Thiết kế hoạt động giáo dục thủ công lớp 2

B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH

1. GV nêu nhiệm vụ và các yêu cầu cần đạt của bài thực hành

- Gấp được tên lửa.

- Các đường gấp tương đối thẳng và phẳng.

Mỗi em trong nhóm phải gấp được ít nhất 1 hình tên lửa.

Thời gian thực hành khoảng 30 – 40 phút.

2. HS thực hành

a) HS ngồi thành từng nhóm. Các em trao đổi với nhau về những thao tác còn chưa hiểu rõ. Có thể sử dụng Vở thực hành thủ công 2 hoặc tranh quy trình gấp tên lửa treo trên bảng để theo đó gấp cho đúng. GV đến các nhóm quan sát thao tác và kết quả thực hành của HS.

GV nhắc: Trong quá trình thực hành, nhóm nào có khó khó khăn thì giơ thẻ để GV biết và hổ trợ.

Lưu ý HS: có thể gấp tên lửa bằng giấy vở, giấy báo hoặc báo thay cho giấy thủ công. Kích thước của tên lửa to, nhỏ tùy thích. Các em có thể gấp tên lửa theo cách khác, miễn sao làm được tên lửa bằng giấy.

b) GV phát tờ giấy to cho các nhóm đính sản phẩm. Có thể gợi ý cho HS gấp xong sớm có thể trang trí hình gấp theo ý thích hoặc gấp thêm tên lửa khác.

 

doc41 trang | Chia sẻ: anhquan78 | Lượt xem: 633 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Thiết kế hoạt động giáo dục thủ công lớp 2, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iệm vụ và các yêu cầu cần đạt của bài thực hành.
- Gấp được máy bay đuôi rời.
- Các đường gấp tương đối phẳng và thẳng.
Mỗi em trong nhóm phải gấp được ít nhất 1 máy bay đuôi rời.
Thời gian thực hành khoảng 30-35 phút.
2.HS thực hành:
a) HS ngồi thành từng nhóm. Các em trao đổi với nhau về những thao tác còn chưa hiểu rõ. Có thể sử dụng vở thực hành thủ công 2 hoặc tranh quy trình gấp máy bay đuôi rời GV treo trên bảng để theo đó gấp cho đúng, GV đến các nhóm quan sát thao tác và kết quả thực hành của HS.
GV nhắc : Trong quá trình thực hành,nhóm nào có khó khăn thì giơ thẻ để GV biết và hỗ trợ.
Lưu ý với HS: có thể gấp máy bay đuôi rời bằng giấy vở, thay cho giấy thủ công. Kích thước máy bay to,nhỏ tùy thích.
b)GV phát tờ giấy to cho các nhóm đính sản phẩm. Nhắc HS ghi tên nhóm và ghi tên mình vào sản phẩm. Những sản phẩm xong sớm có thể trang trí hình gấp theo ý thích hoặc gấp thêm nhiều máy bay.
3. Trưng bày sản phẩm:
- GV phân chia vị trí cho các nhóm trưng bày sản phẩm.
- Nhóm HS đã đính và trình bày xong sản phẩm giơ thẻ.
- GV cho các nhóm giơ thẻ lên bảng trưng bày sản phẩm vào vị trí đã phân công theo thứ tự: nhóm nào xong trước, trình bày trước.
4.HS tự nhận xét, đánh giá
GV gọi một số HS lên bảng,dựa vào yêu cầu cần đạt của bài thực hành, nêu nhận xét,đánh giá sản phẩm của bạn. HS khác tựu đánh giá sản phẩm của mình.
5.GV nhận xét,đánh giá:
GV tập hợp các ý kiến nhận xét,đánh giá kết quả HĐGD của HS theo 2 mức: Hoàn thành ( A ) và chưa hoàn thành ( B ). Khen ngợi, đánh giá đạt ở mức hoàn thành tốt ( A +) đối với những em gấp được máy bay đuôi rời đạt mức độ khéo tay và trang trí sản phẩm sáng tạo.
C .HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
Hướng dẫn và yêu cầu HS về thực hiện những công việc sau:
Sử dụng các tờ giấy báo, giấy trắng gấp máy bay đuôi rời. Nếu người lớn cho phép,có thể cho các em phóng lên cao. Khi đã gấp thành thạo, em có thể gấp cho các em bé làm đồ chơi.
Tìm hiểu xem có thể gấp máy bay theo cách nào khác và gấp như thế nào. Các em có thể hỏi người lớn hoặc tìm hiểu trong sách hướng dẫn để theo đó gấp máy bay.
BÀI 4: GẤP THUYỀN PHẲNG ĐÁY KHÔNG MUI (2 tiết)
* TIẾT 1
I. MỤC TIÊU :
HS nắm và gấp thuyền phẳng đáy không mui trên giấy màu.
Gấp hoàn thành sản phẩm đúng, đẹp. Rèn tính cẩn thận khi thực hành. Trình bày sản phẩm cân đối đẹp.
HS yêu thích và hứng thú gấp hình.
* Tích hợp GD: Muốn di chuyển thuyền cĩ thể dng sức giĩ ( gắn thm buồm cho thuyền) hoặc phải chèo thuyền ( gắn thêm mái chèo). Thuyền máy dùng nhiên liệu xăng, dầu để chạy. Khi sử dụng thuyền máy cần tiết kiệm xăng dầu.
II.CHUẨN BỊ :
	GV : Mẫu thuyền, quy trình gấp thuyền.
	HS : Giấy nháp.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG :
1.Khởi động : (1’)
2.Bài cũ : (2)
Kiểm tra ĐDHT của HS.
3. Bài mới: 
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
* Giới thiệu bài: 
* Hoạt động cơ bản:
+ MT : HS biết quan sát các và nhận xét hình dáng, màu sắc hình phẳng đáy không mui.
* Hoạt động 1 : Quan sát nhận xét mô hình.
+ Cách tiến hành: .
-GV cho HS quan sát mẫu.
-Hình phẳng đáy không mui có hình dáng và màu sắc như thế nào ?
-Thuyền có mấy phần :
à GV mở dần mẫu thuyền phẳng đáy không mui.
-Để gấp dược chiếc thuyền này ta cần tờ giấy hình gì ? 
* Hoạt động 2 : Hướng dẫn gấp theo mẫu.
* Hoạt động thực hành:
+ MT : HS nắm được các bước gấp thuyền phẳng đáy không mui.
+ Cách tiến hành: 
GV vừa gấp vừa hướng dẫn HS theo quy trình.
Bước 1: Gấp các bước gấp cách đều :
-Đặt ngay tờ giấy thủ công lên bàn, mặt kẻ ô ở trên (hình 2) . Gấp đôi tờ giấy theo chiều dài ta được hình 3.
-Gấp đôi mặt trước theo hình dấu gấp ở hình 3 được hình 4.
-Lật hình 4 ra mặt sau, gấp đôi mặt trước ta được hình 5.
Bước 2 : Gấp tạo thân và mẫu thuyền.
-Gấp theo đường dấu gấp của H5 sau cho cạnh ngắn trùng với cạnh dài được hình 6. Tương tự gấp theo đường dấu gấp hình 6 được hình 7.
-Lật hình 7 ra mặt sau, gấp hai lần giống như hình 5, hình 6 được hình 8.
-Gấp theo dấu gấp hình 8 được hình 9, gấp giống như mặt trước được hình 10.
Bước 3 : Tạo thuyền phẳng đáy không mui.
-Lách hai ngón tay cái vào hai mép giấy, cácc ngón tay còn lại cầm ở hai bên phía ngoài, lộn các nếp vừa gấp vào lòng thuyền (H11). Miết dọc theo hai cạnh thuyền vừ lôn cho phẳng đáy không mui. (H12).
* Hoạt động 3 : Thực hành .
+ MT : Giúp HS nắm vững quy trình gấp trên giấy nháp.
+ Cách tiến hành: .
- GV yêu cầu HS thực hành trên giấy nháp.
à Nhận xét chung.
* Hoạt động ứng dụng: HS yêu thích và hứng thú gấp hình.
5. Củng cố – dặn dò (2’)
Cho HS xem một vài sản phẩm đã hoàn thành trên giấy nháp.
Chuẩn bị : Giấy màu thực hành tiết 2.
Hoạt động lớp.
Lớp quan sát.
Màu đỏ, dài, hai đầu nhọn.
3 phần : mạn tthuyền, đáy thuyền, mũi thuyền.
Hình chữ nhật.
Hoạt động lớp, cá nhân.
HS quan sát.
Hoạt động cá nhân.
- HS thực hành trên giấy nháp..
* TIẾT 2
I. MỤC TIÊU :
HS nắm và gấp thuyền phẳng đáy không mui trên giấy màu.
Gấp hoàn thành sản phẩm đúng, đẹp. Rèn tính cẩn thận khi thực hành. Trình bày sản phẩm cân đối đẹp.
HS yêu thích và hứng thú gấp hình.
* Tích hợp GD: Muốn di chuyển thuyền cĩ thể dng sức giĩ ( gắn thm buồm cho thuyền) hoặc phải cho thuyền ( gắn thm mi cho). Thuyền my dng nhin liệu xăng, dầu để chạy. Khi sử dụng thuyền máy cần tiết kiệm xăng dầu.
II. CHUẨN BỊ :
GV mẫu gấp thuyền và qui trình.
HS giấy màu, kéo, hồ, vở.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG :
1.Khởi động : (1’)
2.Bài cũ : (4’) 
GV kiểm tra ĐDHT của học sinh.
3. Bài mới: 
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
Giới thiệu bài: 
* Hoạt động cơ bản:
Hoạt động 1 : Ôn lại qui trình gấp thuyền.
+ MT : HS nắm vững qui trình gấp thuyền.
+ Cách tiến hành: .
Yêu cầu HS nhớ lại cách gấp thuyền.
Nêu lại thao tác gấp.
* Hoạt động thực hnh:
Hoạt động 2 : Thực hành.
+ MT : HS gấp đúng, đều, đẹp.
+ Cách tiến hành: 
-Yêu cầu HS lấy giấy màu thực hành gấp ( thi đua 4 nhóm )
-Gợi ý HS trang trí sản phẩm trong tập.
GV nhận xét đánh giá sản phẩm.
* Hoạt động ứng dụng: HS yêu thích và hứng thú gấp hình.
5.Củng cố – dặn dò (3’)
GV cho HS xem một số sản phẩm đẹp.
GV nhận xét tiết học.
Chuẩn bị : Gấp thuyền phẳng đáy có mui. 
Hoạt động lớp, cá nhân.
2 HS nhắc lại, lớp nhận xét bổ sung.
 - Hoạt động nhóm, cá nhân. 
HS thi đua
- HS quan sát nhận xét.
BÀI 5: GẤP THUYỀN PHẲNG ĐÁY CÓ MUI (2 tiết)
I/ MỤC TIÊU:
 - Mô tả được hình dạng của thuyền phẳng đáy có mui và so sánh được hình dạng của thuyền phẳng đáy có mui với hình dạng của thuyền phẳng đáy không mui.
- Học sinh biết cách gấp thuyền phẳng đáy có mui.
- Ứng dụng được kĩ thuật gấp thuyền để làm đồ chơi ở nhà.
 - Yêu thích, tự hào sản phẩm làm được.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 1. GV chuẩn bị: 
 - HD tổ chức HĐGD thủ công lớp 2 VNEN.
 - HD thực hiện chuẩn kiến thức, KN thủ công lớp 2.
 - Mẫu thuyền phẳng đáy có mui gấp từ tờ giấy thủ công hoặc giấy họa báo.
 - Giấy thủ công cho GV.
 - Tranh quy trình gấp thuyền phẳng đáy có mui.
 - 6-8 tờ giấy trắng có kích thước tương đương khổ A2 để phát cho các nhóm trình bày sản phẩm.
 - Hồ dán hoặc băng dính để học sinh đính sản phẩm của nhóm.
 - Phiếu học tập.
 2. HS chuẩn bị: 
 - Giấy thủ công và giấy nháp.
 - Bút màu
 - Vở thực hành thủ công 2.
 - Thẻ có 2 mặt: xanh và đỏ.
III/ TIẾN TRÌNH:
Khởi động: Cho cả lớp hát bài "Lá thuyền ước mơ".
Dẫn dắt vào bài và nêu mục đích của bài.
 HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
 HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Hoạt động cơ bản: 
* Hoạt động nhóm:
a) Hoạt động 1: 10' Quan sát, tìm hiểu cách gấp thuyền phẳng đáy có mui. 
- Cho HS quan sát thuyền phẳng đáy có mui đã sưu tầm.
- GV đặt cho thảo luận các câu hỏi:
+ Thuyền phẳng đáy có mui rời có hình dáng ntn?
+ Thuyền phẳng đáy có mui gồm có mấy phần?
+ Quy trình gấp thuyền phẳng đáy có mui. 
+ Cách sử dụng thuyền phẳng đáy có mui như thế nào?
b) Cùng nhau kiểm tra lại hoạt động 1: 10'
- Cho HS trình bày những câu hỏi hoạt động 1.
- Gv nhận xét.
- Tập hợp những ý kiến và rút ra kết luận.
- Gv mở dần thuyền phẳng đáy có mui đã gấp, gấp lần luợt lại từ bước1 đến khi thành thuyền phẳng đáy có mui như ban đầu.
c)Đọc tài liệu và làm thử: 18'
- GV cho Hs đọc tài liệu và thử tự thực hiện gấp thuyền phẳng đáy không mui.
- GV rút ra quy trình gấp thuyền phẳng đáy không mui :
 Bước 1: Gấp tạo mui thuyền.
- Gấp đôi tờ giấy theo đường dấu ở h2 được h3. 
*Bước 2: Gấp các nếp gấp cách đều nhau.
- Gấp đôi mặt trước của h3 được h4. .
Lật h4 ra mặt sau, gấp đôi như mặt trước được h5. 
Gấp theo đường dấu gấp của hs sao cho cạnh ngắn trùng với cạnh dài được h6. Tương tự gấp theo đường dấu gấp h6 được h7. 
Bước 3: Gấp tạo thân và mũi thuyền.
Tiếp theo lật h7 ra mặt sau, gấp 2 lần giống như h5, h6 được h8. gấp theo các dấu gấp của h8 được h9. tiếp theo lật h9 ra mặt sau, gấp giống mặt trước được h10.
Bước 4: Tạo thuyền phẳng đáy có mui Lách 2 ngón tay cái vào trong 2 mép giấy, các ngón còn lại cầm ở 2 bên phía ngoài, lộn các nếp gấp vào trong lòng thuyền được thuyền giống như h11. Tiếp đó, dùng ngón trỏ nâng phần giấy gấp ở 2 đầu thuyền lên như h12 được thuyền PĐCM (h13).
- Gv gọi 1 hoặc 2 hs lên thao tác lại các bước gấp thuyền PĐCM.
- GV nhận xét.
 Tiết 2
2. Hoạt động thực hành:
* Hoạt động nhóm:
- GV nêu nhiệm vụ, yêu cầu cần đạt của bài thực hành.
+ Gấp được thuyền phẳng đáy có mui.
+ Các đường gấp tương đối thẳng và phẳng.
- GV kiểm tra sự chuẩn bị dụng cụ, vật liệu của HS.
- Cho hs thực hành gấp thuyền phẳng đáy không mui.
- GV quan sát hs thực hiện( Sửa sai nếu có).
- GV cho HS trưng bày sản phẩm làm được..
* THNLĐ: Thuyền máy dùng nhiên liệu xăng, dầu để chạy Khi sử dụng thuyền máy cần tiết kiệm xăng dầu..
* Hoạt động cả lớp: 
- Yêu cầu HS tự nhận xét, đánh giá sản phẩm của mình.
- GV nhận xét,đánh giá bài thực hành của học sinh.
3. Hoạt động ứng dụng:
GV dặn HS:
- Về nh, em hãy làm một thuyền phẳng đáy có mui theo ý thích.
- Hướng dẫn cách gấp thuyền phẳng đáy có mui cho những người thân của em cùng thực hiện..
- Nếu được người thân cho phep, em hãy thả thuyền vào chậu nước hoặc bồn nước cho thuyền bơi..
- Quan sát ,tìm hiểu.
- HS thảo luận các câu hỏi.
- HS trả lời các câu hỏi.
- Lắng nghe
- HS theo dõi,ghi nhớ.
 - Học sinh quan sát.
- HS đọc tài liệu, tìm hiểu.
- HS lắng nghe, quan sát.
- Hs thực hành
- 2 HS lên bảng thực hiện.
- Lắng nghe nhận xét.
- HS lắng nghe các yêu cầu.
- HS đặt lên bàn những dụng cụ, vật liệu đ chuẩn bị.
- HS thực hành thuyền phẳng đáy không mui.	
- HS trưng báy sản phẩm.
- HS tự nhận xét, đánh giá sản phẩm làm được.
- Lắng nghe.
- Lắng nghe, ghi nhớ.
- Thực hiện cùng với gia đình.
BÀI 6: ÔN TẬP CHƯƠNG I (2 tiết)
(Chưa có thiết kế)
BÀI 7: GẤP, CẮT, DÁN HÌNH TRÒN (2 tiết)
(Chưa có thiết kế)
Ngày soạn:
Ngày dạy:
BÀI 8: GẤP ,CẮT, DÁN BIỂN BÁO GIAO THÔNG
(TIẾT 1)
Mục tiêu:
 - Học sinh biết cách gấp, cắt, dán biển báo giao thông (BBGT) cấm xe đi ngược chiều.
 - Học sinh gấp, cắt dán được biển báo giao thông cấm xe đi ngược chiều, đường cắt có thể mấp mô. Biển báo tương đối cân đối. Có thể làm biển báo giao thông có kích thước tùy ý.(Học sinh khéo tay gấp cắt dán được biển báo giao thông cấm xe đi ngược chiều, đường cắt ít mấp mô, biển báo cân đối.) 
- Học sinh hứng thú khi học thủ công. Có ý thức chấp hành luật lệ giao thông. 
* Tích hợp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
Các hoạt động dạy và học:
I. Hoạt động cơ bản 
Khởi động: Hát tập thể bài về ATGT hoặc tổ chức trò chơi trong 2 phút.
Gv giới thiệu bài và nêu mục tiêu bài học.
1.Quan sát tìm hiểu hình dáng, cấu trúc của BBGTcấm xe đi ngược chiều.
a. Hs ngồi theo nhóm nhỏ. Các em lấy các BBGT mẫu đã được giáo viên sưu tầm đặt lên bàn và quan sát.
b. Gv đặt các câu hỏi gợi ý để các nhóm học sinh suy nghĩ trao đổi và nêu nhận xét:
- BBGT cấm xe đi ngược chiều có mấy phần? 
- Mặt biển báo có hình gì, màu gì? Ở giữa hình tròn có hình gì, màu gì? Chân biển báo có hình gì, màu gì? 
- BBGT cấm xe đi ngược chiều được đặt ở đâu? Để làm gì?
- Thư kí nhóm tập hợp ý kiến của các bạn trong nhóm.
2. Cùng nhau kiểm tra lại kết quả hoạt động 1.
a. Đại diện 1-2 nhóm trình bày ý kiến của nhóm về BBGT cấm xe đi ngược chiều.
- Hs khác bổ sung ý kiến.
b. Nhận xét.
c. Gv tập hợp các ý kiến và kết luận: BBGT cấm xe đi ngược chiều có mặt hình tròn, màu đỏ, ở giữa có hình chữ nhật màu trắng. Chân biển báo hình chữ nhật, màu khác. BBGT cấm xe đi ngược chiều được đặt ở đường một chiều để cấm người và phương tiện giao thông đi theo chiều ngược lại.
d. Các nhóm kiểm tra lại kết quả hoạt động của nhóm mình.
3. Đọc tài liệu và làm thử.
a. Mở vở Thực hành Thủ công xem hướng dẫn.
b. Làm thử (theo quy trình ).
 Bước 1: Gấp, cắt BBGT cấm xe đi ngược chiều.
 Bước 2: Dán BBGT cấm xe đi ngược chiều.
 b.1. GV mời 2 HS lên bảng thực hiện cách gấp, cắt, dán các em khác theo dõi. Nếu HS còn lúng túng, GV giúp đỡ.
 HS tập gấp bằng giấy nháp.
 b.2. GV nhận xét.
Ngày soạn:
Ngày dạy:
BÀI 8: GẤP ,CẮT, DÁN BIỂN BÁO GIAO THÔNG
(TIẾT 1)
Mục tiêu:
 - Học sinh biết cách gấp, cắt, dán biển báo giao thông (BBGT) cấm xe đi ngược chiều.
 - Học sinh gấp, cắt dán được biển báo giao thông cấm xe đi ngược chiều, đường cắt có thể mấp mô. Biển báo tương đối cân đối. Có thể làm biển báo giao thông có kích thước tùy ý.(Học sinh khéo tay gấp cắt dán được biển báo giao thông cấm xe đi ngược chiều, đường cắt ít mấp mô, biển báo cân đối.) 
- Học sinh hứng thú khi học thủ công. Có ý thức chấp hành luật lệ giao thông. 
* Tích hợp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
Các hoạt động dạy và học:
1. Hoạt động thực hành
a. Kiểm tra sự chuẩn bị dụng cụ, vật liệu.
b. Tất cả hs lấy giấy thủ công hoặc bìa màu, bút chì, bút màu, kéo để làm BBGT cấm xe đi ngược, mỗi em làm một biển báo.
1. Gv nêu nhiệm vụ và các yêu cầu cần đạt của bài thực hành
	Biết cách cắt, gấp được biển báo.
Cả nhóm tập trung làm một biển báo lớn. Các nhóm thi đua xem nhóm nào làm được biển báo đẹp nhất.
- Thời gian thực hành khoảng 30 phút.
2. Hs thực hành gấp, cắt biển báo theo nhóm.
- Hs ngồi thành từng nhóm nhỏ. Các em bàn bạc về kích thước, màu sắc biển báo. Sau đó phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm. Mỗi em một việc để hoàn thành biển báo trong thời gian qui định. Gv đến các nhóm quan sát, khích lệ các nhóm thực hành làm biển báo và đưa ra chỉ dẫn, nhận xét khi cần thiết.
3. Trưng bày các sản phẩm.
- Gv tổ chức triển lãm nhỏ về BBGT cấm xe đi ngược chiều. Mỗi nhóm cử một người vào Ban giám khảo. Các nhóm trưng bày biển báo của cá nhân trong nhóm và biển báo của cả nhóm vào vị trí được phân công. Ban giám khảo sẽ đến từng nhóm quan sát, nhận xét và chấm điểm. Hs đến tham quan sản phẩm của từng nhóm. (BGK cử đại diện nhận xét và công bố kết quả của từng nhóm).
4. Gv nhận xét, đánh giá
Gv tập hợp các ý kiến nhận xét của hs, đánh giá và kết luận kết quả thực hành của hs.
2. Hoạt động ứng dụng
Về nhà em hãy giới thiệu BBGT cấm xe đi ngược chiều do mình làm cho các thành viên trong gia đình xem và nhắc nhở mọi người hãy thực hiện đúng các quy định về ATGT nhất là không được đi ngược chiều khi đã có biển báo cấm để đảm bảo an toàn cho mình và cho người khác.
BÀI 9: GẤP ,CẮT ,DÁN BIỂN BÁO GIAO THÔNG
Mục tiêu
Học sinh biết gấp, cắt dán biển báo giao thông cấm đổ xe
Gấp , cắt dán được biển báo giao thông cấm đổ xe
Có ý thức chấp hành luật lệ giao thông 
Hoạt động cơ bản
Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét
Giáo viên giới thiệu hình mẫu biển báo giao thông cấm đổ xe
Học sinh quan sát và nêu nhận xét về sự giống và khác nhau về kích thước, màu sắc các bộ phận của biển báo giao thông cấm đổ xe với những biển báo giao thông đã học
Học sinh đọc các bước gấp ở sách giáo khoa 
Gấp các bộ phận của biển báo giao thông cấm đổ xe.
Lấy tờ giáy thủ công màu xanh và màu nâu.
Bước 1: Dùng giấy màu đỏ gấp, cắt hình tròn từ hình vuông cạnh 6 ô ( cách gâp, cắt như bài 7).
Bước 2: Dùng giấy màu xanh gấp, cắt hình vuông có cạnh 4 ô. 
Bước 3: Cắt chân biển báo. 
Bước 4: Dùng giấy màu đỏ cắt hình chữ nhật có chiều dài 4 ô, chiều rộng 1ô.
Cách dán biển báo 
BÀI 10: CẮT, GẤP, TRANG TRÍ THIẾP CHÚC MỪNG (2 tiết)
I/ Mục tiêu:
Học sinh biết cách cắt, gấp, trang trí thiếp chúc mừng.
Học sinh cắt, gấp, trang trí được thiếp chúc mừng.
Học sinh hứng thú làm thiếp chúc mừng.
II/ Chuẩn bị:
Một số mẫu thiếp chúc mừng.
Quy trình cắt, gấp, trang trí thiếp chúc mừng có hình vẽ minh họa cho từng bước.
Giấy trắng hoặc giấy thủ công.
Kéo, bút màu, bút chì, thước kẻ.
III/ Các hoạt động dạy và học:
 Tiết 1
A/ HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
1) Học sinh quan sát tìm hiểu hình dáng, cấu trúc thiếp chúc mừng do giáo viên chuẩn bị. Và trả lời các câu hỏi sau ở phiếu bài tập:
 - Thiếp chúc mừng hình gì? Có những phần nào?
 - Em có nhận xét gì về mặt bên ngoài của thiếp?
 - Mặt bên trong của thiếp như thế nào? Được dùng để làm gì?
 - Thiếp chúc mừng được dùng khi nào? Để làm gì?
+ Gv kiểm tra nhận xét từng nhóm.
2) GV và học sinh cùng nhau kiểm tra lại kết quả hoạt động 1.
 - Các nhóm trình bày ý kiến về thiếp chúc mừng.
 - Giáo viên tập hợp các ý kiến và kết luận: Thiếp chúc mừng có nhiều màu sắc khác nhau, nhưng thường có hình chữ nhật. Kích thích của thiếp chúc mừng cũng khác nhau. Thiếp chúc mừng thường có 2 mặt. Mặt ngoài có ghi sẵn nội dung chúc mừng và hình trang trí. Mặt trong để trắng khi gửi thiếp chúc mừng cho ai thì ghi lời chúc mừng của người gửi vào đó. Thiếp chúc mừng thường được dùng để gửi cho bạn bè, cha mẹ, người thân, thầy cô giáo vào những dịp lễ, Tết như ngày 8/3; 20/1, ngày sinh nhật, Tết để tỏ lòng biết ơn và quý mến.
3) Giáo viên hướng dẫn mẫu:
+ Bước 1: Cắt, gấp thiếp chúc mừng
 - Cắt tờ giấy trắng hoặc giấy thủ công hình chữ nhật có chiều dài 20 ô, rộng 15 ô.
 - Gấp đôi tờ giấy theo chiều rộng được hình thiếp chúc mừng có kích thước rộng 10 ô, dài 15 ô.
+ Bước 2 : Trang trí thiếp chúc mừng.
 - Tùy thuộc vào ý nghĩa của thiếp chúc mừng mà người ta trang trí khác nhau.
 - Để trang trí thiếp có thể vẽ hình ; xé, dán hoặc cắt, dán hình lên mặt ngoài thiếp và viết chữ chúc mừng bằng Tiếng Việt (Có thể là tiếng nước ngoài).
4) Học sinh tập cắt, gấp, trang trí thiếp chúc mừng.
	Tiết 2
B/ HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
1) Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị dụng cụ, vật liệu.
 - Giáo viên nêu nhiệm vụ và các yêu cầu cần đạt của bài thực hành.
 - Nhắc lại các bước thực hiện cắt, gấp, trang trí thiếp chúc mừng.
2) Học sinh thực hành làm thiếp chúc mừng. Mỗi em làm một thiếp chúc mừng theo ý thích của mình.
Giáo viên đến các nhóm quan sát, khích lệ và đưa ra chỉ dẫn khi cần thiết.
3) Trưng bày sản phẩm.
+ HS nhận xét các sản phẩm được trưng bày trên bảng.
+ GV nhận xét, đánh giá sản phẩm thực hành của HS.
+ GV nhận xét sự chuẩn bị bài, tinh thần thái độ học tập, kết quả thực hành của HS.
C/ HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:
 - Về nhà, em hãy tự tay làm thêm một thiếp chúc mừng theo ý thích.
 - Hãy sử dụng thiếp chúc mừng gởi đến cha mẹ, bạn bè, người thân vào dịp thích hợp để tỏ lòng biết ơn và quý trọng của mình.
BÀI 11: GẤP, CẮT, DÁN PHONG BÌ (2 tiết)
 I. Mục tiêu
 -HS biết cách gấp,cắt dán phong bì
 -Gấp,cắt dán được phong bì
 - Thích làm phong bì để sử dụng 
II. Tài liệu và phương tiện 
1/ GV chuẩn bị : 
 -Giáo viên chuẩn bị một số phong bì cở lớn
 -Mẫu thiếp chúc mừng bài 11
 -Qui trình gấp cắt dán phong bì có hình vẽ minh họa cho từng bước,giấy A4.
 - Phiếu bài tập 
 PHIẾU BÀI TẬP 
 1/ Phong bì có hình gì ?
 2/ Mặt trước ,mặt sau phong bì như thế nào ? 
 3/ Em hãy so sánh về kích thước của phong bì và thiệp chúc mùng ? 
 2/ HS chuẩn bị :
HS chuẩn bị vở,giấy màu,keo
 Thẻ có hai mặt xanh và đỏ 
III. TIẾN TRÌNH:
Khởi động : Trưởng ban văn nghệ cho hát một bài hát hoặc chơi một trò chơi khởi động khoảng 1-2’ . Dẫn dắt vào bài và nêu mục tiêu của bài 
A . Hoạt động cơ bản:
 1/ Quan sát và nhận xét : 
 a) GV sử dụng mẫu bì thư đã chuẩn bị và giới thiệu HS quan sát 
 b) GV phát phiếu bài tập cho các nhóm và yêu cầu nhóm trưởng điều hành nhóm thảo luận để trả lời các câu hỏi trong phiếu bài tập 
 c) GV mời đại diện một số nhóm HS trình bày kết quả thảo luận 
2/ Cùng nhau kiểm tra lại kết quả hoạt động 1 : 
	a) GV tập hợp ý kiến và kết luận : 
	b) Các nhóm kiểm tra kết quả hoạt động 1 : bằng cách đối chiếu nhận x

File đính kèm:

  • docgiao_an_thu_cong_2.doc