Kế hoạch bài học Lớp 4 - Tuần 22 - Năm học 2014-2015 - Lê Thanh Tú

A/ KTBC: Vị ngữ trong câu kể Ai thế nào?

- Gọi hs trả lời câu hỏi.

+ Vị ngữ trong câu biểu thị nội dung gì? Chúng do từ ngữ nào tạo thành ?

- Nhận xét, cho điểm

B/ Dạy-học bài mới:

1) Giới thiệu bài: Tiết LTVC trước, các em đã tìm hiểu về bộ phận Vn trong kiểu câu kể Ai thế nào?. Còn bộ phận chính thứ nhất của câu là chủ ngữ biểu thị nội dung gì ? Tiết học hôm nay cô sẽ dạy cho các em bài “Chủ ngữ trong Câu kể Ai thế nào ?”

2) Tìm hiểu bài: (phần nhận xét) :

Bài tập 1: Gọi hs đọc nội dung

- Các em hãy thảo luận nhóm đôi, tìm các câu kể trong đoạn văn trên.

- Gọi hs phát biểu ý kiến

Kết luận: Các câu 1-2-4-5 là các câu kể Ai thế nào?

Bài tập 2: Gọi hs đọc y/c của bài

- Các em hãy xác định CN của những câu văn vừa tìm được.

- Dán bảng 2 bảng nhóm đã viết 4 câu văn, gọi hs lên bảng gạch dưới bằng phấn màu bộ phân CN trong mỗi câu.

Bài tập 3: Gọi hs đọc y/c

- CN trong các câu trên cho biết điều gì?

- CN trong các câu trên do loại từ nào tạo thành ?

Kết luận: CN của các câu đều chỉ sự vật có đặc điểm, tính chất được nêu ở VN. CN của câu 1 do Dt riêng Hà Nội tạo thành. CN của các câu còn lại do cụm DT tạo thành.

 - Gọi hs đọc phần ghi nhớ SGK/36 .

- Để khắc sâu kiến thức, các em chuyển sang phần uyện tập.

3) Luyện tập

 Bài 1: Gọi hs đọc nội dung và phần chú giải

- Các em hãy đọc thầm đoạn văn, xác định các câu kể Ai thế nào? trong đoạn văn, sau đó xác định CN của mỗi câu.

- Gọi hs phát biểu

- Dán bảng phụ đã viết 5 câu văn. Gọi hs lên bảng xác định CN trong câu.

- Các câu còn lại :

+ Oi chao! Chú chuồn chuồn nước đẹp làm sau! ( Không phải là câu kể mà là câu cảm, các em sẽ học sau)

+ 5. Cái đầu // tròn.

 (và) hai con mắt // long lanh như thuỷ tinh.

( Có hai cụm Chủ – vị)

+ Chú đậu trên cành lộc vừng ngã dài trên mặt hồ. ( Là câu kể Ai làm gì?)

Bài 2: Gọi hs đọc y/c

- Các em viết đoạn văn khoảng 5 câu về một loại trái cây, có dùng một số câu kể Ai thế nào? Không nhất thiết tất cả các câu em viết trong đoạn văn đều là câu kể Ai thế nào?

- Gọi hs đọc đoạn văn và nói rõ các câu kể Ai thế nào trong đoạn.

- Cùng hs nhận xét, chấm điểm một số đoạn viết tốt.

C/ Củng cố, dặn dò:

- Gọi hs nhắc lại nội dung ghi nhớ của bài học.

- Về nhà tiếp tục hoàn chỉnh đoạn văn (nếu chưa hoàn thành)

- Bài sau: MRVT: Cái đẹp

 Nhận xét tiết học

 

doc51 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 415 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Kế hoạch bài học Lớp 4 - Tuần 22 - Năm học 2014-2015 - Lê Thanh Tú, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
èng em bé / nép đầu bên yếm mẹ
 Hai người thôn gánh lợn chạy đi đầu
 Con bò vàng ngộ nghĩnh đuổi theo sau.
 Sương trắng rỏ đầu cành như giọt sữa. 
- Lắng nghe 
- Luyện đọc nhóm cặp 
- Vài hs thi đọc trước lớp 
- Nhẩm bài thơ 
- Vài hs thi đọc thuộc lòng 
- Cảnh chợ Tết miền trung du có nhiều nét đẹp về thiên nhiên, gợi tả cuộc sống êm đềm của người dân quê
- Vài hs đọc lại 
- Lắng nghe, thực hiện 
_____________________________________________________
Môn: ĐỊA LÝ
Tiết 22: HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA NGƯỜI DÂN Ở ĐỒNG BẰNG NAM BỘ 
I/ Mục tiêu: 
 - Nêu được một số hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân ở đồng bằng Nam Bộ:
 + Trồng nhiều lúa gạo, cây ăn trái. 
 + Nuôi trồng và chế biến thuỷ sản.
 + Chế biến lương thực.
BĐKH: Khí hậu 2 mùa (lũ lụt mùa mưa và thiếu nước ngọt mùa khơ) cĩ nhiều ảnh hưởng đến thiên và đời sống của con người ở ĐBNB.
II/ Đồ dùng dạy-học:
- Bản đồ nông nghiệp VN, 3 tờ giấy trắng khổ A 3 
- Tranh, ảnh về sản xuất nông nghiệp, nuôi và đánh bắt cá tôm ở đồng bằng Nam Bộ (GV và hs sưu tầm)
- Một số thẻ ghi các nội dung để HS chơi trò chơi. 
III/ Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A/ KTBC: Người dân ở ĐBNB 
1) Kể tên một số dân tộc và những lễ hội nổi tiếng ở ĐBNB?
2) Nhà ở của người dân Nam Bộ có đặc điểm gì?
- Nhận xét
B/ Dạy-học bài mới:
1) Giới thiệu bài: Các em đã biết đặc điểm về tự nhiên và đặc điểm của các dân tộc sinh sống ở ĐBNB, tiết học hôm nay, chúng ta cùng tìm hiểu về các hoạt động sản xuất đặc trưng của người dân ở Nam Bộ.
2) Bài mới:
- Treo bản đồ nông nghiệp, YC hs quan sát và kể tên các cây trồng ở ĐBNB và cho biết loại cây nào được trồng nhiều hơn ở đây? 
* Hoạt động 1: Vựa lúa, vựa trái cây lớn nhất cả nước
- Dựa vào SGK, vốn hiểu biết của các em. Các em hãy cho biết: 
1) ĐBNB có những điều kiện thuận lợi nào để trở thành vựa lúa, vựa trái cây lớn nhất cả nước? 
2) Lúa gạo, trái cây ở ĐBNB được tiêu thụ ở những đâu?
- Gọi hs đọc dòng chữ in nghiêng SGK/121
- Các em hãy quan sát tranh trong SGK/122, thảo luận nhóm đôi nói cho nhau nghe qui trình thu hoạch và chế biến gạo xuất khẩu. 
- Nhận xét câu trả lời của hs
- Gọi hs đọc dòng chữ in nghiêng thứ hai
- Các em quan sát hình 2 SGK/121, kết hợp với vốn hiểu biết của mình, các em hãy thảo luận nhóm 4 kể cho nhau nghe tên các trái cây ở ĐBNB (phát phiếu cho 3 nhóm) 
- Cùng hs nhận xét, tuyên dương nhóm kể được nhiều tên các loại trái cây. 
- Treo tranh một vài vườn trái cây ở ĐBNB và miêu tả. 
Kết luận: ĐBNB là nơi xuất khẩu gạo lớn nhất cả nước. Nhờ đồng bằng này , nước ta trở thành một trong những nước xuất khẩu nhiều gạo nhất thế giới. 
* Hoạt động 2: Nơi nuôi và đánh bắt nhiều thuỷ sản nhất cả nước.
- Giải thích từ: thuỷ sản, hải sản
- Các em hãy dựa vào SGK, tranh, ảnh và vốn hiểu biết thảo luận nhóm đôi để trả lời các câu hỏi sau:
1) Điều kiện nào làm cho ĐBNB đánh bắt được nhiều thuỷ sản?
2) Kể tên một số loại thuỷ sản được nuôi nhiều ở đây?
3) Thuỷ sản của đồng bằng được tiêu thụ ở những đâu? 
- Em có biết nơi nào nuôi nhiều cá nhất và trở thành làng bè không? 
- Mô tả về việc nuôi cá, tôm ở đồng bằng 
Hoạt động 3: Tổ chức cho hs chơi trò chơi: “Ai nhanh nhất.”
- Cô có rất nhiều thẻ, mỗi thẻ ghi một nội dung khác nhau. Cô sẽ ra câu hỏi, nhiệm vụ của các em là đến bàn cô lựa những thẻ ghi nội dung trả lời đúng cho câu hỏi của cô đưa ra.
- Y/c 2 dãy, mỗi dãy cử 2 bạn. 
- Nêu câu hỏi: Điều kiện nào ĐBNB trở thành vựa lúa, vựa trái cây lớn nhất cả nước? 
- Cùng hs nhận xét, tuyên dương nhóm gắn đúng, nhanh.
BĐKH: Luơn thực hiện một lối sống thân thiện với mơi trường và là tấm gương để lơi cuốn những người xung quanh cùng thay đổi. Thay đổi khẩu phần ăn hằng ngày, ăn nhiều rau xanh, hoa quả vừa tốt cho sức khỏe, vừa giĩ phần giảm phát thải khí nhà kính.
C/ Củng cố, dặn dò:
- Gọi hs đọc ghi nhớ
- Yc cả lớp hát bài: Quả 
- Bài sau: Hoạt động sản xuất của người dân ở ĐBNB (tt)
- Nhận xét tiết học 
-2 hs trả lời
1) Dân tộc: Kinh, Khơ-me, Chăm, Hoa; lễ hội Bà Chúa Xứ, hội xuân núi Bà, lễ cúng Trăng, lễ tế thần cá Ông...
2) Nhà ở thường làm dọc thao các sông ngòi, kênh rạch. Nhà truyền thống thường có vách và mái nhà làm bằng cây lá dừa. 
- Lắng nghe 
- Quan sát, trả lời: dừa, chôm chôm, nhãn, măng cụt, ...cây lúa và cây ăn quả được trồng nhiều ở ĐBNB.
- Đọc thầm SGK, trả lời
HS CHT 1) Nhờ có đất đai màu mỡ, khí hậu nóng ẩm, người dân cần cù lao động nên ĐBNB đã trở thành vựa lúa, vựa trái cây lớn nhất cả nước.
HS HT/T 2) Lúa gạo, trái cây của ĐBNB đã được xuất khẩu và cung cấp cho nhiều nơi trong nước.
- 1 hs đọc to trước lớp
- Thảo luận nhóm đôi, đại diện trả lời:
 Gặt lúa - tuốt lúa - phơi thóc - xay xát gạo và đóng bao - xuất khẩu. 
- 2 hs trình bày về qui trình thu hoạch, xuất khẩu gạo. 
- 1 hs đọc to trước lớp
- Làm việc nhóm 4, các nhóm nối tiếp nhau trình bày 
- Các loại trái cây ở ĐBNB: chôm chôm, thanh long, sầu riêng, xoài, măng cụt, mận, ổi, bưởi, nhãn,...
- Lắng nghe 
- Lắng nghe 
- Làm việc nhóm đôi, trả lời:
1) Mạng lưới sông ngòi dày đặc cùng với vùng biển rộng lớn là điều kiện thuận lợi cho việc nuôi và đánh bắt thuỷ sản của ĐBNB.
2) tôm hùm, cá ba sa, mực. 
3) Thuỷ sản của ĐBNB được tiêu thụ ở nhiều nơi trong nước và trên thế giới. 
- Châu Đốc nuôi nhiều cá nhất người ta gọi là làng bè Châu Đốc. 
- Lắng nghe, ghi nhớ cách chơi
- 4 bạn lên thực hiện trò chơi
- Chọn bảng gắn vào thích hợp. 
 + Đồng bằng lớn nhất
 + Đất đai màu mỡ
 + khí hậu nóng ẩm 
 + Nguồn nước dồi dào
 + Người dân cần cù lao động 
- 1 hs đọc to trước lớp. 
- Đồng thanh hát 
_________________________________________________ 
Môn: Lịch sử 
Tiết 22: TRƯỜNG HỌC THỜI HẬU LÊ 
I/ Mục tiêu: 
 Biết được sự phát triển của giáo dục thời Hậu Lê (những sự kiện cụ thể về tổ chức giáo dục, chính sách khuyến học):
 + Đến thời Hậu Lê giáo dục có quy củ chặt chẽ: ở kinh đô có Quốc Tử Giám, ở các địa phương bên cạnh trường công còn có các trường tư; ba năm có một kì thi Hương và thi Hội; nội dung học tập là Nho giáo,.
 + Chính sách khuyến khích học tập: đặt ra lễ xướng danh, lễ vinh quy, khắc tên tuổi người đỗ cao và bia đá dựng ở Văn Miếu.
II/ Đồ dùng dạy-học:
- Hình 1/49, hình 2/50.
- Phiếu học tập
III/ Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A/ KTBC: Nhà Hậu Lê và việc tổ chức quản lí đất nước.
1) Những sự việc nào thể hiện quyền tối cao của nhà vua?
2) Bộ luật Hồng Đức có những nội dung cơ bản nào?
- Nhận xét, đánh giá
B/ Dạy-học bài mới:
1) Giới thiệu bài: 
- Y/c hs quan sát tranh 1,2 SGK
- Ảnh 1,2 chụp di tích lịch sử nào? Di tích ấy có từ bao giờ?
- Văn Miếu- Quốc Tử Giám là một trong những di tích quí hiếm của lịch sử giáo dục nước ta. Nó là minh chứng cho sự phát triển giáo dục nước ta, đặc biệt với thời Hậu Lê. Để giúp các em hiểu thêm về trường học và giáo dục thời Hậu Lê chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay. 
2) Bài mới:
- Cho HS quan sát tranh 1,2 SGK.
- Hỏi: + Aûnh 1 chụp di tích Lịch sử nào?
 + Aûnh 2 chụp di tích Lịch sử nào ?
Hoạt động 1: Giáo dục thời Hậu Lê đã có nền nếp và qui củ
- Gọi hs đọc mục 1 SGK/49 từ “Ở thời Lý của các thầy đồ”.
- Tổ chức cho HS thảo luận nhóm đôi; TG: 4 phút.
1) Ở thời Lý, nhà nước lập Văn Miếu, mở Quốc Tử Giám để làm gì?
2) Đến thời Hậu Lê thì việc giáo dục như thế nào?
3) Người đi học dưới thời Hậu Lê là những ai? 
- GV nhận xét , chốt lại ý chính.
Kết luận: Giáo dục thời Hậu Lê có tổ chức qui củ, nội dung học tập là Nho giáo
Hoạt động 2: Khuyết khích học tập của nhà Hậu Lê .
- Yêu cầu Hs đọc thầm SGK/50 “Từ nội dung học tập  người có tài”.
- Tổ chức HS thảo luận nhóm 4. TG: 5 phút.
- Các nhóm đại diện trình bày.
1) Nội dung học tập để thi cử là gì? 
2) Mấy năm lại mở một kì thi? 
3) Nhà Hậu Lê đã đặt ra các lễ gì trong các kỳ thi? 
Kết luận: Nhà Hậu Lê rất quan tâm đến vấn đề học tập. Sự phát triển của giáo dục đã góp phần quan trọng không chỉ đối với việc xây dựng nhà nước mà còn nâng cao trình độ dân trí và văn hóa người Việt.
- Gọi hs đọc phần ghi nhớ
C/ Củng cố, dặn dò:
- Qua bài học, em có nhận xét gì giáo dục thời Hậu Lê?
- Trường học thời Hậu Lê có vai trò gì? 
- Bài sau: Văn học và khoa học thời Hậu Lê
- Nhận xét tiết học 
 2 hs trả lời 
1) Mọi quyền hành tập trung vào tay vua. Vua trực tiếp là tổng chỉ huy quân đội, bãi bỏ một số chức quan cao cấp nhất. Giúp việc cho vua có các bộ và các viện.
2) Bảo vệ quyền của vua, quan, địa chủ, bảo vệ chủ quyền quốc gia, khuyến khích phát triển kinh tế, giữ gìn truyền thống tốt đẹp của dân tộc, bảo vệ một số quyền lợi phụ nữ. 
- Quan sát 
- Nhà Thái học, bia tiến sĩ trong Văn Miếu. Di tích có từ thời Lý.
- Lắng nghe 
- HS quan sát tranh và trả lời.
+ Nhà Thái học Văn Miếu (Hà Nội).
+ Bia Tiến sĩ trong Văn Miếu.
- Đọc SGK, nhóm thảo luận 
- Từng nhóm trả lời 
+  Đề làm trường đào tạo nhân tài. 
+ Được phát triển và chế độ đào tạo mới thực sự được qui định chặt chẽ.
+ Con cháu vua, quan và con em gia đình thường dân nếu học giỏi. 
- HS nhận xét, chất vấn lẫn nhau.
- HS lắng nghe.
- Đọc SGK, các nhóm thảo luận 
- HS thảo luận nhóm 4. 
- Đại diện nhóm trình bày.
+ Nho giáo.
+ Cứ ba năm có một kì thi Hương ở địa phương vàkì thi Hội ở kinh thành.
+ . Lễ xướng danh (lễ đặt tên người đỗ)
 . Lễ vinh quy (lễ đón rước người đỗ cao về làng)
 . Khắc tên tuổi người đỗ đạt cao (tiến sĩ) vào bia đá dựng ở Văn Miếu để tôn vinh người có tài. 
- Lắng nghe 
- 3 hs đọc to trước lớp.
- Giáo dục thời Hậu Lê đã có nền nếp qui củ.
- Trường học thời Hậu Lê nhằm đào tạo những người trung thành với chế độ phong kiến và nhân tài cho đất nước. 
_______________________________________________
Môn: KỂ CHUYỆN 
Tiết 22: CON VỊT XẤU XÍ 
I/ Mục tiêu: 
 - Dựa theo lời kể của giáo viên, sắp xếp đúng thứ tự tranh minh hoạ cho trước (SGK); bước đầu kể lại được từng đoạn caâu chuyện Con vịt xấu xí rõ ý chính, đúng diễn biến.
 - Hiểu được lời khuyên qua câu chuyện: Cần nhận ra cái đẹp của người khác, biết thương yêu người khác, không lấy mình làm chuẩn để đánh giá người khác.
II/ Đồ dùng dạy-học:
- Tranh minh họa trong bộ ĐDDH.
III/ Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A/ KTBC: Kể chuyện được chứg kiến hoặc tham gia.
 Gọi hs lên bảng kể câu chuyện về 1 người có khả năng hoặc có sức khỏe đặc biệt mà em biết.
 - Nhận xét, cho điểm 
B/ Dạy-học bài mới:
1) Giới thiệu bài: Hôm nay các em sẽ nghe kể câu chuyện Con vịt xấu xí của nhà văn An-đéc-xen. Con vịt bị xem là xấu xí trong chuyện này là một con thiên nga. Thiên nga là loài chim đẹp nhất trong thế giới các loài chim. Vì sao thiên nga là loài chim đẹp lại bị xem là một con vịt xấu xí? Các em hãy lắng nghe cô kể để biết được điều đó. 
 - Y/c hs quan sát tranh minh họa, đọc thầm nội dung bài KC trong SGK 
2) Gv kể chuyện
- Kể lần 1 giọng thong thả, chậm rãi, nhấn giọng những từ ngữ gợi cảm, gợi tả miêu tả hình dáng, tâm trạng của thiên nga. 
- Kể lần 2 + chỉ tranh minh họa
3) HD hs thực hiện các yêu cầu của bài tập
a) Sắp xếp lại thứ tự các tranh minh họa câu chuyện theo trình tự đúng.
- Gọi hs đọc y/c của BT
- Treo 4 tranh minh họa lên bảng theo thứ tự sai như SGK 
- Gọi hs lên bảng sắp xếp lại các tranh theo đúng thứ tự của câu chuyện. 
b) Kể từng đoạn và toàn bộ câu chuyện, trao đổi về ý nghĩa của câu chuyện. 
- Gọi hs đọc yêu cầu của BT 2,3,4.
- Các em hãy kể trong nhóm 4, mỗi em kể 1 tranh, sau đó mỗi em kể toàn chuyện, trả lời câu hỏi về lời khuyên của câu chuyện.
- Tổ chức cho hs thi kể trước lớp
- Nhà văn An-đéc-xen muốn nói gì với các em qua câu chuyện này? 
- Y/c hs đặt câu hỏi khác cho bạn .
- Các bạn vịt thấy hình dáng thiên nga không giống như mình nên bắt nạt, hắt hủi thiên nga. Khi đàn vịt nhận ra sai lầm của mình thì thiên nga đã bay đi mất. Cô mong rằng các em biết yêu quí bạn bè xung quanh, nhận ra những nét đẹp riêng trong mỗi bạn. 
- Cùng hs nhận xét, bình chọn bạn kể chuyện hấp dẫn nhất; hiểu nhất điều nhà văn muốn nói với các em. 
C/ Củng cố, dặn dò:
- Về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe
- Chuẩn bị tiết KC tuần 23
- Nhận xét tiết học 
- 1 hs lên bảng thực hiện y/c 
- Lắng nghe 
- Quan sát tranh
- Lắng nghe
- Theo dõi, lắng nghe 
- 2 hs nối tiếp đọc to trước lớp
- Quan sát
- 1 hs lên bảng thực hiện 
+ Tranh 1 (tranh 2 SGK): Vợ chồng thiên nga gởi con lại cho vịt mẹ trông giúp.
+ Tranh 2 (tranh 1 SGK): Vịt mẹ dẫn đàn con ra ao. Thiên nga con đi sau cùng, trông cô đơn, lẻ loi.
+ Tranh 3: Vợ chồng thiên nga xin lại thiên nga con và cám ơn vịt mẹ cùng đàn vịt con.
+ Tranh 4: Thiên nga con theo bố mẹ bay đi. Đàn vịt ngước nhìn theo, bàn tán, ngạc nhiên. 
- 1 hs đọc to trước lớp 
- Kể chuyện trong nhóm 4
+ Mỗi tốp 2 em thi kể từng đoạn câu chuyện.
+ Một vài hs thi kể toàn bộ câu chuyện và trả lời câu hỏi về điều nhà văn muốn nói với các em.
HS HT/T. Phải biết nhận ra cái đẹp của người khác, biết yêu thương người khác.
. Không lấy mình làm mẫu khi đánh giá người khác.
. Thiên nga là loài chim đẹp nhất trong vương quốc các loài chim nhưng lại bị các bạn vịt xem là xấu xí.
- Vì sao đàn vịt con đối xử không tốt với thiên nga? (vì các bạn vịt thấy thiên nga không giống mình)
- Bạn thấy thiên nga con có tính cách gì đáng quí? (không giận các bạn vịt mà khi chia tay thiên nga lại rất buồn. 
- Lắng nghe 
- Nhận xét 
______________________________________________
Môn: TOÁN 
Tiết 109: SO SÁNH HAI PHÂN SỐ KHÁC MẪU SỐ 
 I/ Mục tiêu:
Biết so sánh hai phân số khác mẫu số.
	Bài tập cần làm bài 1, bài 2 và bài 3* dành cho HS khá giỏi.
II/ Đồ dùng dạy-học:
- Sử dụng hình vẽ trong SGK
III/ Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A/ KTBC: Muốn so sánh hai phân số cùng mẫu số ta làm sao? 
B/ Giới thiệu bài: . Tiết toán hôm nay, các em biết cách so sánh hai phân số khác mẫu số. 
1) HD hs so sánh hai phân số khác mẫu số
- Viết bảng . Em có nhận xét gì về mẫu số của hai phân số này? 
- So sánh hai phân số tức là so sánh hai phân số khác mẫu số. 
- Các em hãy thảo luận nhóm 4 tìm cách so sánh hai phân số này với nhau? 
- Nhận xét cách giải quyết của hs
* Hoạt động cả lớp
- Cách 1: Đưa ra 2 băng giấy như nhau: Chia băng giấy thứ nhất thành 3 phần bằng nhau, tô màu 2 phần, vậy đã tô màu mấy phần của băng giấy? 
+ Chia băng giấy thứ hai thành 4 phần bằng nhau, tô màu 3 phần, vậy đã tô màu mấy phần của băng giấy? 
- Hãy so sánh độ dài của băng giấy và băng giấy
- Hãy viết kết quả so sánh 2 phân số trên 
Cách 2: Y/c hs qui đồng mẫu số hai phân số rồi so sánh hai phân số. 
- Dựa vào hai băng giấy, chúng ta đã so sánh được hai phân số . Tuy nhiên cách so sánh này mất thời gian và không thuận tiện khi phải so sánh nhiều phân số hoặc phân số có tử số , mẫu số lớn. Chính vì thế để so sánh các phân số khác mẫu khác mẫu số người ta thường làm theo cách 2.
- Muốn so sánh hai phân số khác mẫu ta làm sao? 
- Gọi hs đọc phần ghi nhớ trong SGK/121 
2) Luyện tập:
Bài 1: Gọi hs lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở .
Bài 2: Y/c hs tự làm bài
- Gọi hs nêu cách làm và lên bảng thực hiện 
*Bài 3: Gọi hs đọc đề bài 
-Muốn biết bạn nào ăn nhiều bánh hơn chúng ta làm thế nào? 
- Y/c hs tự làm bài, sau đó nêu trước lớp 
C/ Củng cố, dặn dò:
- Muốn so sánh 2 phân số khác mẫu số, ta làm sao?
- Bài sau: Luyện tập
- Nhận xét tiết học 
- Ta so sánh tử số, phân số nào có tử số lớn hơn thì lớn hơn, tử số bé hơn thì bé hơn, tử số bằng nhau thì hai phân số đó bằng nhau. 
- Lắng nghe
- Mẫu số của hai phân số khác nhau
- Thảo luận nhóm 4 và nêu cách giải quyết. 
- Đã tô màu 2/3 bằng giấy
- Đã tô màu 3/4 băng giấy
- Ta thấy băng giấy ngắn hơn băng giấy nên (băng giấy dài hơn băng giấy. Nên 
- HS thực hiện:
+ So sánh hai phân số cùng mẫu số :
 Vậy 
- Lắng nghe 
- Ta có thể qui đồng mẫu số hai phân số đó rồi so sánh các tử số của hai phân số mới. 
- Vài hs đọc to trước lớp. 
HS CHT a) 
 Vì nên 
b) ; 
Vì nên 
c) giữ nguyên 
Vì nên 
- Tự làm bài
- Ta rút gọn phân số 6/10 , giữ nguyên phân số 4/5 rồi so sánh 2 phân số với nhau
a) vì nên 
- 1 hs đọc đề bài 
- Chúng ta phải so sánh số bánh mà hai bạn đã ăn
- Tự làm bài (HS HT/T)
 Mai ăn 3/8 cái bánh tức là ăn 15/40 cái bánh. Hoa ăn 2/5 cái bánh tức là ăn 16/40 cái bánh. 
 Vì nên Hoa ăn nhiều bánh hơn. 
- 1 hs trả lời 
________________________________________
Môn: LUYỆN TỪ VÀ CÂU 
Tiết 44: MỞ RỘNG VỐN TỪ: CÁI ĐẸP
 I/ Mục tiêu:
 Biết thêm một số từ ngữ nói về chủ điểm Vẻ đẹp muôn màu, biết đặt câu với một số từ ngữ theo chủ điểm đã học (BT1, BT2, BT3); bước đầu làm quen với một số thành ngữ liên hoan đến cái đẹp (BT4).
II/ Đồ dùng dạy-học:
- Một vài bảng nhóm viết nội dung BT1-2
- Bảng phụ viết sẵn nội dung vế B BT4 (các câu có chỗ trống để điền thành ngữ). Thẻ từ ghi sẵn các thành ngữ ở vế A để gắn các thành ngữ vào chỗ trống thích hợp trong câu.
III/ Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A/ KTBC: CN trong câu kể Ai thế nào?
 Gọi 2 hs đọc đoạn văn kể về một loại trái cây yêu thích có dùng câu kể Ai thế nào? 
 Nhận xét, cho điểm 
B/ Dạy-học bài mới:
1) Giới thiệu bài: Nêu MĐ, YC cần đạt của tiết học.
2) HD hs làm bài tập
Bài 1: Gọi hs đọc y/c 
- Các em hãy thảo luận nhóm 4 để hoàn thành bài tập này (Phát bảng nhóm cho 3 nhóm)
- Gọi các nhóm lên dán bảng nhóm và trình bày. 
a) Các từ thể hiện vẻ đẹp bên ngoài của con người
b) Các từ thể hiện nét đẹp trong tâm hồn, tính cách của con người. 
Bài 2: Gọi hs đọc y/c
- Các em thảo luận nhóm đôi để hoàn thành b

File đính kèm:

  • docGA lop 4tuan 22 NH 20142015.doc
Giáo án liên quan