Tiểu sử đồng chí Đỗ Văn Dậy (1920 – 1940)

Tháng 9/1940, phát xít Nhật đánh vào Lạng Sơn, Pháp đầu hành Nhật một cách nhanh chóng. Trước tình hình trên, xứ ủy Nam Kỳ do đồng chí Tạ Uyên làm Bí thư đã triệu tập cuộc họp ở làng Xuân Thới Đông (quận Hóc Môn), hội nghị nhận định tình hình và đi đến quyết định khởi nghĩa. Ngày 20/11/1940, Thường vụ xứ ủy ra lệnh khởi nghĩa vào đêm 22/11/1940 đồng chí Phan Đăng Lưu ở Bắc vào mang chỉ thị của Trung Ương hoãn cuộc khởi nghĩa nhưng lệnh đã xuống cơ sở không thể lấy lại được. Cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ đã nổ ra. Tại quận Hóc Môn cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ đã diễn ra tại Quận lỵ Hóc Môn vào đêm 22 rạng 23/11/1940.

doc2 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1984 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu sử đồng chí Đỗ Văn Dậy (1920 – 1940), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIỂU SỬ ĐỒNG CHÍ ĐỖ VĂN DẬY
(1920 – 1940)
Đồng chí Đỗ Văn Dậy (Năm Dậy) sinh năm 1920, quê quán Láng Chà, xã Tân Hiệp, quận Hóc Môn, Tp. Hồ Chí Minh. Cha đồng chí Đỗ Văn Dậy là ông Đỗ Văn Đảnh, mẹ là Bùi Thị Quớn, gia đình sống bằng nghề nông.
Khi còn thiếu niên (14 tuổi) đồng chí đã có ý thức căm thù giặc Pháp và bè lũ tay sai. Được sự dìu dắt của đồng chí Đỗ Văn Cội, Đặng Văn Cỏ, Nguyễn Văn Cừ, đồng chí tham gia công tác cách mạng như rãi truyền đơn, treo cờ, vận động nhân dân địa phương chống thực dân Pháp. Năm 1936, đồng chí Đỗ Văn Dậy được kết nạp vào Đảng Cộng Sản Đông Dương (nay là Đảng Cộng Sản Việt Nam)
Trong cao trào Dân chủ 1936 – 1939, thực hiện chủ trương của Đảng, tổ chức Đoàn TNCS được đổi tên là Đoàn Thanh niên phản đế cho phù hợp với tình hình mới. Đồng chí Đỗ Văn Dậy nằm trong tổ chức Đoàn Thanh niên phản đế của quận Hóc Môn và của tỉnh Gia Định. Nhiệm vụ của Đoàn viên là nồng cốt trong mọi hoạt động như công tác treo cờ, rải truyền đơn, tuyên truyền, giáo dục vận động quần chúng tham gia các buổi mít-tinh biểu tình công khai, hợp pháp chống thực dân Pháp và tay sai. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, đồng chí Đỗ Văn Dậy hoạt động rất tích cực. Năm 1937, được Đảng bộ tín nhiệm bầu vào ban chấp hành Quận Ủy Hóc Môn.
Năm 1939, ở Pháp bọn phát xít lên nắm chính quyền chuẩn bị chiến tranh xâm lược, ở Đông Dương thực dân Pháp tăng cường khủng bố cách mạng, truy lùng Đảng viên Cộng Sản, nhiều Đảng viên, quần chúng yêu nươc bị bắt, bị tra tấn, tù đầy, các quyền tự do dân chủ của quần chúng đấu tranh giành được đều bị chúng xóa bỏ. Khả năng hoạt động hợp pháp không còn, Đảng kịp thời chủ trương rút vào hoạt động bí mật, chuyển trọng tâm công tác về nông thôn, phát triển mạnh mẽ lực lượng cách mạng ở cả nông thôn và thành thị.
Trong tình hình này, Đảng bộ Hóc Môn bầu lại Ban Chấp hành Trung Ương Đảng lần 6 (họp tại Bà Điểm từ ngày 06/11 đến ngày 08/11/1939) xứ ủy Nam Kỳ họp mở rộng tại xã Tân Hương (Quận Châu Thành, tỉnh Mỹ Tho) chủ trương chuẩn bị khởi nghĩa giành chính quyền.
Tại quận Hóc Môn, Gò Vấp, đồng chí Lê Văn Khương bí thư Tỉnh ủy trực tiếp phổ biến nghị quyết chuẩn bị khởi nghĩa. Ban lãnh đạo khởi nghĩa quận Hóc Môn được thành lập gồm các đồng chí: Phạm Văn Sáng (Bí thư), Đỗ Văn Dậy, Đỗ Văn Cội, Bùi Văn Hoạt (Quận ủy viên). Theo kế hoạch chung của quận Hóc Môn có nhiệm vụ nổ vào quận lỵ tuyên truyền vận động nhân dân, kêu gọi binh lính trở về với cách mạng, phối họp cùng 4 cánh quân của 4 tổng kéo về triệt hạ đồn quận Hóc Môn tiêu diệt bọn gian ác.
Tháng 9/1940, phát xít Nhật đánh vào Lạng Sơn, Pháp đầu hành Nhật một cách nhanh chóng. Trước tình hình trên, xứ ủy Nam Kỳ do đồng chí Tạ Uyên làm Bí thư đã triệu tập cuộc họp ở làng Xuân Thới Đông (quận Hóc Môn), hội nghị nhận định tình hình và đi đến quyết định khởi nghĩa. Ngày 20/11/1940, Thường vụ xứ ủy ra lệnh khởi nghĩa vào đêm 22/11/1940 đồng chí Phan Đăng Lưu ở Bắc vào mang chỉ thị của Trung Ương hoãn cuộc khởi nghĩa nhưng lệnh đã xuống cơ sở không thể lấy lại được. Cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ đã nổ ra. Tại quận Hóc Môn cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ đã diễn ra tại Quận lỵ Hóc Môn vào đêm 22 rạng 23/11/1940.
Theo kế hoạch chiều ngày 22/11/1940 cánh quân của Tổng Bình Thạnh Trung do đồng chí Đỗ Văn Cội lãnh đạo đã vào phục kích sau dinh Quận và đình làng Tân Thới Tam chờ lệnh phối hợp cướp đồn. Cánh quân Tổng Long Tuy Hạ do đồng chí Phạm Văn Sáng (Bí thư Quận Ủy) trực tiếp lãnh đạo kéo quân vào Quận lỵ Hóc Môn. Cánh quân Tổng Long Tuy Thượng gồm các lành xung quanh Quận lỵ do đồng chí Bùi Văn Hoạt lãnh đạo tập trung tại làng Xuân Thới Trung (Tân Xuân) phục kích chờ lệnh phối hợp hành động. Cánh quân Tổng Long Tuy Trung do đồng chí Đỗ Văn Dậy và đồng chí Lê Bình Đẳng chỉ huy ở xa nên về đến Quận lỵ muộn giờ khởi nghĩa. Trên đường đi đồng chí Đỗ Văn Dậy sốt ruột, lấy xe đạp đi trước nên đã đến kịp giờ tham gia tấn công đồn.
Tất cả đã sẵn sàng chờ giờ hành động, chờ mãi đến 12 giờ đêm vẫn chưa nghe tiếng pháo lệnh ở Sài Gòn, mọi người đều lo lắng Ban lãnh đạo và chỉ huy khởi nghĩa hội ý chớp nhoáng nhận thấy rằng mệnh lệnh khác hơn là mệnh lệnh tiến công trong giờ phút này, các đồng chí đã quyết định phát lệnh tiến công đồn.
Được lệnh tiến công, các cánh quân từ 4 phía tiến thẳng vào đồn Hóc Môn, nơi ngụ trị của tên Bùi Ngọc Thọ như nước vỡ bờ. Trước sức mạnh của nghĩa quân và quần chúng nhân dân bọn lính trong đồn không đủ tinh thần để kháng cự, bỏ chạy và nộp sung quy hang. Riêng nhóm bảo vệ tên quận Thọ ngoan cố rút lên lầu, đóng cửa cầu thang tổ chức chống trả. Nghĩa quân phát loa kêu gọi quận Thọ và bọn tay sai ra quy hang, nhưng chúng ngoan cố chống trả quyết liệt, gọi điện về tỉnh lỵ Gia Định, Thủ Dầu Một, Sài Gòn yêu cầu tiếp viện.
Với quyết tâm tiêu diệt tên quận Thọ đồng chí Đỗ Văn Dậy kêu gọi anh em nghĩa quân tìm cách trèo lên đồn. Chính đồng chí cũng đã dung cảm tiên phong đeo dao gâm, bám ống máng nước leo lên, nhưng đến lưng chừng tường trúng đạn của địch, bị thương rơi xuống được đồng chí Nguyễn Văn Cừ hứng đở nhưng vết thương quá nặng đồng chí đã hy sinh.
Gương dũng cảm của đồng chí Đỗ Văn Dậy đã thôi thúc tinh thần chiến đấu của cả nghĩa quân càng them sôi sục trong đêm tấn công đồn. Mặc dù, đạn từ trên vẫn nả xuống, nhưng những toán quân xung kích người chồng lên người không hề nao núng làm thang tiếp tục leo lên đồn. Cuộc chiến đấu quyết liệt và bất lợi cho nghĩa quân kéo dài đến gần sáng, quân Pháp đến tiếp viện, nghĩa quân phải rút lui khỏi Quận lỵ.
Cuộc tiến công đồn Hóc Môn tuy thất bại nhưng đã để lại một ấn tượng sâu sắc trong lòng mọi người dân 18 thôn vườn trầu. Đồng chí Đỗ Văn Dậy đã hy sinh, nhưng lòng dũng cảm, ý chí cách mạng kiên cường của đồng chí là tấm gương sáng ngời cho các thế hệ thanh thiếu niên hôm nay và mai sau học tập, noi theo. 

File đính kèm:

  • docTieu_su_dong_chi_Do_Van_Day_20150726_022001.doc