Thơ hiện đại Việt Nam sau cách mạng tháng Tám 1945

A. TÓM TẮT KIẾN THỨC CƠ BẢN:

1. Tác giả:

-Y Phương tên khai sinh là Hứa Vĩnh Sước, dân tộc Tày, sinh năm 1948, quê ở huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng. Y Phương nhập ngũ 1968.

 - Thơ Y Phương thể hiện tâm hồn chân chất, mạnh mẽ và trong sáng, cách tư duy hình ảnh của con người miền núi.

2.Tác phẩm:

 a. Nội dung:

- Bài thơ “Nói với con” rất tiêu biểu cho hồn thơ Y Phương: - Dân tộc Tày yêu quê hương, làng bản, tự hào và gắn bó với dân tộc mình.

- Mượn lời nói với con, nhà thơ gợi về cội nguồn sinh dưỡng của mỗi con người, gợi về sức sống mạnh mẽ, bền bỉ của quê hương mình.

 + Con lớn lên trong tình yêu thương, sự nâng đỡ của cha mẹ, trong cuộc sống lao động nên thơ của quê hương.

 + Lòng tự hào với sức sống mạnh mẽ, bền bỉ, với truyền thống cao đẹp của quê hương và niềm mong ước con hãy kế tục xứng đáng truyền thống ấy.

=> Bài thơ đi từ tình cảm gia đình mà mở rộng ra tình cảm quê hương, từ những kỉ niệm gần gũi mà nâng lên thành lẽ sống. Bài thơ đã vượt ra khỏi phạm vi gia đình để mang một ý nghĩa khái quát: Nói với con nhưng cũng là để nói với mọi người về một tư thế, một cách sống.

b. Nghệ thuật:

 - Giọng điệu tha thiết.

 - Hình ảnh cụ thể, sinh động có sức khái quát, mộc mạc, giàu chất thơ.

 - Bố cục mạch lạc, mạch cảm xúc hợp lý, tự nhiên.

B. CÁC DẠNG ĐỀ:

1. Dạng đề 2 hoặc 3 điểm:

*Đề 1 :

 Viết một đoạn văn ( 10-> 15 dòng) nêu cảm nhận về những câu thơ mở đầu bài “Nói với con”của Y Phương:

 "Chân phải bước tới cha

 Chân trái bước tới mẹ.

 Một bước chạm tiếng nói

 Hai bước chạm tiếng cười".

Gợi ý:

 - Bằng các hình ảnh thật cụ thể, Y Phương đã tạo nên hình ảnh một mái ấm gia đình rất hạnh phúc, đầm ấm và quấn quýt.

+ Người con được nuôi dưỡng chở che trong vòng tay ấm áp của cha mẹ.

+ Con được lớn lên từng ngày trong tình yêu thương, trong sự nâng đón và mong chờ của cha mẹ.

+ Từng bước đi, từng tiếng nói, tiếng cười của con đều được cha mẹ chăm chút, vui mừng, đón nhận.

 

doc46 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 2213 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Thơ hiện đại Việt Nam sau cách mạng tháng Tám 1945, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
: 
- Chế Lan Viên (1920 – 1989) là nhà thơ xuất sắc của nền thơ hiện đại Việt Nam. Ông có những đóng góp quan trọng cho thơ ca dân tộc ở thế kỉ XX. Tập thơ đầu tay: “Điêu tàn” (1937) đã đưa tên tuổi Chế Lan Viên vào trong số những nhà thơ hàng đầu của phong trào thơ mới. 
- Thơ Chế Lan Viên có phong cách nghệ thuật rõ nét và độc đáo. Đó là phong cách suy tưởng triết lí, đậm chất trí tuệ và tính hiện đại.
- Chế Lan Viên có nhiều sáng tạo trong nghệ thuật xây dựng hình ảnh thơ. Hình ảnh thơ của ông phong phú, đa dạng, kết hợp giữa thực và ảo, thường được sáng tạo bằng sức mạnh của liên tưởng, tưởng tượng, nhiều bất ngờ, kì thú. 
2. Tác phẩm: 
- “Con cò” được sáng tác năm 1962, in trong tập thơ “Hoa ngày thường - Chim báo bão” (1967).
 a. Nội dung: Bài thơ thể hiện khá rõ một số nét của phong cách nghệ thuật Chế Lan Viên trên cơ sở khai thác và phát triển hình ảnh con cò trong những câu hát ru quen thuộc, để ngợi ca tình mẹ và ý nghĩa của lời ru với cuộc đời mỗi người.
 b. Nghệ thuật:
 - Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm (mượn hình ảnh con cò để bộc lộ tình cảm), kết hợp với miêu tả.
 - Vận dụng sáng tạo ca dao,đúc kết được những suy ngẫm sâu sắc. 
C. Chủ đề: Tình mẫu tử.
B. CÁC DẠNG ĐỀ:
 1. Dạng đề 2 hoặc 3 điểm:
 * Đề 1:
Cảm nhận về hai câu thơ sau bằng một đoạn văn (khoảng 10-> 15 dòng)
“Con dù lớn vẫn là con của mẹ,
Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con”.
 (Con cò- Chế Lan Viên)
Gợi ý: 
a. Mở đoạn :
- Giới thiệu bài thơ, hình tượng con cò
- Hai câu thơ ở cuối đoạn 2 là lời của mẹ nói với con - cò con
b. Thân đoạn :
 -Trong suy nghĩ và quan niệm của người mẹ, dưới cái nhìn của mẹ: con dù lớn khôn, trưởng thành, làm gì, thành đạt đến đâu chăng nữa.. con vẫn là con của mẹ, là niềm tự hào, niềm tin và hi vọng của mẹ.
- Dù có phải xa con, thậm chí suốt đời, nhưng lúc nào lòng mẹ cũng ở bên con. 
=> Từ sự thấu hiểu tấm lòng người mẹ, nhà thơ đã khái quát một quy luật tình cảm mang tính vĩnh hằng: Tình mẹ, tình mẫu tử bền vững, rộng lớn, sâu sắc. 
 c. Kết đoạn : 
Bằng việc sử dụng điệp từ, tác giả đã ca ngợi tình cảm thiêng liêng, cao cả của người mẹ đối với con. 
2. Dạng đề 5 hoặc 7 điểm:
 * Đề 1: Cảm nhận của em về bài thơ “Con cò” của Chế Lan Viên.
a. Mở bài: 
- Chế Lan Viên là nhà thơ xuất sắc của nền thơ hiện đại Việt Nam. 
- Bài thơ “Con Cò” thể hiện khá rõ nét trong phong cách nghệ thuật của Chế Lan Viên. Hình tượng con cò quen thuộc trong những câu hát ru đã được tác giả khai thác và phát triển để ca ngợi tình mẹ con và ý nghĩa của lời ru đối với cuộc đời mỗi con người.
b. Thân bài: 
- Cảm nhận chung về thể thơ, giọng điệu, hình ảnh con cò (nguồn gốc và sáng tạo)
 + Thể tự do, các câu thơ có độ dài ngắn khác nhau, nhịp điệu luôn biến đổi. 
 + Hình tượng trung tâm xuyên suốt cả bài thơ là con cò được bổ sung, biến đổi qua những hình ảnh cụ thể và sinh động, giàu chất suy tư của tác giả. Tác giả xây dựng ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh con cò nhằm nói lên tấm lòng người mẹ và vai trò của những lời hát ru đối với cuộc sống mỗi con người.
- Hình ảnh con cò “trong lời mẹ hát” đi vào giấc ngủ của con.
 + Hình ảnh con cò cứ thấp thoáng gợi ra từ những câu ca dao dùng làm lời hát ru rất phong phú về nội dung và biểu tượng. 
 + Thấm đẫm trong lời hát là những xúc cảm yêu thương trào dâng trong trái tim của mẹ. Tình mẹ nhân từ, rộng mở với những gì nhỏ bé đáng thương, đáng được che chở. 
 -> Những cảm xúc yêu thương ấy mang đến cho con giấc ngủ yên bình, hạnh phúc trong sự ôm ấp, chở che của tiếng ru lòng mẹ:
- Hình ảnh cánh cò đã trở thành người bạn tuổi ấu thơ, thành bạn đồng hành của con người trong suốt cuộc đời.
+ Từ cánh cò của tuổi ấu thơ thật ngộ nghĩnh mà đầm ấm
+ Cánh cò của tuổi tới trường quấn quýt chân con 
+ Cho đến khi trưởng thành, con thành thi sĩ .
- Hình ảnh con cò biểu tượng cho tấm lòng người mẹ lúc nào cũng bên con đến suốt cuộc đời: 
c. Kết luận:
- “Con cò” là một bài thơ hay của Chế Lan Viên.
- Bằng sự suy tưởng, bằng sự vận dụng sáng tạo ca dao, giọng điệu tâm tình thủ thỉ, nhịp điệu êm ái, dịu dàng mang âm hưởng của những lời hát ru, bài thơ đã ngợi ca tình yêu sâu sắc bao la của mỗi người mẹ trong cuộc đời này. 
- Ý nghĩa của bài thơ - Liên hệ cuộc sống.
C. BÀI TẬP VỀ NHÀ:
 1. Dạng đề 2 hoặc 3 điểm:
 * Đề 2: Sưu tầm những câu thơ, câu văn về Mẹ. Hãy chép lại những câu mà em thích (ghi rõ trích ở đâu)
 Gợi ý: Con là mầm đất tươi thơm
 Nở trong lòng mẹ - mẹ ươm mẹ trồng
 Đôi tay mẹ bế, mẹ bồng
 Như con sông chở nặng dòng phù sa
 (Hát ru - Vũ Quần Phương) 
 2. Dạng đề 5 hoặc 7 điểm:
 * Đề 2: Cảm nhận về hình tượng con cò trong bài thơ cùng tên của Chế Lan Viên.
Gợi ý:
a. Mở bài: 
 - Giới thiệu tác giả, tác phẩm và chủ đề.
b. Thân bài: 
* Cảm nhận về nguồn gốc , sáng tạo và nghệ thuật xây dựng hình tượng con Cò.
- Con cò là hình tượng trung tâm xuyên suốt cả bài thơ. 
 - Hình tượng con cò được bổ sung, biến đổi qua những hình ảnh cụ thể và sinh động, giầu chất suy tư của tác giả. 
*Hình ảnh con cò “trong lời mẹ hát” đi vào giấc ngủ của con.
- Khi con còn trong nôi , tình mẹ gửi trong từng câu hát ru quen thuộc
- Thấm đẫm trong lời hát là những xúc cảm yêu thương trào dâng trong trái tim của mẹ:
- Những cảm xúc yêu thương ấy làm nên chiều sâu của lời ru, mang đến cho con giấc ngủ yên bình, hạnh phúc trong sự ôm ấp, chở che của tiếng ru lòng mẹ.
* Hình ảnh con cò đã trở thành người bạn tuổi ấu thơ, theo cùng con người trên mỗi chặng đường đi tới, thành bạn đồng hành của con người trong suốt cuộc đời. 
- Bằng sự liên , tưởng tượng phong phú, nhà thơ đã sáng tạo ra những hình ảnh cánh cò đặc sắc, hàm chứa nhiều ý nghĩa. 
- Hình ảnh thơ lung linh một vẻ đẹp bất ngờ, diễn tả một suy tưởng sâu xa.
*Hình ảnh con cò với ý nghĩa biểu tượng cho tấm lòng người mẹ lúc nào cũng bên con đến suốt cuộc đời. 
 c. Kết luận:
 - Ý nghĩa của hình tượng con cò.
Đề 3. Tình mẹ lớn lao, sâu nặng qua bài thơ" Con cò" của Chế Lan Viên.
Đề 4. Từ bài thơ "Con cò" của Chế Lan Viên , hãy phát biểu suy nghĩ về tình mẹ và lời ru của mẹ.
phân tích bài thơ "Con cò" của Chế Lan Viên 
 Con cò là hình ảnh quen thuộc với làng quê Việt Nam tự bao đời. Chính vì thế mà từ lúc nào không biết, hình ảnh cò đã đi vào ca dao, dân ca Việt Nam một cách bình thường nhưng lại mang ý nghĩa sâu sắc biểu trưng cho hình tượng người phụ nữ Việt Nam chịu thương chịu khó. Và cũng có khi hình ảnh cò được mượn để ví cho thân phận người phụ nữ thấp bé trước xã hội phong kiến lúc bấy giờ. Cảm nhận từ tình mẹ thiêng liêng, cảm nhận vẻ đẹp sâu sắc của hình ảnh cò, tác giả Chế Lan Viên đã mượn chất liệu là những bài ca dao, dân ca Việt Nam để dệt nên bài thơ "Con cò" ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng và nỗi nhọc nhằn nuôi con khôn lớn của người phụ nữ, người mẹ. Bài thơ đã nhanh chóng được mọi người biết đến và trở thành một trong những tác phẩm tiêu biểu viết về tình mẹ. Khổ thơ đầu được viết một cách nhẹ nhàng, êm, ái:Con còn bế trên tay Sữa mẹ nhiều, con ngủ chẳng phân vân.  Đúng là đứa trẻ còn quá bé bỏng để hiểu được thế nào là "con cò", "con vạc", thế nhưng ngay từ giấc ngủ đầu nôi, người mẹ đã nhẹ nhàng đem cánh cò đến với con bằng lời ru dịu dàng, nồng ấm. Điệp từ "con cò" được nhắc đi, nhắc lại ở câu bốn đến câu tám của khổ thơ đầu như một điệp khúc ngân nga, nhịp nhàng. Người đọc cảm nhận được trong thơ có nhạc. Nhạc điệu là lời ru của mẹ đối với con, là lời kể, tả của mẹ về hình ảnh cò trong dân gian cho con nghe. Hình ảnh "con cò bay la,..... bay lả", từ "cổng phủ" cho đến "Đồng Đăng" miêu tả hình ảnh cò thung dung bay lượn một cách tự do trên khắp mọi nẻo quê hương, trở thành biểu tượng gắn bó với làng quê Việt Nam. Hình ảnh cò "xa tổ", cò "ăn đêm", sợ gặp "cành mềm", sợ bị "xáo măng" gợi hình ảnh cò lẻ loi một mình đi kiếm mồi trong đêm tăm tối có muôn vàn cạm bẫy đang chực chờ phía trước. Phải chăng, tác giả muốn nhắc đến thân phận yếu đuối của người phụ nữ và nỗi vất vả gian truân trong cuộc mưu sinh để nuôi con âm thầm, khi bên ngoài xã hội còn nhiều cạm bẫy đang chực chờ. Mặc dù người mẹ biết con mình còn quá bé bỏng trước cuộc đời. Nhưng mẹ muốn hát cho con nghe để con hình thành tình yêu thương đối với những gì thuộc về quê hương, đất nước, hiểu được tình thương bao la mà mẹ dành cho con. Bên cạnh đó, mẹ muốn con hãy yên tâm trước cuộc đời, vì đã có mẹ chở che trong câu: "sữa mẹ nhiều, con ngủ chẳng phân vân". Đọc đến đây, ta cảm động trước tình mẹ bao la, sâu sắc, vỗ về, chở che ta từ khi còn tấm bé. Để rồi, khi ta từng bước trưởng thành, vẫn có mẹ bên cạnh xẻ chia:Ngủ yên! Ngủ yên! Ngủ yên!Trước hiên nhà và trong hơi mát câu văn. Khổ thơ thứ hai có thể chia làm ba giai đoạn, tựu chung lại vẫn là ý nghĩa của hình ảnh cò gắn bó mật thiết và trở nên người bạn đồng hành đối với cuộc đời con trẻ từ lúc ấu thơ cho đến khi trưởng thành. Đoạn đầu từ:Ngủ yên! Ngủ yên! Ngủ yên!\Cánh của cò, hai đứa đắp chung đôi. Là mối tương quan mật thiết giữa cò với con trẻ trong suốt thời thơ ấu. Cò "đứng ở quanh nôi", rồi cò "vào trong tổ"; còn có ngủ thì cò mới ngủ. Hình ảnh cò tới đây không còn là hình ảnh con cò giản dị nữa, mà đã ẩn dụ cho hình tượng người mẹ chăm sóc, vỗ về, ấp iu cho con từng miếng ăn, giấc ngủ. Khi con lớn hơn một chút thì tình yêu mẹ dành cho con như thế nào? Đoạn thứ hai:
" Mai khôn lớn con theo cò đi họcCánh trắng cò bay theo gót đôi chân" là hình ảnh đồng hành của người mẹ với con mình trong thời niên thiếu. Buổi ban đầu chập chững bước vào cuộc đời, đứa trẻ cần lắm đôi tay dìu dắt của mẹ. Thế nhưng, người mẹ sẽ không dìu dắt con mãi mãi, mà theo năm tháng, mẹ tập cho con tự bước đi trên đôi chân chính mình. Có thể thấy: ban đầu, thì cò dắt con đi học. Nhưng dần dà, cánh trắng cò chỉ bay theo gót chân con. Khi con đến giai đoạn niên thiếu, tình thương của mẹ dành cho con đã có cách thể hiện khác. Mẹ không còn nâng niu con nữa, mà chỉ đồng hành bên con, dõi theo mỗi bước chân con. Mẹ muốn con tự đi trong cuộc đời bằng đôi chân của chính mình. Vì chỉ có thế, bước chân con mới vững chãi, không sợ bị vấp ngã. Ta cảm nhận được tình mẹ vừa sâu sắc, lại vừa phong phú, cách thể hiện đa dạng. Một lần nữa, ta hiểu thêm về mẹ, chợt nhận hối hận ra ta cũng đã có lúc hiểu lầm về mẹ. Đoạn thứ ba nói lên hình ảnh cò-hình ảnh mẹ đã đi vào tiềm thức, hóa nên tâm hồn phong phú cho con người khi trưởng thành:Lớn lên! Lớn lên! Lớn lênTrước hiên nhà và trong hơi mát câu văn. Cho dù lúc trưởng thành con có làm bất cứ nghề nghiệp gì, thì hình ảnh mẹ luôn là nguồn cảm xúc dạt dào, là chất xúc tác giúp con thành công hơn trên bước đường công danh sự nghiệp. Hình ảnh thân thương của mẹ trở nên ý nghĩa lớn lao với cuộc đời mỗi người
 Khổ thơ thứ ba thật giản dị mà lại gây nên xúc động với người đọc bởi lời mẹ chân tình, tha thiết:Dù được gần conĐi hết đời, lòng mẹ vẫn yêu con. Phải chăng đây cũng chính là lời tự sự của tất cả những người mẹ có con cái đã trưởng thành, có khung trời và lối đi riêng? Cho dù bất cứ nơi đâu, bất cứ hoàn cảnh nào, mẹ vẫn dang rộng vòng tay yêu thương, vẫn là bến bờ, là điểm tựa cho con bởi:" con dù lớn vẫn là con của mẹ". Thế nên "đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con". Có biết bao nhiêu thứ tình cảm trên đời, nhưng có tình nào bao la, sâu sắc và vô tận như tình mẹ dành cho ta.Bài thơ được mở đầu bằng những câu hát ru và kết lại cũng bằng lời ru à ơi:À ơi!Quanh nôi.Lời ru đến lúc này sao thắm đượm quá đỗi tình mẫu tử thiêng liêng của mẹ. lại một lần nữa các cụm từ:"ngủ đi", "cánh cò, cánh vạc", "nôi" được nhắc lại nhằm gợi về kỉ niệm tuổi thơ, nhắc nhớ về giấc ngủ đầu nôi cũng là dấu ấn thiêng liêng trong tâm thức của mỗi người. Chế Lan Viên đã sáng tác bài thơ này với một sự chiêm nghiệm sâu sắc về tình mẹ con. Ông đã thể hiện niềm yêu kính đối với hình tượng người mẹ bằng giọng thơ nhẹ nhàng, trau chuố 
 Tình mẹ, chắc có lẽ trong tâm thức mỗi con người đều cảm nhận được. Thế nhưng, với bài thơ "Con Cò" của Chế Lan Viên, ta như được trãi nghiệm và hiểu thêm một cách sâu sắc về ý nghĩa của tình mẹ trong cuộc đời của mỗi con người.
 ..............................................................................................
CHỦ ĐỀ 3: CẢM HỨNG VỀ LAO ĐỘNG
 ĐOÀN THUYỀN ĐÁNH CÁ
	 -Huy Cận-
A. TÓM TẮT KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Tác giả 
- Tên thật : Cù Huy Cận( 1919- 2005)
- Quê : Nghệ Tĩnh.
- Là nhà thơ lớn của phong trào thơ mới.
- Tham gia cách mạng từ trước 1945 và sau Cách mạng tháng Tám từng giữ nhiều trọng trách trong chính quyền cách mạng.
- Thơ Huy Cận sau cách mạng tràn đầy niềm vui, niềm tin yêu cuộc sống mới. Thiên nhiên vũ trụ là nguồn cảm hứng dồi dào trong thơ Huy Cận và nó mang những nét đẹp riêng.
2. Tác phẩm
a. Nội dung
1. Cảnh ra khơi
- Khung cảnh hoàng hôn trên biển vừa diễm lệ vừa hùng vĩ đầy sức sống.
- Có sự đối lập giữa vũ trụ và con người: 
Vũ trụ nghỉ ngơi >< con người lao động.
- Khí thế của những con người ra khơi đánh cá mạnh mẽ tươi vui, lạc quan, yêu lao động.
- Diễn tả niềm vui yêu đời, yêu lao động, yêu cuộc sống tự do, tiếng hát của những con người làm chủ quê hương giàu đẹp. 
2. Cảnh đánh cá
- Khung cảnh biển đêm: Thoáng đãng lấp lánh, ánh sáng đẹp, vẻ đẹp lãng mạn kỳ ảo của biển khơi.
- Biển đẹp màu sắc lấp lánh: Hồng trắng, vàng chóe, vảy bạc, đuôi vàng loé rạng đông.
- Cảnh lao động với khí thế sôi nổi, hào hứng, khẩn trương, hăng say.
- Tinh thần sảng khoái ung dung, lạc quan, yêu biển, yêu lao động.
- Âm hưởng của tiếng hát là âm hưởng chủ đạo, niềm yêu say mê cuộc sống, yêu biển, yêu quê hương, yêu lao động.
- Nhịp điệu khoẻ, đa dạng, cách gieo vần biến hoá, sự tưởng tượng phong phú, bút pháp lãng mạn.
3. Cảnh trở về (khổ cuối)
- Cảnh kỳ vĩ, hào hùng, khắc hoạ đậm nét vẻ đẹp khoẻ mạnh và thành quả lao động của người dân miền biển.
- Ra đi hoàng hôn, vũ trụ vào trạng thái nghỉ ngơi.
- Sau một đêm lao động miệt mài, họ trở về trong cảnh bình minh, mặt trời bừng sáng nhô màu mới, hình ảnh mặt trời cuối bài thơ là hình ảnh mặt trời rực rỡ với muôn triệu mặt trời nhỏ lấp lánh trên thuyền: Một cảnh tượng huy hoàng của thiên nhiên và lao động.
 b. Về nghệ thuật
Bài thơ được viết trong không khí phơi phới, phấn khởi của những con người lao động với bút pháp lãng mạn, khí thế tưng bừng của cuộc sống mới tạo cho bài thơ một vẻ đẹp hoành tráng mơ mộng.
c. Chủ đề: Cảm hứng về lao động mới.
B. CÁC DẠNG ĐỀ
1. Dạng đề 2 hoặc 3 điểm
 Đề 1. 
 a. Nêu tên tác giả, hoàn cảnh sáng tác bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá”.
 b. Cảm hứng về lao động của tác giả đã tạo nên những hình ảnh đẹp tráng lệ, giàu màu sắc lãng mạn về con người lao động trên biển khơi bao la. Hãy chép lại các câu thơ đầy sáng tạo ấy.
 Gợi ý:
 a. HS nêu được:
 - Tác giả của bài thơ: Huy Cận
 - Hoàn cảnh sáng tác bài thơ: Bài thơ được viết vào tháng 11 năm 1958, khi đất nước đã kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, miền Bắc được giải phóng và đi vào xây dựng cuộc sống mới. Huy Cận có một chuyến đi thực tế ở vùng mỏ Quảng Ninh. Bài thơ được ra đời từ chuyến đi thực tế đó.
 b. Học sinh phải chép đúng và đủ các câu thơ viết về con người lao động trên biển khơi bao la bằng bút pháp lãng mạn:
 - Câu hát căng buồm cùng gió khơi.
 - Thuyền ta lái gió với buồm trăng.
 Lướt giữa mây cao với biển bằng
 - Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời.
2. Dạng đề 5 hoặc 7 điểm
Đề 1: Vẻ đẹp và sức mạnh của người lao động trước thiên nhiên - vũ trụ trong bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận.
 Gợi ý: 
a. Mở bài:
- Nêu những nét chính về tác giả và hoàn cảnh ra đời của tác phẩm.	
- Bài thơ đã khắc họa được vẻ đẹp và sức mạnh của người lao động trước thiên nhiên- vũ trụ kỳ vĩ.
 b. Thân bài
 * Bức tranh thiên nhiên trong bài thơ: đẹp, rộng lớn, lộng lẫy.
 - Cảm hứng vũ trụ đã mang đến cho bài thơ những hình ảnh thiên nhiên hoành tráng. 
 - Cảnh hoàng hôn trên biển và cảnh bình minh được đặt ở vị trí mở đầu, kết thúc bài thơ vẽ ra không gian rộng lớn mà thời gian là nhịp tuần hoàn của vũ trụ.
 - Cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi: không phải là con thuyền mà là đoàn thuyền tấp nập.
 -> Con thuyền không nhỏ bé mà kì vĩ, hoà nhập với thiên nhiên, vũ trụ.
 - Vẻ đẹp rực rỡ của các loại cá, sự giàu có của biển cả. Trí tưởng tượng của nhà thơ đã chắp cánh cho hiện thực, làm giàu thêm, đẹp thêm vẻ đẹp của biển khơi.
 * Người lao động giữa thiên nhiên cao đẹp.
 - Con người không nhỏ bé trước thiên nhiên mà ngược lại, đầy sức mạnh và hoà hợp với thiên nhiên.
 - Con người ra khơi với niềm vui trong câu hát.
 - Con người ra khơi với ước mơ trong công việc.
 - Con người cảm nhận được vẻ đẹp của biển, biết ơn biển
 - Người lao động vất vả nhưng tìm thấy niềm vui, phấn khởi trước thắng lợi.
c. Kết bài: 
- Hình ảnh người lao động được sáng tạo với cảm hứng lãng mạn cho thấy niềm vui phơi phới của họ trong cuộc sống mới. 
- Thiên nhiên và con người phóng khoáng, lớn lao. Tình yêu cuộc sống mới của nhà thơ được gửi gắm trong những hình ảnh thơ lãng mạn đó.
D. BÀI TẬP VỀ NHÀ
1.Dạng 2 hoặc 3 điểm
 Đề 2: Hai câu thơ:“Mặt trời xuống biển như hòn lửa
 Sóng đã cài then đêm sập cửa”
 được tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật nào? Cho biết tác dụng của những biện pháp nghệ thuật ấy.
Gợi ý:
 Hai câu thơ sử dụng các biện pháp nghệ thuật so sánh và nhân hoá.
 - “Mặt trời xuống biển như hòn lửa”
 + “Mặt trời” được so sánh như “hòn lửa”-> hoàng hôn trong thơ Huy Cận không buồn hiu hắt mà ngược lại, rực rỡ, ấm áp.
 - “Sóng đã cài then, đêm sập cửa”
 + Biện pháp nhân hoá, gán cho sự vật những hành động của con người sóng “cài then”, đêm “sập cửa”-> Gợi cảm giác vũ trụ như một ngôi nhà lớn, với màn đên buông xuống là tấm cửa khổng lồ và những gợn sóng là then cài cửa. Con người đi trong biển đêm mà như đi trong ngôi nhà thân thuộc của mình. 
Đề 3:
 a. Chép chính xác 4 câu cuối bài thơ "Đoàn thuyền đánh cá" của Huy Cận.
 b. Viết đoạn văn khoảng 10 câu, diễn tả cảm nhận của em về vẻ đẹp của những câu thơ vừa chép ở trên.
2. Dạng 5 hoặc 7 điểm.
Đề 2:
Suy nghĩ của em về bài thơ "Đoàn thuyền đánh cá " của Huy Cận.
a. Mở bài:
- Giới thiệu tác giả và hoàn cảnh ra đời của tác phẩm.
- Cảm nhận chung về nội dung và nghệ thuật chính của bài thơ.
b. Thân bài:
* Cảnh ra khơi:
- Khung cảnh hoàng hôn trên biển vừa diễm lệ vừa hùng vĩ đầy sức sống.
Mặt trời xuống biển như hòn lửa
 Sóng đã cài then đêm sập cửa”
- Cảnh người lao động ra khơi : Mang vẻ đẹp lãng mạn, thể hiện tinh thần hào hứng và khẩn trương trong lao động.
"Câu hát căng buồm cùng gió khơi" 
* Cảnh đoàn thuyền đánh cá trên biển: 
 - Cảm nhận về biển : Giàu có và lãng mạn (đoạn thơ tả các loài cá, cảnh thuyền đi trên biển với cảm xúc bay bổng của con người 
Lướt giữa mây cao với biển bằng
- Công việc lao động vất vả nhưng lãng mạn và thi vị bởi tình cảm yêu đời yêu biển của ngư dân. Họ coi đó như một cuộc đua tài
"Dàn đan thế trận lưới vây giăng"
* Cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về:
- Hình ảnh thơ lặp lại tạo nên một lối vòng khép kín với dư âm của lời hát lạc quan của sự chiến thắng.
- Hình ảnh nhân hóa, nói quá: "Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời ". Gợi vẻ đẹp hùng tráng về nhịp điệu lao động khẩn trương và không khí chiến thắng sau đêm lao động miệt mài của các chàng trai ngư dân.
- Cảnh bình minh trên biển được miêu tả thật rực rỡ, con người là trung tâm bức tranh với tư thế ngang tầm vũ trụ và hình ảnh no ấm của sản phẩm đánh bắt được từ lòng biển
" Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi"
c. Kết bài:
Khẳng định đây là bài ca lao động yêu đời phơi phới của người ngư dân sau những ngày giàng được tự do với ý thức quyết tâm xây dựng quê hương đất nước giàu đẹp.
Đề 3 
 Cảm nhận của em về hình ảnh những con người lao động mới trong bài thơ "Đoàn thuyền đánh cá " của Huy Cận.
 ........................................
.............................................................. 
CHỦ ĐỀ 4:
LÒNG THÀNH KÍNH VÀ TÌNH YÊU LÃNH TỤ
Tiết:13+14 VIẾNG LĂNG BÁC
 	 - Viễn Phương-
A. TÓM TẮT KIẾN THỨC CƠ BẢN:
 1. Tác giả: 
- Viễn Phương tên thật là Phan Thanh Viễn (1928) quê ở tỉnh An Giang. Tham gia hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ. 
- Ông là một trong những cây bút có mặt sớm nhất của lực 
lượng văn nghệ giải phóng ở miền Nam 

File đính kèm:

  • docOn tap tho hien dai THCS.doc
Giáo án liên quan