Thiết kế tiến trình dạy học Vật lý 11 bài: Kính lúp

ĐVĐ : Trong nhiều trường hợp con người muốn quan sát một vật nhỏ hơn giới hạn mà năng suất phân li của mắt cho phép. Ví dụ người thợ sửa đồng hồ muốn quan sát các bộ phận của chiếc đồng hồ đeo tay. Khi đó người ta dùng dụng cụ quang nào để bổ trợ cho mắt? Vì sao dụng cụ quang đó có thể bổ trợ cho mắt ?

Gv : Trình chiếu một số hình ảnh sử dụng kính lúp để dẫn vào bài học.

 

doc10 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 2633 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thiết kế tiến trình dạy học Vật lý 11 bài: Kính lúp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. Chuyên đề: KÍNH LÚP
 ( 1 tiết)
2. Cơ sở xây dựng chuyên đề
 a. Dựa vào chương trình hiện hành sách giáo khoa và tài liệu chuẩn kiến thức kỹ năng.
 b. Lý do xác định chuyên đề: Nhằm cung cấp cho học sinh kiến thức về kính lúp để hiểu được một số công dụng của kính lúp trong thực tế. 
3. Nội dung của chuyên đề: Bài 32 sách giáo khoa lớp 11 cơ bản.
4 .Mục tiêu
Kiến thức
 - Trình bày được các khái niệm chung về tác dụng và số độ bội giác của các dụng cụ quang bổ trợ cho mắt
	- Nêu được công dụng và cấu tạo của kính lúp.
	- Trình bày được sự tạo ảnh qua kính lúp.
Kỹ năng
 - Vẽ dược đường truyền của chùm tia sáng từ một điểm của vật qua kính lúp.
	- Viết và vận dụng được công thức số bội giác của kính lúp khi ngắm chừng ở vô cực để giải bài tập.
	- Sử dụng được kính lúp
Thái độ 
Có thái độ nghiêm túc, tích cực khi nghiên cứu bài học
Bảng mô tả mức độ câu hỏi, bài tập đánh giá năng lực học sinh qua chuyên đề
Nội dung
MỨC ĐỘ NHẬN THỨC
Các năng lực hướng tới của chuyên đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
K1: Tổng quan về các dụng cụ quang bổ trợ cho mắt 
Nêu được khái niệm số bội giác.
Viết được công thức tính số bội giác.
Biết phân các dụng cụ quang thành hai nhóm
Năng lực phân tích và vận dụng
K2: Công dụng và cấu tạo của kính lúp
Nhận biết được kính lúp trong thực tế
Công dụng và cấu tạo của kính lúp 
Phân biệt kính lúp với các dụng cụ quang khác
Năng lực phân tích và vận dụng
K3: Sự tạo ảnh bởi kính lúp
Hiểu được hai điều kiện khi dùng kính lúp để quan sát một vật nhỏ.
- Biết cách ngắm chừng tại một vị trí
- Biết cách ngắm chừng ở cực viễn
Năng lực phân tích và vận dụng
K4: Số bội giác của kính lúp
Viết được công thức tính số bội giác của kính lúp khi ngắm chừng ở vô cực.
Vận dụng được công thức số bội giác của kính lúp khi ngắm chừng ở vô cực để giải bài tập.
Năng lực phân tích, giả thích, tính toán và vận dụng
Biên soạn câu hỏi, bài tập theo các mức độ nhận thức
 K1: 
1. Định nghĩa số bội giác.
2. Với a là trông ảnh của vật qua kính lúp , a0 là góc trông vật trực tiếp đặt ở điểm cực cận của mắt , độ bội giác khi quan sát qua kính là :
A. B. C. D. 
3. Các dụng cụ quang bổ trợ cho mắt có tác dụng tạo ảnh ra sao?
4. Người ta phân các dụng cụ quang thành mấy nhóm? Nêu các nhóm đó.
5. Số bội giác phụ thuộc vào yếu tố nào?
K2:
1. Kính lúp được cấu tạo như thế nào?
2. Để bổ trợ cho mắt quan sát các chi tiết nhỏ của đồng hồ người thợ đồng hồ sử dụng loại dụng cụ quang nào sau đây?
A. kính cận B. kính thiên văn C. Kính lúp D. Kính hiển vi
3. Trình bày công dụng của kính lúp? Cho ví dụ.
 K3: 
1. Khi quan sát một vật qua kính lúp thì phải thỏa mãn những điều kiện gì?
2. Khi quan sát một vật nhỏ bằng kính lúp trong thời gian dài ta nên thực hiện ngắm chừng ở đâu? Vì sao.
3. Cách thực hiện nào sau đây vẫn cho phép tiếp tục ngắm chừng ở vô cực ?
A. Dời vật B. Dời thấu kính C. Dời mắt D. Không cách nào
 K4 : 
1.Một mắt tốt có điểm cực cận cách mắt 30cm dùng một kính lúp có độ tụ 10dp để quan sát vật nhỏ AB. Đặt vật cách kính lúp là 9cm. Tính độ bội giác khi mắt đặt tại tiêu điểm ảnh của kính lúp, còn vật di chuyển trước kính lúp từ 5cm đến 8cm. 
 2 .Một mắt tốt có điểm cực cận cách mắt 30cm dùng một kính lúp có độ tụ 10dp để quan sát vật nhỏ AB. Đặt vật cách kính lúp là 9cm. Tính độ bội giác khi mắt đặt tại tiêu điểm ảnh của kính lúp, còn vật di chuyển trước kính lúp từ 5cm đến 8cm. 
3. Một mắt tốt có điểm cực cận cách mắt 24cm dùng một kính lúp có độ tụ D = +25dp để quan sát một vật nhỏ, kính ở cách mắt 4cm. Phải đặt vật cách mắt bao nhiêu? Tính độ phóng đại góc. 
4. Một người cận thị mang sát kính có độ tụ D = -2 dp thì có thể nhìn rõ được vật ở rất xa mà không phải điều tiết. Người này dùng một kính lúp để cách mắt 5 cm để nhìn một vật nhỏ cách mắt là 9,5 cm thì mắt cũng không phải điều tiết. Tính độ tụ của kính lúp (khi dùng kính lúp thì không mang kính cận).
5. Một mắt có điểm cực cận cách mắt 50 cm dùng một kính lúp có độ tụ 10 dp để quan sát một vật ở cách mắt gần nhất. Mắt ở cách kính lúp 10 cm. Tính khoảng cách giữa vật và mắt.
6 .Một người dùng kính lúp có độ tụ 25 dp đặt cách mắt 4 cm để nhìn một vật nhỏ cách mắt 7,6 cm thì không phải điều tiết. Điểm cực cận cách mắt là 8 cm. Muốn chữa bệnh cho mắt này, phải mang sát mắt kính có độ tụ bao nhiêu.
THIẾT KẾ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. Thông tin chung
I. Tiêu đề: KÍNH LÚP
II. Nội dung tóm tắt: Đây là khung bài giảng cho bài "Kính lúp" thuộc môn vật lý lớp11-Cơ bản. Nội dung của bài là tìm hiểu về công dụng, cấu tạo và sự tạo ảnh bởi kính lúp, cách xác định số bội giác của kính lúp. Bài giảng  sử dụng các hình ảnh, các đoạn flash, thí nghiệm thật và có cả vi deo. Nội dung kiến thức của bài được dạy trong 1 tiết:
B. Tiến trình dạy học
I. Mục tiêu bài học
Kiến thức:
- Trình bày được các khái niệm chung về tác dụng và số độ bội giác của các dụng cụ quang bổ trợ cho mắt
	- Nêu được công dụng và cấu tạo của kính lúp.
	- Trình bày được sự tạo ảnh qua kính lúp.
Kĩ năng:
 - Vẽ dược đường truyền của chùm tia sáng từ một điểm của vật qua kính lúp.
	- Viết và vận dụng được công thức số bội giác của kính lúp khi ngắm chừng ở vô cực để giải bài tập.
- Sử dụng được kính lúp 
Thái độ:
- Rèn luyện ý thức tích cực chủ động trong học tập, tự giác hoạt động nhóm, cùng hợp tác với giáo viên trong học tập.
II. Chuẩn bị
Giáo viên
- Khoảng 4 kính lúp trở lên và một số mảnh giấy có ghi dòng chữ nhỏ mà mắt thường rất khó đọc
- Hình ảnh, flash, đoạn video minh họa:
-Phiếu học tập
Phiếu học tập số 1
Bài 32: Kính lúp
-Lớp 11B :........................
-Nhóm:....................
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
☺☻☺
Họ và tên các thành viên:
...............................................
...............................................
...............................................
...............................................
  Câu hỏi nhóm cần giải quyết:
Em hãy đọc dòng chữ nhỏ khi không dùng kính và khi dùng kính lúp.
1. Rút ra nhận xét từ kết quả thu được.
2. Từ đó hãy nêu công dụng và cấu tạo của kính lúp
   Trả lời của nhóm:
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
Phiếu học tập số 2
Bài 32: Kính lúp
-Lớp 11:........................
-Nhóm:....................
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
☺☻☺
Họ và tên các thành viên:
...............................................
...............................................
...............................................
...............................................
Câu hỏi nhóm cần giải quyết:
Khi quan sát dòng chữ nhỏ qua kính lúp
Để mắt nhìn ảnh ảo của dòng chữ đó qua kính thì cần đặt dòng chữ ở đâu?
Để mắt có thể nhì rõ ảnh của dòng chữ thì ảnh này phải nằm ở đâu?
Để nhìn rõ ảnh ảo của dòng chữ qua kính ta cần làm gì?
Trình bày cách quan sát dòng chữ bằng kính lúp trong thời gian dài mà không bị mỏi mắt.
Trả lời của nhóm:
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
Phiếu học tập số 3
Bài 32: Kính lúp
-Lớp 11:........................
-Nhóm:....................
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3
☺☻☺
Họ và tên các thành viên:
...............................................
...............................................
...............................................
...............................................
Câu hỏi nhóm cần giải quyết:
Hãy thiết lập công thức của số bội giác khi ngắm chừng ở vô cực.
Trả lời của nhóm
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
Lớp phân nhóm, mỗi nhóm gồm 4 học sinh
Học sinh
Ôn lại các trường hợp ảnh tạo bởi thấu kính hội tụ
Ôn lại kiến thức về mắt.
III. Hoạt động dạy học
 ĐVĐ : Trong nhiều trường hợp con người muốn quan sát một vật nhỏ hơn giới hạn mà năng suất phân li của mắt cho phép. Ví dụ người thợ sửa đồng hồ muốn quan sát các bộ phận của chiếc đồng hồ đeo tay. Khi đó người ta dùng dụng cụ quang nào để bổ trợ cho mắt? Vì sao dụng cụ quang đó có thể bổ trợ cho mắt ?
Gv : Trình chiếu một số hình ảnh sử dụng kính lúp để dẫn vào bài học.
Hoạt động 1 (6 phút) : Tìm hiểu tổng quát về các dụng cụ quang học bỗ trợ cho mắt.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung cơ bản
 - Giới thiệu tác dụng của các dụng cụ quang bỗ trợ cho mắt.
- Giới thiệu số bội giác.
- Yêu cầu học sinh thực hiện C1.
- Các dụng cụ quang chia thành mấy nhóm?
- Trình chiếu hình ảnh, vi deo về các dụng cụ quang
- Ghi nhận tác dụng của các dụng cụ quang bỗ trợ cho mắt.
- Ghi nhận khái niệm.
- Giới thiệu , 0
- Phụ thuộc vào góc trông ảnh và góc trông vật 0
- Chia thành 2 nhóm:
 + Các dụng cụ quan sát vật nhỏ: kính lúp, kính hiển vi
 + Các dụng cụ quan sát vật ở xa: kính thiên văn, ống nhòm
- Quan sát để nhận biết
I. Tổng quát về các dụng cụ quang học bỗ trợ cho mắt
+ Các dụng cụ quang bỗ trợ cho mắt đều có tác dụng tạo ảnh với góc trông lớn hơn góc trông vật nhiều lần.
+ Số bội giác: G = = 
( với góc , 0 nhỏ)
Hoạt động 2 (6 phút) : Tìm hiểu công dụng và cấu tạo của kính lúp.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung cơ bản
 - Cho các nhóm quan sát dòng chữ nhỏ bằng kính lúp
- Phát và yêu cầu học sinh thực hiện phiếu học tập số1
- Yêu cầu đại diện nhóm 1 nêu công dụng và cấu tạo của kính lúp.
- Yêu cầu đại diện nhóm còn lại nhận xét và bổ sung câu trả lời nhóm 1
- Trình chiếu giới thiệu một số loại kính lúp
- Quan sát kính lúp và dùng kính lúp quan sát dòng chữ nhỏ.
- Thực hiện phiếu học tập số1
- Đại diện nhóm 1 nêu công dụng và cấu tạo của kính lúp.
- Đại diện nhóm nhận xét bổ sung.
- Ghi nhận công dụng và cấu tạo của kính lúp.
II. Công dụng và cấu tạo của kính lúp
+ Kính lúp là dụng cụ quang bỗ trợ cho mắt để quan sát các vật nhỏ.
+ Kính lúp được cấu tạo bởi một thấu kính hội tụ (hoặc hệ ghép tương đương với thấu kính hội tụ) có tiêu cự nhỏ (cm).
Hoạt động 3 (10 phút) : Tìm hiểu sự tạo ảnh qua kính lúp.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung cơ bản
- Yêu cầu học sinh nhắc lại đặc điểm ảnh của một vật qua thấu kính hội tụ.
- Phát và yêu cầu học sinh thực hiện phiếu học tập số 2
- Trình chiếu hình ảnh để hướng dẫn học sinh trả lời phiếu số 2
- Yêu cầu đại ‎diện nhóm 1 trả lời ‎y‎‎ ‎1, nhóm 2 trả lời ‎ y 2, nhóm 3 trả lời ‎y 3, nhóm 4 trả lời ‎ y 4
- Giới thiệu cách đặt vật trước kính lúp để có thể quan sát được ảnh của vật qua kính lúp.
- Nêu đặc điểm ảnh của một vật qua thấu kính hội tụ.
- Thực hiện phiếu học tập số1
- Theo dõi
- Đại diện các nhóm trả lời
-Ghi nhận cách đặt vật trước kính lúp để có thể quan sát được ảnh của vật qua kính lúp.
- Cho biết tại sao khi ngắm chừng ở cực viễn thì mắt không bị mỏi.
III. Sự tạo ảnh qua kính lúp
 + Đặt vật trong khoảng từ quang tâm O đến tiêu điểm vật chính F của kính lúp. Khi đó kính sẽ cho một ảnh ảo cùng chiều và lớn hơn vật. 
+ Để nhìn thấy ảnh thì phải điều chỉnh khoảng cách từ vật đến thấu kính để ảnh hiện ra trong giới hạn nhìn rỏ của mắt. Động tác quan sát ảnh ở một vị trí xác định gọi là ngắm chừng ở vị trí đó.
+ Khi cần quan sát trong một thời gian dài, ta nên thực hiện cách ngắm chừng ở cực viễn để mắt không bị mỏi.
Hoạt động 4 (15 phút) : Tìm hiểu số bội giác của kính lúp.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung cơ bản
- Phát và hướng dẫn học sinh thực hiện phiếu số 3
- Trình chiếu hình 32.5; 32.6
 Hướng dẫn học sinh tìm G¥.
 Giới thiệu a0 và tana0.
- Giới thiệu G¥ trong thương mại.
- Giải thích các kí hiệu 3x, 5x, 8x ghi trên kính lúp.
- GV nói sơ về cách ngắm chừng ở cực cận
- Thực hiện phiếu học tập số 3 theo sự hướng dẫn của giáo viên.
- Vẽ hình.
 Tìm G¥.
- Ghi nhận giá trị của G¥ ghi trên kính lúp và tính được tiêu cự của kính lúp theo số liệu đó.
III. Số bội giác của kính lúp
+ Xét trường hợp ngắm chừng ở vô cực. Khi đó vật AB phải đặt ở tiêu diện vật của kính lúp. 
 Ta có: tana = và tan a0 = 
 Do đó G¥ = = 
 Người ta thường lấy khoảng cực cận OCC = 25cm. Khi sản xuất kính lúp người ta thường ghi giá trị G¥ ứng với khoảng cực cận này trên kính (5x, 8x, 10x, ).
Hoạt động 5 (8 phút) : Củng cố, giao nhiệm vụ về nhà.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
-Cho học sinh tóm tắt những kiến thức cơ bản.
- Yêu cầu học sinh làm một số bài 4,5 SGK trang 208.
- Hướng dẫn học sinh làm bài tập ví dụ
- Yêu cầu học sinh về nhà thực hiện C2 
- Học bài và làm bài tập SGK
- Đọc bài mới trước ở nhà
- Tóm tắt những kiến thức cơ bản.
- Làm một số bài 4,5 SGK trang 208.
- Trả lời
- Ghi nhiệm vụ về nhà
IV.Rút kinh nghiệm:
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docBai_32_Kinh_lup_20150725_100849.doc