Tiểu luận Tìm hiểu về ô nhiễm đất do vi sinh vật

Đây là 2 loại hoá chất quan trọng trong nông nghiệp, nếu sử dụng thích hợp sẽ có hiệu quả rõ rệt đối với cây trồng. Nhưng nó cũng là con dao 2 lưỡi, sử dụng không đúng sẽ lợi bất cập hại, một trong số đó là ô nhiễm đất. Nếu bón quá nhiều phân hoá học là hợp chất nitơ, lượng hấp thu của rễ thực vật tương đối nhỏ, đại bộ phận còn lưu lại trong đất, qua phân giải chuyển hoá, biến thành muối nitrat trở thành nguồn ô nhiễm cho mạch nước ngầm và các dòng sông. Cùng với sự tăng lên về số lượng sử dụng phân hoá học

doc8 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 1406 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Tìm hiểu về ô nhiễm đất do vi sinh vật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM
KHOA CƠ KHÍ CHẾ TẠO MÁY
Tiểu luận môn học: 
AN TOÀN LAO ĐỘNG VÀ MÔI TRƯỜNG CÔNG
NGHIỆP.
ĐỀ TÀI: TÌM HIỂU VỀ Ô NHIỄM ĐẤT DO VI SINH VẬT
 GVHD:THẦY HOÀNG TRÍ
 SVTT:ĐOÀN HỒNG LỰC
 MSSV:07703053
LỜI NÓI ĐẦU
Môi trường đất là nơi trú ngụ của con người và hầu hết các sinh vật cạn, là nền móng cho các công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp và văn hóa của con người. Đất là một nguồn tài nguyên quý giá, con người sử dụng tài nguyên đất vào hoạt động sản xuất nông nghiệp để đảm bảo nguồn cung cấp lương thực thực phẩm cho con người. Nhưng với nhịp độ gia tăng dân số và tốc độ phát triển công nghiệp và hoạt động đô thị hoá như hiện nay thì diện tích đất canh tác ngày càng bị thu hẹp, chất lượng đất ngày càng bị suy thoái, diện tích đất bình quân đầu người giảm. Riêng chỉ với ở Việt Nam, thực tế suy thoái tài nguyên đất là rất đáng lo ngại.
I. Môi trường đất:
Việt Nam có diện tích tự nhiên 32.931.456 ha với 3/4 lãnh thổ là đồi núi và trung du, trong đó diện tích sông suối không có rừng cây chiếm 1,3 triệu ha, phần đất liền chiếm 31,2 triệu ha. Xếp thứ 58 thế giới nhưng do dân số nước ta đông nên diện tích bình quân đầu người ở nước ta rất thấp, chỉ bằng 1/6 thế giới.
II. Các nguồn gây ô nhiễm và suy thoái đất:
Các nguồn gây ô nhiễm:
a. Ô nhiễm đất do vi sinh vật:
 Nguồn gây ô nhiễm này chủ yếu: là chất thải chưa qua xử lý của người và động vật, nước thải bệnh viện, nước thải sinh hoạt... trong đó nguy hại lớn nhất là chất thải chưa được xử lý khử trùng của các bệnh viện truyền nhiễm. Rất nhiều vi khuẩn và ký sinh trùng tiếp tục sinh sôi nảy nở trong đất, bám vào các cây trồng nông nghiệp và truyền vào cơ thể người, động vật. Ngoài những nguồn ô nhiễm trên, các hoạt động tưới không thích đáng, chặt cây rừng, khai hoang... cũng tạo thành các hiện tượng rửa trôi, bạc mầu, nhiễm phèn... trong đất. Theo thống kê, hàng năm diện tích đất này trên thế giới tăng từ 5.000.000 đến 11.000.000 ha. Có thể thấy rằng, chống ô nhiễm đất đang là vấn đề bức thiết đặt ra cho nhiều quốc gia. Một số biện pháp cơ bản hiện nay là: - khống chế các chất thải rắn, lỏng, khí. Mở rộng và phát triển công nghệ tuần hoàn kín hoặc xử lý chất thải để giảm hoặc loại bỏ các chất gây  ô nhiễm; khi lợi dụng nước thải để tưới ruộng, cần nắm được thành phần chất ô nhiễm, hàm lượng và trang thái, khống chế số lượng nước tưới hoặc thực hiện xử lý chần thiết; 
- thứ 2 là nên khống chế việc sử dụng nông dược hoá học, hạn chế sử dụng các thuốc có độc tính cao, khả năng tồn tại lớn, phát triển các loại thuốc nông nghiệp mới có hiệu quả cao, độc tính thấp, lượng tồn trữ ít. Thứ 3 là bón. phân hoá học một cách hợp lý. - Thứ 4, nên tích cực áp dụng rộng rãi các kỹ thuật sinh học phòng trị sâu hại, lợi dụng các loài chim có ích, côn trùng có ích và một số vi sinh vật gây bệnh để chống lại các loại sâu hại, biện pháp này đang được rất nhiều nước trên thế giới sử dụng. Đất, nước và không khí là những điều kiện cơ bản cho sự sinh tồn của con người, những hiệu ứng phụ của khoa học công nghệ hiện đại đã hạn chế lớn tới sự phát triển lành mạnh của xã hội loài người, nếu chúng ta không có biện pháp từ hôm nay, chúng ta sẽ chết dần chết mòn trên những mảnh đất ô nhiễm ấy.
b. Ô nhiễm đất do vi sinh vật có trong nước thải:
 Ô nhiễm đất vì nước thải Nguyên nhân là không biết cách lợi dụng một cách khoa học các loại nước thải để tưới cho cây trồng. Sử dụng hợp lý nguồn nước thải tưới đồng ruộng sẽ tận dụng được lượng Nitơ, Photpho, Kaki... trong nước, có lợi cho cây trồng. Nhưng nếu như nước ô nhiễm chưa qua xử lý cần thiết, tưới bừa bãi, thì có thể đưa các chất có hại trong nguồn nước vào đất gây ô nhiễm. Việc lợi dụng nước thải để tưới ruộng gây ô nhiễm đất, ảnh hưởng tới người và gia súc có ở mọi quốc gia. Sự kiện “ Cadimi ” xảy ra ở Nhật Bản năm 1955 là một ví dụ. Nông dân ở vùng núi Phú Sĩ một thời gian dài đã sử dụng nước thải của một nhà máy luyện kẽm gần đó để tưới ruộng, Cadimi chứa trong nước thải tích luỹ dần trong lúa gạo ở khu vực này. Hậu quả là những người nông dân bị chứng đau nhức các khớp xương, 34 người chết, 280 người tàn phế. Theo một điều tra nông thôn Nhật Bản, năm 1970, diện tích đất ô nhiễm do nước ở Nhật là 190.000 ha, làm thiệt hại 22 tỷ Yên. Trong những năm 70, nông dân Ấn Độ cũng sử dụng tràn lan các nước thải thành thị chưa qua xử lý để tưới ruộng, khiến cho khả năng sản xuất của đất giảm, gây hại tới sức khoẻ nông dân. Theo một báo cáo, tỷ lệ nhiễm các bệnh về đường ruột ở người do nông phẩm ở những khu vực này cao hơn gấp 3 lần những nơi khác.
 Đây là 2 loại hoá chất quan trọng trong nông nghiệp, nếu sử dụng thích hợp sẽ có hiệu quả rõ rệt đối với cây trồng. Nhưng nó cũng là con dao 2 lưỡi, sử dụng không đúng sẽ lợi bất cập hại, một trong số đó là ô nhiễm đất. Nếu bón quá nhiều phân hoá học là hợp chất nitơ, lượng hấp thu của rễ thực vật tương đối nhỏ, đại bộ phận còn lưu lại trong đất, qua phân giải chuyển hoá, biến thành muối nitrat trở thành nguồn ô nhiễm cho mạch nước ngầm và các dòng sông. Cùng với sự tăng lên về số lượng sử dụng phân hoá học, độ sâu và độ rộng của loại ô nhiễm này ngày càng nghiêm trọng. Vì số lượng lớn nông dược tích luỹ trong đất, đặc biệt là các thuốc có chứa các nguyên tố như chì, asen, thuỷ ngân... có độc tính lớn, thời gian lưu lại trong đất dài, có loại nông dược thời gian lưu trong đất tới 10 đến 30 năm, những loại nông dược này có thể được cây trồng hấp thu, tích trong quả và lá và đi vào cơ thể người và động vật qua thực phẩm, ảnh hưởng đến sức khoẻ. Thuốc trừ sâu đồng thời với việc diệt các côn trùng gây hại, cũng gây độc đối với  các vi sinh vật và côn trùng có ích, các loại chim, cá... và ngược lại một số loại sâu bệnh thì lại sinh ra tính kháng thuốc. Theo điều tra của tổ chức nông lương thế giới: năm 1965, có 182 loài côn trùn gây hại có khả năng kháng thuốc, năm 1968, tăng lên 228 loài và đến 1979 lên tới 364 loài. Trong số 25 loài sâu hại nông nghiệp chủ yếu ở các nông trường California Mỹ thì có 17 loài đã có khả năng kháng đối với một hoặc vài loại thuốc, mỗi năm, số sâu hại kháng thuốc này làm thiệt hại mấy chục triệu đôla cho nông nghiệp vùng này.
Bón chủ yếu là phân đạm nên không cân đối trong việc bón phân
Chất lượng phân bón không đảm bảo
c. Ô nhiễm đất do vi sinh vật có trong chất phế thải:
 Ô nhiễm đất vì chất phế thải Nguồn chất thải rắn có rất nhiều, chất thải rắn công nghiệp, chất thải rắn của ngành khai thác mỏ, rác ở đô thị, chất thải nông nghiệp và chất thải rắn phóng xạ. Chủng loại của chúng rất nhiều, hàm lượng các nguyên tố độc trong chúng cũng không giống nhau; tỷ lệ nguyên tố độc hại trong chất thải rắn công nghiệp thường cao hơn; rác thành thị chứa các loại vi khuẩn gây bệnh và ký sinh trùng; chất thải rắn nông nghiệp chứa các chất hữu cơ thối rữa và thuốc nông nghiệp còn lưu lại...; chất thải phóng xạ có chứa các nguyên tố phóng xạ như Uranium, Strontium, Caesium... những chất thải rắn này được vứt bừa bãi, ngấm nước mưa, và rỉ ra nước gây ô nhiễm đất, sông ngòi, ao hồ và nguồn nước ngầm, nguồn nước ô nhiễm này lại được dùng để tưới đồng ruộng sẽ làm thay đổi chất đất và kết cấu đất, ảnh hưởng tới hoạt động của vi sinh vật trong đất, cản trở sự sinh trưởng của bộ rễ thực vật và ảnh hưởng tới sản lượng cây trồng.
III. Hiện trạng ô nhiễm môi trường đất:
1. Ô nhiễm môi trường đất:
 - Do các chất thải chưa qua sử lý của con người và động vật, nước thải bệnh viện và nước thải sinh hoạtnhưng nguy hại nhất là các chất thải chưa qua sử lý.
 - Do sử dụng phân bón không đúng kỹ thuật làm ô nhiễm môi trường đât: có đến 50% đạm, 50%kali và khoảng 80% lân dư thừa làm gây dô nhiễm môi trường đất. các phân thuộc nhóm chua sinh lý như supe phootsphat, hay K2SO4, còn tồn dư axit làm nghèo cation kiềm, chua đất và làm xuất hiện nhiều độc tố trong môi trường đất như AL3+,Fe+3
 - Ô nhiễm do sử dụng thuốc bảo vệ thực vật:
thuốc bảo vệ thực vật có tác dụng hết sức độc hại đối với các sinh vật có hại, có lợi môi trường đất. Tuy nhiên tại một số nơi phát hiện nồng độ chất bảo vệ thực vật trong môi trường đất vượt quá giới hạn cho phép.
2. Suy thoái đất:
Các hình thoái hóa đất chủ đạo ỏ nước ta là:
- Xói mòn, rửa trôi, trượt và lở đất
- Suy thoái hóa học (mặn, chua)
- Mất chất dinh dưỡng, muối khoáng và chất hữu cơ.
- Đất bị chua
- Xuất hiện nhiều độc tố hại cây trồng.
- Hoang mạc hóa.
3 Ảnh hưởng của suy thoái và ô nhiễm đất:
Sự suy thoái đất sẽ dẫn đến giảm năng suất cây trồng, vật nuôi, làm nghèo thảm thực vật, suy giảm đa dạng sinh học. Đồng thời chúng có tác động ngược lại cho quá trình xói mòn, thoái hóa đất liền ra nhanh hơn.
Sự tích tụ cao các chất độc hại, các kim loại nặng trong đất làm tăng khả năng hấp thụ các nguyên tố có hại trong cây trồng, vật nuôi, gián tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe của con người.
Do nhiều hóa chất trong cây trồng nên ngày nay tình trạng ngộ độc thực phẩm do cac hóa chất bảo vệ thực vật gây ra cũng hết sức khôn lường. theo thống kê cục an toàn vệ sinh thực phẩm năm 2004 có 145 vụ ngộ độc thực phẩm 
4. Nguyên nhân gây ô nhiễm đến môi trường đất:
 Những nguyên nhân gây suy thoái đất:
- Do đặc điểm điều kiện tự nhiên của nước ta ¾ diện tích là đồi núi và trung du nên khi thay đổi về khí hậu làm thay đổi thảm thực vật. Vì vậy dễ dẫn đến hiện tượng xói mòn, rửa trôi
- Do điều kiện dân số tăng nhanh, làm cho nhu cầu phá nương làm rẫy tăng nhanh, đô thi hóa mở rộngkhai thác khoáng sản, làm thay đổi tính chất đất và mất đất.
- Do hoạt động sản xuất công nghiệp.
IV. kết luận:
Các nhà khoa học đã không ngừng phát triển công nghệ nhằm giảm thiểu các chất ô nhiễm môi trường đất nhằm đem lại một chất lượng cuộc sống tốt đẹp hơn cho con người. Phát triển công nghệ, kỹ thuật mới không những đem lại sự tiện nghi thoải mái cho con người sử dụng trong hiện tại mà còn giảm thiểu sự gia tăng các chất gây ô nhiễm nhằm mang đến một môi trường sống an toàn cho con người trong tương lai.
Chính phủ các nước hợp tác chặt chẽ với nhau trong lĩnh vực này
 NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docgiao trinh han.doc