Tìm hiểu cacbon, silic và các hợp chất của cacbon, silic

-Thuỷ tinh lỏng (Liquid Sodium Silicate ) là muối silicat hoặc hỗn hợp muối silicat của Na và

K. Thủy tinh lỏng được sử dụng trong nhiều ngành công nghiệp khác nhau: sản xuất chất tẩy

rửa, silicagel, làm keo dán, xử lý nước, phụ gia trong sản xuất gốm sứ, xi măng, trong công

nghệp dệt nhuộm, sản xuất giấy. Khi tẩm thủy tinh lỏng vào vải hoặc gỗ nó làm cho các vật

liệu này chống được lửa (vải, gỗ chống cháy).

pdf19 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1744 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tìm hiểu cacbon, silic và các hợp chất của cacbon, silic, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ính là một thành phần lọc khí (trong đầu lọc thuốc lá, miếng 
hoạt tính trong khẩu trang); tấm khử mùi trong tủ lạnh và máy điều hòa nhiệt độ... 
 Trong xử lý nước (hoặc lọc nước trong gia đình): để tẩy các chất bẩn vi lượng, diệt khuẩn 
và khử mùi....v.v.v. 
 Tác dụng tốt trong phòng tránh tác hại của tia đất. 
4 
Cacbon hoạt tính 
b) Fullerene 
Fullerene đầu tiên được khám phá ra, và trở thành tên gọi tương tự cho nhiều fullerene sau 
này, đó là buckminsterfullerene (C60), do các nhà khoa học Harold Kroto, James Heath, Sean 
O'Brien, Robert Curl và Richard Smalley tại đại học Rice công bố năm 1985. Tên gọi này để 
vinh danh Richard Buckminster Fuller, người đã thiết kế các mái vòm trắc đạc. Fullerene đã 
được tìm thấy trong tự nhiên mặc dù rất hiếm.[1] 
Sự khám phá ra fullerene đã trở thành một bước tiến lớn trong sự hiểu biết về thù 
hình cacbon, mà trước đó chỉ giới hạn ở than chì, kim cương, và cacbon vô định hình như 
muội than và than gỗ. Buckyball và buckytube đã trở thành lĩnh vực nghiên cứu trọng điểm, 
cả trong hóa học lẫn các ứng dụng công nghệ, đặc biệt trong khoa học vật liệu, điện tử 
học và công nghệ nano. 
5 
Sự kết tập của ống than nano do lực van der Waals 
II.Hợp chất của các bon 
A} CO2 
a.Băng khô: 
Băng khô được sản xuất bằng cách nén khí 
điôxít cacbon thành dạng lỏng, loại bỏ 
nhiệt gây ra bởi quá trình nén, và sau đó 
cho điôxít cacbon lỏng giãn nở nhanh. Sự 
giãn nở này làm giảm nhiệt độ và làm cho 
một phần CO2 bị đóng băng thành "tuyết", 
sau đó "tuyết" này được nén thành các 
viên hay khối. 
-ứng dụng: 
 Làm lạnh thực phẩm, các mẫu sinh học 
và các mặt hàng mau hỏng khác. 
 Sản xuất "sương mù băng khô" để tạo 
các hiệu ứng đặc biệt. Khi băng khô tiếp 
xúc với nước thì điôxít cacbon đóng 
6 
băng thăng hoa thành hỗn hợp khí điôxít cacbon lạnh và không khí lạnh ẩm ướt. Điều 
này sinh ra sự ngưng tụ và hình thành sương mù; xem thêm máy tạo sương mù. Hiệu 
ứng sương mù của hỗn hợp băng khô với nước được tạo ra tốt nhất là với nước ấm. 
 Các viên nhỏ băng khô (thay vì cát) được bắn vào bề mặt cần làm sạch. Băng khô không 
cứng như cát, nhưng nó tăng tốc quá trình bằng sự thăng hoa để "không còn gì" tồn tại 
trên bề mặt cần làm sạch và gần như không tạo ra nhiều bụi gây hại phổi. 
 Tăng gây mưa từ các đám mây hay làm giảm độ dày của mây nhờ sự kết tinh nước trong 
mây. 
 Sản xuất khí điôxít cacbon do cần thiết trong các hệ thống như thùng nhiên liệu hệ thống 
trơ trong các máy bay B-47. 
 Các ống lót trục bằng đồng thau hay kim loại khác được cho vào băng khô để làm chúng 
co lại sao cho chúng sẽ khớp với kích thước trong của lỗ trục. Khi các ống lót này ấm trở 
lại, chúng nở ra và trở nên cực kỳ khít. 
Chú ý: 
-Mặc dù về bản chất, đá khô vô hại nhưng nếu không sử dụng đúng cách, chúng ta rất dễ bị 
ngộ độc CO2, bị bỏng, thậm chí dẫn đến tử vong. Chính vì được sản xuất bằng cách nén khí 
CO2 nên khi tan, đá khô sẽ tạo thành lớp khí CO2. 
-Khi uống nước có chứa đá khô, hay để khối đá khô lớn trong phòng kín, cơ thể sẽ có hiện 
tượng như bị ngộ độc khí CO2. Theo đó, người bệnh sẽ lên cơn hen phế quản, suy tim, nặng 
hơn là hôn mê sâu, nếu tỉnh thì cũng để lại di chứng như mất trí nhớ. 
-Với nhiệt độ thấp, đá khô có thể làm da cháy lạnh (hiện tượng bỏng lạnh), rát cổ họng (khi 
sử dụng nước có chứa đá khô). Do đó, bạn nên dùng găng tay khi cầm nước đá khô. Nếu 
dùng nước đá khô ở trong phòng kín thì cần phải có sự thông gió tốt. 
b.CO2 với Trái Đất: 
-Nồng độ CO2 thấp có thể đã là tác nhân kích thích cho sự tiến hóa của các thực vật [[Sự cố 
định cacbon C4|C4]], là những loài đã tăng đáng kể về số lượng trong khoảng 7-5 triệu năm 
trước. Mặc dù các nồng độ CO2 thời đó đã vượt quá trong vòng các kỷ nguyên địa chất diễn 
ra sớm hơn, các nồng độ điôxít cacbon hiện nay có lẽ là cao hơn so với bất kỳ thời gian nào 
trong vòng 20 triệu năm qua nhưng lại là thấp hơn so với bất kỳ thời gian nào trong lịch sử 
nếu ta nhìn vào thang thời gian dài hơn 50 triệu năm. 
7 
CO2 giống như “tấm chăn bông” ngăn cản một phần tia hồng ngoại phát tán trở lại không gian, khiến cho Trái đất 
nóng lên 
-Hiện nay, CO2 là chất gây nên hiệu ứng nhà kính, làm cho Trái Đất nóng lên. 
B} Muối cacbonat 
Canxi cacbonat (CaCO3) tinh khiết là chất bột màu trắng, nhẹ, được dùng làm chất độn trong 
một số ngành công nghiệp. 
Natri cacbonat(Na2CO3) được dùng trong công nghiệp thủy tinh, đồ gốm, bột giặt... 
8 
Natri bicarbonat(NaHCO3) được dùng trong công nghiệp thực phẩm. NaHCO3 còn được dùng 
làm thuốc giảm đau dạ dày do thừa axit. Ngoài ra, nó còn được dùng trong lĩnh vực chăm 
sóc sức khỏe như làm trắng răng hoặc trị mụn. 
 Canxi cacbonat Natri bicarbonate( còn gọi là Baking Soda, Thuốc muối) 
**Vì sao muối NaHCO3 dùng để chữa bệnh đau dạ dày? 
Trong dạ dày có chứa dung dịch axit HCl. Người bị đau dạ dày là người có nồng độ dung dịch 
axit HCl cao làm dạ dày bị bào mòn. NaHCO3 dùng để làm thuốc trị đau dạ dày vì nó làm 
giảm hàm lượng dung dịch HCl có trong dạ dày nhờ có phản ứng hóa học. 
NaHCO3 +HClNaCl +CO2 + H2O 
B. Silic Và Các Hợp Chất Của Silic 
Silic là nguyên tố phổ biến sau ôxy trong vỏ Trái Đất (25,7 %), cứng, có màu xám sẫm - ánh 
xanh kim loại, là á kim. 
Silic (tên Latinh: silex, silicis có nghĩa là đá lửa) lần đầu tiên được nhận ra bởi Antoine 
Lavoisier năm 1787, và sau đó đã bị Humphry Davy vào năm 1800 cho là hợp chất. 
Năm 1811 Gay Lussac và Thénard có lẽ đã điều chế ra silic vô định hình không nguyên chất 
khi nung nóng kali với tetraflorua silic SiF4. Năm 1824 Berzelius điều chế silic vô định hình sử 
dụng phương pháp giống như của Lussac. Berzelius cũng đã làm tinh khiết sản phẩm bằng 
cách rửa nó nhiều lần. 
Vì silic là nguyên tố quan trọng trong các thiết bị bán dẫn và công nghệ cao, nên khu vực 
công nghệ cao ở California được đặt tên là Silicon Valley (Thung lũng Silicon), tức đặt tên 
theo nguyên tố này 
9 
Silic là nguyên tố rất có ích, là cực kỳ cần thiết trong nhiều ngành công nghiệp. Điôxít silic 
trong dạng cát và đất sét là thành phần quan trọng trong chế tạo bê tông và gạch cũng như 
trong sản xuất xi măng Portland. Silic là nguyên tố rất quan trọng cho thực vật và động vật. 
Silica dạng nhị nguyên tử phân lập từ nước để tạo ra lớp vỏ bảo vệ tế bào. 
I.Silic 
Ứng dụng chính: 
 Gốm/men sứ - Là vật liệu chịu lửa sử dụng trong sản xuất các vật liệu chịu lửa và các 
silicat của nó được sử dụng trong sản xuất men sứ và đồ gốm. 
 Thép - Silic là thành phần quan trọng trong một số loại thép. 
 Đồng thau - Phần lớn đồng thau được sản xuất có chứa hợp kim của đồng với silic. 
 Thủy tinh - Silica từ cát là thành phần cơ bản của thủy tinh. Thủy tinh có thể sản xuất 
thành nhiều chủng loại đồ vật với những thuộc tính lý học khác nhau. Silica được sử 
dụng như vật liệu cơ bản trong sản xuất kính cửa sổ, đồ chứa (chai lọ), và sứ cách điện 
cũng như nhiều đồ vật có ích khác. 
 Giấy nhám - Cacbua silic là một trong những vật liệu mài mòn quan trọng nhất. 
 Vật liệu bán dẫn - Silic siêu tinh khiết có thể trộn thêm asen, bo, gali hay phốtpho sđể 
làm silic dẫn điện tốt hơn trong các transistor, pin mặt trời hay các thiết bị bán dẫn khác 
được sử dụng trong công nghiệp điện tử và các ứng dụng kỹ thuật cao (hi-tech) khác. 
 Trong các photonic - Silic được sử dụng 
trong các laser để sản xuất ánh sáng 
đơn sắc có bước sóng 456 nm. 
 Vật liệu y tế - Silicon là hợp chất dẻo 
chứa các liên kết silic-ôxy và silic-
cacbon; chúng được sử dụng trong các 
ứng dụng như nâng ngực nhân tạo và 
lăng kính tiếp giáp (kính úp tròng). 
 LCD và pin mặt trời - Silic ngậm nước 
vô định hình có hứa hẹn trong các ứng 
dụng như điện tử chẳng hạn chế tạo 
màn hình tinh thể lỏng (LCD) với giá 
thành thấp và màn rộng. Nó cũng được 
sử dụng để chế tạo pin mặt trời. 
 Xây dựng - Silica là thành phần quan trọng nhất trong gạch vì tính hoạt hóa thấp của nó. 
II Các hợp chất của Silic 
10 
1.Silica gel 
-Silica gel hay gel axit silixic có công thức hóa học đơn giản của nó là SiO2.nH2O (n<2), nó 
được sản xuất từ natri othosilicat (Na2SiO4) hoặc Silic TetraClorua (SiCl4). 
-Hiện nay silica gel có vai trò rất quan trọng trong công nghệ hóa học từ đơn giản đến phức 
tạp. Silica gel được dùng rất nhiều làm xúc tác trong tổng hợp hữu cơ hóa dầu, lọc nước,... 
-Trong đời sống hàng ngày, người ta thường gặp silica gel trong những gói nhỏ đặt trong lọ 
thuốc tây, trong gói thực phẩm, trong sản phẩm điện tử. Ở đó, silica gel đóng vai trò hút ẩm 
để giữ các sản phẩm trên không bị hơi ẩm làm hỏng. Silica gel hút ẩm nhờ hiện tượng mao 
dẫn ở hàng triệu khoang rỗng li ti của nó, hơi nước bị hút vào và bám vào chỗ rỗng bên 
trong các hạt. Một lượng silica gel cỡ một thìa cà phê có diện tích tiếp xúc cỡ một sân bóng 
đá. Silica gel có thể hút một lượng hơi nước bằng 40% trọng lượng của nó và có thể làm độ 
ẩm tương đối trong hộp kín giảm xuống đến 40%. 
-Để chỉ thị tình trạng ngậm hơi nước của silica gel, người ta cho một ít chlorua coban vào. 
Khi còn khô nó sẽ có màu hơi phớt xanh, khi bắt đầu ngậm hơi nước, nó chuyển dần sang 
màu xanh nhạt, rồi màu hồng, cuối cùng là trắng đục. 
-Khi silica gel đã ngậm no nước, ta có thể tái sinh nó bằng cách giữ nó ở nhiệt độ khoảng 
110-120 C cho tới khi nào nó trở về màu phớt xanh. 
-Silica gel có hiệu quả hút ẩm và tính kinh tế cao so với các loại hút ẩm khác. 
-Nơi sản xuất silica gel nhiều nhất là Thượng Hải, Thanh Đảo của Trung Quốc. 
 Gói hút ârm Silica gel Các hạt Silicagel 
2.Muối Silicat. 
-Thuỷ tinh lỏng (Liquid Sodium Silicate ) là muối silicat hoặc hỗn hợp muối silicat của Na và 
K. Thủy tinh lỏng được sử dụng trong nhiều ngành công nghiệp khác nhau: sản xuất chất tẩy 
rửa, silicagel, làm keo dán, xử lý nước, phụ gia trong sản xuất gốm sứ, xi măng, trong công 
nghệp dệt nhuộm, sản xuất giấy. Khi tẩm thủy tinh lỏng vào vải hoặc gỗ nó làm cho các vật 
liệu này chống được lửa (vải, gỗ chống cháy). 
11 
*Phân bố: 
-Ở Việt Nam, thủy tinh lỏng được sản xuất ở một số nhà máy chế biến ở miền Trung. Thành 
phần: - Sodium silicate (Na2SiO3): 40-41% - Nước (H2O): 59-60%Tại Thừa Thiên Huế, Công ty 
TNHH Nanosili triển khai dự án nhà máy sản xuất thủy tinh lỏng công suất 20.000 tấn/năm 
tại cụm công nghiệp chế biến cát Phong Điền. 
-Công ty Nanopool (Đức) sẽ hợp tác với một công ty tại Anh tung ra thị trường dung dịch 
thủy tinh lỏng ở dạng xịt, ở ngoài không khí, các muối silicat sẽ bị chuyển hóa thành 
silicdioxit bảo vệ bề mặt khi được xịt dung dịch này. Lớp phủ bề mặt này sẽ chống bụi, chống 
cháy và chống cả tia cực tím. 
Thủy tinh lỏng 
3.Công nghệp SILICAT 
Silicate là một hợp chất gồm có silicon mang anion. Đa số chất silicat là ôxít, 
nhưng hexafluorosilicate ([SiF6]2−) và các anion khác cũng tồn tại. Chất này tập trung chủ yếu 
vào anion Si-O. Silicat là thành phần chủ yếu của vỏ Trái Đất, cũng như phần lớn các hành 
tinh và các Mặt Trăng. Cát, xi măng Portland, và hàng ngàn khoáng vật khác đều là silicat. 
Khoáng vật silicat là lớp khoáng vật lớn nhất và quan trọng nhất trong các lớp khoáng vật 
tạo đá, chiếm khoảng 90% vỏ Trái Đất. Đặc trưng của lớp khoáng vật này là cấu trúc của gốc 
silicat. Các khoáng vật silicat đều chứa silic và oxy. 
a.Thủy tinh 
Thủy tinh là một chất rắn vô định hình đồng nhất, có gốc silicát, thường được pha trộn thêm 
các tạp chất để có tính chất theo ý muốn. 
Ứng dụng: 
12 
 -Vì thủy tinh là một vật liệu cứng và không hoạt hóa nên nó là một vật liệu rất có ích. 
-Rất nhiều đồ dùng trong gia đình làm từ thủy tinh. Cốc, chén, bát, đĩa, chai, lọ v.v có thể được 
làm từ thủy tinh, cũng như bóng đèn, gương, ống thu hình của màn hình máy tính và ti vi, cửa 
sổ. 
-Trong phòng thí nghiệm để làm các thí 
nghiệm trong hóa học, sinh học, vật lý và 
nhiều lĩnh vực khác, người ta sử dụng bình 
thót cổ, ống thử, lăng kính và nhiều dụng cụ 
thiết bị khác được làm từ thủy tinh(chú 
ý:trong hóa học, người ta không sử dụng bình 
thủy tinh để đựng HF). Đối với các ứng dụng 
này, thủy tinh silicat bo (như Pyrex) thường 
được sử dụng vì sức bền và hệ số giãn nở nhiệt 
thấp, tạo cho nó sự chống lại tốt hơn đối với 
các sốc nhiệt và cho phép đo đạc chính xác 
hơn khi làm nóng và làm nguội các thiết bị. Đối 
với phần lớn các ứng dụng có yêu cầu cao, thủy tinh thạch anh được sử dụng, mặc dù rất khó 
làm việc với nó. 
-Phần lớn thủy tinh như thế này được sản xuất hàng loạt bằng các công nghệ khác nhau, 
nhưng đa phần các phòng thí nghiệm lớn cần rất nhiều các loại đồ thủy tinh khác nhau vì thế 
họ vẫn giữ ống thổi thủy tinh trong văn phòng. 
-Thủy tinh từ núi lửa, như đá vỏ chai, đã được sử dụng từ lâu để tạo ra các công cụ bằng đá 
và kỹ thuật đập đá lửa có thể dễ dàng tạo ra với sự phù hợp với thủy tinh sản xuất hàng loạt 
ngày nay. 
Sản xuất các sản phẩm từ thủy tinh: 
-Các đồ lưu niệm làm bằng thủy tinh thường được sản xuất theo phương pháp truyền thống 
là thổi thủy tinh.Tuy nhiên, một số các phòng thí nghiệm lớn cũng sử dụng phương pháp 
này. 
13 
-Các sản phẩm như chai,lọ,chén đĩa,...là các vật dụng cần thiết và được sử dụng với số lượng 
lớn nên người ta sản xuất chúng bằng các công nghệ hiện đại. 
Sản xuất chai lọ thủy tinh theo phương pháp hiện đại Phương pháp thổi thủy tinh(Thế kỉ XIX) 
b.Đồ gốm 
#1 :GẠCH,NGÓI 
Sản xuất gạch và ngói: 
Gạch: 
-là vật liệu cơ bản được dùng nhiều nhất trong công trình xây dựng do ưu điểm rẻ tiền . Kích 
thước tiêu chuẩn của viên gạch là 22 x 10,5 x 6 cm, trọng lượng 2,3 kg/viên 
-Sản xuất: 
Đất sét được đào lên và trộn với nước và nhồi kỳ cho nhuyễn và được đưa vào khuôn (bằng 
máy hoặc thủ công) để in ra viên. Viên đất sét được phơi hoặc sấy cho khô và chất vào lò. 
Nhiên liệu để đốt lò là củi, than đá trộn bùn làm thành viên hoặc khí thiên nhiên được đặt 
bên dưới lò. Lò được đốt trong nhiều tiếng đồng hồ cho đến khi gạch "chín", chuyển sang 
màu đỏ hoặc nâu sẫm. Lò được tắt và đợi đến khi nguội thì dỡ gạch ra. 
Nguyên liệu để nặn gạch thường là đất sét, đá phiến sét, đá phiến sét mềm, canxi silicat, bê 
tông, thậm chí có những loại "gạch" được làm từ cách đẽo gọt đá khai thác ở mỏ. Tuy nhiên, 
gạch thật sự được làm từ gốm như đã nói ở trên. 
Thành phần một viên gạch (theo khối lượng) thường là như sau: 
1. Silica (cát): 50% - 60% 
2. Alumina (sét): 20% - 30% 
3. Vôi: 2 - 5% 
4. Ôxít sắt: 5 - 6%, không được vượt quá 7% 
5. Magiê: dưới 1% 
14 
Ngói: 
- là loại vật liệu được thường sử dụng để lợp mái các công trình xây dựng. Tuỳ theo cách 
thức chế tạo, phương pháp sản xuất, nguyên liệu sản xuất, công nghệ sản xuất hoặc phạm vi 
sử dụng để có thể phân thành nhiều loại và nhiều tên gọi khác nhau. 
Tương tự như gạch, ngói cũng được sản xuất từ đất sét và cát, nhào với nước thành khối 
dẻo,sau đó được tạo hình, sấy khô và được nung ở nhiệt độ 900-1000oC. 
Phân loại gạch,ngói: 
Gạch: 
 Gạch được phân loại theo chất lượng như sau: 
-Gạch loại A là gạch chín già, mầu sẫm, không nứt nẻ, cong vênh. Gạch loại A 
được dùng để xây tường chịu lực. 
-Gạch loại B có màu nhạt hơn, chấp nhận nứt nhẹ hoậc hơi cong vênh dùng trong 
xây tường ngăn. 
-Gạch loại C là gạch quá lửa hóa sành. màu rất sẫm, thường sử dụng xây tường 
móng rất tốt, đậc biệt là nơi ngập nước. 
 Theo hình dạng, gạch được chia làm 2 loại chính là gạch đặc và gạch lỗ. 
-Gạch lỗ giá thành cao hơn gạch đặc, trong đó loại gạch 2 lỗ nhẹ và cách âm tốt, 
Tuy nhiên các tường bao tiếp giáp với thiên nhiên , đặc biệt là khi xây tường đơn 
(tường 110 mm) không nên sử dụng loại gạch này. 
-Khi xây không dùng gạch 2 lỗ tại các vị trí quay ngang, dễ gây nứt và thấm . 
-Có thể dùng gạch 6 lỗ, Tuy nhiên loại này nên dùng để chống nóng vì tính chất 
chống nóng và cách âm cao hơn hẳn gạch 2 lỗ. 
Ngói: 
-Ngói đất nung: 
+Ngói đất nung không tráng men (ngói đất truyền thống). 
 Ngói 22 v/m². Đây là loại ngói tuy không có tên gọi cụ thể nhưng là loại thông dụng nhất. 
 Ngói 20 v/m². 
 Ngói 10 v/m². 
15 
 Ngói vảy cá, vảy rồng. 
 Ngói mũi hài đơn (và kép). 
 Ngói liệt: còn gọi là ngói ván (板瓦) hoặc ngói bằng (板瓦). 
 Ngói âm. 
 Ngói dương. 
 Ngói chữ S. 
 Ngói ống (hay ngói tiểu) – Ngói câu đầu. 
 Ngói úp nóc, ngói chạc 3, chạc 4, ngói đuôi, ngói rìa... 
+Ngói đất nung tráng men. 
+Ngói trang trí. 
-Ngói xi măng, ngói không nung hay ngói màu 
-Ngói composite 
-Ngói Ác - đoa 
 Ngói lợp ở bình phong Khu Lăng Thiệu trị, Huế Gạch 2 lỗ 
#2.Sành, sứ 
Sành là vật dụng được làm từ đất sét, được nung ở nhiệt độ trung bình từ 1000 ⁰C đến 1100 
⁰C, thậm chí 1250 ⁰C tuỳ theo cấu tạo của lò nung và thành phần của xương đất chịu được 
lửa cao hay thấp. 
Sành là vật liệu cứng,xốp, có màu xám hoặc nâu, để có độ bóng và lớp bảo vệ không thấm 
nước, người ta tạo một lớp men mỏng ở bề mặt của dò sành. 
Nguyên liệu đất sét thường sẽ cho loại sành nâu và đất sét trắng sẽ cho loại sành trắng hoặc 
sành xốp. 
Sành chủ yếu dùng để sản xuất các loại chén, đĩa,lọ,bình,... 
16 
Sứ là một dạng vật liệu gốm được tạo ra bằng cách đun nóng nguyên liệu, thường bao 
gồm đất sét ở dạng cao lanh, trong lò với nhiệt độ khoảng 1.200 °C (2.192 °F) và 1.400 °C 
(2.552 °F). Độ dẻo dai và độ sáng của sứ phát sinh chủ yếu là từ sự hình thành của thủy 
tinh và mullite khoáng sản trong các phần bị nung ở nhiệt độ cao. 
Quy trình làm sứ được cho là có nguồn gốc từ Trung Quốc. Sứ có các đặc tính như độ thẩm 
thấu thấp, độ đàn hồi, độ bền, độ cứng, độ trong, độ giòn, độ trắng, độ sáng, và độ vang; sứ 
có tính đề kháng cao với chất hóa học và sốc nhiệt. 
Sứ được dùng làm bàn, bếp, đồ vệ sinh, và đồ trang trí, các sản phẩm nghệ thuật và 
gạch ngói.Sứ là một chất cách điện rất tốt. Sứ cũng được sử dụng trong sản phẩm làm răng 
giả. 
Sứ có nhiều loại: sứ dân dụng và sứ kĩ thuật. Sứ kĩ thuật được dùng để chế tạo các vật cách 
điện,tụ điện, buzi đánh lửa, dụng cụ thí nghiệm,... 
Ở nước ta có các cơ sở sảm xuất đồ gốm sứ tiêu biểu như: làng gốm Bát Tràng(Hà Nội), các 
nhà máy sứ Hải Dương, Đồng Nai,... 
Một bình sứ tráng men ngọc bích thời Nhà Tống, Lọ sành Việt Nam với nắp đậy, Công ty sứ Hải Dương 
 thế kỷ 10, Trung Quốc. thế kỉ 15-16 
c.Xi măng 
Xi măng là chất kết dính thủy lực được tạo thành bằng cách nghiền mịn clinker, thạch cao 
thiên nhiên và phụ gia. Khi tiếp xúc với nước thì xảy ra các phản ứng thủy hóa và tạo thành 
một dạng hồ gọi là hồ xi măng. Tiếp đó, do sự hình thành của các sản phẩm thủy hóa, hồ xi 
măng bắt đầu quá trình ninh kết sau đó là quá trình hóa cứng để cuối cùng nhận được một 
dạng vật liệu có cường độ và độ ổn định nhất định. 
17 
Xi măng có thành phần chính là 3CaO.SiO2.2CaO.SiO2 và 3CaO.Al2O3. 
Trong xây dựng, xi măng có thể có 2 loại là xi măng thủy lực và xi măng không thủy lực: 
-Các loại xi măng thủy lực như xi măng Portland cứng lại dưới tác động của nước do quá 
trình hydrat hóa khoáng vật, ở đây các phản ứng hóa học diễn ra không phụ thuộc vào 
lượng nước trong hỗn hợp nước-xi măng; loại xi măng này có thể giử được độ cứng khi đặt 
chìm trong nước hoặc thường xuyên tiếp xúc với nước. Phản ứng hóa học xảy ra khi các xi 
măng khan được trộn với nước và sinh ra các hydrat không tan trong nước. 
- Các xi măng không thủy lực như vữa thạch cao buộc phải để khô mới giữ được độ bền vật 
lý. 
-Công dụng quan trọng nhất của xi măng chính là sản xuất vữa và bê tông, chất kết dính của 
các kết tủa tự nhiên hoặc nhân tạo để hình thành nên vật liệu xây dựng vững chắc, chịu 
được tác động thường thấy của môi trường. 
-Sản xuất Xi măng ở Việt Nam: 
Ở Việt Nam, xi măng là ngành công nghiệp phát triển sớm nhất (để phục vụ cho quá trình cai 
trị của người Pháp), từ năm 1899 tại Hải Phòng. Hải Phòng cũng là cái nôi của ngành xi măng 
Việt Nam hiện nay. 
Hiện nay năng lực sản xuất xi măng trong nước của Việt Nam vào khoảng trên 60 triệu tấn. 
Một số nhà máy lớn: 
-Xi măng The Vissai: 10 triệu tấn/năm 
-Xi măng Vicem Hà Tiên: 8 triệu tấn/năm 
-Xi măng Nghi Sơn: 4,3 triệu tấn/năm (Tĩnh Gia, Thanh Hóa) 
-Xi mă

File đính kèm:

  • pdfUng_dung_cua_Si_Va_C_20150726_102753.pdf