Thiết kế bài giảng Ngữ văn 9 - Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga

Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc - hiểu đoạn trích trong không gian văn hóa Nam Bộ

a. GV đọc mẫu, yêu cầu HS đọc đúng, đọc diễn cảm văn bản nhằm giúp cho người đọc cảm nhận ban đầu về văn hóa Nam Bộ và tạo cảm xúc trước những áng thơ văn Nguyễn Đình Chiểu:

- Đọc đúng ngữ âm

- Cần chú ý chuyển giọng – kể tả, cửu chỉ lời nói nhân vật.

- Gọi HS đọc, GV nhận xét.

 b. Hướng dẫn học sinh thảo luận những từ khó, sau đó giáo viên định hướng cắt nghĩa, chú giải những từ ngữ cũng như các vấn đề có liên quan đến văn hóa Nam Bộ.

- Chú thích các từ khó: Giải thích từ Hồ đồ, báo đức thù công, kiến nghĩa bất vi, mầy,

- Yêu cầu HS giải thích theo cách hiểu của mình.

 

doc13 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 1076 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thiết kế bài giảng Ngữ văn 9 - Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THIẾT KẾ BÀI GIẢNG
LỤC VÂN TIÊN CỨU KIỀU NGUYỆT NGA
(trích Truyện Lục Vân Tiên - Nguyễn Đình Chiểu)
 I. Mục tiêu: Giúp HS:
1. Kiến thức :
- Hiểu được khát vọng cứu người, giúp đời của tác giả qua của hai nhân vật lí tưởng: Lục Vân Tiên – Kiều Nguyệt Nga.
- Cảm nhận được vẻ đẹp tính cách và thái độ cư xử của nhân vật Lục Vân Tiên – Kiều Nguyệt Nga.
- Nhận thức được những thành tựu về mặt ngôn ngữ, nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật trong đoạn trích này.
2. Kỹ năng:
- Năng lực đọc hiểu một đoạn trích thuộc thể loại truyện thơ Nôm dưới góc nhìn văn hóa Nam Bộ.
- Học tập và vận dụng kiến thức bài học vào thực tế đời sống của bản thân.
3. Thái độ: Trân trọng tài năng, nhân cách đạo đức con người Nguyễn Đình Chiểu; yêu chính nghĩa, quí trọng đạo đức, phẩm chất con người Nam Bộ.
II. Cách thức tiến hành
GV tổ chức giờ học theo cách kết hợp các phương pháp đọc diễn cảm, gợi tìm kết hợp với các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời câu hỏi. Đặc biệt GV cần xuất phát từ góc độ văn hóa Nam Bộ để làm rõ giá trị của tác phẩm.
III. Chuẩn bị:
	1. Ngoài SGK, SGV, GV cần chuẩn bị tranh ảnh chân dung Nguyễn Đình Chiểu, một số bài viết về Nguyễn Đình Chiểu, clip thăm lăng cụ Nguyễn Đình Chiểu, clip về thiên nhiên vùng sông nước và cảnh sinh hoạt của người Nam Bộ, phim về Lục Vân Tiên, một đoạn vở cải lương Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga, clip về Nam Bộ, hướng dẫn học sinh tự tìm thêm văn hóa Nam Bộ và thể loại truyện thơ Nôm cũng như tác phẩm (về thể loại, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm, tác giả). Soạn giáo án trên phần mềm Powerpoint.
2. HS chuẩn bị trước ở nhà: 
- SGK, vở soạn, vở ghi 
- Đọc kĩ mục Tiểu dẫn và văn bản đoạn trích
- Đọc kĩ phần chú thích ở Sách giáo khoa để hiểu được các từ khó, các điển cố được sử dụng trong bài, thử diễn đạt lại nội dung các câu văn khó theo cách hiểu của mình.
- Trả lời hệ thống câu hỏi trong Sách giáo khoa, và các câu hỏi gợi mở thêm của giáo viên. 
3. Giáo viên dự kiến phương án kiểm tra quá trình tự học của học sinh ở nhà qua vở bài soạn, (có thể kiểm tra bằng trắc nghiệm trước khi vào bài học mới).
	4. Sau giờ dạy, tiến hành cho HS làm bài kiểm tra trắc nghiệm kết hợp với tự luận ngắn. 
IV. Các bước lên lớp
	Bước 1. Ổn định tổ chức
	Bước 2. Kiểm tra bài cũ: đọc thuộc lòng 8 câu cuối trong đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”. Nêu cảm nhận của em về đoạn thơ?
Bước 3. Bài mới:
Lục Vân Tiên là tác phẩm đầu tay của Nguyễn Đình Chiểu và là truyện kể mang màu sắc dân gian được mọi người dân Việt Nam nhất là người dân Nam Bộ đón nhận rất nồng nhiệt, bởi rất gần gũi với tình cảm, tâm hồn của họ. Đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga, đã thể hiện được khát vọng hành đạo giúp đời của tác giả và khắc họa những phẩm chất đẹp đẽ nhất của hai nhân vật lí tưởng Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga. Những phẩm chất đẹp đẽ ấy rất gần gũi với tính cách, phẩm chất người dân Nam Bộ.
Hoạt động của GV - HS
Nội dung
Hoạt động 1: Trải nghiệm văn hóa Nam Bộ
- Cho học sinh xem: Clip về vùng đất Nam Bộ, xem phim hay một đoạn vở cải lương Lục Vân Tiên hoặc qua các tác phẩm viết về Nam Bộ ở lớp 6 đã học như Đất rừng phương Nam (trích trong sông nước Cà Mau – Đoàn Giỏi), hay đọc thêm bài Sài Gòn tôi yêu của Minh Hương ở lớp 7.
 - Đặt câu hỏi: Em hiểu biết gì về thiên nhiên, nếp sống sinh hoạt, tính cách con người ở Nam Bộ? 
- HS trao đổi trả lời
* Gợi ý: 
 + Về thiên nhiên: Địa hình, khí hậu, mang đặc điểm riêng: là vùng đồng bằng nên bằng phẳng, thấp trũng, sông nước chằng chịt, khí hậu hai mùa mưa, nắng,
+ Tính cách, tâm lí con người: Bộc trực, thẳng thắn, hào hiệp, trọng nghĩa,; Lời nói: mộc mạc, dễ hiểu, thích nói thẳng, không vòng vo,; cách sinh hoạt: giản dị, không cầu kì,..
- Tìm hiểu tiểu dẫn về tác giả, tác phẩm
+ Yêu cầu HS đọc phần giới thiệu tác phẩm/ Sgk và nêu những nét chính về cuộc đời tác giả Nguyễn Đình Chiểu? (Quê quán, sơ lược về tiểu sử và sự nghiệp những phẩm chất, tính cách, những bài học từ cuộc đời – sự nghiệp).
+ Theo em cuộc đời và sự nghiệp thơ văn có điểm gì đáng lưu ý?
+ HS trao đổi trả lời
+ Yếu tố nào hình thành nên tài năng và phong cách của tác giả?
+ HS trao đổi trả lời
- Giới thiệu: Truyện Lục Vân Tiên
+ Hoàn cảnh ra đời của LVT?
+ HS trao đổi trả lời
+ Hình thức truyện thơ Nôm của Nguyễn Đình Chiểu có gì đặc biệt? Tác dụng của nó ra sao?
+ HS trao đổi trả lời
- Hướng dẫn học sinh tìm hiểu vị trí, bố cục đoạn trích, và chỉ ra tác dụng của bố cục đoạn trích
- Đoạn trích nằm ở phần nào của TP? Đoạn trích có những nhân vật nào?
- Nêu bố cục đoạn trích? Tác dụng của bố cục:
1.Tìm hiểu chung
 1.1. Tìm hiểu kiến thức ngoài văn bản
a. Khơi gợi những kiến thức về văn hóa Nam Bộ liên quan đến tác giả, tác phẩm
- Đặt đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga trong không gian văn hóa Nam Bộ.
b. Tác giả: (1822 – 1888)
- Là nhà thơ Nam Bộ, sống và sáng tác ở thời kì đau thương mà anh dũng của dân tộc vào thế kỉ XIX. 
- Sự nghiệp sáng tác: Đa số tác phẩm được viết bằng chữ Nôm.
- Quê hương, gia đình và thời đại đã hình thành nên tài năng và phong cách NĐC.
c. Tác phẩm Lục Vân Tiên
- Gồm 2.082 câu thơ lục bát ( thơ Nôm) sáng tác khoảng đầu những năm 50 của thế kỷ XIX.
- Thể loại: Truyện thơ Nôm, Kết cấu theo kiểu từng chương hồi, xoay quanh nhân vật chính.
- Mục đích truyền dạy đạo lý làm người
d. Vị trí đoạn trích và bố cục:
- Thuộc phần đầu TP
- Tập trung chủ yếu vào hai nhân vật chính: LVT và KNN
- Gồm hai phần: Giới thiệu LVT và KNN => Ngợi ca, đề cao hai nhân vật lí tưởng LVT và KNN
Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc - hiểu đoạn trích trong không gian văn hóa Nam Bộ
a. GV đọc mẫu, yêu cầu HS đọc đúng, đọc diễn cảm văn bản nhằm giúp cho người đọc cảm nhận ban đầu về văn hóa Nam Bộ và tạo cảm xúc trước những áng thơ văn Nguyễn Đình Chiểu:
- Đọc đúng ngữ âm
- Cần chú ý chuyển giọng – kể tả, cửu chỉ lời nói nhân vật. 
- Gọi HS đọc, GV nhận xét.
 b. Hướng dẫn học sinh thảo luận những từ khó, sau đó giáo viên định hướng cắt nghĩa, chú giải những từ ngữ cũng như các vấn đề có liên quan đến văn hóa Nam Bộ.
- Chú thích các từ khó: Giải thích từ Hồ đồ, báo đức thù công, kiến nghĩa bất vi, mầy,
- Yêu cầu HS giải thích theo cách hiểu của mình.
c. Hướng dẫn học sinh phân tích, khám phá vẻ đẹp hình tượng nghệ thuật qua nội dung và hình thức nghệ thuật mang đậm màu sắc văn hóa Nam Bộ trong đoạn trích:
- Đọc đoạn 1
- Hãy tái hiện hình tượng người anh hùng nghĩa hiệp của mảnh đất phương Nam trong đoạn trích bằng lời văn của em?
- HS trao đổi trả lời. GV nhận xét, kết lại.
- Nhân vật Lục Vân Tiên gợi cho nhớ tới hình ảnh những nhân vật nào trong truyện cổ Trung Hoa, trong truyện dân gian? Qua đây phản ánh tư tưởng tình cảm của người dân Nam Bộ như thế nào?
- HS trao đổi trả lời, GV nhận xét, chốt lại vấn đề.
- Hành động đánh cướp của LVT, tác đã đã phản ánh gì về đời sống xã hội Nam Bộ lúc bấy giờ? Qua đó thể hiện ước mơ gì?
- HS trao đổi trả lời. GV nhận xét.
- Sau khi đánh bọn cướp LVT nói gì với Kim Liên và KNN? Lời nói ấy còn cho thấy chàng có phẩm chất tốt đẹp nào?
- HS trao đổi trả lời, GV chốt lại.
- Em có nhận xét điều gì qua thái độ cư xử của Lục Vân Tiên?
- HS trao đổi trả lời, GV chốt lại.
- Qua thái độ cư xử của LVT đã phản ánh tính cách người Nam Bộ như thế nào?
- HS trao đổi trả lời. GV định hướng, chốt lại vấn đề.
- Em có nhận xét gì Lục Vân Tiên qua câu thơ: "Nhớ câu kiến nghĩa bất vi
Làm người thế ấy cũng phi anh hùng"
- Học sinh tự phát biểu. GV nhận xét, đánh giá.
- Nhận xét chung về Kiều Nguyệt Nga. Theo em tác giả gửi gắm gì qua nhân vật này?
- HS trao đổi trả lời. GV định hướng và kết luận.
- Đọc đoạn 2
- Thái độ ứng xử của Kiều Nguyệt Nga đối với Lục Vân Tiên được thể hiện qua đoạn trích như thế nào? 
- HS trao đổi trả lời. GV nhận xét và kết luận.
- Phẩm chất ấy gần gũi với phẩm chất với người phụ nữ Nam Bộ nói riêng, phụ nữ Việt Nam nói chung?
- HS trao đổi trả lời, GV định hướng và kết luận.
- Em có nhận xét gì về cách miêu tả nhân vật của tác giả trong đoạn trích? Cách miêu tả nhân vật của tác giả có khác gì cách miêu tả nhân vật của Nguyễn Du? Tác dụng cách miêu tả nhân vật của NĐC?
- HS trao đổi, so sánh trả lời. GV nhận xét và kết luận.
- Em hãy chỉ ra từ ngữ Nam Bộ tác giả sử dụng trong đoạn trích? Và giải thích chúng bằng cách hiểu của em.
-Tác dụng của nó ra sao?
- HS trao đổi và trả lời. GV định hướng và kết luận.
Hoạt động 3: Tìm hiểu thông điệp văn hóa – bài học nhận thức và hành động đối với cá nhân
 - Qua đoạn trích, tác giả muốn gửi thông điệp gì? Thể hiện giá trị văn hóa Nam Bộ ra sao? 
- HS trao đổi trả lời. GV định hướng và kết luận.
 - Cho một số câu hỏi về bài học nhận thức và động cá nhân qua bài học.
 + Hành động nghĩa hiệp đánh cướp cứu người mà không nghĩ đến trả ơn của Lục Vân Tiên đối với xã hội hiện nay có lỗi thời hay không? Vì sao? 
+ Từ hành động nghĩa hiệp của Lục Vân Tiên, suy nghĩ về hành động của những “hiệp sĩ đường phố” em đã đọc, đã nghe?
+ Qua thái độ cư xử của Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga, tác giả cho thấy thái độ, tình cảm của người Nam Bộ như thế nào? Em học tập được gì qua cách cư xử ấy?
- HS trao đổi nhóm, tự phát biểu theo cảm nhận riêng, GV nhận xét, đánh giá.
1.2. Đọc và giải thích từ khó trong văn bản
a. Đọc:
- Đọc đúng đúng ngữ âm của người miền Nam các từ như đàng, thiệt, tiểu thơ, trong câu “Vân Tiên ghé lại bên đàng” không đọc theo từ phổ thông là “đường”, hay “Thưa rằng: Tôi thiệt người ngay” không đọc là “thật” hoặc “Tiểu thơ con gái nhà ai” không đọc là “Tiểu thư”. 
- Đọc đúng giọng điệu, học sinh cần phải chuyển giọng phù hợp với những câu thơ kể chuyện, tả trận đánh, cử chỉ, lời nói của các nhân vật trong đoạn trích. Cụ thể, đối với câu thơ kể thì giọng đọc khoan thai, chậm rãi, còn khi miêu tả nhân vật Lục Vân Tiên đánh bọn cướp hung hãn thì cần phải đọc với giọng rắn rỏi, mạnh dạn và hùng hồn “Kêu rằng: Bớ đảng hung đồ/ Chớ quen làm thói hồ đồ hại dân”. Còn đối với lời nói của tên cướp Phong Lai thì giọng đọc cao lên, thể hiện sự ngạo mạn, khinh thường đối thủ. Còn đến khi Lục Vân Tiên đối thoại với Nguyệt Nga thì giọng đọc trùng xuống mang giọng từ tốn, khiêm nhường, lịch lãm. Hay đến lời đối đáp của Nguyệt Nga thì giọng đọc cần thể hiện được cung cách ứng xử hết sức nhã nhặn, lịch thiệp, trân trọng.
b. Cắt nghĩa, chú giải các từ khó trong đoạn trích dưới góc nhìn văn hóa Nam Bộ
- Hồ đồ trong tiếng miền Nam có nghĩa là không phân biệt rõ ràng, lẫn lộn giữa đúng và sai. 
- Chưa hãn dạ này: lòng này chưa được rõ (tiếng miền Nam).
- Báo đức thù công: Trả ơn đức, đền đáp công lao. Cách nói của người Nam Bộ thể hiện lòng biết ơn.
 - Kiến nghĩa bất vi: thấy việc nghĩa không làm. Cả câu muốn nói, người thấy việc nghĩa mà không làm thì không phải là anh hùng. Thể hiện tấm lòng vị nghĩa của người Nam Bộ.
- Mầy: mày (tiếng miền Nam), cách gọi người cùng trang lứa.
2. Phân tích đoạn trích
2.1. Nội dung
a/- Lục Vân Tiên đánh cướp
- Hành động “bẻ cây”
- Lời nói: “Kêu rằng bớ đảng hung đồ”
- Lục Vân Tiên giàu lòng nghĩa nhân, thấy chuyện bất bằng ra tay cứu giúp, không so đo tính toán.
- Hình tượng Lục Vân Tiên được so sánh với dũng tướng Triệu tử Long - trận Đương Dương - truyện "Tam quốc diễn nghĩa".
- Hình tượng Lục Vân Tiên được khắc hoạ theo một mô típ quen thuộc ở truyện Nôm truyền thống: 1 chàng trai tài giỏi, cứu một cô gái thoát khỏi tình huống hiểm nghèo, rồi từ ân nghĩa đến tình yêu.
- Người Nam Bộ ưa thích những tấm gương trung liệt anh hùng ở bên Tàu hay chàng trai cứu cô gái ở truyện dân gian. Bởi nó rất phù hợp với tính cách trọng nghĩa, hào hiệp của họ sống trên vùng mới.
- Phản ánh đời sống xã hội Nam Bộ lúc bấy giờ còn hỗn loạn, chưa ổn định. Thể hiện ước mơ cần có những người tài đức, ra tay cứu nạn giúp đời. Đó là khát vọng chung của người dân Nam Bộ lúc bấy giờ.
b/-Lục Vân Tiên gặp Kiều Nguyệt Nga
- Sau khi đánh thắng bọn cướp Phong Lai:
+ Hỏi han ân cần
+ Thương xót, an ủi
+ Nghe nói muốn được lạy tạ vội gạt đi ngay -> từ chối lời mời về thăm nhà của Nguyệt Nga để cho nàng đền đáp công ơn (đoạn sau còn từ chối nhận chiếc châm vàng của nàng)
=> Thể hiện phẩm chất của chàng trai đứng đắn, chính trực, vị nghĩa.
- Thái độ cư xử của Vân Tiên mang tinh thần nghĩa hiệp, trọng nghĩa không coi trọng công trạng. Xem việc làm nghĩa là bổn phận trách nhiệm của người làm trai.
- Thể hiện tính cách người Nam Bộ luôn hào hiệp, có lòng thương người, sẵn sàng giúp đỡ, cưu mang người hoạn nạn.
- Thấy việc nghĩa mà bỏ qua không làm thì không phải là người anh hùng.
=> Với Vân Tiên làm việc nghĩa là một bổn phận, một lẽ tự nhiên. Đó là hành động hết lòng vì đời, vì người mang giá trị văn hóa cao đẹp của người Nam Bộ nói riêng, người Việt Nam nói chung.
- Lục Vân Tiên: anh dũng, tài năng, có tấm lòng vị nghĩa vong thân, hào hiệp, chính trực, trọng nghĩa khinh tài, từ tâm, nhân hậu. Qua hình ảnh lí tưởng Nguyễn Đình Chiểu gửi gắm niềm tin và ước vọng của mình.
2/-Hình ảnh Kiều Nguyệt Nga	
-" Thưa rằng
làm con đâu dám cãi cha
Ví dầu ngàn dặm đàng xa cũng đành
trước xe quân tử tạm ngồi
Xin cho tiện thiếp lạy rồi sẽ thưa?"
- Cách xưng hô khiêm nhường, nói năng, dịu dàng, mực thước, trình bày vấn đề rõ ràng, khúc triết, đáp ứng đầy đủ điều thăm hỏi ân cần của Lục Vân Tiên, thể hiện chân thành bằng niềm cảm kích, xúc động của mình.
- Hành vi xin “lạy tạ” thể hiện cung cách ứng xử trọng tình, trọng nghĩa.
- Thể hiện một cô gái khuê các, thuỳ mị, nết na, có học thức. Nàng còn là người biết ơn LVT cứu giúp. Bởi LVT không chỉ cứu mạng mà còn cứu cả cuộc đời trong trắng của nàng: Lâm nguy chẳng kịp giải nguy/ Tiết trăm năm cũng bỏ đi một hồi. Nàng tìm mọi cách để trả ơn nhưng không thể đền đáp được ơn sâu đó nên nàng tự nguyện gắn bó với LVT => KNN là cô gái trọng tình, trọng nghĩa.
- Phẩm chất thùy mị, nết na, đoan trang, trọng nghĩa, thủy chung của Kiều Nguyệt Nga tiêu biểu cho phẩm chất của phụ nữ Nam Bộ nói riêng, phụ nữ Việt Nam nói chung. 
2.2. Nghệ thuật
- Miêu tả nhân vật chủ yếu qua cử chỉ hành động, lời nói. Còn ND miêu tả nhân vật bằng tâm lí. => Gần gũi với nhận thức, cách nghĩ, và gây ấn tượng mạnh đối với quần chúng nhân dân, đặc biệt là người Nam Bộ.
- Sử dụng ngôn ngữ mộc mạc, bình dị như lời ăn tiếng nói của người dân Nam Bộ: bên đàng, xông vô, bớ, chớ, hồ đồ, mầy,.
- Ngôn ngữ gần gũi, dễ lưu truyền rộng rãi trong quần chúng nhân dân, nhất là người Nam Bộ. 
- Truyền dạy đạo lí làm người, trọng tình nghĩa, nghĩa hiệp sẵn sàng cứu khổ phò nguy. Qua đó đề cao vẻ đẹp phẩm chất đạo đức của người Nam Bộ và thể hiện khát vọng của họ hướng tới sự công bằng với những điều tốt đẹp trong xã hội.
Bước 4: Củng cố kiến thức
	- Đoạn trích thể hiện khát vọng hành đạo giúp đời của tác giả qua hai nhân vật Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga. Đó cũng là nhằm đề cao phẩm chất đẹp đẽ, hào hiệp, trọng tình, trọng nghĩa, thủy chung của người Nam Bộ.
	- Cách xây dựng nhân vật, ngôn ngữ gần gũi với nhận thức, cách nói, cách nghĩ của người dân Nam Bộ.

File đính kèm:

  • docngu_van_9_truyen_luc_van_tien_cuu_kieu_nguyet_nga.doc