Thiết kế bài dạy Toán Lớp 5 - Tuần 27 - Trường Tiểu học Bình Chánh

Gợi ý:

- Muốn tính quãng đường ta lấy vận tốc nhân với thời gian: s=v×t.

Lưu ý: đơn vị đo của các đại lượng phải tương ứng với nhau, ví dụ vận tốc có đơn vị mét/giây, thời gian có đơn vị giây thì quãng đường có đơn vị đo là mét; vận tốc có đơn vị km/giờ, thời gian có đơn vị giờ thì quãng đường có đơn vị đo là km

- Sau khi tính xong đổi đơn vị đo của quãng đường sang đơn vị ki-lô-mét.

 

docx7 trang | Chia sẻ: Liiee | Ngày: 10/11/2023 | Lượt xem: 226 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thiết kế bài dạy Toán Lớp 5 - Tuần 27 - Trường Tiểu học Bình Chánh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND HUYỆN BÌNH CHÁNH 
TRƯỜNG TIỂU HỌC BÌNH CHÁNH 
NỘI DUNG BÀI HỌC MÔN TOÁN – TUẨN 27
BÀI: LUYỆN TẬP ( SGK/ 139- 140 )
I.Củng cố kiến thức: 
* Để làm tốt các bài tập học sinh cần nắm được quy tắc và công thức tính vận tốc.
Æ Quy tắc: Muốn tính vận tốc ta lấy quãng đường chia cho thời gian.
v = s : t 
ÆCông thức: Gọi quãng đường là s , thời gian là t, vận tốc là v, ta có:
II. Bài tập vận dụng:
Câu 1: Một con đà điểu khi cần có thể chạy được 5250 m trong 5 phút. Tính vận tốc chạy của đà điểu.
Câu 2: Viết vào ô trống ( theo mẫu)
s
130km
147km
210m
1014m
t
4 giờ
3 giờ
6 giây
13 phút
v
32,5 km/giờ
Câu 3: Quãng đường AB dài 25 km. Trên đường đi từ A đến B, một người đi bộ 
5km rồi tiếp tục đi ô tô trong nửa giờ thì đến B. Tính vận tốc của ô tô.
	Gợi ý:
- Đổi: nửa giờ = 12giờ = 0,5 giờ.
- Tính quãng đường người đó đi ô tô =  quãng đường AB - quãng đường người đó đi bộ.
- Tính vận tốc của ô tô = quãng đường người đó đi ô tô : thời gian đi ô tô.
..*******..
BÀI: QUÃNG ĐƯỜNG ( SGK/ 140- 141)
I.NỘI DUNG KIẾN THỨC:
a) Bài toán 1: Một ô tô đi trong 4 giờ với vận tốc 42,5km/giờ. Tính quãng đường đi được của ô tô.
Tóm tắt:
Bài giải:
Quãng đường ô tô đi được trong 4 giờ là:
42,5 × 4 = 170 (km)
Quãng đường
Thời gian
Vận tốc
                                     Đáp số: 170km.
Nhận xét: Để tính quãng đường ô tô đi được ta lấy quãng đường ô tô đi được trong 1 giờ hay vận tốc của ô tô nhân với thời gian đi.
Quy tắc: Muốn tính quãng đường ta lấy vận tốc nhân với thời gian.
S = v x t
Công thức: Gọi quãng đường là s , thời gian là t, vận tốc là v, ta có:
b) Bài toán 2 : Một người đi xe đạp với vận tốc 12km/giờ trong 2 giờ 30 phút. Tính quãng đường người đó đã đi được.
? km
Quãng đường:
Tóm tắt:
Thời gian:
2 giờ 30 phút
12 km/giờ.
Vận tốc:
Bài giải:
2 giờ 30 phút = 2,5 giờ
Quãng đường người đó đã đi được là:
12 × 2,5 = 30 (km)
                                        Đáp số: 30km.
Lưu ý: Đơn vị thời gian phải tương ứng với đơn vị thời gian của vận tốc.
II. Bài tập vận dụng:
Bài 1: Một ca nô đi với vận tốc 15,2km/giờ. Tính quãng đường đi được của ca nô trong 3 giờ.
Bài 2: Một người đi xe đạp trong 15phút với vận tốc 12,6km/giờ. Tính quãng đường đi được của người đó.
Gợi ý: Bài 2
- Đổi số đo thời gian sang đơn vị giờ.
- Tính quãng đường ta lấy vận tốc nhân với thời gian.
                           s = v × t
..*******..
BÀI: LUYỆN TẬP( SGK/ 141)
I.Củng cố kiến thức: 
* Để làm tốt các bài tập học sinh cần nắm được quy tắc và công thức tính quãng đường.
Quy tắc: Muốn tính quãng đường ta lấy vận tốc nhân với thời gian.
S = v x t
Công thức: Gọi quãng đường là s , thời gian là t, vận tốc là v, ta có:
II. Bài tập vận dụng:
Bài 1: Tính độ dài quãng đường với đơn vị là ki-lô-mét rồi viết vào ô trống:
¯Gợi ý: 
- Muốn tính quãng đường ta lấy vận tốc nhân với thời gian:  s=v×t.
Lưu ý: đơn vị đo của các đại lượng phải tương ứng với nhau, ví dụ vận tốc có đơn vị mét/giây, thời gian có đơn vị giây thì quãng đường có đơn vị đo là mét; vận tốc có đơn vị km/giờ, thời gian có đơn vị giờ thì quãng đường có đơn vị đo là km
- Sau khi tính xong đổi đơn vị đo của quãng đường sang đơn vị ki-lô-mét.
Bài 2: Một ô tô đi từ A lúc 7 giờ 30 phút, đến B lúc 12 giờ 15 phút với vận tốc 46km/giờ. Tính độ dài quãng đường AB.
¯Gợi ý: 
- Tính thời gian ô tô đi từ A đến B = 12 giờ 15 phút – 7 giờ 30 phút.
- Đổi số đo thời gian sang đơn vị đo là giờ.
- Tính quãng đường ta lấy vận tốc nhân với thời gian.
..*******..
	BÀI: THỜI GIAN( SGK/ 142- 143)	
I.NỘI DUNG KIẾN THỨC:
a) Bài toán 1: Một ô tô đi được quãng đường 170km với vận tốc 42,5km/giờ. Tính thời gian ô tô đi quãng đường đó.
 Tóm tắt:
42,5 km : 1 giờ
170 km : ... giờ? 
Bài giải:
Thời gian ô tô đi là:
 170 : 42,5 = 4 (giờ)
Vận tốc
Quãng đường
              Đáp số: 4 giờ.
Thời gian
vNhận xét : Để tính thời gian đi của ô tô ta lấy quãng đường đi được chia cho quãng đường ô tô đi được trong 1 giờ hay vận tốc của ô tô.
vKết luận: Muốn tính thời gian ta lấy quãng đường chia cho vận tốc.
t = s : v
 ÆCông thức tính thời gian: 
 Trong đó s : là quãng đường 
 v : là vận tốc 
 t : là thời gian 
b) Bài toán 2 : Một ca nô đi với vận tốc 36km/giờ trên quãng đường sông dài 42km. Tính thời gian đi của ca nô trên quãng đường đó.
Tóm tắt:
v : 36 km/giờ
 s : 42 km
 t : giờ ?
Bài giải:
Thời gian đi của ca nô là:
 42 : 36= 76 (giờ)
76 giờ  = 116  giờ =1 giờ 10 phút.
                                Đáp số: 1 giờ 10 phút.
II. Bài tập vận dụng:
Bài 1: Viết số thích hợp vào ô trống: 
Bài 2: a) Trên quãng đường 23,1 km, một người đi xe đạp với vận tốc 13,2 km/giờ. Tính thời gian đi của người đó.
b) Trên quãng đường 2,5km, một người chạy với vận tốc 10km/giờ. Tính thời gian chạy của người đó.
..*******..
	BÀI: LUYỆN TẬP( SGK/ 143 )
I.Củng cố kiến thức: 
* Để làm tốt các bài tập học sinh cần nắm được quy tắc và công thức tính thời gian
Quy tắc: Muốn tính thời gian ta lấy quãng đường chia cho vận tốc.
t = s : v
Công thức: Gọi quãng đường là s , thời gian là t, vận tốc là v, ta có:
II. Bài tập vận dụng:
Bài 1: Viết số thích hợp vào ô trống:
Bài 2: Một con ốc sên bò với vận tốc 12cm/phút. Hỏi con ốc sên đó bò được quãng đường 1,08m trong thời gian bao lâu ?
vGợi ý:
- Đổi đơn vị đo quãng đường sang đơn vị xăng-ti-mét.
- Muốn tính thời gian ta lấy quãng đường chia cho vận tốc.
Bài 3: Vận tốc bay của một con chim đại bàng là 96km/giờ. Tính thời gian để con đại bàng đó bay được quãng đường 72km.
..*******..

File đính kèm:

  • docxgiao_an_toan_lop_5_tuan_27_truong_tieu_hoc_binh_chanh.docx
Giáo án liên quan