Tiểu luận Một số quan điểm tương đồng giữa phật giáo và vật lí hiện đại

Thời gian là vấn đề luôn thu hút sự quan tâm nghiên cứu của nhiều nhà

triết học và khoa học tự nhiên trong lịch sử tư tưởng nhân loại. Trong bài viết

này, tác giả đã phân tích một cách khái quát quan niệm của Phật giáo và vật

lý học hiện đại về thời gian. Theo tác giả, cách đây xấp xỉ 2600 năm, Phật

giáo đã có cái nhìn khá sâu sắc, độc đáo về thời gian, trong đó có nhiều điểm

tương đồng kỳ lạ với những kiến giải khoa học về thời gian của vật lý học

hiện đại. Tuy nhiên, giữa chúng cũng có nhiều điểm dị biệt.

pdf34 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1114 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Tiểu luận Một số quan điểm tương đồng giữa phật giáo và vật lí hiện đại, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thuẫn giữa ý chí có ý thức và bản năng vô ý 
thức. Mỗi một cá thể lại chia chẻ ra nhiều ngăn hộc khác nhau, tùy hoạt động, 
khả năng, cảm xúc, niềm tin v.v... của người đó; chúng nằm chồng chéo trong 
vô số mâu thuẫn, liên tục sinh ra những xao xuyến siêu hình và chán nản. Mối 
hỗn loạn nội tâm đó của con người được phản ánh qua cách nhìn ra thế giới 
Vũ Ngọc Quyết – K17 LL&PPDHBM Vật Lý 
14 
bên ngoài, thế giới được nhìn qua nhiều vật thể và tiến trình khác nhau. Thế 
giới xung quanh được coi như có nhiều phần tử kết nên, nhiều phe nhóm 
giành nhau cấu xé. Quan niệm chia chẻ này bao trùm luôn lên xã hội, vì thế 
mà sinh ra nhiều quốc gia, chủng tộc, phe nhóm tôn giáo và chính trị khác 
nhau. Cho sự chia chẻ như vậy là đúng-trong ta, xung quanh ta và trong xã 
hội đó chính là nguyên do chủ yếu của mọi cuộc khủng hoảng ngày nay về xã 
hội, sinh thái và văn hóa; của tình trạng bạo lực ngày càng gia tăng; môi 
trường ô nhiễm; trong đó cuộc sống trở nên tệ hại về tâm lý và thể chất. Do 
đó, sự chia cắt kiểu Descartes và thế giới quan cơ giới vừa có ích vừa tai hại. 
Nó hết sức thành công trong việc phát triển nền vật lý cổ điển và kỹ thuật, 
nhưng cũng mang lại nhiều hậu quả tai hại cho nền văn minh của chúng ta. 
Ngày nay thật là một điều kỳ diệu được nhìn thấy trong thế kỷ 20, nền khoa 
học sinh ra do sự cách ly kiểu Descartes và quan điểm cơ giới lại phát triển 
tiến lên, vượt lên sự chia chẻ, trở về lại với ý niệm nhất thể mà đã được các 
nền triết học Hy Lạp và phương Đông phát biểu. Trong khoảng thế kỷ thứ 5 
trước Công nguyên, các nhà triết học Hy Lạp tìm cách vượt lên hai quan điểm 
đối lập của Parmenides và Heraclitus. Nhằm dung hòa cái tồn tại bất biến 
(Parmenides) và sự biến dịch thường xuyên (Heraclitus), người ta cho rẳng 
tồn tại thể hiện thông qua những chất liệu bất biến, nhưng đem nó mà trộn lẫn 
với nhau hay tách rời xa nhau thì chúng lại tạo nên sự biến dịch của thế giới. 
Tư duy này dẫn đến khái niệm nguyên tử, là những hạt nhỏ nhất bất khả phân 
của vật chất, nó được trình bày rõ nhất trong triết học của Leucippus và 
Demokritus. Những người Hy Lạp cổ theo truyền thuyết nguyên tử đó kéo 
một đường phân ranh rõ giữa tâm và vật, đối với họ vật chất được cấu tạo 
bằng những hạt cơ bản. Những hạt này vận động hoàn toàn thụ động giữa 
những hạt khác, cũng chẳng có sự sống trong một không gian trống rỗng. Lý 
do nào làm chúng ta vận động cũng không được giải thích rõ, chúng thường 
Vũ Ngọc Quyết – K17 LL&PPDHBM Vật Lý 
15 
được xem là do các lực bên ngoài tác động, các lực đó có một nguồn gốc 
thuộc tâm, khác hẳn vật chất. Trong suốt thế các kỷ sau, hình dung này là một 
yếu tố then chốt của tư tưởng phương Tây, của quan điểm nhị nguyên Tâm - 
Vật, giữa hồn phách và thể xác. Khi ý niệm chia đôi tâm- vật bắt đầu bắt rễ thì 
các triết gia hướng về thế giới tâm thức nhiều hơn, họ quan tâm đến linh hồn 
con người và các vấn đề đạo lý. Suốt hơn hai ngàn năm, sau đỉnh cao của nền 
khoa học và văn hóa Hy Lạp trong thế kỷ thứ 4, thứ 5 trước Công nguyên, các 
vấn đề đó đè nặng thế giới tư tưởng phương Tây. Dựa trên nhận thức khoa 
học thời Thượng cổ, Aristotle đã hệ thống và tổ chức thành mô hình, mô hình 
đó làm nền tảng cho quan niệm của phương tây về vũ trụ suốt hai ngàn năm. 
Nhưng cũng chính Aristotle lại nghĩ rằng những vấn đề về linh hồn con người 
và suy tư về Thượng đế đáng quí hơn chuyên nghiên cứu thế giới vật chất. Lý 
do tại sao thế giới quan của Aristotle tồn tại lâu dài cũng chính là vì người ta 
không tha thiết gì về thế giới vật chất cũng như vì ảnh hưởng của Giáo hội, vì 
Giáo hội là người ủng hộ quan điểm của Aristotle suốt thời Trung cổ. Phải đợi 
đến thời Phục hưng thì khoa học phương Tây mới bắt đầu phát triển, khi con 
người bắt đầu tự giải phóng ra khỏi quan điểm của Aristotle và Giáo hội bắt 
đầu quan tâm đến thế giới tự nhiên. Sau đó đến thế kỷ thứ 15, việc nghiên cứu 
giới tự nhiên được thực hiện trong một tinh thần khoa học và các thí nghiệm 
ra đời nhằm kiểm tra những ý niệm mới. Song song, người ta còn quan tâm 
đến toán học. Cuối cùng, nhằm phát biểu những lý thuyết khoa học vừa được 
khám phá, được thí nghiệm thừa nhận, người ta sử dụng toán học. Galileo là 
người đầu tiên đã nối kết các nhận thức từ kinh nghiệm với toán học, vì thế 
ông được xem là cha đẻ của nền khoa học hiện đại.Khoa học hiện đại phát 
sinh, nó mở đường cho sự phát triển của tư duy triết học, và song song nó dẫn 
đến một sự phát biểu cực đoan về tính nhị nguyên tâm - vật. Sự phát biểu này 
xuất hiện vào thế kỷ thứ 17 với triết học của Rene Descartes, người cho rằng 
Vũ Ngọc Quyết – K17 LL&PPDHBM Vật Lý 
16 
trong tự nhiên có hai lĩnh vực hoàn toàn tách rời và độc lập với nhau: lĩnh vực 
tâm thức (res cogitans) và lĩnh vực vật chất (res extensa). Nhờ cách phân chia 
của Descartes, các nhà khoa học được phép xem vật chất là chết và hoàn toàn 
độc lập với mình: thế giới vật chất chỉ là một tập hợp của những đối tượng 
khác nhau, trong một bộ máy khổng lồ. Thế giới quan có tính cơ giới này 
được Isaac Newton ủng hộ, người đã phát triển nền cơ học của mình trên cơ 
sở đó và biến nó thành nền tảng của nền vật lý cổ điển. Từ giữa thế kỷ 17 đến 
cuối thế kỷ 19, mô hình cơ học của Newton đã thống trị toàn bộ nền tư duy 
khoa học. Song song đó, cũng có một hình ảnh của Thượng đế, người đứng 
trên thế giới và cai quản thế giới bằng những qui luật của Chúa. Những qui 
luật của thế giới tự nhiên mà nhà khoa học đang nghiên cứu cũng được xem là 
nằm trong vòng qui luật trường cửu và bất biến của Chúa vì Chúa là người cai 
quản thế giới. Triết học Descartes không những chỉ có ảnh hưởng trong nền 
vật lý cổ điển. Nó từng có và ngày nay vẫn còn có ảnh hưởng lớn lao trong tư 
duy phương Tây nói chung. Câu nói nổi tiếng của Descartes “Cogito ergo 
sum” (tôi tư duy, vậy tôi hiện hữu) làm cho người phương Tây đồng hóa mình 
với tâm thức thay vì với toàn bộ con người mình. Hậu quả của cách phân chia 
kiểu Descartes là mỗi con người tưởng mình là một thể cô lập, là một cá thể 
sống “trong” thân xác. Tâm bị tách rời khỏi thân thể nhưng lại nhận một trách 
nhiệm là “quản thân thể đó, vì thế mà sinh ra mối mâu thuẫn giữa ý chí có ý 
thức và bản năng vô ý thức. Mỗi một cá thể lại chia chẻ ra nhiều ngăn hộc 
khác nhau, tùy hoạt động, khả năng, cảm xúc, niềm tin v.v... của người đó; 
chúng nằm chồng chéo trong vô số mâu thuẫn, liên tục sinh ra những xao 
xuyến siêu hình và chán nản. Mối hỗn loạn nội tâm đó của con người được 
phản ánh qua cách nhìn ra thế giới bên ngoài, thế giới được nhìn qua nhiều 
vật thể và tiến trình khác nhau. Thế giới xung quanh được coi như có nhiều 
phần tử kết nên, nhiều phe nhóm giành nhau cấu xé. Quan niệm chia chẻ này 
Vũ Ngọc Quyết – K17 LL&PPDHBM Vật Lý 
17 
bao trùm luôn lên xã hội, vì thế mà sinh ra nhiều quốc gia, chủng tộc, phe 
nhóm tôn giáo và chính trị khác nhau. Cho sự chia chẻ như vậy là đúng-trong 
ta, xung quanh ta và trong xã hội đó chính là nguyên do chủ yếu của mọi cuộc 
khủng hoảng ngày nay về xã hội, sinh thái và văn hóa; của tình trạng bạo lực 
ngày càng gia tăng; môi trường ô nhiễm; trong đó cuộc sống trở nên tệ hại về 
tâm lý và thể chất. Do đó, sự chia cắt kiểu Descartes và thế giới quan cơ giới 
vừa có ích vừa tai hại. Nó hết sức thành công trong việc phát triển nền vật lý 
cổ điển và kỹ thuật, nhưng cũng mang lại nhiều hậu quả tai hại cho nền văn 
minh của chúng ta. Ngày nay thật là một điều kỳ diệu được nhìn thấy trong 
thế kỷ 20, nền khoa học sinh ra do sự cách ly kiểu Descartes và quan điểm cơ 
giới lại phát triển tiến lên, vượt lên sự chia chẻ, trở về lại với ý niệm nhất thể 
mà đã được các nền triết học Hy Lạp và phương Đông phát biểu. Con đường 
phát triển khoa học vật lý hiện đại giúp con người tìm hiểu về vũ trụ, nguồn 
gốc của vạn vật, giải thích mọi hiện tượng kì bí một con đường hướng tới 
đạo lí, giúp chúng ta hoàn thiện chính mình hay nói cách khác ngành khoa 
học vật lý - một tâm đạo. 
Vũ Ngọc Quyết – K17 LL&PPDHBM Vật Lý 
18 
Chương 3 
MỘT SỐ QUAN ĐIỂM TƯƠNG ĐỒNG GIỮA PHẬT GIÁO VÀ VẬT 
LÍ HIỆN ĐẠI 
I. Vấn đề thời gian trong phật giáo và vật lí học hiện đại. 
Thời gian là vấn đề luôn thu hút sự quan tâm nghiên cứu của nhiều nhà 
triết học và khoa học tự nhiên trong lịch sử tư tưởng nhân loại. Trong bài viết 
này, tác giả đã phân tích một cách khái quát quan niệm của Phật giáo và vật 
lý học hiện đại về thời gian. Theo tác giả, cách đây xấp xỉ 2600 năm, Phật 
giáo đã có cái nhìn khá sâu sắc, độc đáo về thời gian, trong đó có nhiều điểm 
tương đồng kỳ lạ với những kiến giải khoa học về thời gian của vật lý học 
hiện đại. Tuy nhiên, giữa chúng cũng có nhiều điểm dị biệt. 
“Con người là một sinh vật duy nhất biết mình phải chết”. Lời của một 
triết gia phản ánh nỗi ám ảnh, day dứt của con người về sự sống và cái chết, 
cũng là những ám ảnh, day dứt về thời gian. Thời gian trôi qua vô hình nhưng 
để lại dấu ấn sâu đậm trong các biến cố lịch sử, trong các thành quả của nhân 
loại. Câu hỏi về thời gian vẫn hấp dẫn con người qua mọi thời đại. Bởi thế, 
các nhà triết học, vật lý học thường dành một vị trí nhất định cho vấn đề thời 
gian trong các công trình nghiên cứu của mình. Cách đây gần 2.600 năm, Phật 
giáo đã có một cái nhìn khá sâu sắc, độc đáo về thời gian, trong đó có nhiều 
điểm tương đồng kỳ lạ với quan niệm về thời gian của vật lý học hiện đại. Với 
tinh thần “cầu đồng tôn dị”, việc tìm hiểu quan niệm về thời gian trong Phật 
giáo và vật lý học hiện đại là để hiểu thêm về những tương đồng, dị biệt trong 
hai nền văn hoá Đông - Tây nhằm xây dựng một nền văn hoá nhân văn, khai 
phóng và dung thông trong thời đại toàn cầu hoá ngày nay. 
1. Quan niệm về thời gian trong Phật giáo 
Từ gần 2000 năm TCN, người ấn Độ đã dành một phần tâm trí của 
mình cho vấn đề thời gian. Trong kinh Veda - bộ kinh cổ nhất của ấn Độ và 
Vũ Ngọc Quyết – K17 LL&PPDHBM Vật Lý 
19 
nhân loại, thời gian là vị thần Rudra huỷ diệt sự sống, bên cạnh thần Phạm 
Thiên sáng tạo sự sống, thần Visnu bảo vệ sự sống. Bởi thế, ám ảnh về thời 
gian và khát vọng vượt thoát sự ám ảnh ấy, cũng có nghĩa là khát vọng vượt 
thoát cái chết, kiếp luân hồi, nỗi khổ đau nhân thế luôn thường trực trong tâm 
hồn người ấn. Tuy nhiên, cái nhìn về thời gian của họ không giống với cái 
nhìn về thời gian của người phương Tây. Người ấn không đo sự vận động của 
sự vật trong dòng chảy của thời gian từ quá khứ đến tương lai bằng niên đại 
chính xác. Trong sử sách ấn Độ, thời gian của các biến cố thường chỉ được 
tính áng chừng. Vượt lên những biến dịch không cùng của đời sống, người ấn 
truy tìm một bản thể vĩnh hằng, tĩnh lặng miên viễn, không biên kiến, thị 
phi... Tư tưởng đó thể hiện đậm nét trong quan niệm của Phật giáo về thời 
gian. 
Vấn đề thời gian trong Phật giáo được xem xét một cách khá toàn diện 
với nội hàm phong phú, sâu sắc: thời gian qua từng satna và từng kiếp; thời 
gian ở khía cạnh khách quan và khía cạnh chủ quan, thời gian trên phương 
diện tục đế (samaritil) và phương diện chân đế (paramatha) ... 
a/ Kiếp và satna 
Phật giáo thường dùng hai thuật ngữ làm phương tiện đo thời gian: kiếp 
là đơn vị đo thời gian cực đại; satna là đơn vị đo thời gian cực tiểu. Kiếp 
(kalpa) - đơn vị đo thời gian dài, được Phật giáo nguyên thuỷ chia thành tiểu 
kiếp, trung kiếp, đại kiếp. Mỗi tiểu kiếp bằng 16.800.000 năm. Mỗi trung kiếp 
bằng 20 tiểu kiếp nghĩa là bằng 336.000.000 năm. Một đại kiếp bằng 4 trung 
kiếp (thành kiếp, trụ kiếp, hoại kiếp, không kiếp), nghĩa là bằng 
1.344.000.000 năm. Sự lâu dài của một kiếp được ví như thời gian tảng đá 
vuông rộng 40 dặm mòn hết khi bị chiếc áo tiên đều đặn 100 năm một lần 
phất vào. Hay giống như một cái thành lớn có bề cao và các mặt đều rộng 40 
dặm đựng đầy hạt cải, cứ 100 năm lấy ra một hạt cải, chừng nào hết thì hết 
Vũ Ngọc Quyết – K17 LL&PPDHBM Vật Lý 
20 
một kiếp. Về sau, các bộ phái Phật giáo có cách phân chia về kiếp khác nhau, 
căn cứ vào tính chất, độ dài của sự biến đổi trong các sự vật khác nhau. Luận 
Đại Trí độ chia kiếp thành Tiểu kiếp và Đại kiếp; luận Đại Tì bà sa chia thành 
Trung gian kiếp, Thành hoại kiếp và Đại kiếp; luận Câu xá chia thành Trung 
kiếp, Thành kiếp, Đại kiếp và Hoại kiếp; luận Chương sở tri chia thành Trung 
kiếp, Thành kiếp, Trụ kiếp, Đại kiếp, Hoại kiếp, Không kiếp... Tuy nhiên, vũ 
trụ có vô vàn thế giới mà sự thành trụ của thế giới này là sự hoại không của 
thế giới khác. Bởi vậy, thời gian ở những cảnh giới khác nhau cũng khác 
nhau. Một kiếp trong thế giới Sabà của Phật Thích Ca bằng 1 ngày đêm trong 
thế giới Cực lạc của Phật Adiđà, một kiếp trong thế giới Cực lạc của Phật 
Adiđà bằng 1 ngày đêm trong thế giới Casa tràng của Phật Kim An Kiên... 
Đơn vị đo thời gian nhỏ nhất trong Phật giáo là satna (ksana). Phật giáo 
nguyên thuỷ dùng khái niệm satna để chỉ sự biến đổi mau lẹ, vô thường của 
mọi sự vật, hiện tượng trong thế giới. Kinh Phật thường dùng cụm từ satna vô 
thường. Về sau, các bộ phái Phật giáo bàn cụ thể hơn về satna trong thuyết vi 
trần và thuyết satna. Trong Luận câu xá, Thế Thân định nghĩa satna là một 
hạn kỳ cực tiểu để một thể tính được tựu thành và biến mất ngay. Một satna 
bằng 1/60 lần tráng sĩ đưa cánh tay ra và xếp lại. Một satna vật chất lại bằng 
16 satna tư tưởng, bởi sự biến đổi của tư tưởng nhanh hơn sự biến đổi vật 
chất. Theo Địa tạng pháp số, trong một niệm (một tư tưởng) có 90 satna. 
Trong một satna có 900 lần sinh diệt. 120 satna tiếp nối thành một hàng satna, 
16 hàng satna thành một lạp phước, 20 lạp phước thành một giờ (Phẩm Phân 
biệt thế gian - Luận Câu xá). 
Việc phân biệt thời gian bằng khái niệm kiếp và satna chứng tỏ năng 
lực cảm nhận tinh tế của Phật giáo về sự biến đổi vô thường trong thế giới vi 
mô và vĩ mô. 
Vũ Ngọc Quyết – K17 LL&PPDHBM Vật Lý 
21 
b/ Thời gian vô thuỷ vô chung 
ở góc độ bản thể luận, từ luật vô thường và lý nhân duyên, Phật giáo 
xem xét thời gian trong vô cực. Đây là điểm khác biệt cơ bản giữa Phật giáo 
và Thiên Chúa giáo. Trong Kinh thánh, tuyên ngôn của Chúa: “Ta đã thả cá 
để một ngày ta quăng lưới”, “Ta đã gieo cả lúa mì và cỏ dại để một ngày ta 
gặt về tất cả” (Kinh Cựu ước) là lời khẳng định thời gian có điểm khởi đầu 
(ngày Chúa sáng thế) và hồi kết thúc (ngày tận thế). Phần lớn các tôn giáo 
trên thế giới đều băn khoăn truy tìm nguyên nhân đầu tiên của thế giới ở một 
thế lực tinh thần tối cao và khắc khoải bi quan về giây phút cuối cùng của 
ngày tận thế. Trái lại, bằng lý nhân duyên, Phật giáo không thừa nhận có một 
thời gian tối hậu. Thời gian chẳng qua chỉ là tên gọi cho sự tiếp nối tương tục 
của nhân quả. Đó là dòng vận hành liên tục của thực tại khách quan, thể hiện 
qua sự biến đổi triền miên của vạn vật. Thời gian gắn liền với sự vận động 
của mọi sự vật, hiện tượng trong thế giới, với dòng chảy của cuộc đời: 
“Không một khoảnh khắc nào, một mảy may nào của thời gian mà dòng sông 
lại không ngừng trôi chảy” (Kinh Tăng chi IV). Hướng dòng chảy của thời 
gian qua ba thời: quá khứ, hiện tại và tương lai. Nhưng thế giới là một tấm 
lưới không - thời gian đan mắc bởi vô số các sự vật hiện tượng trong lý nhân 
duyên. Bởi vậy, ba thời dung thông nhau trong trùng trùng duyên khởi. Thời 
gian trong vòng tuần hoàn khép kín của kiếp luân hồi, không có điểm khởi 
đầu và không có hồi kết thúc (vô thuỷ vô chung). Trong vòng luân hồi bất tận 
đó, quá khứ nơi này trở thành tương lai nơi khác. Cái chết trong thời gian 
cũng chỉ như thay một bộ y phục thể xác, như hạt giống rơi xuống đất lại mọc 
lên thành cái cây, như mặt trời lặn ở phương Tây lại mọc lên ở phương Đông 
vậy. 
Vũ Ngọc Quyết – K17 LL&PPDHBM Vật Lý 
22 
c/ Thời gian trên phương diện tục đế và chân đế 
ở góc độ nhận thức luận, Phật giáo xem xét thời gian trên hai phương 
diện: tục đế và chân đế. 
Trên phương diện tục đế (samaritil) - phương diện nhận thức của những 
người bình thường, thời gian chia làm ba thì: quá khứ, hiện tại và tương lai. 
Phái Hữu bộ cho rằng, tam thế thực hữu, pháp thể hằng hữu (ba thế giới thực 
có, pháp thể thường còn). 
Vì thế giới là thực có chứ không phải là ảo ảnh, nên sự tồn tại của thời 
gian qua ba thời cũng là một thực tế. Thời gian tuần tự trôi chảy theo dòng 
tuyến tính từ quá khứ, qua hiện tại tới tương lai. 
Trên phương diện chân đế (paramatha), phương diện thời gian của 
người đã giác ngộ, giải thoát, cũng có nghĩa là người đã vượt thoát khỏi sự 
ràng buộc của thời gian thì không còn thời nào nữa trong thời gian, kể cả thời 
gian cũng không còn nữa. Đó là trạng thái của Thái tử Sidhatha 49 ngày đêm 
ngồi thiền dưới gốc cây Bồ đề bên dòng Nikiềnliên. Khi nhìn thấy sao Mai 
mọc, Thái tử bỗng nhiên bừng tỉnh ngộ. Trong một satna ngắn ngủi, Thái tử 
thành Phật bởi đã đạt được sự giác ngộ cao nhất, hiểu thấu được vạn vật, hiểu 
thấu được quá khứ, hiện tại và tương lai để không còn bị ám ảnh bởi thời 
gian. Tuyên ngôn “Chính lúc này đây ta thành Phật” là lời tuyên ngôn cao đẹp 
về giá trị con người, đồng thời cũng là lời tuyên ngôn của con người đã vượt 
thoát được sự chi phối của thời gian để đạt tới cõi vĩnh hằng trong chính tâm 
thức mình (giải thoát - moska). Trạng thái Niết bàn (Nirvana) là trạng thái 
tâm linh thanh thản, yên tĩnh, sáng suốt của người đã giải thoát. Niết bàn cũng 
chính là sự ngưng đọng vĩnh cửu của thời gian trong satna hiện tại, không còn 
nhân quả, không còn sinh tử luân hồi. Con người “không truy tìm quá 
khứ/không ước vọng tương lai”, sống trong từng satna của đời sống hiện tại. 
Bởi thế, đức Phật còn có tên là Như Lai (Tathagatha), nghĩa là người đã đến 
Vũ Ngọc Quyết – K17 LL&PPDHBM Vật Lý 
23 
như thế, thực chất là người không từ đâu đến mà cũng không đi đâu. Người 
sống trong hiện tại tuyệt đối, vĩnh hằng. 
Từ quan niệm vạn pháp duy tâm tạo, Phật giáo Đại thừa nhấn mạnh đến 
tính Không của thời gian. Tính Không không đồng nghĩa với chủ nghĩa hư vô, 
phủ định thế giới hiện tượng, phủ định hoàn toàn thời gian. Nó gắn với sự vô 
thường của thế giới. Trong kinh Kim cương, thế giới biến ảo giống như “ngôi 
sao mờ dần buổi bình minh, một chiếc lá trên dòng sông, một ánh chớp trong 
đám mây mùa hè, một ngọn đèn le lói, một bóng hình, một giấc mộng”. Buổi 
tối, nửa đêm hay sớm mai cũng chỉ còn là ảo ảnh: 
“Buổi tối nghe gà gáy sáng 
Nửa đêm thấy mặt trời soi”. 
Nói như lời của Swami Vivekananda: “Thời gian, không gian và mối 
liên hệ nhân quả giống như một tấm kính ta nhìn xuyên qua nó để thấy cái 
tuyệt đối... Trong tuyệt đối thì không có thời gian, lẫn không gian, lẫn quan hệ 
nhân quả”. 
Nhà sư Đức Sơn (Nhật Bản) trên đường đi tới Đài Sơn dừng chân bên 
quán nhỏ gọi điểm tâm. Bà lão bán quán là người am tường Phật giáo bèn thử 
thách nhà sư bằng câu hỏi khó, nếu nhà sư trả lời được thì mới được điểm 
tâm: 
- Kinh Kim cương viết: 
“Quá khứ tâm bất khả đắc 
Hiện tại tâm bất khả đắc 
Vị lai tâm bất khả đắc” 
Vậy thầy muốn điểm cái tâm nào đây? 
(Điểm tâm còn có nghĩa là điểm vào cái tâm). Không trả lời được câu 
hỏi hóc búa đó, nhà sư đành nhịn đói ra đi. Việc điểm tâm xảy ra trong thời 
gian. Trong kinh Kim cương không có thời nào cả. Quá khứ - tương lai, hữu 
Vũ Ngọc Quyết – K17 LL&PPDHBM Vật Lý 
24 
hạn - vô hạn đồng nhất trong từng satna của đời sống hiện tại. Cái lưu chuyển 
vô thường và cái bất tử vĩnh hằng cũng chỉ là một trong tâm người giải thoát. 
Con người giải thoát sống trong ánh sáng vĩnh cửu, tự mình trở thành ánh 
sáng, trở thành dòng chảy. Khi đó, con người sẽ: 
“Bất sinh diệc bất diệt 
Bất thường diệc bất đoạn 
Bất nhất diệc bất nhị 
Bất lai diệc bất xuất”. 
Khi hướng vào tâm tìm giải thoát, gạt bỏ đi những phân biệt sinh - tử, 
thường - đoạn, một - hai, đến - đi, không còn cách biệt ta và tha nhân, quá khứ 
và tương lai... thì chỉ còn một sự đồng nhất tuyệt đối của cái Không tĩnh lặng 
đến vô cùng trong tâm người giải thoát. Sống trong ánh sáng vĩnh cửu, con 
người đã quét sạch ý niệm về cái tương đối, không người không vật, không 
cảnh k

File đính kèm:

  • pdfMot_so_quan_diem_tuong_dong_giua_phat_giao_va_vat_li_hien_dai_20150725_110443.pdf