệu cho HS sơ đồ của của cấu trúc rẽ nhánh dạng thiếu và dạng đủ.
Mọi ngôn ngữ lập trình đều có các câu lệnh để thực hiện cấu trúc rẽ nhánh dạng thiếu và dạng đủ.
? Như vậy, cấu trúc rẽ nhánh giúp cho việc lập trình như thế nào?
Trả lời: Thực hiện tuần tự các câu lệnh, từ câu lệnh đầu tiên đến câu lệnh cuối cùng
.
Mô tả hoạt động tính tiền cho khách:
B1: Tính tổng số tiền T khách hàng đã mua sách.
B2: Nếu T ≥ 100000, số tiền phải thanh toán là 70%x T.
B3: In hoá đơn.
Hoạt động phụ thuộc vào điều kiện là: “Nếu T ≥ 100000, số tiền phải thanh toán là 70%x T.”
Học sinh chú ý lắng nghe => ghi nhớ kiến thức.
Mô tả hoạt động tính tiền cho khách:
B1: Tính tổng số tiền T khách hàng đã mua sách.
B2: Nếu T ≥ 100000, số tiền phải thanh toán là 70%x T; ngược lài, số tiền phải thanh toán là 90% x T
B3: In hoá đơn.
Hoạt động phụ thuộc vào điều kiện: “Nếu T ≥ 100000, số tiền phải thanh toán là 70%x T; ngược lài, số tiền phải thanh toán là 90% x T.”
Học sinh chú ý lắng nghe => ghi nhớ kiến thức.
Cấu trúc rẽ nhánh gồm: Cấu trúc rẽ nhánh dạng thiếu và dạng đủ.
Dạng thiếu: Nếu  thì
Dạng đủ: Nếu  thì; Ngược lại
Trả lời : Sau từ “nếu” là điều kiện, sau từ “thì” và từ “ngược lại” là “câu lệnh”.
Học sinh lắng nghe và tiếp thu.
Cấu trúc rẽ nhánh giúp cho việc lập trình được linh hoạt hơn.
Cấu trúc rẽ nhánh
Cấu trúc rẽ nhánh có hai dạng: dạng thiếu và dạng đủ.
Cấu trúc rẽ nhánh giúp cho việc lập trình được linh hoạt hơn.
Hoạt động 2: Tìm hiểu câu lệnh điều kiện.
Giới thiệu: Trong ngôn ngữ lập trình, cấu trúc rẽ nhánh được thể hiện bằng câu lệnh điều kiện.
? Trong Pascal, Câu lệnh điều kiện có mấy dạng?
Dạng thiếu.
Cú pháp:
If then ;
? Quan sát sơ đồ và cho biết hoạt động của câu lệnh?
Ví dụ 4: Giả sử cần in số a ra màn hình nếu a lớn hơn b. Nếu a > b thì in ra màn hình giá trị của a.
? Như vậy, với ngôn ngữ lập trình Pascal, bài toán trên được thể hiện như thế nào?
Ví dụ 5: Hãy nhập vào số nhỏ hơn 5. Nếu nhập sai thì thông báo “Số đã nhập không hợp lệ”
? GV yêu cầu HS nêu thuật toán bài toán này.
Như vậy, hoạt động phụ thuộc vào điều kiện trong thuật toán này là “Nếu a > 5 thì thông báo lỗi”. Ta có thể sử dụng câu lệnh điều kiện để giải quyết bài toán.
? Nhập a, ta sử dụng câu lệnh nào?
? Câu lệnh điều kiện dạng thiếu của bài toán này là gì?
Ví dụ 6: Viết chương trình tính kết quả a chia b, với a và b là hai số bất kỳ.
? Phép chia chỉ thực hiện được khi nào?
? Như vậy, để thực hiện phép chia này, cần phải kiểm tra điều kiện nào?
? Gv yêu cầu HS mô tả thuật toán của bài toán.
Dưới đây là câu lệnh Pascal thể hiện cấu trúc rẽ nhánh dạng đủ nói trên:
 If b0 then x:=a/b 
 else write(‘b = 0, khong chia duoc’);
? GV yêu cầu HS rút ra cấu trúc của câu lệnh dạng đủ?
Dạng đủ:
Cú pháp: 
If then Else ;
Hoạt động của câu lệnh?
Câu lệnh điều kiện có 2 dạng là dạng thiếu và dạng đủ.
Học sinh chú ý lắng nghe => ghi nhớ kiến thức.
Hoạt động: Chương trình sẽ kiêm tra điều kiện. Nếu điều kiện được thoã mãn, chương trình sẽ thực hiện câu lệnh sau từ khoá then. Ngược lại câu lệnh đó bị bỏ qua.
Thể hiện dạng thiếu trong Pascal.
If a > b then Write(a);
HS trả lời:
Bước 1: Nhập a
Bước 2: Nếu a > 5 thì thông báo lỗi.
Readln(a); hoặc Read(a);
If a>5 then write(‘ So da nhap khong hop le’);
Phép chi chỉ thực hiện được khi b ≠ 0
Kiểm tra xem b ≠ 0 hay không?
Nếu b ≠ 0 thì tính kết quả; ngược lại thì thông báo lỗi.
If then else ;
Chương trình sẽ kiểm tra điều kiện. Nếu điều kiện được thoã mãn, chương trình sẽ thực hiện câu lệnh 1 sau từ khoá then, ngược lại câu lệnh 2 sẽ được thực hiện.
Câu lệnh điều kiện
Dạng thiếu
If then ;
Hoạt động: Chương trình sẽ kiêm tra điều kiện. Nếu điều kiện được thoã mãn, chương trình sẽ thực hiện câu lệnh sau từ khoá then, ngược lại câu lệnh đó bị bỏ qua.
Dạng đủ:
If then Else ;
Hoạt động: Chương trình sẽ kiểm tra điều kiện. Nếu điều kiện được thoã mãn, chương trình sẽ thực hiện câu lệnh 1 sau từ khoá then, ngược lại câu lệnh 2 sẽ được thực hiện.
Củng cố
Câu 1: Hãy nêu cú pháp và hoạt động của câu lệnh điều kiện dạng thiếu và dạng đủ
Câu 2:Các câu lệnh sau đây viết đúng hay sai?
If x:=7 then a=b;_Sai
If x>5; then a:=b;_Sai
If x>5 then a:=b; m:=n;_Đúng
If x>5 then a:=b; else m:=n;_Sai
Câu 3: Giá trị của biến x sẽ là bao nhiêu, nếu trước đó giá trị của x bằng 5?
If (45 mod 3) = 0 then x := x+1;
à X bằng 6
Hướng dẫn về nhà
Về nhà học bài, kết hợp SGK.
Chuẩn bị tiết sau thực hành: ”Sử dụng câu lệnh điều kiện If  then”

File đính kèm:

  • docxBai_6_Cau_lenh_dieu_kien.docx