Thư viện bài học Tiếng Việt Lớp 2 - Tuần 24

Lưu ý :

• Phụ huynh hướng dẫn học sinh luyện đọc 3 lần bài “Voi nhà”

• Học sinh luyện đọc nhiều lần những từ ngữ đọc sai.

• Trong quá trình đọc, để hiểu thêm nghĩa của các từ Chú thích.

• Em cần đọc đúng, chú ý ngừng nghỉ đúng chỗ (những chỗ có dấu phẩy, dấu chấm).

• Chú ý giọng đọc rõ ràng:

 Đoạn 1: Từ “Gần tối .chịu rét qua đêm”.

 Đoạn 2: Từ “ Gần sáng .phải bắn thôi!”.

 Đoạn 3: Phần còn lại.

• Dùng bút chì ngắt các dấu câu (/) theo hướng dẫn phía dưới vào sách, khi đọc cần nhấn mạnh ở những từ được in đậm và tô màu.

 Chạy đi !// Voi rừng đấy !//

 Học sinh trả lời các câu hỏi sau:

a/ Vì sao những người trên xe phải ngủ đêm trong rừng? (Đọc đoạn 1)

b/ Mọi người lo lắng như thế nào khi thấy con voi đến gần xe? (Đọc đoạn 2)

c/ Con voi đã giúp họ thế nào?( Đọc đoạn 3)

 

docx9 trang | Chia sẻ: Liiee | Ngày: 11/11/2023 | Lượt xem: 139 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thư viện bài học Tiếng Việt Lớp 2 - Tuần 24, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 24
THƯ VIỆN BÀI HỌC
 MÔN: TIẾNG VIỆT
MÔN TẬP ĐỌC
Mở sách Tiếng Việt 2/50 và luyện đọc trôi chảy bài “Quả tim khỉ”.
Quả tim khỉ
1. Một ngày nắng đẹp, đang leo trèo trên hàng dừa ven sông, Khỉ bỗng nghe tiếng quẫy mạnh dưới nước. Một con vật da sần sùi, dài thượt, nhe hàm răng nhọn hoắt như một lưỡi cưa sắc, trườn lên bãi cát.
    Nó nhìn Khỉ bằng cặp mắt ti hí với hai hàng nước mắt chảy dài. Khỉ ngạc nhiên:
- Bạn là ai? Vì sao bạn khóc?
- Tôi là Cá Sấu. Tôi khóc vì chả ai chơi với tôi.
Khỉ nghe vậy, mời Cá Sấu kết bạn.
    Từ đó, ngày nào Cá Sấu cũng đến, ăn những hoa quả mà Khỉ hái cho.
2. Một hôm, Cá Sấu mời Khỉ đến chơi nhà. Khỉ nhận lời, ngồi lên lưng Cá Sấu. Bơi đã xa bờ, Cá Sấu mới bảo:
- Vua của chúng tôi ốm nặng, phải ăn một quả tim khỉ mới khỏi. Tôi cần quả tim của bạn.
    Khỉ nghe vậy hết sức hoảng sợ. Nhưng rồi trấn tĩnh lại, nó bảo:
- Chuyện quan trọng vậy mà bạn chẳng bảo trước. Quả tim tôi để ở nhà. Mau đưa tôi về lấy, tôi sẽ lấy tim dâng lên vua của bạn.
3. Cá Sấu tưởng thật, liền đưa Khỉ trở lại bờ. Tới nơi, Khỉ đu vút lên cành cây, mắng:
- Con vật bội bạc kia! Đi đi! Chẳng ai thèm kết bạn với những kẻ giả dối như mi đâu.
4. Cá Sấu tẽn tò, lặn sâu xuống nước, lủi mất.
 Theo Truyện đọc 1, 1994
Chú thích:
- dài thượt : dài quá mức bình thường.
- tí hí : (mắt) quá hẹp, nhỏ.
- trấn tĩnh : lấy lại bình tĩnh.
- bội bạc : xử tệ với người đã cứu giúp mình.
- tẽn tò : xấu hổ (mắc cỡ).
Lưu ý :
Phụ huynh hướng dẫn học sinh luyện đọc 3 lần bài Quả tim khỉ.
Học sinh luyện đọc nhiều lần những từ ngữ đọc sai.
Trong quá trình đọc, để hiểu thêm nghĩa của các từ chú thích.
Em cần đọc đúng, chú ý ngừng nghỉ đúng chỗ (những chỗ có dấu phẩy, dấu chấm).
Chú ý giọng đọc:
Đoạn 1: Giọng đọc rõ ràng
Đoạn 2: Giọng Cá Sấu giả bộ buồn bã, giọng của Khỉ tỏ vẻ bình tĩnh, tự tin.
Đoạn 3: Giọng trách mắng của Khỉ dành cho Cá Sấu.
Đoạn 4: Giọng xấu hổ dành cho Cá Sấu.
Dùng bút chì ngắt các dấu câu (/) theo hướng dẫn phía dưới vào sách, khi đọc cần nhấn mạnh ở những từ được in đậm và tô màu.
Chuyện quan trọng vậy/ mà bạn chẳng bảo trước.// Quả tim tôi để ở nhà.//Mau đưa tôi về lấy,/ tôi sẽ lấy tim dâng lên vua của bạn.//
Con vật bội bạc kia!//Đi đi! //Chẳng ai thèm kết bạn /với những kẻ giả dối như mi đâu.//
HS trả lời các câu hỏi sau:
a/ Khỉ đối xử với Cá Sấu như thế nào? (Đọc đoạn 1)
b/ Cá Sấu định lừa Khỉ như thế nào? (Đọc đoạn 2)
c/ Khỉ đã nghĩ ra mẹo gì để thoát nạn? ( Đọc đoạn 2)
d/ Tại sao Cá Sấu lại tẽn tò,lủi mất ? ( Đọc đoạn 3)
đ/ Hãy tìm những từ nói lên tính nết cùa hai nhân vật: Khỉ và Cá Sấu
Mở sách Tiếng Việt 2 trang 56 và luyện đọc trôi chảy bài “ Voi nhà”.
Voi nhà
   Gần tối, cơn mưa rừng ập xuống. Chiếc xe của chúng tôi bỗng khựng lại. 
   Tứ rú ga mấy lần nhưng xe không nhúc nhích. Hai bánh trước đã vục xuống vũng lầy. Chúng tôi đành ngồi thu lu trong xe, chịu rét qua đêm. 
   Gần sáng, trời tạnh. Tứ nhảy xuống nhìn, lắc đầu:
- Thế này thì hết cách rồi !
   Bỗng Cần kêu lên:
- Chạy đi ! Voi rừng đấy !
   Mọi người vội vã nép vào lùm cây ven đường.
   Một con voi già lừng lững tiến về chiếc xe. Tứ chộp lấy khẩu súng. Cần vội ngăn lại:
- Không được bắn!
   Con voi lúc lắc vòi ra hiệu điều gì đó, rồi đến trước mũi xe.
   Tứ lo lắng:
- Nó đập tan xe mất. Phải bắn thôi !
   Nhưng kìa, con voi quặp chặt vòi vào đầu xe và co mình lôi mạnh chiếc xe qua vũng lầy. Lôi xong, nó huơ vòi về phía lùm cây rồi lững thững đi theo hướng bản Tun.
   Thật may cho chúng tôi đã gặp được voi nhà.
  Theo NGUYỄN TRẦN BÉ
Chú thích:
- voi nhà : voi được người nuôi, dạy để làm một số việc.
- khựng lại : dừng lại đột ngột vì một tác động bất ngờ.
- rú ga : tăng thêm ga cho máy nổ mạnh.
- vục (xuống vũng) : chúi nhập hẳn xuống.
- thu lu : Thu mình gọn nhỏ lại.
- lừng lững : to lớn và như từ đầu hiện ra trước mắt, gây ấn tượng đáng sợ.
Lưu ý :
Phụ huynh hướng dẫn học sinh luyện đọc 3 lần bài “Voi nhà”
Học sinh luyện đọc nhiều lần những từ ngữ đọc sai.
Trong quá trình đọc, để hiểu thêm nghĩa của các từ Chú thích.
Em cần đọc đúng, chú ý ngừng nghỉ đúng chỗ (những chỗ có dấu phẩy, dấu chấm).
Chú ý giọng đọc rõ ràng:
Đoạn 1: Từ “Gần tối..chịu rét qua đêm”. 
Đoạn 2: Từ “ Gần sáng..phải bắn thôi!”. 
Đoạn 3: Phần còn lại.
Dùng bút chì ngắt các dấu câu (/) theo hướng dẫn phía dưới vào sách, khi đọc cần nhấn mạnh ở những từ được in đậm và tô màu.
Chạy đi !// Voi rừng đấy !//
Học sinh trả lời các câu hỏi sau:
a/ Vì sao những người trên xe phải ngủ đêm trong rừng? (Đọc đoạn 1)
b/ Mọi người lo lắng như thế nào khi thấy con voi đến gần xe? (Đọc đoạn 2)
c/ Con voi đã giúp họ thế nào?( Đọc đoạn 3)
B. MÔN CHÍNH TẢ
 1/ Học sinh viết bài: Voi nhà
Voi nhà
Con voi lúc lắc vòi ra hiệu điều gì đó, rồi đến trước mũi xe.
   Tứ lo lắng:
- Nó đập tan xe mất. Phải bắn thôi !
   Nhưng kìa, con voi quặp chặt vòi vào đầu xe và co mình lôi mạnh chiếc xe qua vũng lầy. Lôi xong, nó huơ vòi về phía lùm cây rồi lững thững đi theo hướng bản Tun.
 Lưu ý: 
Phụ huynh hướng dẫn học sinh luyện đọc bài viết 3 lần. Cho học sinh viết bảng con hoặc nháp các từ khó có trong đoạn văn.Lưu ý các tên riêng phải viết hoa.
Phụ huynh đọc bài cho học sinh nghe – viết
Học sinh kiểm tra lỗi chính tả. Nếu sai trên 5 lỗi học sinh sẽ chép lại đọạn văn trên.
2/ Bài tập chính tả:
Chọn chữ nào trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống ?
   - (xâu,sâu) : ...... bọ, ... kim
     - (sắn, xắn) :củ .....,.......tay áo
  - (xinh, sinh) : ........sống, .......đẹp
      - (sát, xát) : ......gạo, .......bên cạnh
Tìm những tiếng có nghĩa để điền vào ô trống:
 Âm đầu
Vần
l
r
s
th
nh
ut
lụt
uc
C. LUYỆN TỪ VÀ CÂU
1.Chọn cho mỗi con vật trong tranh vẽ bên một từ chỉ đúng đặc điểm của nó: tò mò, nhút nhát, dữ tợn, tinh ranh, hiền lành, nhanh nhẹn điền vào chỗ trống thích hợp:
Cáo.          Sóc
Gấu.          Nai
Thỏ.           Hổ (cọp)..
 Gợi ý: Học sinh quan sát tranh sau đó dựa vào đặc điểm của từng con vật để điền vào chỗ trống sao cho phù hợp
2. Hãy chọn và viết tên con vật (thỏ, voi, hổ (cọp), sóc) thích hợp với mỗi chỗ trống :
a) Dữ như          c) Khoẻ như   
b) Nhát như..         d) Nhanh như.
Gợi ý: Tùy vào đặc điểm của từng con vật các em chọn con vật thích hợp cho câu trả lời.
3. Điền dấu chấm hoặc dấu phẩy vào □ :
    Từ sáng sớm □ Khánh và Giang đã náo nức chờ đợi mẹ cho đi thăm vườn thú □ Hai chị em ăn mặc đẹp, hớn hở chạy xuống cầu thang □ Ngoài đường □ người và xe đi lại như mắc cửi. Trong vườn thú □ trẻ em chạy nhảy tung tăng.
Gợi ý:
Điền dấu chấm khi kết thúc câu.Sau dấu chấm viết hoa, chú ý tên riêng viết hoa.
Điền dấu phẩy khi tách những cụm từ, có thể chỉ nơi chốn, chỉ thời gian
D. MÔN TẬP LÀM VĂN
 Nghe kể chuyện Vì sao ?, trả lời câu hỏi:
a) Lần đầu về quê chơi, cô bé thấy thế nào ?
..............................................................
b) Cô bé hỏi cậu anh họ điều gì ?
..............................................................
c) Cậu bé giải thích vì sao bò không có sừng ?
..............................................................
d) Thực ra con vật mà cô bé nhìn thấy là con gì ?
..............................................................
Gợi ý: Đọc truyện:
Vì sao ?
    "Một cô bé lần đầu về quê chơi. Gặp cái gì, cô cũng lấy làm lạ. Thấy con vật đang ăn cỏ, cô hỏi cậu anh họ:
-  Sao con bò này không có sừng hả anh?
    Cậu này đáp:
- Bò không có sừng vì nhiều lí do lắm. Có con bị gãy sừng. Có con còn non, chưa có sừng. Riêng con này không có sừng vì nó là con ngựa”.
 (Theo Tiếng cười tuổi học trò)
Lưu ý: 
Học sinh đọc câu chuyện “ Vì sao?” nhiều lần để nắm nội dung câu chuyện. 
Học sinh quan sát tranh và đọc các câu hỏi gợi ý.
Từ nội dung câu chuyện học sinh sẽ trả lời câu hỏi. 
Chọn chữ nào trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống ?
 - (xâu, sâu) : sâu bọ, xâu kim
- (sắn, xắn) : củ sắn, xắn tay áo
- (xinh, sinh) : sinh sống, xinh đẹp
- (sát, xát) : xát gạo, sát bên cạnh.
ĐÁP ÁN MÔN CHÍNH TẢ
 b.Tìm những tiếng có nghĩa để điền vào ô trống: 
 Âm đầu
Vần
l
r
s
th
nh
ut
lụt
rụt, rút
sút
thụt
nhút
uc
lúc
rúc
súc, sục
thục, thúc
nhúc, nhục
ĐÁP ÁN MÔN LUYỆN TỪ VÀ CÂU
1. Chọn cho mỗi con vật dưới đây một từ chỉ đúng đặc điểm của nó ( tò mò, nhút nhát, dữ tợn, tinh ranh, hiền lành, nhanh nhẹn) rồi viết vào chỗ trống :
Cáo tinh ranh            Sóc nhanh nhẹn
Gấu tò mò                  Nai hiền lành
 Thỏ nhút nhát           Hổ (cọp) dữ tợn
2. Hãy chọn và viết tên con vật (thỏ, voi, hổ (cọp), sóc)thích hợp với mỗi chỗ trống :
a) Dữ như hổ (cọp)
b) Nhát như thỏ
c) Khỏe như voi
d) Nhanh như sóc
3. Điền dấu chấm hoặc dấu phẩy vào □ :
    Từ sángsớm , Khánh và Giang đã náo nức chờ đợi mẹ cho đi thăm vườn thú .Hai chị em ăn mặc đẹp, hớn hở chạy xuống cầu thang . Ngoài đường , người và xe đi lại như mắc cửi. Trong vườn thú , trẻ em chạy nhảy tung tăng.
.
Trả lời:
a)   Lần đầu về quê chơi, cô bé thấy cái gì cũng lạ.
b)   Cô bé hỏi cậu anh họ: “Sao con bò này không có sừng hả anh ?”
c)   Cậu bé giải thích bò không có sừng vì nhiều lí do. Con thì bị gãy sừng, có con còn non, chưa có sừng.
d)   Thật ra con vật mà cô bé nhìn thấy là con ngựa.
ĐÁP ÁN TẬP LÀM VĂN
KÍNH NHỜ QUÝ PHỤ HUYNH CHO CÁC CON LÀM BÀI VÀO VỞ ĐỂ GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM TIỆN KIỂM TRA VÀ NHẬN XÉT SAU KHI ĐI HỌC TRỞ LẠI. CHÂN THÀNH CẢM ƠN.
CÔ CHÚC CÁC CON HỌC THẬT VUI VÀ LÀM BÀI TẬP THẬT TỐT NHÉ!

File đính kèm:

  • docxthu_vien_bai_hoc_tieng_viet_lop_2_tuan_24.docx
Giáo án liên quan