Thiết kế bài dạy Toán Khối 5 - Tuần 23
a) Ví dụ: Tính thể tích hình hộp chữ nhật có chiều dài 20cm, chiều rộng 16cm và chiều cao 10cm.
- Để tính thể tích hình hộp chữ nhật trên đây bằng xăng-ti-mét khối ta cần tìm số hình lập phương 1cm3 xếp vào đầy hộp (xem các hình vẽ dưới đây).
- Sau khi xếp 10 lớp hình lập phương 1cm3 thì vừa đầy hộp.
- Mỗi lớp có: 20 × 16 = 320 (hình lập phương 1cm3).
- 10 lớp có: 320 × 10 = 3200 (hình lập phương 1cm3).
Vậy thể tích của hình hộp chữ nhật là:
1dm3 NỘI DUNG KIẾN THỨC MÔN TOÁN KHỐI 5 – TUẦN 23 BÀI: XĂNG-TI-MÉT KHỐI. ĐỀ-XI-MÉT KHỐI NỘI DUNG KIẾN THỨC: Để đo thể tích người ta có thể dùng những đơn vị: xăng-ti-mét khối, đề-xi-mét khối. a) Xăng-ti-mét khối là thể tích của hình lập phương có cạnh dài 1cm. Xăng-ti-mét khối viết tắt là cm3 1cm 1cm3 b) Đề-xi-mét khối là thể tích của hình lập phương có cạnh dài 1dm. Xăng-ti-mét khối viết tắt là dm3 c) Hình lập phương cạnh 1dm gồm: 10 x 10 x 10 = 1000 hình lập phương cạnh 1cm. Ta có: 1dm3 = 1000cm3 BÀI TẬP VẬN DỤNG: Bài 1: Viết vào ô trống (theo mẫu) Viết số Đọc số 76cm3 bảy mươi sáu xăng – ti –mét khối 519dm3 85,08dm3 45 cm3 một trăm chín mươi hai xăng – ti – mét khối hai nghìn không trăm linh một đề - xi – mét khối ba phần tám xăng – ti – mét khối Bài 2:Viết số thích hợp vào chỗ chấm: 1dm3 = ....cm3 5,8dm3 = ....cm3 375dm3 = ....cm3 45 dm3= .....cm3 .*********. BÀI: MÉT KHỐI NỘI DUNG KIẾN THỨC: Mét khối: - Để đo thể tích người ta còn dùng đơn vị mét khối - Mét khối là thể tích của hình lập phương có cạnh dài 1m - Mét khối viết tắt là m3 - Hình lập phương cạnh 1m gồm 1000 hình lập phương cạnh 1dm - Ta có : 1m3 = 1000dm3 1m3 = 1000 000 cm3 (= 100 x 100 x 100 ) Nhận xét: Mỗi đơn vị đo thể tích gấp 1000 lần đơn vị bé hơn tiếp liền. Mỗi đơn vị đo thể tích bằng 11000 đơn vị lớn hơn tiếp liền. BÀI TẬP VẬN DỤNG: Bài 1: a) Đọc các số đo sau: 15m3; 205m3 ; 25100 m3; 0,911m3 b) Đọc các số đo thể tích: Bảy nghìn hai trăm mét khối; Bốn trăm mét khối; Một phần tám mét khối. Không phẩy không năm mét khối. Bài 2: Giảm tải b) Viết các số đo sau dưới dạng số đo có đơn vị là xăng-ti-mét khối: 1dm3; 1,969dm3; 14 m3; 19,54 m3. .*********. BÀI: THỂ TÍCH HÌNH HỘP CHỮ NHẬT NỘI DUNG KIẾN THỨC: a) Ví dụ: Tính thể tích hình hộp chữ nhật có chiều dài 20cm, chiều rộng 16cm và chiều cao 10cm. - Để tính thể tích hình hộp chữ nhật trên đây bằng xăng-ti-mét khối ta cần tìm số hình lập phương 1cm3 xếp vào đầy hộp (xem các hình vẽ dưới đây). - Sau khi xếp 10 lớp hình lập phương 1cm3 thì vừa đầy hộp. - Mỗi lớp có: 20 × 16 = 320 (hình lập phương 1cm3). - 10 lớp có: 320 × 10 = 3200 (hình lập phương 1cm3). ÆVậy thể tích của hình hộp chữ nhật là: 20 × 16 × 10 = 3200 (cm3) b) Muốn tính thể tích hình hộp chữ nhật ta lấy chiều dài nhân với chiều rộng rồi nhân với chiều cao (cùng một đơn vị đo). Gọi V là thể tích của hình hộp chữ nhật, ta có: V = a × b × c (a, b, c là ba kích thước của hình hộp chữ nhật). BÀI TẬP VẬN DỤNG: Bài 1: Tính thể tích hình hộp chữ nhật có chiều dài a, chiều rộng b, chiều cao c. a) a = 5cm; b = 4cm; c = 9cm. b) a = 1,5m; b = 1,1m; c = 0,5m. c) a = 25dm; b = 13dm; c = 34dm. .*********. BÀI: THỂ TÍCH HÌNH LẬP PHƯƠNG NỘI DUNG KIẾN THỨC: a) Ví dụ: Tính thể tích hình lập phương có cạnh 3cm. Số 1cm3 ở mỗi lớp có là: 3 x 3 = 9 (cm3) Số hình lập phương ở 3 lớp: 9 x 3 = 27 (cm3) ÆVậy: Thể tích của hình lập phương có cạnh 3cm là: 3 x 3 x 3 = 27 (cm3) b) Ghi nhớ: Muốn tính thể tích hình lập phương ta lấy cạnh nhân với cạnh nhân rồi nhân với cạnh. Hình lập phương có cạnh a thì thể tích V là: V = a × a × a (V: là thể tích hình lập phương a: là cạnh hình lập phương) BÀI TẬP VẬN DỤNG: Bài 1: Viết số đo thích hợp vào ô trống: Bài 3: Một hình hộp chữ nhật có chiều dài 8cm, chiều rộng 7cm và chiều cao 9cm. Một hình lập phương có cạnh bằng trung bình cộng của ba kích thước của hình hộp chữ nhật trên. Tính: a) Thể tích hình hộp chữ nhật; b) Thể tích hình lập phương. .*********.
File đính kèm:
- thiet_ke_bai_day_toan_khoi_5_tuan_23.docx