Tích hợp kiến thức các môn Vật lý, Toán học, Sinh vật, Địa lí và Giáo dục công dân vào giảng dạy bài "Oxi" môn Hóa học 10

1- Tác dụng với kim loại.

- GV: yêu cầu HS các nhóm làm TN0 ( GV hướng dẫn HS làm thí nghiệm đốt magie, yêu cầu HS quan sát màu ngọn lửa.)

- GV: Gọi một HS nêu hiện tượng, rút ra nhận xét và viết PTPƯ.

- Trình chiếu kết luận và PTHH.

-GV yêu cầu HS viết pt giải thích hiện tượng thanh sắt lâu ngày để ngoài trời bị gỉ, đồng thời xác định vai trò của oxi trong các phản ứng.

- GV yêu cầu HS nhận xét về các kim loại tác dụng với oxi, các kim loại không tác dụng với oxi.

2- Tác dụng với nhiều phi kim.

- GV: yêu cầu HS các nhóm theo dõi TN0 ( GV làm thí nghiệm đốt cacbon, lưu huỳnh, yêu cầu HS quan sát màu ngọn lửa.)

 

doc12 trang | Chia sẻ: hoanphung96 | Lượt xem: 766 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tích hợp kiến thức các môn Vật lý, Toán học, Sinh vật, Địa lí và Giáo dục công dân vào giảng dạy bài "Oxi" môn Hóa học 10, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Ninh
Trường THPT HOÀNG HOA THÁM
Địa chỉ: xã Hoàng Quế - huyện Đông Triều – tỉnh Quảng Ninh.
Điện thoại: 01688 602 607
Email: dangthithuylinh.c3hht @ quangninh.edu.vn
 BÀI DỰ THI
BÀI GIẢNG TÍCH HỢP KIẾN THỨC LIÊN MÔN
MÔN HÓA HỌC LỚP 10.
THÔNG TIN VỀ GIÁO VIÊN
Họ và tên: Đặng Thị Thùy Linh – Khúc Thị Hà
PHỤ LỤC III
PHIẾU MÔ TẢ HỒ SƠ DẠY HỌC DỰ THI CỦA GIÁO VIÊN
I. Tên hồ sơ dạy học: 	
TÍCH HỢP KIẾN THỨC CÁC MÔN VẬT LÝ, TOÁN HỌC, SINH VẬT, ĐỊA LÍ VÀ GIÁO DỤC CÔNG DÂN VÀO GIẢNG DẠY BÀI “OXI” 
MÔN HÓA HỌC 10.
II. Mục tiêu dạy học:
1. Về kiến thức:
Biết được
Oxi : Vị trí , cấu hình lớp electron ngoài cùng, tính chất vật lí, phương pháp điều chế oxi trong ptn và trong công nghiệp.
Ozon là dạng thù hình của oxi, điều kiện tạo thành ozon, ozon trong tự nhiên và ứng dụng của nó, ozon có tính oxi hóa mạnh hơn oxi.
Hiểu được:
Oxi và ozon đều có tính oxi hóa rất mạnh, ứng dụng của oxi.
2.Về kỹ năng:
Dự đoán tính chất, kiểm tra , kết luận được về tính chất hóa học của oxi , ozon.
Rèn luyện cho học sinh kỹ năng quan sát thí nghiệm rút ra được nhận xét về tính chất, điều chế.
Học sinh viết được phản ứng của lưu huỳnh với một số kim loại và phi kim
Viết pt minh họa tính chât và điều chế.
Tính % V khí oxi và ozon trong hỗn hợp.
3.Thái độ, tình cảm
Thái độ: - Học sinh cần có năng lực vận dụng những kiến thức liên môn sau để giải quyết các vấn đề bài học đặt ra:
+ Môn vật lý: - Biết cách sử dụng bình cầu hợp lí để điều chế oxi trong phòng thí nghiệm và tận dụng tính không tan trong nước của khí oxi để thu khí bằng phương pháp đẩy nước.
+ Môn toán học: - Biết vận dụng những kiến thức toán học để biến đổi các công thức tính toán về lượng chất những công thức chuyển đổi giữa các đại lượng để thực hiện 1 bài toán hóa.
+ Môn sinh học: - Biết được các lợi ích của oxi, ozon cũng như tác hại của ozon đối với sức khỏa con người.
+ Môn GDCD: - Giải thích vấn đề bảo vệ môi trường , biết trồng cây xanh, bảo vệ rừng để tăng lượng oxi, giảm khí cacbonic và sử dụng các thiết bị thân thiện với môi trường,giảm lỗ thủng tầng ozon.
- Nghiêm túc, hợp tác tốt , linh hoạt trong các hoạt động vận dụng kiến thức liên môn trong việc lĩnh hội kiến thức.
III. Đối tượng dạy học của bài học.
	- Số lượng học sinh: 34 em học sinh khối 10 của trường THPT HOÀNG HOA THÁM
- Đặc điểm của Học sinh: Đại trà
* Dự án mà chúng tôi thực hiện là môn hóa học 10, đối với môn này có 1 số thuận lợi sau:
	- Thứ nhất: các em học sinh lớp 10 đã tiếp cận và làm quen với kiến thức chương trình bậc THCS nói chung và môn hóa học nói riêng nên các em không còn bỡ ngỡ, lạ lẫm với những hình thức kiểm tra đánh giá mà giáo viên đề ra.
	- Thứ hai: Đối với kiến thức bài “ OXI – OZON” các em đã học ở lớp 8 nên cũng đã quen thuộc.
	- Thứ 3: Đối với các môn học khác cũng vậy như môn vật lý, sinh học, toán học.. các em cũng được tìm hiểu kiến thức liên quan đến môn hóa học trong đó có kiến thức về cách xây dựng 1 công thức tính toán, cách biến đổi các đại lượng trong 1 công thức, quá trình quang hợp. Vì vậy khi cần tích hợp kiến thức của một môn học nào đó vào vào bộ môn hóa học để giải quyết vấn đề trong bài học các em không cảm thấy bỡ ngỡ. Như vậy việc tích hợp được kiến thức của các môn học này để giải quyết vấn đề trong môn hóa học một cách rất thuận lợi.
IV. Ý nghĩa của dự án:
- Đối với thực tiễn dạy học: 
+ Nắm được tính chất vật lý và hóa học của rượu oxi, ozon.
+ Nắm được ứng dụng và cách điều chế oxi, ozon 
- Đối với thực tiễn đời sống: 
+ Học sinh hiểu được ý nghĩa về việc giữ gìn, bảo vệ bầu khí quyển trong lành và các ứng dụng của oxi – ozon trong cuộc sống để tăng thêm kĩ năng sống.
+ Biết được lợi ích của oxi ,ozon và tác hại khi phá rừng, hủy hoại tầng ozon.
V. Thiết bị dạy học, học liệu:
- Giaó viên: 
+ Máy trình chiếu, 
 + Dụng cụ: Bình cầu có nhánh, bình tam giác, chậu thủy tinh, nút cao su, ống dẫn khí, thìa sắt, đèn cồn, giá sắt.
+ Hóa chất: KClO3, MnO2, S, P, dây sắt, cồn.
- Học sinh: Nghiên cứu kĩ nội dung bài học
VI. Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học. 
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
Nội dung
Mô tả hoạt động của thầy và trò
Tư liệu, phương tiện, đồ dùng
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
HĐ1: Giới thiệu bài mới ( 2 phút)
- GV thuyết giảng: Khí oxi có tác dụng quan trọng trong việc duy trì sự sống của các loài sinh vật, với con người nó còn có tác dụng trong các lĩnh vực như công nghiệp hóa chất, luyện kim, y tế. Dạng thù hình của oxi là ozon cũng có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe của con người. Vậy oxi, ozon có CTCT như thế nào? Có tính chất và ứng dụng gì? Ta sẽ tìm hiểu trong bài học hôm nay.
- HS nghe giảng.
- Bảng trình chiếu:
- Slide 2 
+ Giới thiệu bài OXI - OZON
+ Nút lệnh: giới thiệu cấu trúc bài học.
HĐ2: A- Oxi – 
I.Vị trí và cấu tạo. ( 8 phút )
Mục tiêu:	
Viết được cấu hình của nguyên tử oxi, xác định được vị trí của oxi trong bảng tuần hoàn. Viết được công thức cấu tạo của phân tử oxi. 
Phương pháp: Phát vấn, trao đổi nhóm
A.OXI:
Vị trí và cấu tạo:
oxi ở ô thứ 8, 
chu kỳ 2, nhóm VIA.
Cấu hình e: 1s22s22p4, lớp ngoài cùng có 6e.
CTPT: O2; CTCT: O=O
GV yêu cầu HS viết cấu hình e và xác định vị trí của oxi trong bảng tuần hoàn.
 từ đó suy ra cấu tạo của phân tử O2.
GV làm thí nghiệm điều chế oxi để HS quan
HS viết cấu hình của oxi, xác định vị trí của oxi trong bảng tuần hoàn.
HS viết công thức cấu tạo của phân tử oxi 
- Bảng trình chiếu:
- Slide 3 
+ các câu hỏi về cấu hình , vị trí, cấu tạo của phân tử oxi.
+ Nút lệnh: các thông tin về cấu hình, vị trí, cấu tạo phân tử.
II.Tính chất vật lí ( 5 phút)
Mục tiêu: 
- Sử dụng kiến thức môn toán và môn vật lý cho HS tìm hiểu tính tan của oxi trong nước, màu sắc, tỉ khối hơi của oxi so với không khí 
- Vận dụng kiến thức môn địa lí để tính phần trăm thể tích của oxi trong không khí.
Phương pháp: Trực quan, phát vấn, trao đổi nhóm
II. Tính chất vật lý.
Khí oxi không màu, không mùi, không vị, nặng hơn kk , hóa lỏng ở -1830C., ít tan trong nước.
1. Tính chất vật lý.
- GV: Cho các nhóm HS quan sát lọ đựng oxi. Gọi HS nêu các tính chất vật lý của oxi (thể, màu, mùi)
- Gọi 1 HS lên bảng tính tỉ khối của oxi so với không khí.
- GV cho HS liên hệ thực tế và giải thích vì sao vào các buổi sang mùa hè, cá trong ao thường nổi lên mặt nước nhiều. 
- Chốt lại câu trả lời đúng.
- Trình chiếu tính chất vật lý của oxi. Và cho HS ghi bài.
- HS quan sát lọ đựng khí oxi, 1 HS trả lời câu hỏi
1 HS lên bảng tính tỉ khối
 1 HS khác nhận xét 
- HS liên hệ thực tế và giải thích.
- HS rút ra kết luận về tính chất vật lý của oxi
- HS ghi bài.
Bảng trình chiếu.
- 1 bình khí oxi
- Slide 5: 
+ Bảng trình chiếu kết luận về tính chất vật
HĐ3:Tính chất hoá học: (13’)
Mục tiêu: Biết được:- Tính chất hoá học. Quan sát thí nghiệm, hình ảnh , rút ra được nhận xét về tính chất hoá học.Viết các PTHH chứng minh tính chất của oxi, viết sự thay đổi số oxi hóa trong phương trình.
Vận dụng kiến thức về kĩ năng sống, bảo vệ môi trường qua các phương trình phản ứng hóa học đốt cháy các chất. 
Phương pháp: Làm thí nghiêm, hoạt động nhóm, làm việc cá nhân.
III. Tính chất hoá học: 
Oxi dễ nhận thêm 2e, độ âm điện lớn ® có tính oxi hóa mạnh.
Trong các hợp chất, thường thể hiện số oxi hóa là -2.
1.Tác dụng với nhiều kim loại 
( trừ Ag, Pt, Au)
-2
+2
0
0
2Mg + O2 ®2MgO
3Fe + 2O2 ®Fe3O4
2.Tác dụng với nhiều phi kim (trừ nhóm halogen):
-2
0
0
+4
-2
C + O2 ® CO2
-2
+4
0
0
 S + O2 ® SO2
3.Tác dụng với hợp chất:
2CO + O2 ®2CO2.
C2H5OH + 3O2 ®2CO2 + 3H2O
1- Tác dụng với kim loại.
- GV: yêu cầu HS các nhóm làm TN0 ( GV hướng dẫn HS làm thí nghiệm đốt magie, yêu cầu HS quan sát màu ngọn lửa..)
- GV: Gọi một HS nêu hiện tượng, rút ra nhận xét và viết PTPƯ.
- Trình chiếu kết luận và PTHH.
-GV yêu cầu HS viết pt giải thích hiện tượng thanh sắt lâu ngày để ngoài trời bị gỉ, đồng thời xác định vai trò của oxi trong các phản ứng. 
- GV yêu cầu HS nhận xét về các kim loại tác dụng với oxi, các kim loại không tác dụng với oxi.
2- Tác dụng với nhiều phi kim.
- GV: yêu cầu HS các nhóm theo dõi TN0 ( GV làm thí nghiệm đốt cacbon, lưu huỳnh, yêu cầu HS quan sát màu ngọn lửa..)
- GV: Gọi một HS nêu hiện tượng, rút ra nhận xét và viết PTPƯ.
- Trình chiếu kết luận và PTHH.
- GV lưu ý phản ứng đốt cháy nguồn nhiên liệu hóa thạch nói chung và than đá nói riêng bên cạnh lợi ích đem lại nguồn nhiệt cho con người còn gây ra những thiệt hại gì đối với sức khỏe con người cũng như tác hại đến thiên nhiên? Biện pháp khắc phục đặc biệt khi nguồn nguyên liệu này đang bị cạn kiệt?
-GV yêu cầu HS viết pt cho phản ứng cháy của cồn và khí CO
- HS các nhóm làm TN0 đốt magie, quan sát màu ngọn lửa
- HS nêu hiện tượng, rút ra nhận xét và viết PTPƯ.
+ Hiện tượng: magie cháy với ngọn sáng chói, toả nhiều nhiệt
+ Nhận xét : magie tác dụng mạnh với oxi khi đốt nóng.
+ PTPƯ: 	
2Mg + O2 ® 2MgO
-HS trả lời
3Fe + 2O2 ® Fe3O4
- HS theo dõi màn hình.
- HS thảo luận nhóm trả lời: hầu hết các kim loại đều tác dụng với oxi trừ Au, Ag, Pt. 
- HS theo dõi HT, HS nêu hiện tượng, rút ra nhận xét và viết PTPƯ.
+ Hiện tượng: cabon cháy với ngọn lửa vàng, toả nhiều nhiệt, còn lưu huỳnh cháy với ngọn lửa xanh dịu, tạo khói trắng.
- Các HS viết pt , xác định vai trò các chất trong phản ứng.
0 0 +4 -2
C + O2 ® CO2
-2
+4
0
0
 S + O2 ® SO2
- HS trả lời và đưa ra các giải pháp theo kiến thức thực tế của mình.
- HS viết phương trình, xác định số oxi hóa của các nguyên tố bị thay đổi. 
Bảng trình chiếu.
- Slide : Nút lệnh:
+ Trình chiếu cách tính chất tác dụng với kim loại -phương trình của Fe với oxi. 
- Nút lệnh:
+ Trình chiếu PTHH phản ứng cháy C, S
-Nút lệnh:
Đốt CO, C2H5OH
- dụng cụ: khay, ống nghiệm, kẹp gỗ, kẹp sắt, rượu êtylic, C, S, Mg, đèn cồn, muôi sắt. 
HĐ4: Ứng dụng ( 2’)
Mục tiêu: - Biết được ứng dụng của oxi.
 - Vận dụng kiến thức sinh học để biết được lợi ích của oxi đối với sức khỏe con người.
IV. Ứng dụng
- GV trình chiếu ứng dụng của oxi.
- GV cho HS nêu ứng dụng.
- GV cho HS vận dụng kiến thức môn sinh giải thích vai trò của oxi đối với sức khỏe? 
- GD kĩ năng sống: cần làm gì để đảm bảo nguồn không khí trong lành , đủ oxi cho mọi động vật và con người trên trái đất. 
- HS theo dõi màn hình.
- HS nêu ứng dụng.
- HS thảo luận nhóm vận dụng kiến thức môn sinh giải thích. 
- HS đưa ra các biện pháp như trồng và bảo vệ rừng, hạn chế sử dụng các nguồn nguyên liệu hóa thạch và khí thải từ các nhà máy. 
Bảng trình chiếu.
- Slide 9-15: Trình chiếu ứng dụng của oxi .
HĐ5: Điều chế: ( 5’)
Mục tiêu: - Biết được phương pháp điều chế oxi trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp. 
 - Vận dụng kiến thức môn giáo dục công dân trong việc giáo dục bảo vệ môi trường.
V: Điều chế:
1.Trong phòng thí nghiệm:
Nhiệt phân thuốc tím KMnO4:
2KMnO4®K2MnO4 + MnO2 + O2.
Phân hủy nước oxi già:
2H2O2 ® 2H2O +O2.
2.Trong công nghiệp:
a.Từ không khí: chưng cất phân đoạn không khí lòng.
b.Từ nước: điện phân nước ( có hòa tan một ít NaOH hoặc H2SO4):
2H2O ¾¾®2H2 + O2.
- GV: người ta có thể điều chế oxi trong phòng thí nghiệm bằng cách sử dụng những hóa chất nào? Yêu cầu HS viết phương trình. 
- Trình chiếu cách điều chế oxi trong phòng thí nghiệm 
- Trình chiếu kết luận và cho HS ghi bài- GV yêu cầu HS giải thích cách thu khí oxi dựa trên tính chất vật lí của oxi.
- GV yêu cầu HS nêu cách sản xuất oxi trong công nghiệp cũng như trong tự nhiên
- GV vận dụng kiến thức môn giáo dục công dân trong việc giáo dục bảo vệ môi trường.
- HS: Để điều chế oxi trong PTN, ta dùng các chất giàu oxi và kém bền nhiệt như KMnO4; KClO3, H2O2
2KMnO4®K2MnO4 + MnO2 + O2.
2H2O2 ® 2H2O +O2.
- HS giải thích. 
- HS theo dõi màn hình.
- HS trả lời, viết pt
- HS ghi bài.
- HS vận dụng kiến thức môn GDCD để giải thích vấn đề bảo vệ môi trường trong việc bảo vệ nguồn tài nguyên rừng cũng là yếu tố tạo lượng oxi khổng lồ trong khí quyển.
Bảng trình chiếu.
- Slide 16: Trình chiếu điều chế oxi trong phòng thí nghiệm
- Slide 17,18: Trình chiếu sản xuất oxi trong công nghiệp
- Dụng cụ, hóa chất điều chế oxi trong công nghiệp. 
HĐ 6. B. OZON(O3)(5 phút )
Mục tiêu: - Biết được tính chất của ozon , so sánh tính chất của oxi và ozon.
 - Vận dụng kiến thức toán học để làm bài toán tính toán phần trăm các khí trong hỗn hợp gồm oxi và ozon.
Phương pháp: Phát vấn, hoạt động cá nhân.
I. Tính chất:
- Màu xanh nhạt, có mùi đặc trưng
- O3 có tính oxi hoá mạnh hơn O2, do
 O3 à O2 + O
Ví dụ:
O2 + Ag à không phản ứng 
 0 0 -2 0O3 + 2Ag à Ag2O + O2 
 0 -1 O3 +2 KI + H2O à 2KOH + I2 + O2
II.Ozon trong tự nhiên và ứng dụng: 
( sgk)
BT 1. Có một hỗn hợp khí gồm oxi và ozon. Hỗn hợp khí này có tỉ khối hơi so với H2 bằng 18. Hãy xác định thành phần phần trăm theo thể tích của hỗn hợp. 
- Gv giới thiệu: 
+ Ozon là một dạng thù hình của oxi. Thù hình là các dạng cấu tạo khác nhau của cùng một nguyên tố, ví dụ như than chì và kim cương
+ Khí ozon màu xanh nhạt, mùi đặc trưng
+ Khí oxi và khí ozon có tính chất hoá học nào giống nhau? à tính oxi hoá mạnh
+ Hãy so sánh tính oxi hoá của O3 với O2. Viết ptpư minh hoạ.
- Thêm: dùng dung dịch KI có lẫn hồ tinh bột hoặc lẫn quỳ tím để nhận biết O3
GV yêu cầu HS dựa trên kiến thức môn địa lí nêu sự tồn tại của ozon trong tự nhiên, kết hợp môn sinh nêu vai trò của nó với sức khỏe con người.
Gv bổ sung: không khí tại các đồi thông rất trong lành đó là do lá thông có khả năng sản sinh ra O3, là chất diệt khuẩn mạnh. Hiện nay tầng ozon đang bị phá huỷ nghiêm trọng, một trong những nguyên nhân đó là do trong khí thải có chất làm lạnh CFC. Tuy đã bị cấm nhưng hậu quả của nó còn để lại đến hàng trăm năm sau.
- GV hướng dẫn HS kĩ năng sống, nêu các biện pháp bảo vệ tầng ozon.
- GV hướng dẫn HS làm
- HS nghe giảng. 
HS trả lời về tính chất của ozon và so sánh nó với oxi.
HS dựa trên kiến thức môn học địa lí, sinh học trả lời.
HS làm bài theo sự hướng dẫn của GV
Bảng trình chiếu.
- Slide 19: Trình chiếu hình ảnh lỗ thủng tầng ozon.
HĐ 7. Củng cố , dặn dò ( 5 phút)
Mục tiêu: Củng cố, khắc sâu trọng tâm bài học.
Phương pháp: Vấn đáp, hoạt động cá nhân. 
Phiếu học tập
- Trình chiếu slide 20-22: 
- GV chấm điểm phiếu,chữa bài. 
- Tổng kết giờ học, chốt lại kiến thức cần nhớ.
- Giáo viên hướng dẫn nội dung về nhà
- HS làm bài: 
Bảng trình chiếu.
- Slide 20 -22: Nội dung dặn dò.
Bài 29 : OXI – OZON
Mục tiêu:
Về kiến thức:
Biết được
Oxi : Vị trí , cấu hình lớp electron ngoài cùng, tính chất vật lí, phương pháp điều chế oxi trong ptn và trong công nghiệp.
Ozon là dạng thù hình của oxi, điều kiện tạo thành ozon, ozon trong tự nhiên và ứng dụng của nó, ozon có tính oxi hóa mạnh hơn oxi.
Hiểu được:
Oxi và ozon đều có tính oxi hóa rất mạnh, ứng dụng của oxi.
Về kỹ năng:
Dự đoán tính chất, kiểm tra , kết luận được về tính chất hóa học của oxi , ozon.
Rèn luyện cho học sinh kỹ năng quan sát thí nghiệm rút ra được nhận xét về tính chất, điều chế.
Học sinh viết được phản ứng của oxi với một số kim loại và phi kim
Viết pt minh họa tính chât và điều chế.
Tính % V khí oxi và ozon trong hỗn hợp.
Thái độ, tình cảm
Thúc đẩy lòng say mê hóa học, ứng dụng trong thực tế qua các ví dụ giải thích các hiện tượng cháy, tính chất của các chất được học.
Chuẩn bị.
GV chuẩn bị thí nghiệm, giáo án, hệ thống câu hỏi, bài tập phù hợp.
HS chuẩn bị bài : nghiên cứu tính chất và điều chế oxi.
Phương pháp.
Đàm thoại, trực quan, phát vấn.
Nội dung bài học
Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số.
Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra.
Các hoạt động dạy học.
Hoạt động thầy và trò
Nội dung
 Hoạt động 1: ( 10 phút)
GV yêu cầu HS viết cấu hình e và xác định vị trí của oxi trong bảng tuần hoàn.
 từ đó suy ra cấu tạo của phân tử O2.
GV làm thí nghiệm điều chế oxi để HS quan sát.
 Oxy có nhiều trong không khí, chiếm gần 80%., hãy mô tả tính chất vật lý của oxi.
 mô tả trạng thái, màu, mùi, vị, nặng hay nhẹ hơn KK.
HS quan sát thí nghiệm, trả lời.
GV: bổ sung oxi hóa lỏng ở -1830C, ít tan trong nước.
Hoạt động 2: ( 15 phút)
- nhận xét cấu hình e của oxi, nêu xu hướng cho/nhận e?
 - nêu nhận xét, từ đó suy ra: oxi dễ nhận thêm 2e do đó oxi có tính oxy hóa mạnh.
- oxi thể hiện tính oxi hóa mạnh như thế nào?
 nêu các chất mà oxi có thể tác dụng mà HS đã được học trước đó.
-oxi tác dụng. với nhiều kim loại, trừ Ag; Pt,Au. Hãy viết phương trình phản ứng của Mg với oxi, xác định số oxi hóa của các nguyên tố và cân bằng phản ứng.
- oxi còn tác dụng được với nhiều phi kim, trừ nhóm halogen.Gọi HS viết ptpu giữa cacbon và oxi,lưu huỳnh và oxi.
-viết ptpu, xác định số oxi hóa của các nguyên tố.
- dựa vào sách giáo khoa,hãy nêu những ứng dụng của oxi.
Hoạt động 3: ( 5 phút)
GV: Để điều chế oxi trong PTN, ta dùng các chất giàu oxi và kém bền nhiệt như KMnO4; KClO3, H2O2
- đây là nội dung mới, GV hướng dẫn HS đọc sách và ghi lại phản ứng.
GV:hướng dẫn HS xem sách và ghi lại. Giới thiệu thêm về tác dụng của tầng ozon và ý thức bảo vệ mội trường của con người.
OXI:
I.Vị trí và cấu tạo:
oxi ở ô thứ 8, chu kỳ 2, nhóm VIA.
Cẩu hình e: 1s22s22p4, lớp ngoài cùng có 6e.
CTPT: O2; CTCT: O=O
Tính chất vật lý:
Khí oxi không màu, không mùi, không vị, nặng hơn kk , hóa lỏng ở -1830C., ít tan trong nước.
Tính chất hóa học:
Oxi dễ nhận thêm 2e, độ âm điện lớn ® có tính oxi hóa mạnh.
Trong các hợp chất, thường thể hiện số oxi hóa là -2.
Tác dụng với nhiều kim loại ( trừ Ag, Pt, Au)
-2
+2
0
0
2Mg + O2 ® 2MgO
Tác dụng với nhiều phi kim (trừ nhóm halogen):
-2
0
0
+4
-2
C + O2 ® CO2
-2
+4
0
0
S + O2 ® SO2
3. Tác dụng với hợp chất:
2CO + O2 ®2CO2.
C2H5OH + 3O2 ®2CO2 + 3H2O
Ứng dụng:
Oxi cần thiết cho sự cháy và sự sống.
Oxi còn được sử dụng trong nhiều ngành công nghiệp, ví dụ công nghiệp luyện kim
Điều chế:
Trong phòng thí nghiệm:
Nhiệt phân thuốc tím KMnO4:
2KMnO4 ®K2MnO4 + MnO2 + O2.
Phân hủy nước oxi già:
2H2O2 ® 2H2O + O2.
Trong công nghiệp:
Từ không khí: chưng cất phân đoạn không khí lòng.
Từ nước: điện phân nước ( có hòa tan một ít NaOH hoặc H2SO4):
2H2O ¾¾®2H2 + O2.
Hoạt động 4: ( 15 phút)
- Gv giới thiệu: 
+ Ozon là một dạng thù hình của oxi. Thù hình là các dạng cấu tạo khác nhau của cùng một nguyên tố, ví dụ như than chì và kim cương
+ Khí ozon màu xanh nhạt, mùi đặc trưng
+ Khí oxi và khí ozon có tính chất hoá học nào giống nhau? à tính oxi hoá mạnh
+ Hãy so sánh tính oxi hoá của O3 với O2. Viết ptpư minh hoạ.
- Thêm: dùng dung dịch KI có lẫn hồ tinh bột hoặc lẫn quỳ tím để nhận biết O3
Hs đọc SGK
Gv bổ sung: không khí tại các đồi thông rất trong lành đó là do lá thông có khả năng sản sinh ra O3, là chất diệt khuẩn mạnh. Hiện nay tầng ozon đang bị phá huỷ nghiêm trọng, một trong những nguyên nhân đó là do trong khí thải có chất làm lạnh CFC. Tuy đã bị cấm nhưng hậu quả của nó còn để lại đến hàng trăm năm sau.
B. OZON(O3)
I. Tính chất:
- Màu xanh nhạt, có mùi đặc trưng
- O3 có tính oxi hoá mạnh hơn O2, do
 O3 à O2 + O
Ví dụ:
O2 + Ag à không phản ứng 
 0 0 -2 0
O3 + 2Ag à Ag2O + O2 
 0 -1 0 0 
 O3 +2 KI + H2O à 2KOH + I2 + O2
II. Ozon trong tự nhiên và ứng dụng: 
4.Củng cố: 
PHIẾU HỌC TẬP
Dãy chất nào sau đây cùng tác dụng với oxi
H2, Fe, Cl2, NO
CO, Cl2, NO, C
C. H2, Fe, C, NO
D. H2, CO, Au, NO
 2. Hãy phân biệt các chất khí sau: O2, CO2, N2
 3. Cho các hợp chất sau:
HgO, Na2SO4, KMnO4, H2O2, KClO3
Hợp chất nào có khả năng điều chế oxi trong PTN?
Oxi có tính oxi hóa mạnh , tác dụng với nhiều kim loại ( trừ Ag, Pt, Au), tác dụng với nhiều phi kim ( trừ nhóm halogen), tác dụng với nhiều hợp chấtCác phương pháp điều chế oxi trong phòng TN và trong CN.
Ozon ( O3) có tính oxi hóa mạnh hơn oxi, tác dụng được với nhiều kim loại, kể cả Ag, phá huỷ nhiều hợp chất
5.Dặn dò. 
- HS về làm bài tập sgk, sbt. 
V. Rút kinh nghiệm. 
6. Các sản phẩm của học sinh: 
Kết quả bài làm của học sinh:
Giỏi
Khá
TB
Yếu

File đính kèm:

  • docgiao_an_tich_hop_lien_mon.doc