Thiết kế bài dạy thi giáo viên giỏi cấp huyện môn Địa lí lớp 4 - Năm học 2016-2017 - Nguyễn Thị Hương

A .MỤC TIÊU :

 Học xong bài này, học sinh biết:

- Nêu được một số đặc điểm chủ yếu của thành phố Hà Nội:

 + Thành phố lớn ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ.

 + Hà Nội là trung tâm chính trị, văn hoá, khoa học và kinh tế lớn của đất nước.

 +Học sinh dựa vào các hình 3, 4 trong SGK so sánh những điểm khác nhau giữa khu phố cổ và khu phố mới (về nhà cửa, đường phố, ).

- HS yêu thích môn học, có ý thức tìm hiểu về thủ đô Hà Nội.

B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

-Tranh, ảnh về thủ đô Hà Nội.

- Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam, lược đồ về thủ đô Hà Nội.

C . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 

doc6 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 27/04/2023 | Lượt xem: 188 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thiết kế bài dạy thi giáo viên giỏi cấp huyện môn Địa lí lớp 4 - Năm học 2016-2017 - Nguyễn Thị Hương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 UBND HUYỆN KINH MÔN
TRƯỜNG TIỂU HỌC TÂN DÂN.
THIẾT KẾ BÀI DẠY THI GIÁO VIÊN GIỎI CẤP HUYỆN
NĂM HỌC: 2016 - 2017
MÔN: ĐỊA LÍ - LỚP 4
BÀI 15: THỦ ĐÔ HÀ NỘI
 GV: Nguyễn Thị Hương
Ngày soạn: 28/11/2016
 Ngày giảng: 02/12/2016
----------------------------------------------------------------------------------------------------
A .MỤC TIÊU : 
 Học xong bài này, học sinh biết:
- Nêu được một số đặc điểm chủ yếu của thành phố Hà Nội:
 + Thành phố lớn ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ.
 + Hà Nội là trung tâm chính trị, văn hoá, khoa học và kinh tế lớn của đất nước..
 +Học sinh dựa vào các hình 3, 4 trong SGK so sánh những điểm khác nhau giữa khu phố cổ và khu phố mới (về nhà cửa, đường phố,).
- HS yêu thích môn học, có ý thức tìm hiểu về thủ đô Hà Nội.
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
-Tranh, ảnh về thủ đô Hà Nội.
- Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam, lược đồ về thủ đô Hà Nội...
C . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
I. Kiểm tra bài cũ 
Bài Hoạt động sản xuất của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ. 
+ Kể tên một số nghề thủ công của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ?
+ Những người làm nghề thủ công giỏi thì được gọi là gì ?
- GV nhận xét. 
II. Bài mới.
a/ Giới thiệu bài:.
+GV cho học sinh nghe bài hát. 
- Các em vừa được nghe bài hát rất hay. Bài hát vừa rồi nhắc đến địa danh nào của nước ta ?
- GV: Đúng rồi đấy các em ạ. Hà Nội là thủ đô của nước ta , là trái tim hồng của Tổ quốc. Vậy thủ đô Hà Nội nằm ở đâu và có đặc điểm gì ? Cô sẽ giúp các em tìm được câu trả lời qua bài : “ Thủ đô Hà Nội.”
- Gọi 1 HS nhắc lại tên bài.
b. Nội dung: 
+ GV nêu 3 nội dung cần tìm hiểu:
 - Nội dung thứ nhất: Thủ đô Hà Nội nằm ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ.
- Nội dung thứ hai: Hà Nội thành phố cổ đang ngày càng phát triển.
- Nội dung thứ ba: Hà Nội là trung tâm chính trị, văn hóa, khoa học và kinh tế lớn của cả nước.
 1. Hà Nội – Thành phố lớn ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ.
Hoạt động 1 :Làm việc cả lớp
* Mục tiêu :- Xác định vị trí của thủ đô Hà Nội trên bản đồ Việt Nam.
- HS nêu được Hà Nội nằm ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ, là đầu mối giao thông quan trọng của cả nước.
* Cách tiến hành : 
- GVcho HS quan sát Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam.
+ Các em hãy quan sát thật kĩ để chỉ được vị trí của thủ đô Hà Nội trên bản đồ.
- GV gọi 1 HS nhận xét .
- GV chỉ vị trí thủ đô Hà Nội và giới thiệu: đây chính là vị trí của thủ đô Hà Nội được thể hiện trên bản đồ bằng ngôi sao màu đỏ.
+ Vậy quan sát bản đồ, em nào cho cô biết thủ đô Hà Nội nằm ở phía nào nước ta ?
- GV cho HS quan sát lược đồ, giới thiệu diện tích Hà Nội xưa và nay.
- GV: Xưa kia, Hà Nội là một vùng đất nhỏ. Do sự phát triển của xã hội nên Hà Nội được mở rộng về phía Tây và Tây Nam . Đó là đã sáp nhập thêm huyện Mê Linh của tỉnh Vỉnh Phúc, toàn bộ tỉnh Hà Tây và một phần diện tích của tỉnh Hòa Bình. 
 Vì vậy cho đến ngày nay, thủ đô Hà Nội là một trong những thành phố có diện tích lớn nhất miền Bắc. 
+ Thủ đô Hà Nội giáp với những tỉnh nào ?
- GV chốt: Thủ đô Hà Nội giáp với 8 tỉnh: phía Bắc giáp với tỉnh Vĩnh Phúc, Thái Nguyên; phía Đông Bắc giáp với tỉnh Bắc Giang; phía Đông giáp với tỉnh: Bắc Ninh, Hưng Yên; phía Đông Nam giáp với tỉnh Hà Nam; phía Tây và Tây Nam giáp với tỉnh Hòa Bình; Phía Tây – Tây Bắc giáp với tỉnh Phú Thọ.
+Vậy em nào cho cô biết thủ đô Hà Nội nằm vị trí nào của đồng bằng Bắc Bộ. 
+ Ghi bảng: 1. Thủ đô Hà Nội nằm ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ.
- GV : Vậy từ Hà Nội chúng ta có thể đi tới các tỉnh khác bằng loại đường giao thông nào ? Để giúp các em trả lời câu hỏi này cô mời Trưởng ban học tập của lớp lên điều hành lớp giúp cô.
+ GV: nhận xét. 
- GV chốt ý: Hà Nội được coi là đầu mối giao thông quan trọng cho việc giao lưu với các địa phương trong cả nước và trên thế giới đấy các em ạ.
+ Liên hệ: Trong lớp mình đã có bạn nào được đến Hà Nội rồi ?
+ Em đến Hà Nội bằng loại đường giao thông nào ?
- GDHS: Các em lưu ý khi tham gia giao thông các em cần thực hiện tốt các quy định về an toàn giao thông.
+ Em nào nhắc lại cho cô, thủ đô Hà Nội nằm ở vị trí nào của đồng bằng Bắc Bộ ?
+ Từ Thủ đô Hà Nội đi đến các tỉnh khác các loại đường giao thông nào ?
+ Kết luận: Thủ đô Hà Nội nằm ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ, nơi có sông Hồng chảy qua. Từ Hà Nội có thể đến nơi khác bằng nhiều loại đường giao thông khác nhau. Hà Nội được coi là đầu mối giao thông quan trọng cho việc giao lưu với các địa phương trong cả nước và thế giới.
2. Thành phố cổ đang ngày càng phát triển.
Hoạt động 2 :Làm việc cá nhân 
* Mục tiêu: Trình bày được những đặc điểm tiêu biểu của thủ đô Hà Nội.
* Cách tiến hành : 
+ Dựa vào kiến thức lịch sử, em nào cho cô biết: Hà Nội được chọn làm kinh đô từ năm nào ? Lúc đó Hà Nội có tên là gì ?
+ GV mời 1 em đọc nội dung mục 2 trong sách giáo khoa, dưới lớp đọc thầm .
- GV cho HS quan sát ảnh phố cổ và phố mới.
 Bây giờ các em quan sát thật kĩ so sánh cho cô sự khác nhau về: đặc điểm nhà cửa, đường phố, tên phố của khu phố cổ và khu phố mới.
- GV cho học sinh quan sát ảnh phố cổ, phố mới.
- GV chốt: Các em ạ, Khu phố cổ Hà Nội nhà cửa thấp, mái ngói, kiến trúc cổ kính; đường phố nhỏ, chật hẹp. Tên phố thường bắt đầu bằng chữ “Hàng”, gắn với những hoạt động sản xuất, buôn bán trước đây của phố đó . Còn khu phố mới: Nhà cao tầng, kiến trúc hiện đại; đường phố to, rộng. Tên phố thường được lấy tên các danh nhân. Như phố này có tên là Nguyễn Chí Thanh, đây là tên của một vị đại tướng trong quân đội ta đấy các em ạ.
3. Hà Nội – trung tâm chính trị, văn hóa, khoa học và kinh tế lớn của cả nước.)
Hoạt động 3 : Làm việc theo nhóm 
*Mục tiêu: 
- Biết một số dấu hiệu thể hiện Hà Nội là thành phố cổ, là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học.
*Cách tiến hành : 
- Yêu cầu HS dưạ vào SGK tranh, ảnh vốn hiểu biết của HS để thảo luận các câu hỏi trong SGV trang 91.
+ GV: Cho HS thảo luận 3 nhóm. Nhiệm vụ của các em là:
Đọc thông tin trong SGK , quan sát quan sát tranh (hình 5;6;7;8;9;10) và nêu dẫn chứng cho thấy Hà Nội là trung tâm chính trị, văn hóa, khoa học và kinh tế lớn của cả nước.
+ Nhiệm vụ của Nhóm 1 là: Tìm dẫn chứng cho thấy Hà Nội là trung tâm chính trị.
+ Nhiệm vụ của Nhóm 2 là :Tìm dẫn chứng cho thấy Hà Nội là trung tâm văn hóa, khoa học.
+ Thế còn Nhóm 3 nhiệm vụ của các em là: Tìm dẫn chứng cho thấy Hà Nội là trung tâm kinh tế .
- Thời gian thảo luận cho các nhóm là 3 phút. Mời các nhóm về vị trí để thảo luận.
- GV theo dõi, giúp đỡ HS.
+ GV: Đã hết thời gian thảo luận, các em hãy trở về vị trí ban đầu của mình. 
+ GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả của nhóm mình.
+ Liên hệ: Ngoài Văn Miếu - Quốc Tử Giám, em nào còn biết tên các trường đại học hay các viện nghiên cứu, bảo tàng khác ,... hãy kể cho các bạn trong lớp mình cùng nghe ? 
+ GV GDHS: Các em ạ, các trường đại học là nơi đào tạocác nhân tài cho đất nước. Cô mong các em hãy cố gắng học thật giỏi để sau này được học trong những nôi trường này nhé.
- Tiếp theo cô mời đại diện nhóm 3 trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.
- GV nhận xét, đưa ra hình ảnh thể hiện Hà Nội là trung tâm kinh tế để chốt ý.
- Gọi HS nêu lại nội dung HĐ 3.
=> Qua các hình ảnh vừa rồi, các em đã biết HN là trung tâm văn hóa, khoa học. Ngoài ra Hà Nội còn có nhiều danh lam, thắng cảnh nổi tiếng. Vậy bạn nào có thể kể tên cho các bạn cùng nghe ? 
* GV chốt: +Cho học sinh quan sát một số ảnh: Đây là chùa một cột được xây dựng từ thời Lí. Đây là Văn Miếu – Quốc Tử Giám là trường ĐH đầu tiên của nước ta. Còn đây là Lăng Bác Hồ - nơi vị Chủ tịch kính yêu của chúng ta đã yên nghỉ. Và một trong những cảnh đẹp nổi tiếng của Hà Nội – còn được mệnh danh là lá phổi xanh của Hà Nội đó chính là Hồ Hoàn Kiếm hay Hồ Gươm đấy các em ạ.
* Bài học (SGK – tr.112): 
III. Củng cố - Dặn dò :
- Các em vừa được học bài gì ?
- GV liên hệ để giáo dục HS: Các em ạ thủ đô Hà Nội là trái tim hồng của Tổ Quốc, là niềm tự hào của mỗi người dân chúng ta. Cô mong các em hãy cố gắng học tập để sau này xây dựng Hà Nội nói riêng và đất nước ta nói chung để sánh vai với một số nước trong khu vực và các nước trên thế giới.
- GV nhận xét tiết học 
- Dặn HS về nhà học thuộc bài và xem bài sau.
- 1 số nghề thủ công như lụa Vạn Phúc, gốm sứ Bát Tràng, chiếu cói Kim Sơn,.....
- Những người làm nghề thủ công giỏi thì được gọi là nghệ nhân.
- Lớp nhận xét.
- HS lắng nghe bài hát.
- Đó là thủ đô Hà Nội.
HS: Thủ đô Hà Nội
- HS lắng nghe.
-HS quan sát bản đồ.
- 1 HS chỉ vị trí của Hà Nội. 
- HS khác nhận xét.
- Thủ đô Hà Nội nằm ở phía Bắc.
HS quan sát lược đồ.
HS lắng nghe.
-1 HS lên bảng chỉ lược đồ, nêu tên các tỉnh giáp với thủ đô Hà Nội: Vĩnh Phúc, Thái Nguyên , Bắc Giang, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hà Nam, Hòa Bình, Phú Thọ. 
- 1HS nhận xét.
- HS quan sát, theo dõi giáo viên.
- Thủ đô Hà Nội nằm ở trung tâm của đồng bằng Bắc Bộ.
- Trưởng ban học tập lên điều hành lớp: Mình xin giới thiệu: mình tên là ....... , là trưởng ban học tập của lớp.
 + Các bạn hãy cho mình biết: từ Thủ đô Hà Nội đi đến các tỉnh khác các loại đường giao thông nào ?
- HS lên bảng chỉ và nêu.
+ Trưởng ban học tập: Mình mời 1 bạn nhận xét xem bạn chỉ và nêu tên đúng chưa ?
- HS: nhận xét bạn.
+ Trưởng ban học tập: các bạn trả lời rất tốt. Mình cũng đồng ý với ý kiến của các bạn, đó là:Từ Hà Nội đi đến các tỉnh khác bằng đường ô tô, đường sông, đường sắt, đường hàng không. Em mời cô tiếp tục bài giảng ạ.
- HS theo dõi.
- HS liên hệ bản thân.
- HS liên hệ bản thân.
- Hà Nội nằm ở trung tâm của đồng bằng Bắc Bộ .
- Từ Hà Nội đi đến các tỉnh khác bằng đường ô tô, đường sông, đường sắt, đường hàng không.
- 1 HS nhắc lại nội dung HĐ 1.
- Hà Nội được chọn làm kinh đô từ năm 1010. Lúc đó Hà Nội có tên Thăng Long.
- 1 HS đọc, Lớp theo dõi.
- 3 HS lần lượt nêu sự khác nhau của khu phố cổ - khu phố mới về nhà cửa, đường phố, tên phố.
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- HS quan sát ảnh, lắng nghe.
HS theo dõi, chia nhóm.
- Các nhóm thảo luận.
- HS về vị trí cũ.
+ Đại diện các nhóm báo cáo kết quả:
- N.1: Hà Nội là Trung tâm chính trị vì đây là nơi làm việc của các cơ quan lãnh đạo cao nhất của đất nước (hình 5)
- N.2: Hà Nội là Trung tâm văn hoá, khoa học : vì có Trường đại học đầu tiên Văn Miếu - Quốc Tử Giám, nhiều viện nghiên cứu, trường đại học, bảo tàng, thư viện,... (hình 6;7)
- 1 số HS kể, ví dụ: Trường Đại học sư phạm Hà Nội, Trường Đại học Kinh tế; Viện bảo tàng Quân đội; Viện bảo tàng Hồ Chí Minh.....
- N.3: Hà Nội là Trung tâm kinh tế lớn vì có nhiều nhà máy, trung tâm thương mại, siêu thị, chợ lớn, ngân hàng, bưu điện,... (hình 8;9;10)
- 1HS nhận xét.
-1 HS nhắc lại.
- HS liên hệ về sự hiểu biết của bản thân để giới thiệu.
- Lắng nghe.
2 HS đọc
- Bài Thủ đô Hà Nội
- Lắng nghe và thực hiện.
------------------------------------------------------

File đính kèm:

  • docthiet_ke_bai_day_thi_giao_vien_gioi_cap_huyen_mon_dia_li_lop.doc