Thư viện bài học Tiếng Việt Lớp 2 - Tuần 21

3/ Bài tập chính tả:

a/ Tìm từ ngữ chỉ các loài vật:

 -Có tiếng bắt đầu bằng ch

 Mẫu: chim,

 -Có tiếng bắt đầu bằng tr

 Mẫu: trâu,

 b/ Tìm từ ngữ chỉ vật hay việc:

 -Có tiếng bắt đầu bằng uôt

 Mẫu: vuốt tóc,

 -Có tiếng bắt đầu bằng uôc

 Mẫu: cái cuốc

 

docx6 trang | Chia sẻ: Liiee | Ngày: 11/11/2023 | Lượt xem: 128 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thư viện bài học Tiếng Việt Lớp 2 - Tuần 21, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THƯ VIỆN BÀI HỌC
MÔN: TIẾNG VIỆT
A. MÔN TẬP ĐỌC
Mở sách Tiếng Việt 2 trang 23 và luyện đọc trôi chảy bài “Chim sơn ca và bông cúc trắng”.
 Bài: Chim sơn ca và bông cúc trắng
1. Bên bờ rào, giữa đám cỏ dại, có bông cúc trắng. Một chú sơn ca sà xuống, hót rằng:
- Cúc ơi! Cúc xinh xắn làm sao!
 Cúc sung sướng khôn tả. Chim véo von mãi rồi mới bay về bầu trời xanh thẳm. 
2. Nhưng sáng hôm sau, khi vừa xòe cánh đón bình minh, bông cúc đã nghe thấy tiếng sơn ca buồn thảm. Thì ra, sơn ca đã bị nhốt trong lồng.
    Bông cúc muốn cứu chim nhưng chẳng làm gì được.
3. Bỗng có hai cậu bé đi vào vườn, cắt cả đám cỏ lẫn bông cúc đem về bỏ vào lồng sơn ca. Con chim bị cầm tù, họng khô bỏng vì khát, rúc mỏ vặt đám cỏ ẩm ướt. Cúc tỏa hương thơm ngào ngạt an ủi chim. Sơn ca dù khát, phải vặt hết nắm cỏ, vẫn không đụng đến bông hoa.
    Tối rồi, chẳng ai cho con chim khốn khổ một giọt nước. Đêm ấy, sơn ca lìa đời. Bông cúc héo lả đi vì thương xót.
4. Sáng hôm sau, thấy sơn ca đã chết, hai cậu bé đặt con chim vào một chiếc hộp rất đẹp và chôn cất thật long trọng. Tội nghiệp con chim! Khi nó còn sống và ca hát, các cậu đã để mặc nó chết vì đói khát. Còn bông hoa, giá các cậu đừng ngắt nó thì hôm nay chắc nó vẫn đang tắm nắng mặt trời.
Theo AN-ĐÉC-XEN
- Sơn ca (chiền chiện): loài chim nhỏ hơn chim sẻ, hót rất hay; khi hót thường bay bổng lên cao.
- Không tả: không tả nổi.
- Véo von: (âm thanh) cao, trong trẻo.
- Bình minh: lúc mặt trời mới mọc.
- Cầm tù: bị giam giữ
- Long trọng: đầy đủ nghi lễ, rất trang nghiêm.
Lưu ý:
Trong quá trình đọc, để hiểu thêm nghĩa của các từ em đọc hoạt động 3/24.
Em cần đọc đúng, chú ý ngừng nghỉ đúng chỗ (những chỗ có dấu phẩy, dấu chấm).
Chú ý giọng đọc:
Đoạn 1: Giọng đọc vui tươi
Đoạn 2,3: Giọng ngạc nhiên, bất lực, buồn thảm
Đoạn 4: Giọng thương tiếc, trách móc
Dùng bút chì ngắt các dấu câu (/) theo hướng dẫn phía dưới vào sách, khi đọc cần nhấn mạnh ở những từ được in đậm và tô màu.
Chim véo von mãi / rồi mới bay về bầu trời xanh thẳm.//
Tội nghiệp con chim! // Khi nó còn sống và ca hát, / các cậu đã để mặc nó chết vì đói khát.// Còn bông hoa, /giá các cậu đừng ngắt nó/ thì hôm nay/ chắc nó vẫn đang tắm nắng mặt trời.//
HS trả lời các câu hỏi sau:
a/ Trước khi bị bỏ vào lồng, chim và hoa sống thế nào? (Đọc đoạn 1)
b/ Vì sao tiếng hót của chim trở nên buồn thảm? (Đọc đoạn 2)
c/ Điều gì cho thấy các cậu bé rất vô tình đối với chim và hoa? (Đọc đoạn 3)
d/ Hành động của các cậu bé đã gây ra chuyện gì đau lòng? (Đọc đoạn 4)
Mở sách Tiếng Việt 2 trang 28 và luyện đọc trôi chảy bài “Vè chim”.
 Bài:Vè chim
Hay chạy lon ton
Là gà mới nở
Vừa đi vừa nhảy
Là em sáo xinh
Hay nói linh tinh
Là con liếu điếu
Hay nghịch hay tếu
Là cậu chìa vôi
Hay chao đớp mồi
Là chim chèo bẻo
Tính hay mách lẻo
Thím khách trước nhà
Hay nhặt lân la
Là bà chim sẻ
Có tình có nghĩa
Là mẹ chim sâu
Giục hè đến mau
Là cô tu hú
Nhấp nhem buồn ngủ
Là bác cú mèo.
VÈ DÂN GIAN
- Vè: lời kể có vần
- Lon xon: dáng chạy của trẻ nhỏ
- Tếu: vui nhộn, gây cười
- Chao: nghiêng mình rất nhanh từ bên này qua bên kia.
- Mách lẻo: kể chuyện riêng của người này cho người khác.
- Nhặt lân la: nhặt nhạnh, lúc xa lúc gần.
 Lưu ý: Học sinh đcọ theo hình thức bài vè. Giọng vui tươi, sôi nổi.
HS trả lời các câu hỏi sau:
a/ Tìm tên các loài chim được kể trong bài?
b/ Em thích con chim nào trong bài? Vì sao?
c/ Em học thuộc lòng bài vè.
B.MÔN CHÍNH TẢ
1/.HS viết bài: Chim sơn ca và bông cúc trắng 
Chim sơn ca và bông cúc trắng
“Bên bờ rào, giữa đám cỏ dại, có bông cúc trắng, một chú Sơn ca sà xuống, hót rằng:
Cúc ơi! Cúc xinh xắn làm sao!
Cúc sung sướng khôn tả. Chim véo von mãi rồi mới bay về bầu trời xanh thẳm.”
 Theo An-Đéc-Xen
 Lưu ý: Phụ huynh hướng dẫn học sinh luyện đọc bài viết 3 lần. Cho học sinh viết bảng con hoặc nháp các từ khó có trong đoạn văn.
 Phụ huynh đọc bài cho học sinh nghe – viết
 Học sinh kiểm tra lỗi chính tả. Nếu sai trên 5 lỗi học sinh sẽ chép lại đọc văn trên.
 2/ HS viết bài: Sân chim
 Sân chim
    Chim nhiều không tả xiết. Chúng đậu và làm tổ thấp lắm, đứng dưới gốc cây có thể thò tay lên tổ nhặt trứng một cách dễ dàng. Tiếng chim kêu vang động bên tai, nói chuyện không nghe được nữa. Thuyền đã đi xa mà vẫn thấy chim đậu trắng xóa trên những cành cây sát sông.
 Theo Đoàn Giỏi
Lưu ý: Phụ huynh thực hiện các bước như bài chính tả “Chim sơn ca và bông cúc trắng”
3/ Bài tập chính tả:
a/ Tìm từ ngữ chỉ các loài vật:
 -Có tiếng bắt đầu bằng ch
 Mẫu: chim,
 -Có tiếng bắt đầu bằng tr
 Mẫu: trâu,
 b/ Tìm từ ngữ chỉ vật hay việc:
 -Có tiếng bắt đầu bằng uôt
 Mẫu: vuốt tóc,
 -Có tiếng bắt đầu bằng uôc
 Mẫu: cái cuốc
C.LUYỆN TỪ VÀ CÂU
 Tập đặt và trả lời câu hỏi cho cụm từ ở đâu?
Mẫu:
Hỏi: Bông cúc trắng mọc ở đâu?
Trả lời: Bông cúc trắng mọc bên bờ rào, giữa đám cỏ dại.
a/ - Hỏi: Chim sơn ca bị nhốt .?
Trả lời: Chim sơn ca bị nhốt.
b/ - Hỏi: Giờ ra chơi, bạn thường chơi .?
Trả lời: Giờ ra chơi, tớ thường chơi.
c/ - Hỏi: Em làm thẻ mượn sách .?
Trả lời: Em làm thẻ mượn sách.
Gợi ý:
Đối với câu hỏi các em thêm vào cụm từ “ở đâu” để đặt câu hỏi.
Tùy vào từng câu a, b, c các em chọn từ chỉ nơi chốn, địa điểm phù hợp cho từng câu mà trả lời. 
Khi trả lời bạn, các em có thể dùng từ tự xưng hô “mình, tớ”.
Sau khi làm miệng xong thì viết vào vở, cách trình bày vở như sau:
Ví dụ cách trình bày vào vở:
a/ - Bông cúc trắng mọc ở đâu?
Bông cúc trắng mọc bên bờ rào, giữa đám cỏ dại.
Khi viết câu hỏi, em nhớ đặt dấu chấm hỏi ở cuối câu.
Khi viết câu trả lời, em nhớ đặt dấu chấm cuối câu.
D.MÔN TẬP LÀM VĂN
 1.Em đáp lại lời cảm ơn trong các tình huống sau :
Mẫu: 
Bạn cho em mượn quyển truyện rất hay.
Em nói: Mình cảm ơn bạn nhiều lắm ! Tuần sau, mình sẽ trả lại bạn nhé !
a/ Bạn nhặt hộ em chiếc bút rơi.
Em nói:
b/ Bạn hướng dẫn em làm bài toán khó.
Em nói:
Lưu ý:Các em làm bài vào vở, cần diễn đạt rõ ý khi nói lời cảm ơn nhé !
 2.Viết đoạn văn kể về một loài chim em thích.
 Gợi ý: 
 a/ Đó là con chim gì? Ở đâu?
 b/ Hình dáng con chim như thế nào? (bộ lông, mắt, đuôi,..)
 c/ Hoạt động của con chim là gì?
 d/ Chăm sóc con chim như thế nào?
 e/ Tình cảm của em đối với con chim đó như thế nào?
 Lưu ý: Các em viết đoạn văn theo gợi ý vào vở. Câu văn phải viết tròn câu, đủ ý. Hết mỗi ý phải có dấu chấm, sang ý mới phải viết hoa chữ cái đầu câu.
E. MÔN TẬP VIẾT
 - HS viết 2 dòng chữ R hoa ( cỡ nhỡ 5 ô li ); 2 dòng chữ R hoa ( cỡ nhỏ 2,5 ô li ); 2 dòng Ríu rít chim ca.
ĐÁN ÁN MÔN CHÍNH TẢ
a/ Tìm từ ngữ chỉ các loài vật:
 - Có tiếng bắt đầu bằng ch:chim, chó, chuột..
 b/ Tìm từ ngữ chỉ vật hay việc:
 -Có tiếng bắt đầu bằng uôt: vuốt tóc, máy tuốt
 - Có tiếng bắt đầu bằng uôc: cái cuốc, luộc rau
ĐÁP ÁN MÔN LUYỆN TỪ VÀ CÂU
a/ Hỏi: Chim sơn ca bị nhốt ở đâu?
 Trả lời: Chim sơn ca bị nhốt ở trong lồng.
b/ Hỏi: Giờ ra chơi, bạn thường chơi ở đâu?
 Trả lời: Giờ ra chơi, tớ thường chơi ở sân trường.
c/ Hỏi: Em làm thẻ mượn sách ở đâu?
 Trả lời: Em làm thẻ mượn sách ở thư viện.
ĐÁP ÁN MÔN TẬP LÀM VĂN
a/ Bạn nhặt hộ em chiếc bút rơi.
- Mình cảm ơn bạn nhiều lắm!
b/ Bạn hướng dẫn em làm bài toán khó.
- Tớ cảm ơn cậu. Nhờ có cậu mà tớ làm được bài toán này.
Tham khảo:
 Nhà ông em có nuôi một con chim bồ câu. Bộ lông của nó trắng như tuyết. Nó có đôi mắt đen, tròn, nhỏ như hai hạt tiêu. Chú ta thường hay sà xuống nhặt hạt thóc rơi rồi lại bay lên cao. Chiều đến, em thường rải thóc cho chú ăn. Thỉnh thoảng em cùng ông vệ sinh chuồng cho chú. Em rất yêu thích con chim bồ câu vì nó rất hiền lành và đáng yêu.
KÍNH NHỜ QUÝ PHỤ HUYNH CHO CÁC CON LÀM BÀI VÀO VỞ ĐỂ GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM TIỆN KIỂM TRA VÀ NHẬN XÉT SAU KHI ĐI HỌC TRỞ LẠI. CHÂN THÀNH CẢM ƠN!
CÔ CHÚC CÁC CON HỌC THẬT VUI VÀ LÀM BÀI TẬP THẬT TỐT NHÉ!

File đính kèm:

  • docxthu_vien_bai_hoc_tieng_viet_lop_2_tuan_21.docx