Thiết kế bài dạy Tập đọc Lớp 4 - Tuần 5, Bài: Gà trống và cáo

+ Hoạt động 1: Hướng dẫn luyện đọc

- GV mời HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài thơ.

- GV kết hợp giúp HS hiểu các từ ngữ mới và khó trong bài (đon đả, dụ, loan tin, hồn lạc phách bay); giải nghĩa thêm một số từ ngữ:

• từ rày: từ nay

• thiệt hơn: tính toán xem lợi hay hại, tốt hay xấu

- Hướng dẫn HS ngắt nhịp thơ đúng (tự nhiên)

Nhác trông / vắt vẻo trên cành

Anh chàng Gà Trống / tinh ranh lõi đời

Cáo kia / đon đả ngỏ lời:

“Kìa / anh bạn quý, xin mời xuống đây

Gà rằng: “Xin được ghi ơn trong lòng

Hòa bình / gà cáo sống chung

Mừng này / còn có tin mừng nào hơn

Kìa, tôi thấy cặp chó săn

Từ xa chạy lại chắc loan tin này”

- GV mời HS luyện đọc theo nhóm đôi

 

docx4 trang | Chia sẻ: Liiee | Ngày: 11/11/2023 | Lượt xem: 239 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thiết kế bài dạy Tập đọc Lớp 4 - Tuần 5, Bài: Gà trống và cáo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 5
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
MÔN: TẬP ĐỌC
GÀ TRỐNG VÀ CÁO
(La Phông – ten)
I. MỤC TIÊU
 1/ Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
Đọc trôi chảy, lưu loát bài thơ. Đọc đúng các tiếng có âm và vần dễ lẫn do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương hoặc do lỗi phát âm của HS. Biết ngắt nghỉ hơi đúng nhịp thơ, cuối mỗi dòng thơ và biết đọc bài với giọng vui, dí dỏm bộc lộ tâm trạng và tính cách các nhân vật: Gà Trống thông minh, ăn nói ngot ngào mà hù doạ được Cáo; Cáo tinh ranh, xảo quyệt nhưng mắc lõm Gà Trống phải hồn lạc phách bay bỏ chạy.
2/ Rèn kĩ năng đọc hiểu:
- Hiểu nghĩa được các từ ngữ trong bài.
- Hiểu ý nghĩa của bài thơ ngụ ngôn: Khuyên con người hãy cảnh giác và thông minh như Gà Trống - chớ tin những lời mê hoặc ngọt ngào của những kẻ xấu xa như Cáo
 - Học thuộc lòng bài thơ
 3/ Thái độ, tình cảm:
- GDHS phải biết cảnh giác trước kẻ xấu.
- An ninh quốc phòng: Phải có tinh thần cảnh giác mới có thể phòng và tránh được nguy hiểm.
 4/ Phát triển năng lực: Năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ,năng lực giao tiếp, hợp tác, năng lực đọc hiểu văn bản. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 - GV : SGK Tiếng việt lớp 4 tập 1; tranh minh hoạ nội dung bài học.
 - HS: SGK Tiếng việt lớp 4 tập 1 ; bông hoa (a,b,c,d)
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
Phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động dạy học
2 phút
3 phút
1 phút
12phút
12 phút
7 phút
1 phút
1/ Khởi động: Hát
2/ Kiểm tra bài cũ: “Những hạt thóc giống” 
- GV nêu câu hỏi: “Theo em, vì sao người trung thực là người đáng quý?”
3/ Bài mới:
- Giới thiệu bài: Thơ ngụ ngôn là thơ viết về con vật, về một câu chuyện gì đó với ngụ ý khuyên răn con người. Hôm nay các em sẽ được học bài thơ ngụ ngôn Gà Trống và Cáo của nhà thơ La Phông – ten.
+ Hoạt động 1: Hướng dẫn luyện đọc 
- GV mời HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài thơ.
- GV kết hợp giúp HS hiểu các từ ngữ mới và khó trong bài (đon đả, dụ, loan tin, hồn lạc phách bay); giải nghĩa thêm một số từ ngữ:
từ rày: từ nay
thiệt hơn: tính toán xem lợi hay hại, tốt hay xấu
- Hướng dẫn HS ngắt nhịp thơ đúng (tự nhiên)
Nhác trông / vắt vẻo trên cành
Anh chàng Gà Trống / tinh ranh lõi đời
Cáo kia / đon đả ngỏ lời:
“Kìa / anh bạn quý, xin mời xuống đây
Gà rằng: “Xin được ghi ơn trong lòng
Hòa bình / gà cáo sống chung
Mừng này / còn có tin mừng nào hơn
Kìa, tôi thấy cặp chó săn
Từ xa chạy lại chắc loan tin này”
- GV mời HS luyện đọc theo nhóm đôi
- GV nhận xét phần đọc bài của các nhóm
- GV đọc diễn cảm cả bài – giọng đọc vui, dí dỏm, thể hiện đúng tâm trạng và tính cách nhân vật.
+ Hoạt động 2: Tìm hiểu bài
- GV yêu cầu HS đọc thầm cả bài và trả lời các câu hỏi 
* Đoạn 1: Từ đầu đến bày tỏ tình thân.
- Gà Trống đứng ở đâu, Cáo đứng ở đâu?
- Cáo đã làm gì để dụ dỗ Gà Trống xuống đất?
- Tin tức ấy là sự thật hay bịa đặt?
=> Khẳng định mưu gian, âm mưu dối trá rất xảo quyệt của Cáo.
* Đoạn 2: Tiếp theo đến chắc loan tin này.
- Vì sao Gà không nghe lời Cáo?
- Gà tung tin có gặp chó săn đang chạy đến để làm gì?
- Theo em, Gà thông minh ở điểm nào?
- Theo em, tác giả viết bài thơ này nhằm mục đích gì?
- GV nhận xét và chốt ý: Khuyên người ta chớ tin vào những lời ngọt ngào.
- GV lồng ghép GDHS kiến thức an ninh quốc phòng: Qua câu chuyện trong bài thơ này, các em phải luôn có tinh thần cảnh giác mới có thể phòng và tránh được nguy hiểm.
+ Hoạt động 3: Đọc diễn cảm và HTL bài thơ
- GV mời 3 HS tiếp nối nhau đọc diễn cảm toàn bài thơ.
- GV tổ chức cho HS thi đua đọc diễn cảm theo cách phân vai (người dẫn truyện, Gà Trống, Cáo)
- GV cho các nhóm thi HTL từng đoạn, cả bài thơ
- GV nhận xét và tuyên dương.
4/ Củng cố – Dặn dò
- Nhận xét hai nhân vật Cáo và Gà?
=> Con người cần phải sống trung thực. Song phải biết xử trí thông minh trước những hành động xấu xa của bọn chuyên lừa đảo, mưu hại người.
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau: “Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca”
* PP kiểm tra, đánh giá
- HS đọc bài và trả lời câu hỏi 4.
- HS nhận xét
- GV nhận xét
* PP thuyết trình
- HS lắng nghe và quan sát tranh minh họa
* PP luyện tập, thực hành,thi đua
- HS đọc từng đoạn.( 3 đoạn)
- Đọc thầm phần chú giải.
- HS lắng nghe
- HS đọc thầm đoạn thơ và tìm cách ngắt nghỉ
- 1 vài HS luyện đọc diễn cảm đoạn thơ, ngắt nghỉ đúng, nhấn giọng đúng từ.
- HS luyện đọc theo nhóm đôi
- HS đại diện các nhóm đọc
- HS nhận xét
- HS lắng nghe
- HS đọc
- HS trả lời
- HS nhận xét và bổ sung
- Gà Trống đậu vắt vẻo trên một cành cây cao, Cáo đứng dưới gốc cây.
- Cáo đon đả mời Gà xuống đất để báo cho Gà biết tin tức mới: từ nay muôn loài đã kết thân. Gà hãy xuống để Cáo hôn Gà bày tỏ tình thân.
- Gà biết sau những lời ngon ngọt ấy là ý định xấu xa của cáo : muốn ăn thịt Gà.
- Cáo rất sợ Chó săn. Tung tin có cặp chó săn đang chạy đến loan tin vui, Gà đã làm cho Cáo khiếp sợ, phải bỏ chạy, lộ mưu gian.
- Gà không bóc trần mưu gian của Cáo mà giả bộ tin lời Cáo, mừng khi nghe thông báo của Cáo. Sau đó, báo lại cho Cáo biết chó săn cũng đang chạy đến để loan tin vui, làm cho Cáo khiếp sợ quắp đuôico cẳng chạy.
- HS dùng bông hoa (a,b,c,d) chọn câu trả lời đúng.
- HS nối tiếp nhau đọc.
- HS các nhóm thi đua học thuộc lòng từng đoạn và cả bài thơ.
- HS nhận xét
- Cáo gian trá, xảo quyệt. Gà thông minh, mưu trí.

File đính kèm:

  • docxthiet_ke_bai_day_tap_doc_lop_4_tuan_5_bai_ga_trong_va_cao.docx