Thiết kế bài dạy lớp 5A - Tuần 27 Năm học 2016-2017 - Nguyễn Thị Thanh Loan

I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

- Đọc diễn cảm bài văn với giọng ca ngợi, tự hào.

- Hiểu ý nghĩa bài văn: Ca ngợi va biết ơn những nghệ sĩ làng Hồ đã sáng tạo ra những bức tranh dân tộc độc đáo.

- HS biết tự hào về làng nghề truyền thống của địa phương( làm mủa, làm mì); có ý thức phát triển làng nghề.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 Tranh làng Hồ. Bảng phụ nội dung đoạn 1 - Đọc diễn cảm.

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Bài cũ:

- HS đọc bài Hội thổi cơm thi ở làng Đồng Vân. Trả lời câu hỏi về nội dung đoạn.

2. Bài mới:

a. Giới thiệu bài: GV cho HS quan sát tranh minh họa. HS xem tranh làng Hồ trong SGK và những tranh sưu tầm được => giới thiệu bài.

b. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:

 

doc14 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 26/04/2023 | Lượt xem: 163 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thiết kế bài dạy lớp 5A - Tuần 27 Năm học 2016-2017 - Nguyễn Thị Thanh Loan, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ngữ trong chủ đề truyền thống.
- HS có những hiểu biết về truyền thống địa phương, có ý thức phát huy truyền thống của địa phương.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
- bảng nhóm (BT1)
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
	1. Kiểm tra bài cũ.
- Y/c HS đọc đoạn văn ngắn viết về tấm gương hiếu học, có sử dụng biện pháp thay thế từ ngữ để liên kết câu; chỉ rõ những từ ngữ được thay thế.
	2. Bài mới.
Bài 1. HS đọc y/c của bài.
	- GV phân tích yêu cầu và hướng dẫn mẫu phần a.
	- Gv chia lớp thành 3 nhóm , phát bảng nhóm cho các nhóm thi làm bài phần b, c, d.
	- Các nhóm trình bày bài làm của nhóm. các nhóm khác nhận xét bổ sung.
	- GV chốt lại câu trả lời đúng, tuyên dương những nhóm làm tốt.
Bài tập 2: 
- HS đọc kĩ bài, xác định yêu cầu của bài .
- GV tổ chức trò chơi ô chữ . GV phổ biến luật chơi và cách chơi
- HS lựa chọn ô chữ tìm tiếng còn thiếu để hoàn chỉnh câu ca dao, tục ngữ.
- GV quan sát theo dõi và nhận xét đánh giá .
- Mời một số em nối tiếp nhau đọc các câu thơ, tục ngữ ca dao sau khi đã hoàn chỉnh.
- HS giải nghĩa một số câu ca dao, tục ngữ mà em biết
* Liên hệ : Mỗi câu ca dao, tục ngữ trên nói đến truyền thống nào của dân tộc, của địa phương và của gia đình em ?
Em cần làm gì để phát huy truyền thống của gia đình, của địa phương.
	3. Củng cố, dặn dò.
- Mời HS nhắc lại nội dung của các câu ca dao, tục ngữ của bài 1.
- GV nhận xét tiết học, biểu dương những em học tốt.
- Y/c HS ôn bài ,xem lại các kiến thức đã học .
KHOA HỌC
CÂY CON MỌC LÊN TỪ HẠT
I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
	- Chỉ trên vật thật cấu tạo của hạt gồm: vỏ, phôi, chất dinh dưỡng dự trữ.
	- Nêu được điều kiện nảy mầm và quá trình phát triển thành cây của hạt. Giới thiệu kết quả gieo hạt ở nhà.
	- HS yêu thích tìm hiểu khoa học.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Mỗi HS ươm một số hạt lạc (hoặc đậu xanh, đậu đen, ) vào bông ẩm hoặc đất ẩm khoảng 3 - 4 ngày trước bài học.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Bài cũ: HS nói về sự thụ phấn và sự thụ tinh, phân biệt hoa thụ phấn nhờ gió và hoa thụ phấn nhờ côn trùng.
2. Bài mới:
* Hoạt động1: Thực hành tìm hiểu cấu tạo của hạt
- Mục tiêu: HS quan sát, mô tả cấu tạo của hạt.
- Cách tiến hành:
+ Nhóm trưởng yêu cầu các bạn nhóm mình cẩn thận tách hạt lạc đã ươm ra làm đôi. Từng bạn chỉ rõ đâu là vỏ, đâu là phôi, đâu là chất dinh dưỡng.
+ Tiếp theo nhóm trưởng điều khiển nhóm mình quan sát các hình 2, 3, 4, 5, 6 và đọc thông tin trong các khung chữ trang 108, 109 để làm bài tập.
+ Đại diện nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
+ GV kết luận: Hạt gồm vỏ, phôi và chất dinh dưỡng dự trữ.
+ GV chỉ vào hình 2, 3, 4, 5 và 6 và nói quá trình phát triển thành cây của hạt. Sau đó gọi một số HS chỉ vào hình và nói lại.
* Hoạt động 2: Thảo luận
- Mục tiêu: Nêu được điều kiện nảy mầm của hạt. Giới thiệu kết quả thực hành gieo hạt ở nhà.
- Cách tiến hành:
+ Từng HS giới thiệu trong nhóm kết quả gieo hạt của mình, trao đổi kinh nghiệm với nhau xem làm thế nào để hạt nảy mầm. Cả nhóm chọn ra những hạt nảy mầm tốt để giới thiệu với cả lớp.
+ Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận và gieo hạt nảy mầm của nhóm mình.
+ GV tuyên dương nhóm có nhiều HS gieo hạt thành công và kết luận: Điều kiện để hạt nảy mầm là có độ ẩm và nhiệt độ thích hợp.
* Hoạt động3: Quan sát
- Mục tiêu: HS nêu được quá trình phát triển thành cây của hạt.
- Cách tiến hành:
+ 2 HS ngồi cạnh nhau cùng quan sát hình 7, chỉ vào từng hình và mô tả quá trình phát triển của cây mướp từ khi gieo hạt cho đến khi ra hoa, kết quả và cho hạt mới.
+ Gọi một số HS trình bày trước lớp.
3. Củng cố, dặn dò:
- HS nêu lại quá trình phát triển thành cây của hạt . GV nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau.
____________________________________________________________________
Ngày soạn: 2/3/2016 Ngày giảng: Thứ 3 ngày 8 tháng 3 năm 2016
TẬP ĐỌC
ĐẤT NƯỚC
I. MỤC ĐÍCH ,YÊU CẦU.
- Biết đọc bài thơ với giọng ca ngợi, tự hào.
- Hiểu được ý nghĩa bài thơ: Niềm vui và niềm tự hào về đất nước tự do.
- HS học thuộc bài thơ, thêm yêu quê hương đất nước.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC. 
	Bảng phụ nội dung khổ thơ 3,4,5 ( Luyện đọc diễn cảm)
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY -HỌC.
	1 Kiểm tra bài cũ: - Y/c HS đọc bài Tranh làng Hồ và trả lời câu hỏi về nội dung bài.
	2. Bài mới. 
a) Giới thiệu bài: nêu mục đích, yêu cầu của giờ học
b) Hướng dẫn HS luyện đọcvà tìm hiểu bài:.
* Luyện đọc:
- Y/c 1 em đọc bài thơ.GV cho HS quan sát tranh SGK.
- 4 em nối tiếp nhau đọc khổ thơ ( Lần 1). GV hướng dẫn HS đọc đúng, phát âm đúng các từ: chớm lạnh, hơi may, ngoảnh lại, rừng tre.... giọng trầm lắng, cảm hứng ca ngợi đất nước.
- 4 em nối tiếp nhau đọc khổ thơ ( Lần 1). đọc kết hợp giải nghĩa một số từ ngữ khó trong bài.
- Tổ chức cho HS luyện đọc theo cặp.
- GV đọc mẫu toàn bài nêu giọng đọc.
* Hướng dẫn tìm hiểu bài.
- Y/c HS đọc thầm , đọc lướt bài và trả lời câu hỏi.
	? Những ngày đẹp và buồn được tả trong khổ thơ nào?
	=> Ý 1: Khổ 1, 2 vẽ lên bức tranh mùa thu xưa buồn tẻ.
	? Nêu một hình ảnh đẹp và vui về mùa thu mới trong khổ thơ thứ ba?
	=> Ý 2: bức tranh của mùa thu mới thật đẹp.
	? Nêu một, hai câu thơ nói lên lòng tự hào về đất nước tự do, về truyền thống bất khuất của dân tộc trong khổ thơ thứ tư và thứ năm?
	=> Ý 3: lòng tự hào về đất nước tự do.
- Hỏi thêm: Tác giả đã sử dụng những biện pháp gì để tả thiên nhiên, đất trời trong mùa thu thắng lợi của cuộc khámg chiến.
* Liên hệ : Giới thiệu vẻ đẹp của quê em.
- Y/c HS nêu nội dung của bài.
* Hướng dẫn đọc diễn cảm.
- GV mời 3 HS đọc nối tiếp toàn bài thơ.
- GV hướng dẫn cách đọc diễn cảm từng khổ thơ, kết hợp hướng dẫn HS học thuộc lòng.. .Chú ý cách ngắt nghỉ, nhấn giọng ở một số từ ngữ => GV hướng dẫn trên bảng phụ . 
- Từng tốp 3 HS thi đọc diễn cảm và học thuộc lòng khổ 3, 4, 5.
- GV và HS cùng nhận xét đánh giá và bình chọn bạn đọc hay .
	3. Củng cố, dặn dò.
- Nêu nội dung ý nghĩa của bài. 
- Liên hệ giáo dục: Lòng yêu đất nước, lòng tự hào về truyền thống bất khuất của dân tộc.
- GV nhận xét tiết học,tuyên dương những em học tốt.
_____________________________________________	
TOÁN
Tiết 132: QUÃNG ĐƯỜNG
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU.
- Biết tính quãng đường đi được của một chuyển động đều.
- HS có kĩ năng thực hành tính quãng đường.
- HS tích cực tự giác học 
II . ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC.
	1. Kiểm tra bài cũ: 
	- 1 HS tính vận tốc của người đi bộ bằng m/phút, biết trong 1/4 giờ đi được 2km. 
	- HS nối tiếp nêu cách tính vận tốc.
	- Lớp + GV nhận xét.
	2. Bài mới.
a) Giới thiệu bài. GV nêu mục đích yêu cầu giờ học.
b) Hình thành cách tính quãng đường
Bài toán 1: - Y/c HS đọc , phân tích bài toán.
- Muốn biết quãng đường ô tô đi được trong 4 giờ là bao nhiêu ta làm thế nào? 
- Cho HS dựa vào phép tính làm để nhận xét và rút ra quy tắc tính quãng đường. 
=> :Muốn tính quãng đường ta làm thế nào?
-GV ghi bảng: s = v x t
-Yêu cầu HS lên bảng hoàn thành công thức tính quãng đường khi biết vận tốc và thời gian
- GV chốt lại công thức tính.
Bài toán 2: 
- Gv tổ chức hướng dẫn như VD 1.
- 2 giờ 30 phút bằng bao nhiêu giờ ?
- Y/c HS chuyển đổi đơn vị đo thời gian: 
2 giờ 30 phút = 2,5 giờ hoặc giờ rồi áp dụng công thức tính quãng đường.
	- Quãng đường người đi xe đạp đi được là bao nhiêu?
	- Có thể làm cả hai cách, nhưng lưu ý nếu vận tốc là km/giờ thì thời gian phải tính bằng giờ và quãng đường khi đó tính bằng km.Trong trường hợp bài này,bắt buộc phải đổi số đo thời gian ra đơn vị là giờ,không phải là phút.
	-Yêu cầu một vài Hs nhắc lại cách tìm quãng đường.
- GV chốt lại và nhấn mạnh để HS nắm vững hơn về đơn vị đo quãng đường.
c) Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài 1: HS đọc và nêu yêu cầu bài, nhắc lại cách tính quãng đường
- HS áp dụng thực hiện tính quãng đường. 2HS lên bảng làm bài.
- Gv và HS nhận xét đánh giá .
- Củng cố lại cách tính quãng đường.
Bài 2: 
- Y/c HS đọc đề bài phân tích bài rồi làm bài.
	? Em có nhận xét gì về số đo thời gian và vận tốc trong bài này? Vậy có thể thay các số đo đã cho vào công thức tính ngay chưa ? trước hết phải làm gì? 
- GV lưu ý với HS số đo thời gian và vận tốc phải cùng một loại đơn vị đo thời gian.
- Y/c HS thảo luận theo nhóm 2 tìm hai cách giải.
- Vài HS nối tiếp giải thích cách đổi 12,6km/giờ = 0,21 km/phút ?
	- Khi tính quãng đường ,ta cần lưu ý điều gì về đơn vị thời gian trong số đo thời gian và số đo vận tốc?
- Gv thu vở chấm chữa bài. Củng cố lại cách tính quãng đường
 	3. Củng cố dặn dò.
- Y/c HS nhắc lại cách tính quãng đường. Mối quan hệ giữa vận tốc và quãng đường.
- Dặn HS về xem bài và ôn lại nội dung bài.
	_____________________________________________
KỂ CHUYỆN.
KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA.
Đề bài: Chọn một trong hai đề bài sau:
1. Kể một câu chuyện mà em biết trong cuộc sống nói lên truyền thống tôn sư trọng đạo của người Việt Nam ta.
	2. Kể một kỉ niệm về thầy giáo hoặc cô giáo của em, qua đó thể hiện lòng biết ơn của em với thầy cô.
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU.
- Tìm và kể một câu chuyện có thực về truyền thống tôn sư trọng đạo của người Việt Nam hoặc một kỉ niệm về thầy cô giáo. 
- Biết trao đổi với bạn về ý nghĩa câu chuyện. 
- HS yêu quý , kính trọng thầy cô.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC. 
	Bảng phụ ghi các tiêu chí đánh giá
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
	1. Kiểm tra bài cũ.
- Y/c HS kể một câu chuyện đã được nghe hoặc được đọc về truyền thống hiếu học hoặc truyền thống đoàn kết của dân tộc.
	2. Bài mới.
	- Yêu cầu HS đọc 2 đề bài và gạch dưới các từ ngữ quan trọng.
	- Mời 4 HS nối tiếp nhau đọc 4 gợi ý cho đề bài.
	- Mời 1 số em giới thiệu câu chuyện mình định kể.
	- Mời HS lập nhanh dàn ý ( theo cách gạch đầu dòng.)
	- Từng cặp Hs dựa vào dàn ý kể cho nhau nghe, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
- Y/c các nhóm cử đại diện thi kể .GV đưa ra tiêu trí đánh giá, bình chọn. 
1. Câu chuyện có đúng với yêu cầu của đề bài không?
2. Bạn đã hiểu nội dung câu chuyện chưa? Giọng kể đã hấp dẫn lôi cuốn chưa?
3. Bạn kể đã tự nhiên chưa ? có kết hợp động tác làm cho câu chuyện sinh động , hấp dẫn không? 
- HS dựa vào các tiêu chí đó để nhận xét bình chọn bạn kể chuyện hay.
=> GV và HS cùng nhận xét tuyên dương bạn kể hay nhất, bạn có cử chỉ điệu bộ phù hợp
	3. Củng cố, dặn dò.
- Liên hệ giáo dục HS học tập tấm gương hiếu học và tôn sư trọng đạo và mỗi HS cần thể hiện thái độ tôn sư trọng đạo đối với thầy cô của mình.
- GV nhận xét tiết học, khuyến khích HS về nhà tập kể cho người thân nghe.
____________________________________________________________________
Ngày soạn: 2/3/2016 Ngày giảng: Thứ 4 ngày 9 tháng 3 năm 2016
TẬP LÀM VĂN
ÔN TẬP VỀ TẢ CÂY CỐI
I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Biết được trình tự miêu tả, tìm được các hình ảnh so sánh, nhân hoá tác giả đã sử dụng để tả cây chuối trong bài văn.
- Viết được đoạn văn ngắn tả một bộ phận của một cây quen thuộc.
- HS yêu cây xanh , có ý thức chăm sóc, bảo vệ cây xanh ở trường, ở nhà.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Bảng nhóm làm bài tập 1.
- Bảng phụ ghi những kiến thức ần ghi nhớ về bài văn tả cây cối.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Bài cũ: HS nêu lại cấu tạo của bài văn tả cây cối?
2. Bài mới:
Bài 1: HS nối tiếp nhau đọc nội dung bài tập 1.
- GV đưa Bảng phụ ghi những kiến thức cần ghi nhớ về bài văn tả cây cối, HS đọc lại.
- Cả lớp đọc thầm lại bài Cây chuối mẹ, suy nghĩ làm bài cá nhân hoặc trao đổi cùng bạn. 
- GV phát bảng nhóm cho vài HS, nhắc các em chú ý chỉ ghi vắn tắt trên bảng nhóm , sẽ kết hợp nói khi trình bày.
- Những HS làm bài trên bảng nhóm , dán bài lên bảng lớp và trình bày.
- Cả lớp và GV nhận xét, bổ sung chốt lại lời giải. (Lưu ý HS: cây chuối con, cây chuối mẹ không phải là nhân hoá mà chỉ là sự chuyển nghĩa từ vựng thông thường).
Bài 2: 
- HS đọc yêu cầu của đề bài.
- GV nhắc HS chú ý:
+ Đề bài chỉ yêu cầu viết một đoạn văn ngắn, chọn tả chỉ một bộ phận của cây (lá hoặc hoa , quả, rễ, thân).
+ Khi tả có thể chọn cách miêu tả khái quát rồi tả chi tiết hoặc tả sự biến đổi của bộ phận đó theo thời gian. Cần chú ý cách thức miêu tả, cách quan sát, so sánh, nhân hoá.
- Một vài HS nói các em chọn tả bộ phận nào của cây.
- Cả lớp suy nghĩ, viết đoạn văn.
- GV đưa ra tiêu trí đánh giá nhận xét đoạn văn .
1. Đoạn văn viết đúng yêu cầu tả một bộ phận của cây (lá hoặc hoa , quả, rễ, thân) hay chưa?
 2. Câu văn có rõ nghĩa ? Cách diễn đạt, dùng từ có hợp lí hay không ? 3. Đoạn văn có sai chính tả , cách trình bày ?)
- Một số HS đọc đoạn văn đã viết, cả lớp dựa vào tiêu trí đánh giá nhận xét đoạn văn . GV chấm điểm những đoạn viết hay.
Liên hệ : Giáo dục HS ý thức chăm sóc, bảo vệ cây xanh ở trường, ở nhà.
3. Củng cố, dặn dò:
- Để viết 1 bài văn hay em cần làm gì? Khi viết cần sử dụng những giác quan nào? Những biện pháp nghệ thuật nào?
- Nhận xét tiết học. Chuẩn bị bài sau.
	____________________________________________________
LUYỆN VIẾT
BÀI 27 : TRONG LỜI MẸ HÁT
I. MỤC ĐÍCH YấU CẦU
- HS viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức viết đoạn thơ
- HS viết đúng, đẹp, chuẩn 
- Giáo dục HS lòng biết ơn với cha mẹ
II. ĐỒ DÙNG 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ: 
	- GV nhận xét bài viết của HS tiết trước. Tuyên dương những em viết có nhiều tiến bộ. Nhắc những lỗi sai HS còn mắc phải lưu ý để các em rút kinh nghiệm trong bài viết sau. 
	-2HS lên bảng viết các từ sau : rả rích, lạ lùng, chiến sĩ, lũy tre....Lớp viết nháp. 
2. Bài mới
- HS đọc thầm nội dung bài 27 và nêu nội dung bài => Tình cảm yêu quý của tác giả với người mẹ.
- HS tìm và nêu từ hay viết sai chính tả (màu trắng, nôn nao, lưng mẹ, còng, dần xuống.....), HS tìm các con chữ có độ cao 2,5 li; 2li; 1,5 li; 1li
- HS viết các từ dễ viết sai ra nháp, 2 HS lên viết bảng
- GV, HS nhận xét, chữa lỗi sai
- Gv lưu ý HS về độ cao, khoảng cách các con chữ, các tiếng; độ cao các nét khuyết, nét móc, nét cong,...
- GV hướng dẫn HS viết từng câu; kiểm tra giúp đỡ các em viết xấu
- GV hướng dẫn HS viết từng câu; kiểm tra giúp đỡ các em viết xấu. GV nhắc Thảo viết cho đúng độ cao các nét khuyết, Linh viết các chữ hoa cho đúng cỡ chữ....
* Lưu ý em : N.Thảo, Khánh, Nam, Bá Ngọc...,..
- HS viết toàn bài; GV chấm, chữa bài, nhận xét sự tiến bộ của HS
3. Củng cố, dặn dò
- GV, HS hệ thống bài
- GV nhận xét tiết học, HS chuẩn bị bài sau	
_____________________________________________________
	TOÁN
Tiết 133 . LUYỆN TẬP
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU.
- Củng cố lại cách tính quãng đường.
- Biết tính quãng đường đi được của một chuyển động đều.
- HS ham học toán.
II .ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC.
	1. Kiểm tra bài cũ: - HS nhắc lại cách tính quãng đường.
	2. Bài mới.
Bài1. - GV Y/c HS tự làm bài.
- Hướng dẫn cách trình bày không cần kẻ bảng: 
Với v = 32,5 km/giờ ; t = 4 giờ thì s = 32,5 x 4 = 130 km.
- HS nêu cách tính ở cột 3.
- Gọi HS lên bảng chữa bài.
- GV và HS củng cố lại cách tính quãng đường.
Bài 2. HS đọc bài, phân tích và làm bài.
- Tổ chức cho HS chuyển đổi đơn vị đo về cùng loại rồi tính.
- Gv thu vở chấm, đánh giá kết quả bài làm của HS.
- GV và HS nhận xét , củng cố lại cách tính quãng đường và trừ số đo thời gian.
	 3. Củng cố, dặn dò.
- HS nêu lại cách tính quãng đường và trừ số đo thời gian và một số kiến thức vừa ôn.
- Dặn HS về ôn bài.
_________________________________________________________________
Ngày soạn: 3/3/2016 Ngày giảng: Thứ 5 ngày 10 tháng 3 năm 2016
TOÁN
Tiết 134: THỜI GIAN.
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU.
- Biết cách tính thời gian của một chuyển động đều.
- Rèn luyện kĩ năng tính thời gian của một chuyển động.
- HS yêu thích môn học.
II . ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC.
	1. Kiểm tra bài cũ.
- Y/c HS lên bảng chữa bài 3 của giờ trước.
- HS nêu lại cách tính quãng đường.
	2. Bài mới.
a) Giới thiệu bài. GV nêu mục đích yêu cầu giờ học.
b) Hình thành cách tính thời gian.
a) Bài toán 1: 
- y/c HS đọc bài toán , phân tích bài toán. 
-Yêu cầu 1 HS lên viết phần bài giải; HS dưới lớp viết ra nháp.
=> Như vây,để tính thời gian đi của ôtô ta làm như thế nào?
-GV ghi theo trả lời của HS :
 170 : 42,5 = 4 (giờ)
 s : v = t 
=> Dựa vào cách làm trên hãy nêu cách tính thời gian của chuyển động?
- GV ghi bảng và giải thích về kí hiệu:
t = s : v
- HS nhắc lại.
- GV chốt lại công thức và quy tắc tính thời gian.	
b) Bài toán 2: 
	- GV nêu BT ;yêu cầu 1 HS đọc lại đề bài.
	- Y/c HS chuyển đổi đơn vị đo thời gian tìm được sau khi tính để phù hợp với cách tính thông thường.
	-Yêu cầu HS dựa vào công thức vừa tìm được ,giải BT.
	- Gọi 1 HS lên bảng làm bài; HS dưới lớp làm ra nháp.
	- Gọi HS nhận xét bài bạn, GV nhận xét và chữa bài.
	 -GV viết sơ đồ sau lên bảng, hệ thống lại 3 công thức đã học.
v = s : t
t = s : v
s = v x t
c) Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài1. 
	- HS nêu yêu cầu bài tập và tự thực hiện .Gọi HS đọc bài làm của mình,các HS khác nhận xét và chữa bài vào vở.
- Củng cố lại cách thực hiện và chuyển đổi đơn vị đo thời gian tìm được sau khi tính để phù hợp với cách tính thông thường.
Bài 2 : HS đọc đề bài,tóm tắt đề.
- HS tự làm bài vào vở.GV thu bài chấm, nhận xét.
- GV và HS củng cố lại cách tính, công thức và quy tắc tính thời gian.	
	3. Củng cố, dặn dò.
- GV hệ thống lại 3 công thức đã học. HS nhắc lại quy tắc tính vận tốc.
- GV nhận xét chung tiết học.
____________________________________________________________________
Ngày soạn: 3/3/2016 Ngày giảng: Thứ 6 ngày 11 tháng 3 năm 2016
TẬP LÀM VĂN.
Tả cây cối (Kiểm tra viết)
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU.
- Viết được bài văn tả cây cối đủ 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài) đúng yêu cầu đề bài; dùng từ, đặt câu đúng, diễn đạt rõ ý.
- Củng cố lại cách viết bài văn miêu tả cây cối..
- HS chủ động làm bài, học bài.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY -HỌC.
	1. Kiểm tra bài cũ. Một bài văn tả cây cối gồm mấy phần? Mỗi phần nêu gì?
	2. Bài mới.
a) Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của giờ học
b) Hướng dẫn HS làm bài.
- Mời 2 HS đọc đề bài và gợi ý của tiết viết bài văn tả cây cối .
- Y/c cả lớp đọc thầm lại đề bài và gợi ý .
- Mời 1 số nêu đề bài mình đã chuẩn bị.
- Tổ chức cho HS tự viết bài vào vở.
=> GV lưu ý các em về cách trình bày bài văn, cách dùng từ, đặt câu và cần tránh một số lỗi chính tả các em còn mắc phải ở bài Tập làm văn hôm trước.
- GV thu bài về chấm.
	3. Củng cố dặn dò.
- GV nhận xét tiết học, biểu dương những em có ý thức viết và làm bài tốt.
	__________________________________________
TOÁN
Tiết 135: LUYỆN TẬP (trang 143)
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU.
- Biết tính thời gian của một chuyển động đều.
- Biết quan hệ giữa thời gian, vận tốc và quãng đường.
- Rèn kĩ năng tính toán trong thực tiễn.
II .ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC.
	1. Kiểm tra bài cũ.
- Y/c HS lên bảng chữa bài 3. nhắc lại cách tính thời gian và công thức tính? .
	2. Bài mới.
Bài 1: - HS đọc yêu cầu bài.
- HS làm việc cá nhân, tính rồi điền kết quả vào ô trống.
- HS nêu miệng kết quả. Lớp theo dõi và nhận xét.
- GV chữa bài. Củng cố cách tính thời gian của một chuyển động đều
Bài 2. 
- Y/c HS đọc kĩ đề bài thảo luận theo nhóm 2 nêu hướng giải và tự làm bài. 
- Gv gợi ý giúp HS chuyển đổi 1,08m = 108 cm.
- HS làm vở sau đó chữa.
- HS và GV nhận xét.GV củng cố mối quan hệ giữa thời gian, vận tốc và quãng đường.
Bài 3 :
- Đọc y/c của bài, tự làm bài vào vở. GV yêu cầu HS đổi chéo vở tự kiểm tra kết quả. rồi chữa bài.
- Gv chấm một số bài và nhận xét, chữa bài cho HS.
- Củng cố lại cách tính thời gian.
	3. Củng cố, dặn dò.
- Y/c HS nhắc lại quy tắc tính, công thức tính thời gian, mối quan hệ giữa thời gian, vận tốc và quãng đường.
- GV nhận xét chung tiết học.
- Dặn HS về ôn bài . Xem trước bài sau.
	__________________________________________________
	 SINH HOẠT LỚP
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- HS thấy rõ được các ưu điểm, khuyết điểm của bản thân; của ban; của lớp về việc thực hiện các hoạt động học tập và các hoạt động giáo dục khác trong tuần đang thực hiện. Nắm được phương hướng phấn đấu trong tuần 28. 
- HS có kĩ năng điều hành, diễn đạt, trao đổi ý kiến, kĩ năng tự nhận xét, ứng xử, giải quyết các tình huống trong tiết học

File đính kèm:

  • docthiet_ke_bai_day_lop_5a_tuan_27_nam_hoc_2016_2017_nguyen_thi.doc