Tiểu luận Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề cơ khí của khoa cơ điện trường dân tộc nội trú huyện Tri Tôn

Trường Trung cấp nghề Dân tộc Nội trú tỉnh An giang được thành lập theo quyết định số 1886/QĐ-UBND và Quyết định sô 1738/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang về việc thành lập Trường Trung cấp nghề Dân tộc Nội trú tỉnh An giang trên cơ sở nâng cấp từ Trung tâm dạy nghề của Huyện Tri Tôn, trụ sở chính của trường đặt tại ấp Tô Hạ, Xã Núi Tô, Huyện Tri Tôn, Tỉnh An giang, đây là một xã rất khó khăn về kinh tế. Trường Trung cấp nghề Dân tộc Nội trú tỉnh An giang được khởi công xây dựng từ tháng 02 năm 2009 với tổng diện tích của trường là 31.275 m2 và tổng mức đầu tư xây dựng theo dự án là 82,4 tỷ đồng.

doc29 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1360 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Tiểu luận Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề cơ khí của khoa cơ điện trường dân tộc nội trú huyện Tri Tôn, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
khỏi thị trường lao động. Muốn thoát khỏi vòng luẩn quẩn này, buộc những người này bằng cách này hay cách khác phải nâng cao “vốn nhân lực” của mình và cách hiệu quả nhất là đầu tư vào đào tạo nghề. Như vậy, đào tạo nghề vô hình trung, trở thành một nhân tố làm giảm số lượng những người “yếu thế” trên thị trường lao động và như vậy, xét ở khía cạnh quốc gia, an sinh xã hội được đảm bảo hơn, nhà nước đỡ phải chi phí nhiều hơn cho các loại trợ cấp xã hội, do nghèo đói, do không có việc làm...
Trong Chiến lược phát triển kinh tế- xã hội Việt nam 2011-2020, đã nêu rõ: “Đến năm 2020, chỉ số phát triển con người (HDI) đạt nhóm trung bình cao của thể giới; lao động qua đào tạo đạt trên 70%, đào tạo nghề chiếm 55% tổng lao động xã hội”. Đây là một định hướng rất rõ ràng về phát triển kinh tế- xã hội đất nước, trong đó khẳng định vai trò của đào tạo nghề đối với việc đảm bảo an sinh xã hội. Mục tiêu tăng tỷ lệ lao động qua đào tạo và đào tạo nghề là tiền đề, là điều kiện và cơ hội để người lao động có được công ăn, việc làm tử tế, có thu nhập ổn định. Khi người lao động có kỹ năng nghề nghiệp thì họ có cơ hội tốt hơn tham gia vào thị trường lao động và như vậy, làm tăng tỷ lệ người lao động có việc làm, điều này cũng đồng nghĩa với tỷ lệ thất nghiệp, tỷ lệ nghèo của lực lượng lao động giảm xuống. Đào tạo nghề, như đã nêu trên, giúp cho những đối tượng yếu thế trong xã hội, nhất là những người nghèo, đặc biệt là người nghèo ở nông thôn có được kỹ năng nghề nghiệp cần thiết, từ đó vươn lên thoát khỏi cảnh nghèo một cách bền vững. 
        Ở các nước đã trải qua quá trình công nghiệp hóa, nhu cầu của nền kinh tế công nghiệp đòi hỏi phải phát triển đội ngũ lao động có kiến thức, có kỹ năng nghề nghiệp cao, có khả năng làm chủ được các phương tiện, máy móc, làm chủ được công nghệ. Quá trình công nghiệp hóa dài hay ngắn, ngoài các yếu tố về cơ chế, chính sách và thể chế, phụ thuộc vào năng lực của đội ngũ lao động kỹ thuật này. Đây có thể nói là nhu cầu khách quan của nền kinh tế, đòi hỏi Chính phủ các nước phải đầu tư cho đào tạo nghề. Trong từng giai đoạn phát triển của nền kinh tế, đòi hỏi quy mô và cơ cấu giáo dục- đào tạo nghề và qua đó đòi hỏi quy mô và cơ cấu nhân lực kỹ thuật khác nhau. Nếu như ở thời kỳ phát triển thấp, cơ cấu giáo dục – đào tạo theo trật tự ưu tiên sẽ là giáo dục phổ thông- giáo dục nghề nghiêp và giáo dục đại học ( và cơ cấu nhân lực sẽ là lao động phổ thông- công nhân kỹ thuật bậc thấp và bậc trung- lao động kỹ thuật bậc cao và lao động quản lý); thì ở thời kỳ nền kinh tế phát triển cao ( nhất là trong nền kinh tế tri thức) , cơ cấu trên sẽ là giáo dục đại học- giáo dục nghề nghiệp và giáo dục phổ thông ( và cơ cấu nhân lực sẽ là lao động kỹ thuật bậc cao và lao động quản lý- công nhân kỹ thuật bậc trung và bậc thấp- lao động phổ thông) hoặc trong thời kỳ.Ngược lại, đào tạo nghề lại là động lực thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Nếu hệ thống đào tạo yếu kém, chất lượng thấp thì nguy cơ tạo ra nguồn nhân lực chất lượng thấp và sẽ kìm hãm sự phát triển kinh tế, làm tăng nguy cơ tụt hậu của đất nước trong bối cảnh toàn cầu hóa và Hội nhập kinh tế thế giới. Chính điều này cho thấy vai trò chiến lược của đào tạo nghề đối với sự phát triển của đất nước, nhìn cả từ khía cạnh kinh tế và khía cạnh an sinh xã hội. Do vậy, đầu tư cho đào tạo nghề là một sự đầu tư cho phát triển bền vững đất nước. Nhận thức rõ điều này, trong thời gian gần đây, Đảng và Nhà nước ta đã chú trọng đến phát triển đào tạo nghề. Trong thời gian tới, đào tạo nghề sẽ phát triển theo hai hướng cơ bản:
          + Phát triển đào tạo nghề trình độ cao, có những nghề đạt trình độ và có những trường nghề đạt đẳng cấp các nước trong khu vực ASEAN và thế giới, nhằm đào tạo những lao động có kỹ năng nghề nghiệp cao, đáp ứng nhu cầu của các ngành kinh tế mũi nhọn, các nghề trọng điểm, tạo “chìa khoá” để tăng sức cạnh tranh của nền kinh tế trong bối cảnh Hội nhập. 
         + Phổ cập nghề cho người lao động, nhất là các nhóm lao động nông thôn, lao động nghèo, lao động ở thành thị chưa qua đào tạo nghề, nhằm trang bị cho họ những kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp cơ bản, có thể tham gia vào thị trường lao động với năng suất và chất lượng tốt hơn. Chiến lược phát triển kinh tế- xã hội 2011-2020 nêu rõ: Phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, tập trung vào việc đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục quốc dân là một trong ba khâu đột phá chiến lượcĐẩy mạnh dạy nghề và tạo việc làm, nhất là ở nông thôn và vùng đô thị hoá; hỗ trợ các đối tượng chính sách, người nghèo học nghề.
- Thế nào là nghề cơ khí.
Ngành nghề cơ khí được xem là một ngành nghề xương sống cơ bản nhất cho sự phát triển công nghiệp. Từ những cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật lần 1 đến nay, thì vai trò của ngành cơ khí rất lớn và hầu như không thể ngành nào có thể thay thế được. Việc ra đời của khoa học máy tính – truyền thông, của sự phát triển Điện – Điện tử cũng chỉ là đóng góp cho sự phát triển mạnh hơn của ngành Cơ khí, chứ không thể là yếu tố thay thế, trong lĩnh vực công nghiệp. Nhìn lại toàn bộ lịch sử loài người, ngành cơ khí có một lịch sử phát triển lâu đời nhất, cùng với sự phát triển của loài người (ngay từ thuở bộ tộc, dùng những công cụ bằng đá, kim loại để kiếm sống) đến một xã hội hiện nay (con người đã có những chuyến bay vào không gian). Tiếp tục trong những thế kỷ tới, ngành cơ khí vẫn là ngành nghề cơ bản và mang tính sống còn của loài người. Nhìn chung, theo xu hướng đào tạo chung của thế giới thì ngành cơ khí được chia ra làm hai nhóm có quan hệ mật thiết với nhau: 
Thứ 1. Nhóm ngành kỹ thuật Cơ khí và hệ thống: bao gồm các nhóm ngành về thiết kế sản phẩm, dịch vụ liên quan đến Cơ khí; xây dựng các công cụ hỗ trợ sản xuất; quản lý hệ thống một cách hiệu quả nhằm nâng cao năng lực sản xuất. 
Thứ 2. Nhóm ngành công nghệ chế tạo: gồm các chuyên ngành về chế tạo, lắp ráp, vận hành, bảo trì hệ thống sản xuất; robots phục vụ sản xuất, dịch vụ; thiết kế, chế tạo phương tiện giao thông vận tải (ô tô, tàu thủy, máy bay, phi thuyền), quân sự, không gian; tự động hóa quá trình sản xuất. Hiện nay nhóm này đang mở rộng thêm một số ngành về kỹ thuật y sinh, sản phẩm phục vụ cho công tác điều trị tại các bệnh viện. Dù chia hai nhóm nhưng trong bất kỳ một công ty sản xuất sản phẩm thì luôn phải có hiện diện của hai nhóm kỹ sư này kết hợp, hỗ trợ nhau hết sức chặt chẽ.
 b.Sự cần thiết phải đào tạo nghề cơ khí ở các trường Dân tộc nội trú hiện nay.
Kỹ thuật cơ khí là ngành phục vụ trong các lĩnh vực kỹ thuật và quản lý về sử dụng, bảo trì, thiết kế, chế tạo, nghiên cứu các loại máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ phục vụ cho nhiều lĩnh vực khác nhau như chế biến lương thực, thực phẩm, thủy hải sản, lâm sản; công nghiệp ô tô, xe máy; công nghiệp hóa chất, phân bón... Công nghệ cơ khí luôn là một trong những ngành then chốt đối với sự phát triển kinh tế - xã hội trên toàn thế giới. Ngày nay, tất cả các máy móc vận hành trong các dây chuyền sản xuất, hoạt động ở mọi nơi (trên và dưới mặt đất, trên mặt biển, dưới đáy biển, trên trời, ngoài vũ trụ) đều có sự đóng góp lớn của các nhà khoa học, các tổng công trình sư, kỹ sư, cán bộ kỹ thuật , công nhân cơ khí. 
 Điều kiện làm việc và cơ hội nghề nghiệp: Những người được đào tạo về cơ khí có thể làm việc ở mọi nơi trên đất nước họ và các nước khác trên thế giới trong mọi ngành công nghiệp và kinh tế khác nhau. Có thể tóm tắt trong một số lĩnh vực chính sau:
 - Công tác ở các viện nghiên cứu 
- Công tác ở các trường đại học, cao đẳng, trung cấp, dạy nghề.
- Làm việc trong các nhà máy, công ty sản xuất cơ khí của mọi lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, văn hóa, xã hội, quốc phòng.
- Làm việc ở mọi nơi có sử dụng máy móc, thiết bị vận hành.
Việt Nam đang nỗ lực thúc đẩy chiến lược phát triển công nghiệp hóa - hiện đại hóa để hội nhập với nền kinh tế thế giới sau khi gia nhập WTO nên cơ hội làm việc trong ngành cơ khí càng trở nên phong phú và rộng mở hơn bao giờ.
Một số nghề nghiệp trong ngành Công nghệ cơ khí:
- Cán bộ nghiên cứu khoa học và giảng dạy: Dành phần lớn thời gian làm việc trong phòng thí nghiệm, thư viện cùng với những thiết bị, dụng cụ chuyên dùng. Họ cũng thường xuyên lên lớp truyền đạt những tri thức của mình cho thế hệ trẻ yêu thích ngành cơ khí và không quên chuyển giao các kết quả nghiên cứu thành công cho các cơ sở sản xuất ứng dụng.
- Kỹ sư điều hành công nghệ: Trực tiếp gắn bó với các dây chuyền, thiết bị cơ khí trong phân xưởng sản xuất cùng công nhân để kịp thời khắc phục xử lý các sự cố có thể xảy ra và giám sát công việc, đảm bảo dây chuyền hoạt động đều đặn, đạt chất lượng yêu cầu.
- Kỹ sư giám sát: Thực hiện việc kiểm tra, giám sát các công đoạn trong dây chuyền gia công sản phẩm cơ khí, đảm bảo thực hiện đúng quy trình công nghệ với các điều kiện kỹ thuật, quy phạm, tiêu chuẩn của ngành cơ khí cũng như tiêu chuẩn của quốc gia, quốc tế.
- Kỹ sư thiết kế: Làm việc phần lớn trong văn phòng với các máy móc, thiết bị chuyên dụng cho công tác thiết kế như máy tính cài đặt phần mềm phù hợp, giá vẽ, bút thước Kỹ sư thiết kế luôn tư duy, tìm tòi để thiết kế ra những dây chuyền công nghệ ngày một tốt hơn. Họ cũng dành nhiều thời gian xuống phân xưởng để trực tiếp quan sát, rút kinh nghiệm.
- Cán bộ tư vấn và chuyển giao công nghệ: Là những chuyên gia giàu kinh nghiệm, trực tiếp tư vấn hoặc chuyển giao công nghệ cho các Bộ, ngành, cơ quan Nhà nước, các công ty, nhà máy, lựa chọn nhập khẩu các dây chuyền thiết bị chất lượng, đem lại hiệu quả kinh tế tốt nhất. 
1.2.Những chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về đào tạo nghề cơ khí trong các trường Dân tộc nội trú ở nước ta hiện nay.
- Theo Luật giáo dục 2005: 
Điều 32. Giáo dục nghề nghiệp
Giáo dục nghề nghiệp bao gồm:
1. Trung cấp chuyên nghiệp được thực hiện từ ba đến bốn năm học đối với người có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở, từ một đến hai năm học đối với người có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông;
2. Dạy nghề được thực hiện dưới một năm đối với đào tạo nghề trình độ sơ cấp, từ một đến ba năm đối với đào tạo nghề trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng.
Điều 33. Mục tiêu của giáo dục nghề nghiệp
Mục tiêu của giáo dục nghề nghiệp là đào tạo người lao động có kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp ở các trình độ khác nhau, có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, có sức khoẻ nhằm tạo điều kiện cho người lao động có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh.
Trung cấp chuyên nghiệp nhằm đào tạo người lao động có kiến thức, kỹ năng thực hành cơ bản của một nghề, có khả năng làm việc độc lập và có tính sáng tạo, ứng dụng công nghệ vào công việc.
Dạy nghề nhằm đào tạo nhân lực kỹ thuật trực tiếp trong sản xuất, dịch vụ có năng lực thực hành nghề tương xứng với trình độ đào tạo. 
Trong điều 7 của Luật dạy nghề được quốc hội khoá IX, kỳ họp lần thứ 10 thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2006 thì chính sách về phát triển dạy nghề như sau:
1. Đầu tư mở rộng mạng lưới cơ sở dạy nghề, nâng cao chất lượng dạy nghề góp phần bảo đảm cơ cấu nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; góp phần thực hiện phân luồng học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở và trung học phổ thông; tạo điều kiện phổ cập nghề cho thanh niên và đáp ứng nhu cầu học nghề của người lao động; đào tạo nghề cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài. 
2. Đầu tư có trọng tâm, trọng điểm để đổi mới nội dung, chương trình và phương pháp dạy nghề, phát triển đội ngũ giáo viên, hiện đại hoá thiết bị, đẩy mạnh nghiên cứu khoa học nhằm nâng cao chất lượng dạy nghề; tập trung xây dựng một số cơ sở dạy nghề tiếp cận với trình độ tiên tiến của khu vực và thế giới; chú trọng phát triển dạy nghề ở các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; đầu tư đào tạo các nghề thị trường lao động có nhu cầu, nhưng khó thực hiện xã hội hoá. 
3. Thực hiện xã hội hoá hoạt động dạy nghề, khuyến khích tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thành lập cơ sở dạy nghề và tham gia hoạt động dạy nghề. Khuyến khích nghệ nhân và người có tay nghề cao tham gia dạy nghề; khuyến khích, hỗ trợ dạy các nghề truyền thống và ngành nghề ở nông thôn. Các cơ sở dạy nghề bình đẳng trong hoạt động dạy nghề và được hưởng ưu đãi về đất đai, thuế, tín dụng theo quy định của pháp luật.
4. Hỗ trợ các đối tượng được hưởng chính sách người có công, quân nhân xuất ngũ, người dân tộc thiểu số, người thuộc hộ nghèo, người tàn tật, khuyết tật, trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, người trực tiếp lao động trong các hộ sản xuất nông nghiệp bị thu hồi đất canh tác và các đối tượng chính sách xã hội khác nhằm tạo cơ hội cho họ được học nghề để tìm việc làm, tự tạo việc làm, lập thân, lập nghiệp. 
Theo Chiến lược phát triển Dạy nghề thời kỳ 2011 – 2020 xác định: mục tiêu tổng quát đến năm 2020, dạy nghề đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động cả về số lượng và chất lượng, cơ cấu nghề và trình độ đào tạo; chất lượng đào tạo  một số nghề đạt trình độ các nước phát triển trên thế giới; hình thành đội ngũ lao động lành nghề, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia; phổ cập nghề cho người lao động, góp phần thực hiện chuyển dịch cơ cấu lao động, nâng cao thu nhập, giảm nghèo vững chắc, đảm bảo an sinh xã hội. Các mục tiêu cụ thể: nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt 40%, tương đương 23,5 triệu người vào năm 2015 và 55% vào năm 2020, tương đương 34,4 triệu người. 
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGHỀ CƠ KHÍ CỦA KHOA CƠ ĐIỆN TRƯỜNG DÂN TỘC NỘI TRÚ HUYỆN TRI TÔN TỪ NĂM 2010 – 2012
2.1.Khái quát đặc điểm chủ yếu về tổ chức bộ máy và phương thức hoạt động đào tạo nghề cơ khí của Khoa cơ điện trường Dân tộc nội trú huyện Tri Tôn hiện nay
a.Đặc điểm về sự hình thành, cơ cấu tổ chức bộ máy.
Trường Trung cấp nghề Dân tộc Nội trú tỉnh An giang được thành lập theo quyết định số 1886/QĐ-UBND và Quyết định sô 1738/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang về việc thành lập Trường Trung cấp nghề Dân tộc Nội trú tỉnh An giang trên cơ sở nâng cấp từ Trung tâm dạy nghề của Huyện Tri Tôn, trụ sở chính của trường đặt tại ấp Tô Hạ, Xã Núi Tô, Huyện Tri Tôn, Tỉnh An giang, đây là một xã rất khó khăn về kinh tế. Trường Trung cấp nghề Dân tộc Nội trú tỉnh An giang được khởi công xây dựng từ tháng 02 năm 2009 với tổng diện tích của trường là 31.275 m2 và tổng mức đầu tư xây dựng theo dự án là 82,4 tỷ đồng. Đối với đồng bào dân tộc thiểu số của hai huyện Tri Tôn và Tịnh Biên khi trường Trung cấp nghề Dân tộc Nội trú An giang được Tỉnh và Trung ương tập trung đầu tư xây dựng, cùng với các chính sách ưu đãi đặc thù sẽ thu hút, thúc đẩy công tác dạy và học nghề phát triển nhanh trong thời gian tới của hai huyện Tri tôn và tịnh Biên nói riêng và người dân tộc thiểu số cả tỉnh nói chung, Trường chỉ xét tuyển đầu vào ưu tiên cho các con em người dân tộc không riêng gì về khơmer mà cả người dân tộc thiểu số Chăm  đang sinh sống ở các huyện: Tri tôn, Tịnh Biên, Tân Châu, Châu Thành, Châu Phú, Thoại Sơn. 
	Về cơ cấu nhân sự của tổ chức bộ máy rất ít từ khi thành lập chỉ có 9 đồng chí giáo viên đang công tác tại các trường phổ thông trong huyện Tri Tôn, trong đó có 8 giáo viên văn hoá và một giáo viên là kỹ sư nhưng đến nay trường đã được 56 giáo viên, trong đó:
- Ban giám hiệu: Có 2 đ/c; một đồng chí hiệu trưởng và một đồng chí hiệu phó. Trong đó một đồng chí là người dân tộc.
- Cán bộ phòng chức năng: 6 đ/c trong đó có 2 đ/c là người dân tộc.
- Cán bộ lãnh đạo khoa chuyên môn : 4 đ/c trong đó có 2 đ/c là người dân tộc.
- Giáo viên, nhân viên của trường: 44 đ/c trong đó 24 đ/c là người dân tộc.
Đội ngũ cán bộ , giáo viên có tâm huyết với công tác đoà tạo nghề, có nguyện vọng công tác gắn bó lâu dài với nhà trường để đào tạo nghề cho con em người dân tộc thiểu số của tỉnh.
 b.Đặc điểm về phương thức hoạt động đào tạo nghề cơ khí. 
Vào tháng 03 năm 2011 trường trung cấp nghề Dân tộc Nội trú An giang đã tổ chức lễ công bố thành lập trường và chính thức tuyển sinh được 12 lớp trung cấp nghề với 268 học sinh tham gia học ở 5 nghề:
- Tin học văn phòng.
- Sửa chữa, lắp ráp cài đặt máy tính.
- Điện công nghiệp.
- Hàn.
- Bảo vệ thực vật.
Tuy nhiên vấn đề đào tạo nghề Hàn của khoa cơ điện hiện nay gặp rất nhiều khó khăn bởi vì khoa cơ điện được thành lập trên cơ sở nâng cấp từ tổ bộ môn dạy nghề ban đầu chỉ có nhân sự nhưng đến nay có 10 nhân sự gồm các cử nhân, kỹ sư ở 2 lĩnh vực chế tạo máy và điện công nghiệp. Nhưng đa phần chủ yếu là các kỹ sư điện công nghiệp chiếm tỉ lệ 70% cho nên đây cũng là vấn đề đặt ra rất khó khăn cho khoa cơ điện. Trường tuyển sinh ở các ngành nghề nên nghề cơ khí của khoa cơ điện hiện nay chỉ tuyển được 2 khoá là Hàn Khoá 1 và Hàn Khoá 2 còn các nghề thuọcc lĩnh vực cơ khí như: tiện, phay, bào thì khoong mở lớp được vì trường mới thành lập được sự hổ trợ 100% từ ngân sách của nhà nước nên máy móc không được trang bị đầy đủ cho cả lĩnh vực cơ khí. 
Hình thức đào tạo của nhà trường là các em học sinh phải học song song các môn văn hoá với các môn học- mô đun nghề , cho nên đây cũng là khó khăn cho khoa cơ điện trong việc giảng dạy, bởi vì học sinh khi tiếp cận với với các môn học nghề các em phải được trang bị một lượng kiến thức văn hoá tương đối vững vàng mới có đủ điều kiện học được các môn học nghề, đồng thời đối tượng đầu vào của trường chỉ là xét tuyển kiến thức văn hoá chưa trang bị đầy đủ học sinh không thể tiếp thu các kiến thức khoa học xã hội và mang tính thực tiển ứng dụng trong đời sống và trong sản xuất làm cho chất lượng đào tạo của nghề Hàn gặp rất nhiều khó khăn.
Một vấn đề đặt ra nữa là đối tượng tuyển sinh của trường trung cấp nghề Dân tộc Nội trú An giang là học sinh dân tộc thiểu số đã tốt nghiệp trung học phổ thông và tốt nghiệp trung học sơ sở điều được xét tuyển vào học tại trường nhưng chỉ có 96% học sinh đã tốt nghiệp trung học phổ thông nên nhà trường phải lựa chọn phương án đào tạo theo hệ trung học cơ sở như vậy các em đã tốt ghiệp trung học phổ thông sau khi được trúng tuyển vào ngành nghề mình đã chọn chỉ học 1 đến 3 môn học/ môđun nghề trong học kỳ, không tham gia học văn hoá trong chương trình lớp 10,11,12 đây cũng là vấn đề gặp khó khăn trong việc duy trì sĩ số của lớp hàn. 
 Ngày nay, có hàng ngàn loại máy móc thiết bị phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội như nông nghiệp, công nghiệp, giao thông vận tải, thông tin liên lạcnhư máy tiện, máy phay, máy bào, máy đóng hộp, máy gặt đập liên hợp, xe tải, xe container, xe ô tô, máy xúc, tàu thủy, máy bay... Các loại máy móc, phương tiện trên là đối tượng của nghề Hàn.
 * Sự phù hợp nghề:
- Học ngành này trong quá trình thực tập thường xuyên phải tiếp xúc với dầu nhớt, các bộ phận máy móc làm bằng kim loại nên thường rất nặng, do vậy sẽ khó khăn nhiều cho các học sinh nữ khi muốn theo đuổi nghề này.
- Trong quá trình học và làm việc thường xuyên sử dụng tay chân cho các công việc thiết kế, điều khiển, lắp ráp... vì vậy nghề này hạn chế với khuyết tật chân - tay, mù màu vàng, xanh, đỏ.
 * Về chươg trình đào tạo: 
 Kiến thức:
- Khối kiến thức lý luận, chính trị, quan điểm, tư tưởng: chủ nghĩa Mác-Lênin, Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, Tư tưởng Hồ Chí Minh
- Khối kiến thức khoa học cơ sở: Toán, Lý, Hóa, tin học, anh v

File đính kèm:

  • doctieu_luan_trung_cap_20150727_104500.doc