Thiết kế bài dạy lớp 5A - Tuần 29 Năm học 2016-2017 - Nguyễn Thị Thanh Loan

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

- Đọc l¬¬¬¬¬ưu loát, đọc diễn cảm toàn bài văn, đọc đúng các từ phiên âm nước ngoài: Lơ-vơ-pun; Ma-ri-ô; Giu- li-ét-ta.

- Hiểu 𬬬¬¬ược ý nghĩa của bài : Ca ngợi tình bạn giữa Ma-ri-ô và Giu- li-ét-ta; đức hi sinh cao thượng của cậu bé Ma-ri-ô.

GDKNS: kĩ năng tự nhận thức (nhận thức về mình, về phẩm chất cao thượng); kĩ năng giao tiếp ứng xử phù hợp; kĩ năng kiểm soát cảm xúc, và kĩ năng ra quyết định

- HS biết tôn trọng và giữ gìn tình bạn trong học tập và cuộc sống.

II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC

-Tranh minh hoạ bài học trong SGK , bảng nhóm đoạn “Chiếc xuồng cuối cùng.Vĩnh biệt Ma-ri-ô”

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC

1. Kiểm tra bài cũ

 

doc14 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 26/04/2023 | Lượt xem: 170 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thiết kế bài dạy lớp 5A - Tuần 29 Năm học 2016-2017 - Nguyễn Thị Thanh Loan, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ọc bài toán, nêu cách làm. GV nhắc HS để xếp thep thứ tự chính là so sánh các phân số đó rồi sắp xếp.
- HS làm bài. GV chữa bài. Củng cố cách quy đồng và so sánh các phân số
3. Củng cố – dặn dò:
- HS nhắc lại cách quy đồng phân số và cách so sánh các phân số .
- GV nhận xét tiết học, HS chuẩn bị bài sau
	__________________________________________________
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
ÔN TẬP VỀ DẤU CÂU (Chấm, chấm hỏi, chấm than)
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Tìm được các dấu chấm, chấm hỏi, chấm than trong mẩu chuyện, đặt đúng các dấu chấm và viết hoa những từ đầu câu, sau dấu chấm; sửa được dấu câu cho đúng.
- Hệ thống hoá kiến thức đã học về dấu chấm, dấu hỏi, dấu than.
- Có ý thức trong việc sử dụng đúng các dâu câu.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
	Bảng phụ BT1
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ	
	- HS nhắc lại các kiểu câu đã học và dấu hiệu nhận biết các kiểu câu đó.
2. Bài mới
Bài 1. - HS đọc yêu cầu bài. Cả lớp đọc thầm mẩu chuyện vui.
- GV nhắc nhở HS muốn tìm đúng 3 loại dấu câu này, các em cần nhớ các loại dấu câu này đều được đặt ở cuối câu. HS làm bài cá nhân vào VBT, dùng bút chì khoanh tròn các dấu chấm, dấu hỏi, chấm than.
- 2 HS làm trên bảng phụ, chữa bài
- GV và HS chốt lại câu trả lời đúng, nhắc lại tác dụng của 3 dấu câu.
Bài 2: - HS đọc nội dung bài 2
- Cả lớp đọc thầm nội dung bài Thiên đường của phụ nữ và trả lời câu hỏi: Bài văn nói điều gì?
- GV hướng dẫn HS đọc thật kĩ, chậm để phát hiện tập hợp từ nào diễn tả một ý trọn vẹn, hoàn chỉnh thì đó là câu.
- Mời một số em phát biểu.GV nhận xét, chốt lại kết quả.
Bài 3: - HS đọc nội dung bài tập.HS đọc thầm mẩu chuyện Tỉ số chưa được mở.
- GV giúp HS nắm kĩ lại câu hỏi, câu cảm, câu khiến hay câu cảm.
- Tổ chức cho HS tự làm vào vở bài tập
- GV chấm một số bài.
- GVvà HS cùng chữa bài chốt lại lời giải đúng .
 - Em hiểu câu trả lời của Hùng trong mẩu chuyện vui Tỉ số chưa được mở như thế nào? 
3. Củng cố, dặn dò
- HS nhắc lại tác dụng của các dấu câu đã học
- GV nhận xét tiết học, biểu dương những em học tốt.
	____________________________________________
KHOA HỌC
SỰ SINH SẢN CỦA ẾCH
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU.
- Viết sơ đồ chu trình sinh sản của ếch.
- Dựa vào sơ đồ, trình bày sự sinh sản của ếch.
- Nêu cao tính tự giác trong học tập.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
III. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
1. Kiểm tra bài cũ: 
- HS nêu chu trình sinh sản và phát triển của ruồi và gián.
2. Bài mới 
* Hoạt động 1: “Đố bạn”
- Mục tiêu: HS nêu được đặc điểm sinh sản của ếch. 
- Cách tiến hành.:
+Từng cặp HS đố nhau các câu hỏi:
Ếch thường đẻ trứng vào mùa nào?
Trứng ếch có màu gì?
Ếch đẻ trứng ở đâu?
Trứng ếch nở thành gì?
Nòng nọc sống ở đâu? Ếch sống ở đâu?
Bạn thường nghe tiếng ếch kêu khi nào?.....
+ GV đặt câu hỏi đầu tiên cho cả lớp, gọi 1 HS trả lời, nếu HS này trả lời được thì được quyền đặt câu hỏi tiếp theo cho các bạn và gọi bất kì bạn nào trả lời, nếu trả lời được thì lại được quyền đặt câu hỏi cho bạn khác, cứ tiếp tục như vậy.
+ GV kết luận.
* Hoạt động 2: thảo luận
	- Mục tiêu: trình bày được sự phát triển của nòng nọc.
- Cách tiến hành:
+ Từng cặp HS chỉ vào từng hình và nói theo yêu cầu của SGK.
+ Gọi một số HS nói trước lớp.
+ GV kết luận.
* Hoạt động 3: Vẽ sơ đồ chu trình sinh sản của ếch.
- Mục tiêu: HS vẽ được sơ đồ và nói về chu trình sinh sản của ếch.
- Cách tiến hành: 
+ Từng HS tự vẽ sơ đồ chu trình sinh sản của ếch vào vở. GV qua sát giúp HS còn chậm.
+ HS lên bảng vẽ và trình bầy chu trình sinh sản của ếch.
+ HS – GV nhận xét.
* Liên hệ : Theo em ếch là con vật có ích hay có hại? Ếch có những lợi ích gì? Em cần làm gì để bảo vệ loài ếch?
3. Củng cố, dặn dò. 
- Nhắc lại kiến thức đã học. HS vẽ và trình bầy chu trình sinh sản của ếch. 
- GV nhận xét chung giờ học. HS chuẩn bị bài sau.	
____________________________________________________________________
Ngày soạn: 15/3/2016 Ngày giảng: Thứ 3 ngày 22 tháng 3 năm 2016
TẬP ĐỌC
CON GÁI
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU.
- Đọc diễn cảm được toàn bộ bài văn với giọng kể thủ thỉ, tâm tình phù hợp với cách kể sự việc theo cách nhìn, cách nghĩ của cô bé Mơ. .
- Hiểu được ý nghĩa: Phê phán quan niệm lạc hậu “ trọng nam khinh nữ” . Khen ngợi cô bé Mơ học giỏi, chăm làm , dũng cảm cứu bạn, làm thay đổi cách hiểu chưa đúng của cha mẹ về việc sinh con gái.
GDKNS: Rèn kĩ năng tự nhận thức (nhận thức về sự bình đẳng nam nữ); kĩ năng giao tiếp ứng xử phù hợp giới tính; kĩ năng ra quyết định
- HS tôn trọng bản sắc văn hoá dân tộc, không biệt biệt nam, nữ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
	- Tranh minh họa , bảng phụ ghi nội dung đoạn cần luyện đọc (đoạn5)
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
1. Kiểm tra bài cũ: 
- HS đọc bài “ Một vụ đắm tàu ” và trả lời câu hỏi sgk
2. Bài mới
a, giới thiệu bài: GV cho HS quan sát tranh=> Giới thiệu bài.
b, Luyện đọc và tìm hiểu bài
* Luyện đọc:
	- HS đọc bài. Chia bài thành 5 đoạn: mỗi lần xuống dòng là 1 đoạn
- HS đọc nối tiếp lần 1, GV kết hợp sửa chữa lỗi phát âm, ngắt nghỉ hơi chưa đúng hoặc giọng đọc chưa phù hợp .
- HS đọc nối tiếp lần 2 kết hợp giải nghĩa từ chú giải
- HS đọc theo cặp. 
-GV đọc mẫu toàn bài: giọng kể thủ thỉ, tâm tình
* Tìm hiểu bài.
- HS đọc thầm, đọc lướt bài và trả lời câu hỏi.
	? Những chi tiết nào trong bài cho thấy ở làng quê Mơ vẫn còn tư tưởng xem thường con gái?
	=>Ý 1: Tư tưởng trọng nam khinh nữ.
	? Những chi tiết nào chứng tỏ Mơ không thua gì các bạn trai?
	=> Ý 2: Mơ học giỏi, chăm làm
	? Sau chuyện Mơ cứu em Hoan, những người thân của Mơ có thay đổi quan niệm con gái không? Những chi tiết nào cho thấy điều đó?
	=> Ý 3: Sự dũng cảm của cô bé Mơ làm thay đổi nếp nghĩ trọng nam khinh nữ.
- GV kết luận, nhận xét và tổng kết từng câu..
- Bài văn muốn phê phán tư tưởng gì? Ca ngợi cô bé Mơ điều gì?
- Gv tóm tắt ghi bảng nội dung chính.
* Đọc diễn cảm 
- GV mời 5 em đọc nối tiếp toàn bài .
- GV hướng dẫn cách đọc diễn cảm từng đoạn, kết hợp hướng dẫn HS diễn cảm đoạn 5 trên bảng phụ.
- Từng tốp 3 HS thi đọc diễn cảm đoạn 5.
- GV và HS cùng nhận xét đánh giá và bình chọn bạn đọc hay .
3. Củng cố, dặn dò
 - Đọc câu chuyện này, em có suy nghĩ gì? 
* Liên hệ giáo dục: Trong gia đình các em, ở địa phương các em đang sinh sống còn tồn tại tư tưởng trọng nam khinh nữ hay không? các em cần làm gì để xóa bỏ tư tưởng lạc hậu này?
- GV nhận xét tiết học, HS chuẩn bị bài sau.
	_________________________________________________
TOÁN
TIẾT 142: ÔN TẬP VỀ SỐ THẬP PHÂN (TR 150)
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Biết cách đọc, viết số thập phân và so sánh số thập phân.
- Giúp HS củng cố về đọc, viết, so sánh các số thập phân (bài 1, 2, 4a, 5)
- HS có ý thức tự giác học và làm bài.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ:	
- HS nêu lại cách đọc, viết số thập phân và so sánh số thập phân
2. Bài mới: 
Bài 1: - HS đọc yêu cầu bài.
	- HS tự làm việc theo cặp => Đọc STP, nêu phần nguyên, phần thập phân và giá trị theo vị trí của mỗi chữ số trong số đó.
- GV nêu từng số lên bảng, gọi lần lượt từng HS thực hiện yêu cầu của bài.
	- Gv và HS nhận xét đánh giá .
- Củng cố lại cách Đọc STP, nêu phần nguyên, phần thập phân và giá trị theo vị trí của mỗi chữ số trong số đó.
Bài 2: - HS tự đọc bài toán và viết số, một HS lên bảng viết số.
	- GV chữa bài, HS đọc lại các STP vừa viết . GV yêu cầu HS nêu phần nguyên, phần thập phân và giá trị theo vị trí của mỗi chữ số trong số đó.
Bài 4a: - HS đọc yêu cầu bài, nêu cách chuyển từ phân số thành STP.
- GV yêu cầu HS làm bài vào vở. GV chấm 1 số bài và nhận xét.GV chữa bài. Củng cố cách chuyển từ phân số thành STP và cách đọc số thập phân, các hàng của STP.
Bài 5: - HS đọc yêu cầu bài, nêu cách so sánh phân số thập phân.
- HS tự àm bài vào vở, đổi chéo vở kiểm tra kết quả. GV chữa bài, củng cố cách so sánh hai STP
3. Củng cố dặn dò.
- HS nhắc lại cách viết và so sánh số thập phân.
- GV nhận xét giờ học. Dặn HS chuẩn bị bài sau.
	_____________________________________________________
KỂ CHUYỆN
LỚP TRƯỞNG LỚP TÔI
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
	- Kể được từng đoạn câu chuyện và bước đầu kể được toàn bộ câu chuyện theo lời của một nhân vật.
- Hiểu và biết trao đổi với bạn về ý nghĩa câu chuyện.
GDKNS: Rèn kĩ năng tự nhận thức, kĩ năng giao tiếp, ứng xử phù hợp; kĩ năng tư duy sáng tạo và ki năng lắng nghe, phản hồi tích cực
- Giáo dục HS học tập tấm gương hiếu học và tinh thần tự quản của một bạn lớp trưởng gương mẫu.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : 
	Tranh minh họa SGK
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
1. Kiểm tra bài cũ:
	- HS kể một kỉ niệm về thầy cô giáo qua đó thể hiện lòng biết ơn với thầy cô.
2. Bài mới
a) Giới thiệu bài
b) GV hướng dẫn HS kể chuyện.
- GV kể lần 1 và giới thiệu tên các nhân vật trong câu chuyện.
- GV kể lần 2 vừa kể vừa chỉ minh hoạ trên tranh.
- Mời 1 HS đọc đề bài, GV gạch dưới những từ ngữ cần chú ý.
	c) HS kể chuyện:
- HS quan sát SGK và kể cho nhau nghe nội dung từng đoạn theo tranh.
- HS kể từng đoạn câu chuyện theo tranh theo nhóm => Thi kể trước cả lớp.
- GV và HS theo dõi nhận xét
- HS đọc yêu cầu 2, 3. GV giải thích: Chuyện có 4 nhân vật , nhân vật tôi đã nhập vai lên các em phải chọn các nhân vật khác.
- HS kể mẫu cả lớp theo dõi nhận xét.
- GV mời các tổ cử đại diện kể. => GV đưa ra tiêu trí đánh giá, bình chọn. 
1. Bạn có nhớ và kể lại được nội dung câu chuyện không? 
2. Bạn có hiểu nội dung, ý nghĩa câu chuyện ? Giọng kể đã hấp dẫn lôi cuốn ?
3. Bạn kể đã tự nhiên chưa ? có kết hợp động tác làm cho câu chuyện sinh động , hấp dẫn không? 
- Hs dựa vào các tiêu chí nhận xét, bình chọn bạn kể tốt
3. Củng cố – dặn dò:
- Liên hệ: giáo dục HS học tập tấm gương hiếu học, tinh thần gương mẫu chu đáo trước mọi công việc của lớp của bạn lớp trưởng khiến ai cũng nể phục.
- GV nhận xét tiết học. Dặn HS chuẩn bị trước nội dung bài tuần sau.
_________________________________________________________________
Ngày soạn: 15/3/2016 Ngày giảng: Thứ 4 ngày 23 tháng 3 năm 2016
TẬP LÀM VĂN
TẬP VIẾT ĐOẠN ĐỐI THOẠI
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Viết tiếp lời đối thoại để hoàn chỉnh một đoạn kịch theo gợi ý của SGK và hướng dẫn của GV; trình bày lời đối thoại của từng nhân vật phù hợp với diễn biến câu chuyện.
- Biết phân vai đọc lại hoặc diễn thử màn kịch. 
GDKNS: kĩ năng thể hiện sự tự tin ( đối thoại hoạt bát, tự nhiên, đúng mực đích, đúng đối tượng và hoàn cảnh giao tiếp); kĩ năng hợp tác có hiệu quả để hoàn chỉnh màn kịch, tư duy sáng tạo
- HS chủ động làm bài, học bài.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ
	- Khi viết các đoạn đối thoại ta cần chú ý điều gì?
2.Bài mới 
Bài 1: - HS đọc yêu cầu của bài 1.
- 2 HS đọc nối tiếp hai phần trong truyện Một vụ đắm tàu.
Bài 2:- HS đọc nội dung của bài tập 2.
- GV đọc từng phần và giúp HS nắm vững yêu cầu của bài.
- Gv nhắc nhở HS: SGK đã cho gợi ý sẵn nhân vật, cảnh trí, thời gian, lời đối thoại; đoạn đối thoại giữa các nhân vật. Nhiệm vụ của các em là viết tiếp các lời hội thoại cho màn một hoặc màn hai để hoàn chỉnh màn kịch. Khi viết, chú ý thể hiện tính cách của hai nhân vật: Giu-li-et-ta và Ma-ri-ô
- HS nhắc lại các gợi ý về lời đối thoại màn 1 và gợi ý về lời đối thoại màn 2.
- Gv chia lớp thành các nhóm và yêu cầu thực hiện.
- Tổ chức cho các nhóm thi diễn đạt trước lớp.
- GV và HS cùng nhận xét , đánh giá những nhóm soạn kịch giỏi, viết lời hội thoại thú vị, hợp lí.
Bài 3: - Phân vai đọc lại đoạn kịch
- GV nhắc các nhóm: Có thể chọn hình thức đọc phân vai hoặc diễn thử màn kịch, cố gắng đối đáp tự nhiên, không quá phụ thuộc vào màn kịch.
- Tổ chức cho các nhóm chọn vai để đọc hoặc diễn kịch.
- Lớp theo dõi bình chọn nhóm đọc hoặc diễn kịch hay.
3. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học, biểu dương những nhóm viết lời hội thoại hay, diễn kịch tốt.
- Dặn HS chuẩn bị bài sau.
	___________________________________________
LUYỆN VIẾT
BÀI 29:
I. MỤC ĐÍCH YấU CẦU
- HS viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức viết đoạn thơ
- HS viết đúng, đẹp, chuẩn 
- HS tự hào về quê hương.
II. ĐỒ DÙNG 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ: 
	- GV nhận xét bài viết của HS tiết trước. Tuyên dương những em viết có nhiều tiến bộ. Nhắc những lỗi sai HS còn mắc phải lưu ý để các em rút kinh nghiệm trong bài viết sau. 
	- 1HS lên bảng viết các từ sau : trăng tròn, ,lũy tre, kẽ lá, sương rơi, rả rích, lướt thướt, dịu dàng
2. Bài mới
- HS đọc thầm nội dung bài 29 và nêu nội dung bài => 
- HS tìm và nêu từ hay viết sai chính tả (lạ lùng, ong dại, chiến sĩ, sương rơi, .....), HS tìm các con chữ có độ cao 2,5 li; 2li; 1,5 li; 1li
- HS viết các từ dễ viết sai ra nháp, 2 HS lên viết bảng
- GV, HS nhận xét, chữa lỗi sai
- Gv lưu ý HS về độ cao, khoảng cách các con chữ, các tiếng; độ cao các nét khuyết, nét móc, nét cong,...
- GV hướng dẫn HS viết từng câu; kiểm tra giúp đỡ các em viết xấu. GV nhắc Thảo viết cho đúng độ cao các nét khuyết, đánh dấu thanh cho đúng. 
* Lưu ý em : Duy Khánh, Nam, Thảo, Quý, Đức.
- HS viết toàn bài; GV chấm, chữa bài
3. Củng cố, dặn dò
 - GV, HS hệ thống bài
 - GV nhận xét tiết học, HS chuẩn bị bài sau	.
 _________________________________________________
TOÁN
TIẾT 143 : ÔN TẬP VỀ SỐ THẬP PHÂN (Tiếp - TR 151)
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Biết viết số thập phân và một số phân số dưới dạng số thập phân, tỉ số phần trăm; viết các số đo dưới dạng số thập phân; so sánh các số thập phân.
- Giúp HS củng cố: cách viết số thập phân, phân số dưới dạng phân số thập phân, tỉ số phần trăm; viết các số đo dưới dạng số thập phân; so sánh số thập phân (bài 1, bài 2 cột 2,3; bài 3 cột 3,4; bài 4)
- Có ý thức học tập
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
1. Kiểm tra bài cũ:
	- HS nêu lại cách viết số thập phân, phân số dưới dạng phân số thập phân, tỉ số phần trăm; viết các số đo dưới dạng số thập phân; so sánh số thập phân
2.Bài mới 
Bài1. – HS đọc yêu cầu bài, làm mẫu hai số thập phân và phân số đầu.
- Gọi HS lên bảng làm bài, các HS khác làm vào vở.
- GV và HS củng cố lại cách chuyển số thập phân về phân số thập phân.
Bài 2(cột 2,3).
	- Tiến hành tương tự bài 1.
- HS tự làm bài rồi đổi vở cho nhau để nhận xét.
- GV và HS nhận xét, củng cố lại cách tính tỉ số phần trăm.
Bài 3(cột 3,4). 
- HS làm bài vào vở, chữa bài. GV nhận xét, chữa bài.
- Củng cố cách viết các số đo thời gian, độ dài, khối lượng dười dạng phân số thành STP.
Bài 4: - HS đọc yêu cầu bài
- HS tự làm rồi chữa bài , nêu miệng kết quả, có giải thích cách làm.
- HS và GV nhận xét đưa ra kết quả đúng. Củng cố cách so sánh STP.
3. Củng cố, dặn dò
- HS nêu cách viết STP, phân số dưới dạng phân số thập phân, so sánh STP
- GV nhận xét tiết học, HS chuẩn bị bài sau.
____________________________________________________________________
Ngày soạn: 18/3/2015 Ngày giảng: Thứ 5 ngày 26 tháng 3 năm 2015
TOÁN
TIẾT 144: ÔN TẬP VỀ ĐO ĐỘ DÀI VÀ ĐO KHỐI LƯỢNG (TR152)
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: 
- Biết quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài, các đơn vị đo khối lượng. Biết viết 
các số đo độ dài, số đo khối lượng dưới dạng số thập phân.
- HS có kĩ năng làm toán về quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài, đo khối lượng (bài 1; bài 2 a; bài 3 (a,b,c mỗi câu một dòng))
- Có ý thức học tập
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Bảng phụ BT1a,b
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
1. Kiểm tra bài cũ: 
- HS viết các số sau dưới dạng phân số thập phân: 0,24; 23,23; 10,01; 24,001.
2. Dạy bài mới: 
Bài1. – GV đưa bảng phụ BT1a,b
	- HS đọc yêu cầu, nêu tên các đơn vị đo độ dài, đo khối lượng đã học.
- HS lên bảng chữa bài hoàn thành vào bảng phụ, dưới lớp làm vào vở.
- HS đọc lại bảng đơn vị đo độ dài, đo khối lượng và mối quan hệ giữa các đơn vị đo 
Bài 2a: - HS đọc yêu cầu bài
- GV hướng dẫn HS nắm vững yêu cầu của bài tập.
- Nêu mối quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài và các đơn vị đo khối lượng. 
- HS tự giải sau đó trao đổi với bạn cách làm và kết quả.
	- GV và HS nhận xét bài làm.Củng cố mối quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài và các đơn vị đo khối lượng. 
Bài 3 (a,b,c mỗi câu một dòng)
- HS đọc yêu cầu của đề bài.
- GV hướng dẫn mẫu phần a.
- HS làm bài.vào vở, Gv thu chấm, nhận xét. GV chốt lại kết quả đúng . Củng cố viết các số đo độ dài, số đo khối lượng dưới dạng số thập phân.
3. Củng cố dặn dò.
- HS nhắc lại mối quan hệ đo độ dài và đo khối lượng
- GV nhận xét tiết học. HS chuẩn bị bài sau
____________________________________________________________________
Ngày soạn:19/3/2015 Ngày giảng: Thứ 6 ngày 27 tháng 3 năm 2015
TẬP LÀM VĂN
TRẢ BÀI VĂN TẢ CÂY CỐI 
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: 
- Biết rút kinh nghiệm về cách viết bài văn tả cây cối; nhận biết và sửa được lỗi trong bài, 
- Viết lại được một đoạn văn cho đúng hoặc hay hơn.
- HS rút kinh nghiêm qua bài viết để bài sau viết hay hơn.
II.ĐỒ DÙNG: GV : hệ thống 1 số lỗi mà HS thường mắc ra bảng phụ .
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ:	 
	- HS nêu lại cấu tạo bài văn tả cây cố?	 
2. Dạy bài mới: 
a) Giới thiệu bài. 
b) Giảng bài:
- HS đọc lại đề bài , GV chú ý cho HS các từ cần chú ý trong đề
* GV nhận xét kết quả làm bài
- Ưu điểm: ..........................................................................................................
................................................................................................................................................................................................................................................................................
- Nhược điểm: ...................................................................................................
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ * Hướng dẫn chữa lỗi
- Chữa lỗi chung
+ GV nêu các lỗi cơ bản điển hình ( GV đưa bảng phụ )
+ HS lên bảng chữa, HS khác chữa vào nháp
+ GV, HS nhận xét, chữa bài
- Chữa lỗi trong bài
+ HS đọc lời nhận xét của GV về bài của mình, phát hiện thêm lỗi
+ HS sữa chữa lỗi vào VBT
+ GV theo dõi, kiểm tra
- Học tập đoạn văn, bài văn hay
+ HS đọc bài văn hay, đoạn văn hay
+ HS tìm và nêu cái hay, cái thú vị trong bài của bạn
+ HS chọn và viết lại một đoạn văn
+ HS đọc bài, GV, HS nhận xét, chữa bài
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học. HS chuẩn bị bài sau.
	_______________________________________________
TOÁN
Tiết 145. ÔN TẬP VỀ ĐO ĐỘ DÀI VÀ KHỒI LƯỢNG ( Tiếp theo) 
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU.
- Biết :
- Viết các số đo độ dài và khối lượng dưới dạng số thập phân.
- Biết mối quan hệ giữa một số đơn vị đo độ dài , đo khối lượng thông dụng . 
- HS tự giác học và yêu thích môn học.
II . ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC.
1. Kiểm tra bài cũ.
- HS nêu bảng đơn vị khối lượng và mối quan hệ trong bảng đơn vị đo khối lượng.
2. Bài mới.
Bài1a. 
-HS nêu yêu cầu bài tập và tự thực hiện nội dung bài tập.
- HS làm vở, 2 HS chữa bảng.
- Củng cố lại cách viết số đo khối lượng dưới dạng STP.
Bài 2 : 
- HS nêu yêu cầu bài toán và nêu cách làm
- HS tự làm bài vào vở . GV thu 1 số vở chấm, nhận xét.
- GV và HS nhận xét bài làm. Củng cố cách viết số đo độ dài dưới dạng STP
Bài 3: 
 - Y/c HS đọc kĩ bài rồi tìm cách làm. Nêu miệng kết quả và giải thích cách làm
 - GV chốt lại kết quả đúng
a) 0,5m = 0,50m = 50cm; b) 0,075km = 75m
c) 0,064kg = 64g d) 0,08tấn = 0,080 tấn = 80kg
- Gv củng cố mối quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài, đo khối lượng. 
3. Củng cố, dặn dò.
- Nhắc lại thứ tự các đơn vị đo độ dài , đo khối lượng và mối quan hệ giữa các đơn vị đo. 
- GV nhận xét chung tiết học.
- Dặn HS về ôn bài và xem trước bài sau.
	_____________________________________________
	 	 SINH HOẠT LỚP
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- HS thấy rõ được các ưu điểm, khuyết điểm của bản thân; của ban; của lớp về việc thực hiện các hoạt động học tập và các hoạt động giáo dục khác trong tuần đan

File đính kèm:

  • docthiet_ke_bai_day_lop_5a_tuan_29_nam_hoc_2016_2017_nguyen_thi.doc