Giáo án Lịch sử lớp 8 - Bài 7: Phong trào công nhân quốc tế cuối thế kỉ XIX- Đầu thế kỉ XX

4/.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:

 4.1.Ổn định tổ chức và kiểm diện:

 Lớp 8a1: 8a2:

 4.2.Kiểm tra miệng:

 ?Vì sao ở các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX đều xuất hiện các công ty tư bản độc quyền?8 điểm.

- Có nền công nghiệp phát triển. Đều diễn ra quá trình tích lũy tư bản và tập trung sản xuất.

 ? Tên bài học hôm nay là gì? 2 điểm.

Phong trào công nhân cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX.

 

doc5 trang | Chia sẻ: anhquan78 | Lượt xem: 1408 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử lớp 8 - Bài 7: Phong trào công nhân quốc tế cuối thế kỉ XIX- Đầu thế kỉ XX, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: Tiết PPCT : 12	
Ngày dạy : 
Bài 7
PHONG TRÀO CÔNG NHÂN QUỐC TẾ
CUỐI THẾ KỈ XIX- ĐẦU THẾ KỈ XX
1. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. 1/ Kiến thức: 
- HS biết: Khi CNTB chuyển sang giai đoạn CNĐQ, cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân chống tư sản ngày càng trở nên gay gắt, cuộc đấu tranh của công nhân Si-ca-gô(Mĩ), sự phát triển của phong trào công nhân đã dẫn tới sự thành lập Quốc tế thứ hai.
- HS hiểu: Công lao và vai trò to lớn của Ăng-Ghen và Lê-nin đối với phong trào công nhân thế giới. Bước đầu hiểu những nét cơ bản về “ CNXH”, “ CMDTTS kiểu mới”, “Đảng kiểu mới”
1.2 / Kỹ năng:
-HS thực hiện được: Phân tích các thuật ngữ lịch sử.
-HS thực hiện thành thạo: Kĩ năng phân tích
1.3 / Thái độ: 
- Thói quen: Nhận thức đúng đắn về cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản chống tư sản vì quyền tự do, tiến bộ xã hội. 
- Tính cách: Bồi dưỡng tinh thần cách mạng, tinh thần quốc tế vô sản, lòng biết ơn đối với các lãnh tụ cách mạng thế giới, niềm tin vào thắng lợi của cách mạng vô sản.
2/.NỘI DUNG HỌC TẬP
 Phong trào công nhân cuối thế kỉ XIX.
3/. CHUẨN BỊ:
	a.Giáo viên : Bản đồ thế giới. 
	b.Học sinh : SGK, VBT, bài sọan.
4/.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
 	4.1.Ổn định tổ chức và kiểm diện:
 Lớp 8a1: 8a2:
	4.2.Kiểm tra miệng:
 ?Vì sao ở các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX đều xuất hiện các công ty tư bản độc quyền?8 điểm.
- Có nền công nghiệp phát triển. Đều diễn ra quá trình tích lũy tư bản và tập trung sản xuất.
 ? Tên bài học hôm nay là gì? 2 điểm.
Phong trào công nhân cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX.
 4.3.Tiến trình bài học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG GHI
Giới thiệu bài
: Cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản chống lại giai cấp tư sản ngày càng trở nên gay gắt. Không thể điều hoà được dẫn đến nhiều cuộc khởi nghĩa của công nhân đã nổ ra chống tư sản. Như vậy mục tiêu, hình thức đấu tranh như thế nào?=> vào bài
 Hoạt động : Phong trào công nhân quốc tế cuối thế kỉ XIX
(30p)
Mục tiêu:
- Cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân chống tư sản ngày càng trở nên gay gắt. Công lao và vai trò to lớn của Ăng-Ghen và Lê-nin đối với phong trào công nhân thế giới.
- Quan sát nhận xét.
? Phong trào công nhân cuối thế kỉ XIX như thế nào? Vì sao?
 -Vô sản mâu thuẫn gay gắt với Tư sản, Chủ nghĩa Mác xâm nhập vào phong trào công nhân, ý thức giác ngộ của công nhân lên cao, họ đã tiến hành các cuộc đấu tranh chống lại mọi thủ đoạn áp bức của giai cấp Tư sản.
? Nêu những sự kiện chứng tỏ phong trào công nhân thế giới vẫn tiếp tục phát triển trong những năm cuối thế kỉ XIX?
* Nhấn mạnh: Đặc biệt là cuộc biểu tình của 40vạn công nhân Si-ca-gô. Hs đọc đoạn chữ nhỏ trang46sgk
? Nguyên nhân, hình thức, mục tiêu, kết quả của phong trào công nhân cuối thế kỉ XIX?
 ? Em có nhận xét gì về phong trào công nhân Niu-Oóc?
-Trong một xã hội Mĩ, công nhân vẫn là giai cấp nghèo khổ, bị bóc lột, họ nổi dậy đấu tranh. Làn sóng biểu tình chứng tỏ đây là cuộc đấu tranh có tổ chức, có mục tiêu, thu hút đông đảo công nhân tham gia.
? Vì sao phong trào công nhân cuối thế kỉ XIX phát triển?
 -Học thuyết Mác đã xâm nhập vào phong trào công nhân, ý thức giác ngộ của công nhân lên cao.
? Vì sao phải thành lập Quốc tế thứ hai?
- Sự phát triển của phong trào công nhân, nhất là sự ra đời của các tổ chức công nhân ở các nước đòi hỏi phải có một tổ chức quốc tế lãnh đạo.
? Quốc tế thứ hai thành lập như thế nào?
? Đại hội có ý nghĩa gì?
- Khôi phục tổ chức quốc tế của phong trào công nhân, tiếp tục đấu tranh cho thắng lợi của chủ nghĩa Mác.
? Nêu những hoạt động của quốc tế hai?
 ? Sau khi Ăng-Ghen mất, Quốc tế II có biến chuyển gì?
- Bọn xét lại, cơ hội dần dần chiếm ưu thế trong Quốc tế II. Các Đảng trong Quốc tế II đều ủng hộ chính phủ đế quốc trừ Nga.
 =>Sau khi Ăng-Ghen qua đời, ngọn cờ đấu tranh cho sự nghiệp của giai cấp công nhân và Chủ nghĩa Mác thuộc về Đảng công nhân xã hội dân chủ Nga và lãnh tụ Lê-nin
? Vì sao quốc tế hai tan rã?
- Sau khi Ăng-Ghen mất, quốc tế thứ hai ngày càng xa rời cách mạng, thỏa hiệp với tư sàn, đẩy nhân dân vào cuộc chiến tranh đế quốc.
Mở rộng: vai trò của Ăng-Ghen từ 1889-1895
? Quốc tế I và Quốc tế II có điểm gì giống và khác nhau?
- Quốc tế I- truyền bá chủ nghĩa Mác, thúc đẩy phong trào công nhân. Quốc tế II tiếp tục đấu tranh cho sự nghiệp của công nhân và chủ nghĩa Mác.
I. PHONG TRÀO CÔNG NHÂN QUỐC TẾ CUỐI THẾ KỈ XIX. QUỐC TẾ THỨ HAI
1. Phong trào công nhân quốc tế cuối thế kỉ XIX
Giảm tải: Hướng dẫn HS đọc thêm.
2. Quốc tế thứ hai(1889- 1914)
Giảm tải: Hướng dẫn HS đọc thêm.
* Vai trò của Ăng-Ghen:
- Lãnh đạo những người Mác xit kiên quyết chống chủ nghĩa cơ hội.
- Lãnh đạo và thúc đẩy phong trào công nhân quốc tế
 4.4.Tổng kết:
 ? Những sự kiện chứng tỏ phong trào công nhân thế giới vẫn tiếp tục phát triển trong những năm cuối thế kỉ XIX?
 - Bãi công ở Anh 1899, thắng lợi trong bầu cử ở Phap1893, phong trào công nhân ở Si-ca-gô (Mĩ)
 4.5. Hướng dẫn học tập: 
 - Đối với bài học tiết này: 
Về nhà tìm hiểu thêm về:hoàn cảnh, vai trò của Quốc tế II và Ăng-Ghen
 - Đối với bài học tiết tiếp theo: 
 Chuẩn bị phần II: PHONG TRÀO CÔNG NHÂN NGA VÀ CUỘC CÁCH MẠNG 1905- 1907. Sưu tầm tranh ảnh, tài liệu, truyện kể về Lê-nin.
 5. PHỤ LỤC: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG GHI
 Giới thiệu bài: Cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản chống lại giai cấp tư sản ngày càng trở nên gay gắt. Không thể điều hoà được dẫn đến nhiều cuộc khởi nghĩa của công nhân đã nổ ra chống tư sản. Như vậy mục tiêu, hình thức đấu tranh như thế nào?=> vào bài
 - Phong trào công nhân cuối thế kỉ XIX như thế nào? Vì sao?
 (Vô sản mâu thuẫn gay gắt với Tư sản, Chủ nghĩa Mác xâm nhập vào phong trào công nhân, ý thức giác ngộ của công nhân lên cao, họ đã tiến hành các cuộc đấu tranh chống lại mọi thủ đoạn áp bức của giai cấp Tư sản.)
- Nêu những sự kiện chứng tỏ phong trào công nhân thế giới vẫn tiếp tục phát triển trong những năm cuối thế kỉ XIX?
* Nhấn mạnh: Đặc biệt là cuộc biểu tình của 40vạn công nhân Si-ca-gô. Hs đọc đoạn chữ nhỏ trang46sgk
***Thảo luận4nhóm-3phút: 
 - Nguyên nhân, hình thức, mục tiêu, kết quả của phong trào công nhân cuối thế kỉ XIX?
Hs trình bày
 Mở rộng: (Quy mô: Thu hút đông đảo công nhân tham gia.
 Phạm vi: Ở tất cả các nước tư bản Âu, Mĩ.)
 Gv treo tranh hình 34sgk phóng to 
Hs quan sát
 - Em có nhận xét gì về phong trào công nhân Niu-Oóc?
 (Trong một xã hội Mĩ, công nhân vẫn là giai cấp nghèo khổ, bị bóc lột, họ nổi dậy đấu tranh. Làn sóng biểu tình chứng tỏ đây là cuộc đấu tranh có tổ chức, có mục tiêu, thu hút đông đảo công nhân tham gia.)
 - Vì sao phong trào công nhân cuối thế kỉ XIX phát triển?
 ( Học thuyết Mác đã xâm nhập vào phong trào công nhân, ý thức giác ngộ của công nhân lên cao.)
 - Kể tên các tổ chức chính trị độc lập của công nhân?
(Bãi công ở Anh 1899, thắng lợi trong bầu cử ở Phap1893, phong trào công nhân ở Si-ca-gô Mĩ)
 - Vì sao phải thành lập Quốc tế thứ hai?
 (Sự phát triển của phong trào công nhân, nhất là sự ra đời của các tổ chức công nhân ở các nước đòi hỏi phải có một tổ chức quốc tế lãnh đạo.)
 - Quốc tế thứ hai thành lập như thế nào?
 (Ngày 14.7.1889, kỉ niệm 100 năm ngày phá ngục Ba-xti, đại biểu của công nhân 22 nước họp ở Paris, tuyên bố thành lập Quốc tế II, Đại hội thông qua các nghị quyết quan trọng)
Hs đọc đoạn chữ nhỏ trang 47sgk
 - Đại hội có ý nghĩa gì?
(Khôi phục tổ chức quốc tế của phong trào công nhân, tiếp tục đấu tranh cho thắng lợi của chủ nghĩa Mác.)
 - Nêu những hoạt động của quốc tế hai?
- Sau khi Ăng-Ghen mất, Quốc tế II có biến chuyển gì?
(Bọn xét lại, cơ hội dần dần chiếm ưu thế trong Quốc tế II Các Đảng trong Quốc tế II đều ủng hộ chính phủ đế quốc trừ Nga ) 
 =>Sau khi Ăng-Ghen qua đời, ngọn cờ đấu tranh cho sự nghiệp của giai cấp công nhân và Chủ nghĩa Mác thuộc về Đảng công nhân xã hội dân chủ Nga và lãnh tụ Lê-nin
 - Vì sao quốc tế hai tan rã?
(Sau khi Ăng-Ghen mất, quốc tế thứ hai ngày càng xa rời cách mạng, thỏa hiệp với tư sàn, đẩy nhân dân vào cuộc chiến tranh đế quốc)
Mở rộng: vai trò của Ăng-Ghen từ 1889-1895
 Giải thích khái niệm chủ nghĩa cơ hội ( bảng tra cứu thuật ngữ sgk trang 154 )
- Quốc tế I và Quốc tế II có điểm gì giống và khác nhau?
( Quốc tế I- truyền bá chủ nghĩa Mác, thúc đẩy phong trào công nhân. Quốc tế II tiếp tục đấu tranh cho sự nghiệp của công nhân và chủ nghĩa Mác.)
I. PHONG TRÀO CÔNG NHÂN QUỐC TẾ CUỐI THẾ KỈ XIX. QUỐC TẾ THỨ HAI
1. Phong trào công nhân quốc tế cuối thế kỉ XIX
* Nguyên nhân: mâu thuẫn giữa giai cấp vô sản với tư sản gay gắt, không thể điều hoà được
* Hình thức đấu tranh: bãi công, biểu tình.
* Mục tiêu đấu tranh: Đòi tăng lương, giảm giờ làm.
* Kết quả: Thành lập các tổ chức chính trị độc lập của giai cấp công nhân.
2. Quốc tế thứ hai (1889- 1914 )
* Hoàn cảnh ra đời:
Ngày 14-7-1889, đại biểu công nhân 22 nước họp tại Pa-ri, tuyên bố thành lập Quốc tế thứ hai. Đại hội thông qua các nghị quyết quan trọng.
* Hoạt động của Quốc tế chia làm 2 giai đoạn:
Giai đoạn 1(1889-1895 )
Giai đoạn 2(1895-1914 )
* Vai trò của Ăng-Ghen:
- Lãnh đạo những người Mác xit kiên quyết chống chủ nghĩa cơ hội.
- Lãnh đạo và thúc đẩy phong trào công nhân quốc tế
4. Củng cố và luyện tập:

File đính kèm:

  • docsu8t12tt.doc
Giáo án liên quan