Thiết kế bài dạy lớp 5A - Tuần 26 Năm học 2016-2017 - Nguyễn Thị Thanh Loan

NGHĨA THẦY TRÒ

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

- Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng ca ngợi tôn kính tấm gương cụ giáo .

- Hiểu ý nghĩa bài văn: Ca ngợi truyền thống tôn sư trọng đạo của nhân dân ta, nhắc nhở mọi người cần giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp đó.

 - HS kính yêu thầy cô giáo.

 II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC Tranh minh họa, Bảng phụ đoạn 1

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC

1. Kiểm tra bài cũ

- HS đọc thuộc lòng bài “ Cửa sông ” và trả lời câu hỏi

 Trong khổ thơ đầu, tác giả dùng những từ ngữ nào để nói về nơi sông chảy ra biển? Cách giới thiệu ấy có gì hay?

Theo em, khổ thơ cuối nói lên điều gì?

 

doc16 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 26/04/2023 | Lượt xem: 189 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thiết kế bài dạy lớp 5A - Tuần 26 Năm học 2016-2017 - Nguyễn Thị Thanh Loan, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
để lại cho người sau, đời sau”. Tiếng thống có nghĩa là “ nối tiếp nhau không dứt”
Bài 2. - HS đọc yêu cầu bài.
GV giúp HS nắm vững yêu cầu bài và giải nghĩa một số từ khó
+ Truyền bá: phổ biến rộng rãi cho nhiều người, nhiều nơi biết
+ Truyền máu: đưa máu vào cơ thể người
+ Truyền nhiễm: lây
+ Truyền tụng: truyền miệng cho nhau rộng rãi (ý ca ngợi)
- GV giao việc: HS làm việc theo nhóm 4 , thảo luận thực hiện yêu cầu bài. GV phát bảng nhóm cho 3 nhóm,
- Các nhóm làm xong trình bày kết quả. GV và HS cùng nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
- HS học tốt có thể đặt câu với 1 từ trong bài.
Bài 3. - HS đọc yêu cầu bài.
- GV lưu ý HS tìm và nêu các từ ngữ chỉ người và sự vật gợi nhớ đến lịch sử và truyền thống dân tộc
- HS thảo luận nhóm 2 làm bài, trình bày
- GV, HS nhận xét, chốt lại kết quả đúng
3. Củng cố, dặn dò
- GV, HS củng cố bài, liên hệ truyền thống giữ nước tại địa phương
- GV nhận xét tiết học. HS chuẩn bị bài sau
_____________________________________________
KHOA HỌC
CƠ QUAN SINH SẢN CỦA THỰC VẬT CÓ HOA
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU.
- Nhận biết hoa là cơ quan sinh sản của thực vật có hoa.
	- Chỉ và nói tên các bộ phận của hoa như nhị và nhuỵ trên tranh vẽ hoặc hoa thật.
	- HS ham tìm hiểu khoa học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
- Sưu tầm hoa thật. Sơ đồ nhị và nhuỵ.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
1. Kiểm tra bài cũ: 
- HS : nêu tên các bộ phận của một cây có hoa
2. Bài mới 
* Hoạt động 1: Thảo luận.
- Mục tiêu: HS nhận biết hoa là cơ quan sinh sản của thực vật có hoa.
- Cách tiến hành:
+ HS nêu tên các bộ phận chính của cây (rễ, thân, lá).
+ HS nêu tên các bộ phận khác của cây (cành, hoa, quả, )
+ Trong các bộ phận của cây, bộ phận nào từ nó có thể sinh ra những cây con?
+ GV kết luận: hoa chính là cơ quan sinh sản của thực vật có hoa.
* Hoạt động 2: Thực hành
- Mục tiêu: HS chỉ và nói tên các bộ phận của hoa và nhận biết hoa là cơ quan
 sinh sản của thực vật có hoa.
- Cách tiến hành:
+ Từng cặp HS cầm bông hoa thật mà mình đã sưu tầm được chỉ cho nhau xem đâu là nhị, đâu là nhuỵ.
+ HS lên bảng chỉ cho cả lớp quan sát, GV theo dõi và uốn nắn cho HS.
+ HS chỉ trên hình vẽ hoa sen và hoa râm bụt (nếu không có hoa sen và hoa râm bụt thật).
+ GV lưu ý HS: nhị thường ở ngoài còn nhuỵ thường ở trong. Nhị được gọi là nhị đực, nhuỵ được gọi là nhị cái.
* Hoạt động 3: Thực hành
- Mục tiêu: HS phân biệt được hoa có cả nhị và nhuỵ với hoa chỉ có nhị hoặc nhuỵ.
- Cách tiến hành:
+ Từng cặp HS quan sát lại các bông hoa của mình, chỉ đâu là nhị đực, đâu là nhị cái. + + một số HS lên bảng giới thiệu từng bộ phận của bông hoa (cuống, đài, cánh, nhị, nhuỵ).
+ Gọi một số HS khác trình bày bảng phân loại hoa.
* Hoạt động 4: Thực hành với sơ đồ nhị và nhuỵ lưỡng tính.
- Mục tiêu: HS nói được tên các bộ phận chính của nhị và nhuỵ.
- Cách tiến hành:
+ Từng cặp HS quan sát sơ đồ nhị và nhuỵ trang 105 và đọc ghi chú để tìm ra những ghi chú đó tương ứng với bộ phận nào của nhị và nhuỵ trên sơ đồ.
+ HS lên bảng chỉ vào sơ đồ câm và nói tên một số bộ phận chính của nhị và nhuỵ.
3. Củng cố, dặn dò. 
- Nhắc lại kiến thức đã học
- GV nhận xét chung giờ học. HS chuẩn bị bài sau.
____________________________________________________________________
Ngày soạn: 23/2/2016 Ngày giảng: Thứ 3 ngày 1 tháng 3 năm 2016
TẬP ĐỌC
HỘI THỔI CƠM THI Ở ĐỒNG VÂN
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU.
	 - Đọc trôi chảy, lưu loát, diễn cảm toàn bài phù hợp với nội dung miêu tả .
- Hiểu được ý nghĩa bài văn: Qua việc miêu tả lễ hội thổi cơm thi ở Đồng Vân, tác giả thể hiện tình cảm yêu mến và niềm tự hào đối với một nét đẹp cổ truyền trong sinh hoạt văn hoá của dân tộc.
	- HS tôn trọng bản sắc văn hoá dân tộc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
1. Kiểm tra bài cũ: 
- HS đọc bài “ Nghĩa thầy trò ” và trả lời câu hỏi sgk
+ Các môn sinh của cụ già Chu đến nhà thầy để làm gì? Sự tôn kình thầy thể hiện qua những chi tiết nào?
+ Câu chuyện nói nên điều gì?
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài: 
b. Luyện đọc và tìm hiểu bài
* Luyện đọc:
	- HS đọc bài. Chia bài thành 3 đoạn: mỗi lần xuống dòng là 1 đoạn
- HS đọc nối tiếp lần 1, GV sửa sai nếu HS đọc phát âm sai trẩy, thoăn thoắt, bóng nhẫy, một giờ rưỡi, hoặc ngắt nghỉ hơi chưa đúng.
	- HS đọc nối tiếp lần 2 kết hợp giải nghĩa từ chú giải
- HS đọc theo cặp. 
- GV đọc mẫu : Khi dồn dập, náo nức, khi khoan thai....
* Tìm hiểu bài.
- Y/c HS đọc thầm , đọc lướt bài và trả lời câu hỏi 1,2,3
+ Hội thổi cơm thi ở làng Đồng Văn bắt nguồn từ đâu?
+ Kể lại việc lấy lửa trước khi nấu cơm.
+ Tìm những chi tiết cho thấy thành viên của mỗi đội thổi cơm thì đều phối hợp ăn ý, nhịp nhàng với nhau.
Ý1: Hội thi thổi cơm phối hợp thật nhịp nhàng, ăn ý với nhau 
- GV kết luận , nhận xét và tổng kết từng câu..
 - HS đọc thầm đoạn 3, trả lời câu hỏi 4 : Tại sao nói việc giật giải trong cuộc thi ữ là niềm tự hoà khó có gì sánh nổi đối với dân làng?
Ý2: Thể hiện tình cảm yêu mến và niềm tự hào đối với một nét đẹp cổ truyền trong sinh hoạt văn hoá của dân tộc.
+ Qua bài văn, tác giả thể hiện tình cảm gì đối với một nét đẹp cổ truyền trong đời sống văn hoá của dân tộc?
+ Hãy nêu ý nghĩa của bài văn
- HS nêu nội dung của bài.
- Gv tóm tắt ghi bảng nội dung chính.( ý 1 mục I)
* Đọc diễn cảm và đọc thuộc lòng
- GV mời 4 HS đọc nối tiếp toàn bài nêu lại giọng đọc .
 - GV đưa bảng phụ ghi đoạn 2 và hướng dẫn HS đọc.
 => GV hướng dẫn cách đọc diễn cảm từng đoạn, kết hợp hướng dẫn HS diễn cảm đoạn 2.
- Từng tốp 3 HS thi đọc diễn cảm đoạn 2.
- GV và HS cùng nhận xét đánh giá và bình chọn bạn đọc hay .
3. Củng cố, dặn dò
- HS nêu nội dung bài. Liên hệ giáo dục: kể tên một số lễ hội khác ở địa phương mà em biết.
- GV nhận xét tiết học, HS chuẩn bị bài sau
	___________________________________________________
TOÁN
TIẾT 127: CHIA SỐ ĐO THỜI GIAN CHO MỘT SỐ (TR 136)
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
	- Hiểu cách thực hiện phép chia số đo thời gian cho một số.
	- Vận dụng thực hiện phép chia số đo thời gian cho một số.
- HS có ý thức tự giác học và làm bài.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ:
	- 2HS tính:	 8 giờ 5 phút x 3.	 5,5 phút x 4.
	- HS nêu lại cách nhân số đo thời gian với một số.
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài
b. Hướng dẫn cách chia số đo thời gian cho một số
VD 1: - HS đọc bài toán , phân tích bài toán.
- Muốn biết trung bình mỗi ván cờ Hải thi đấu mất bao nhiêu thời gian ta làm thế nào? 
	+ Gọi HS lên bảng làm .(Nếu HS không làm được GV mới giảng)
- Ta thực hiện phép chia từng số đo theo từng đơn vị cho số chia. Sau mỗi kết quả ta viết kèm đơn vị đo ở thương.
- Đây là trường hợp các số đo ở từng đơn vị chia hết cho số chia.
VD 2: Gv tổ chức hướng dẫn như VD 1.
	- Yêu cầu HS tự tính : 7 giờ 40 phút : 4
	- Gv giúp HS chuyển 3 giờ thành 180 phút rồi cộng với 40 phút và chia tiếp 
	- HS rút ra kết luận về chia số đo thời gian cho một số.
	- GV chốt lại và nhấn mạnh để HS nắm vững hơn.
+ Chia từng số đo theo từng đơn vị đo cho số chia
+ Nếu phần dư khác 0 thì chuyển sang đơn vị hàng nhỏ hơn liền kề để gộp vào số đơn vị của hàng đấy và tiếp tục chia
c. Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài 1: - HS áp dụng thực hiện tính. 4 HS lên bảng làm , HS ở lớp làm vở.Y/cầu HS nêu cách thực hiện
	- Gv và HS nhận xét đánh giá .
 	- Củng cố lại cách chia một số thập phân là số đo thời gian cho một số.
3. Củng cố dặn dò.
- HS nhắc lại cách chia số đo thời gian cho một số.
- GV nhận xét giờ học. Dặn HS chuẩn bị bài sau.
_______________________________________________
	KỂ CHUYỆN
KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE ĐÃ ĐỌC
Đề bài:
 Hãy kể một câu chuyện đã nghe hay đã đọc nói về truyền thống hiếu học hoặc truyền thống đoàn kết của dân tộc Việt Nam.
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Kể lại một câu chuyện đã nghe hay đã đọc nói về truyền thống hiếu học hoặc truyền thống đoàn kết của dân tộc Việt Nam. Biết trao đổi với bạn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện.
- Chăm chú nghe lời bạn kể, biết nhận xét lời kể của bạn.
 - HS luôn có tinh thần đoàn kết, hiéu học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Bài cũ:- Hai HS nối tiếp nhau kể câu chuyện Vì muôn dân.
2. Bài mới:
a.Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
b. Hướng dẫn HS kể chuyện:
 - HS đọc đề bài, GV gạch dưới những từ ngữ quan trọng: đã nghe, đã đọc, truyền thống hiếu học, truyền thống đoàn kết.
 - 4 HS nối tiếp nhau đọc 4 gợi ý trong SGK.
 - GV nhắc HS : SGK có một số câu chuyện các em đã học về đề tài này. Em cần kể chuyện mình nghe được, tìm được ngoài SGK. Chỉ khi không tìm được câu chuyện ngoài SGK, em mới kể những câu chuyện đó.
- Một số HS giới thiệu câu chuyện định kể.
- HS kể chuyện theo cặp, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
- GV bao quát lớp, giúp đỡ HS chuẩn bị câu chuyện kể cho tốt
c) HS thi kể trước lớp. 
- Y/c các nhóm cử đại diện thi kể .
GV đưa ra tiêu trí đánh giá, bình chọn. 
1. Câu chuyện có đúng với yêu cầu của đề bài không? câu chuyện có nói về truyền thống hiếu học hoặc truyền thống đoàn kết của dân tộc Việt Nam hay không?
2. Bạn có hiểu nội dung câu chuyện ? Giọng kể đã hấp dẫn lôi cuốn ?
3. Bạn kể đã tự nhiên chưa ? có kết hợp động tác làm cho câu chuyện sinh động , hấp dẫn không? 
-GV và HS cùng nhận xét tuyên dương bạn kể hay nhất, bạn có cử chỉ điệu bộ phù hợp
 3. Củng cố, dặn dò:
- Hướng dẫn HS hệ thống nội dung bài, liên hệ...
- Nhận xét tiết học. Kể lại chuyện cho người thân nghe.
___________________________________________________________________
Ngày soạn: 24/2/2016 Ngày giảng: Thứ 4 ngày 2 tháng 3 năm 2016	
TẬP LÀM VĂN
TẬP VIẾT ĐOẠN ĐỐI THOẠI
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Dựa theo truyện Thái sư Trần Thủ Độ và gợi ý của GV, viết tiếp được các lời thoại trong màn kịch đúng nội dung văn bản
- Biết viết tiếp các lời đối thoại để hoàn chỉnh một đoạn đối thoại trong kịch. 
 GDKNS: kĩ năng thể hiện sự tự tin (đối thoại tự nhiên, hoạt bát, đúng mục đíchm đúng đối tượng và hoàn cảnh giao tiếp). Rèn kĩ năng hợp tác (hợp tác để hoàn chỉnh màn kịch)
 - HS có ý thức tự giác học bài
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ
2.Bài mới 
Bài 1: - HS đọc nội dung bài tập 1.
- Cả lớp đọc thầm đoạn trích trong truyện Thái sư Trần Thủ Độ.
Bài 2: - Ba HS nối tiếp nhau đọc nội dung bài tập 2:
+ HS1 đọc yêu cầu BT2, tên màn kịch và gợi ý về nhân vật, cảnh trí, thời gian.
+ HS2 đọc gợi ý về lời đối thoại.
+ HS3 đọc đoạn đối thoại.
- Cả lớp đọc thầm lại toàn bộ nội dung bài tập 2
- GV nhắc HS: Nhiệm vụ của các em là viết tiếp các lời đối thoại để hoàn chỉnh màn kịch.
+ Khi viết, chú ý thể hiện tính cách của nhân vật: thái sư Trần Thủ Độ, phu nhân và người quân hiệu.
- Một HS đọc lại gợi ý về lời đối thoại.
- HS làm bài theo nhóm 4 trên bảng nhóm
- Đại diện nhóm đọc lời đối thoại của nhóm.
- GV và cả lớp nhận xét, bình chọn nhóm soạn kịch giỏi nhất, viết được những lời đối thoại hợp lí, thú vị nhất.
Bài 3: - HS đọc yêu cầu của bài tập 3.
- HS mỗi nhóm tự phân vai đọc hoặc diễn thử màn kịch.
- Từng nhóm HS tiếp nối nhau đọc hoặc diễn thử màn kịch trước lớp.
- HS, GV bình chọn nhóm đọc lại hoặc diễn thử màn kịch sinh động, hấp dẫn 
3. Củng cố, dặn dò
- Củng cố cách viết đoạn đối thoại, liên hệ...
- GV nhận xét tiết học. HS chuẩn bị bài sau.
	___________________________________________________
LUYỆN VIẾT
BÀI 26 : AO LÀNG
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- HS viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức viết một đoạn văn, bài văn hoàn chỉnh
- HS viết đúng, đẹp, chuẩn 
- Giáo dục HS yêu quý vẻ đẹp của quê hương
II. ĐỒ DÙNG 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ: 
	- HS lên bảng viết các từ sau : Xuất sắc, dẻo dai. xinh xắn, lũ lụt, ....
2. Bài mới
- HS đọc thầm nội dung bài 26 và nêu nội dung bài => sự gắn bó thân thuộc của tác giả với ao làng.
- HS tìm và nêu từ hay viết sai chính tả( làn khói, khóm khoai nước, ỉ eo, râm bụt, rịt mũi vòi ăn, chan chứa.....), HS tìm các con chữ có độ cao 2,5 li; 2li; 1,5 li; 1li
- HS viết các từ dễ viết sai ra vở nháp, 2 HS lên bảng
- GV, HS nhận xét, chữa lỗi sai
- Gv lưu ý HS về độ cao, khoảng cách các con chữ, các tiếng; độ cao các nét khuyết, nét móc, nét cong,...
- GV hướng dẫn HS viết từng câu; kiểm tra giúp đỡ các em viết xấu... GV nhắc Bảo Ngọc, N. Thảo, Thành viết cho đúng độ cao các nét khuyết, Bá Ngọc, Sơn viết các chữ hoa cho đúng cỡ chữ......
* Chú ý em Quý, Nam, Bá Ngọc, Khánh.....
- HS viết toàn bài; GV chấm, chữa bài
3. Củng cố, dặn dò
- GV, HS hệ thống bài
- GV nhận xét tiết học, HS chuẩn bị bài sau	
_____________________________________________________
	TOÁN
TIẾT 128 : LUYỆN TẬP (TR 137)
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Hệ thống và củng cố cách nhân, chia số đo thời gian.
- Rèn kĩ năng thực hiện giá trị của biểu thức và vận dụng giải toán trong thực tiễn. (bài 1c,d; bài 2a,b; bài 3,4)
- Có ý thức học tập
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
1. Kiểm tra bài cũ:
- HS: nhắc lại cách thực hiện nhân, chia số đo thời gian.
2.Bài mới 
Bài1(c,d): - HS đọc yêu cầu bài
- HS tự làm bài. 2HS lên bảng chữa bài.
- GV và HS nhận xét chữa bài và củng cố lại cách nhân chia số đo thời gian.
Bài 2(a,b). 
- HS tự làm bài rồi đổi vở cho nhau để nhận xét.
- GV và HS nhận xét, củng cố lại cách tính giá trị của biểu thức.
- GV cần nhấn mạnh cách chuyển đổi sang đơn vị lớn hơn ở kết quả ( nếu có)
Bài 3. - HS đọc bài, thảo luận nhóm 2 => phân tích và làm bài.
- Tổ chức cho thi giải nhanh giữa các nhóm
- Gv đánh giá kết quả bài làm của các nhóm.
- Củng cố phát huy kĩ năng tính bằng cách nhanh.
Bài 4: Y/c HS tự làm bài rồi chữa bài. HS nêu cách so sánh
- Gv chấm chữa bài cho HS. Củng cố cách so sánh các số đo thời gian. => Muốn so sánh các số đo thời gian ta cần đưa về cùng đơn vị đo để so sánh chính xác.
3. Củng cố, dặn dò
- HS nhắc lại một số kiến thức vừa học, cách thực hiện nhân, chia số đo thời gian, tính giá trị của biểu thức và cách so sánh các số đo thời gian.
- GV nhận xét tiết học, HS chuẩn bị bài sau
____________________________________________________________________
Ngày soạn:24/2/2016 Ngày giảng: Thứ 5 ngày 3 tháng 3 năm 2016
TOÁN
TIẾT 129: LUYỆN TẬP CHUNG (TR137)
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: 
- Nắm được cách cộng, trừ ,nhân , chia số đo thời gian.
	- Vận dụng giải toán có lời văn có nội dung thực tế.(bài 1; bài 2a; bài 3; bài 4 dòng 1,2)
- HS tích cực làm bài.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
1. Kiểm tra bài cũ:
	- HS nêu lại cách cộng, trừ ,nhân , chia số đo thời gian.
2. Dạy bài mới: 
Bài1. - HS nêu yêu cầu bài tập và tự thực hiện các phép tính cộng, trừ, nhân, chia các số đo thời gian. GV lưu ý HS cách thực hiện đặt tính và tính
- Củng cố lại cách thực hiện cộng, trừ ,nhân , chia số đo thời gian và chuyển đổi.
Bài 2 : - HS đọc yêu cầu bài, Thảo luận nhóm đôi tìm cách làm. => nêu cách thực hiện tính giá trị biểu thức.
- HS tự thực hiện giá trị của biểu thức, đổi chéo vở kiểm tra kết quả rồi thống nhất kết quả.
- Yêu cầu HS so sánh hai dẫy tính trong mỗi phần. Vì sao kết quả lại khác nhau?
-Nêu thứ tự thực hiện phép tính trong dẫy tính.
-GV nhấn mạnh :Khí thực hiện tính giá trị biểu thức phải chú ý quan sát các phép tính và dấu ngoặc để thực hiện chính xác.
- GV và HS củng cố lại cách thực hiện tính giá trị biểu thức.
Bài 3: - Yêu cầu HS đọc đề bài và tóm tắt.
- HS thảo luận nhóm đôi tìm cách làm bài.
- HS trình bầy kết quả => nêu cách làm.
-GV có thể gợi ý cho HS còn yếu cách suy luận với các câu hỏi.
+ Nếu Hồng đến đúng giờ thì Hương đã phải đợi bao lâu
+Vì Hồng còn đến muộn 15 phút thì Hương phải đợi bao lâu?
- GV chốt lại kết quả đúng: 35 phút
Bài 4: - HS đọc yêu cầu bài . GV treo bảng phụ.
- Yêu cầu HS đọc thời gian đến và đi của từng chuyến tàu.
-Yêu cầu Hs mỗi tổ thảo luận nhóm đôi làm một trường hợp.
	- GV nhắc HS đọc kĩ bảng thông báo thời gian rồi dựa vào đó để tính thời gian tàu đi từ ga Hà Nội đến các ga Hải phòng, Lào Cai.
	- GV giúp HS nắm vững cách tính thời gian đi từ Hà Nội đến Lào Cai.
3. Củng cố dặn dò.
- HS nhắc lại quy tắc cộng , trừ, nhân, chia số đo thời gian.
- GV nhận xét tiết học. HS chuẩn bị bài sau
____________________________________________________________________
Ngày soạn:25/2/2016 Ngày giảng: Thứ 6 ngày 4 tháng 3 năm 2016
TẬP LÀM VĂN
TRẢ BÀI VĂN TẢ ĐỒ VẬT
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: 
	- Củng cố cách làm bài văn tả đồ vật.
	- HS biết rút kinh nghiệm và sửa lỗi trong bài, viết lại một đoạn trong bài cho hay hơn.
	- HS có ý thức tự giác học bài
II.ĐỒ DÙNG: 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
- HS đọc lại đề bài , GV chú ý cho HS các từ cần chú ý trong đề
* GV nhận xét kết quả làm bài
- Ưu điểm: ..........................................................................................................
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
- Nhược điểm: ...................................................................................................
................................................................................................................................................................................................................................................................................
- GV thông báo điểm
* Hướng dẫn chữa lỗi
- Chữa lỗi chung
+ GV nêu các lỗi cơ bản điển hình. HS lên bảng chữa, HS khác chữa vào nháp
+ GV, HS nhận xét, chữa bài
- Chữa lỗi trong bài
+ HS đọc lời nhận xét của GV về bài của mình, phát hiện thêm lỗi. HS sữa chữa lỗi vào vở
+ GV theo dõi, kiểm tra
- Học tập đoạn văn, bài văn hay
+ HS đọc bài văn hay, đoạn văn hay. HS tìm và nêu cái hay, cái thú vị trong bài của bạn. HS chọn và viết lại một đoạn văn
+ HS đọc bài, GV, HS nhận xét, chữa bài
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học. HS chuẩn bị bài sau
_________________________________________________
 TOÁN
Tiết 130: VẬN TỐC
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: 
- Hiểu được khái niệm về vận tốc, đơn vị đo vận tốc.
- Biết cách tính vận tốc của một chuyển động đều.
 - HS yêu thích học toán.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
 1. Kiểm tra bài cũ.
- Cho 1 HS làm bài trên bảng, dưới lớp làm ra nháp và nhận xét
a) 2 phút 5 giây =........giây b, 135 phút =.........giờ 
 - HS nhắc lại cách nhân , chia số đo thời gian?
 2. Bài mới.
* Giới thiệu khái niệm về vận tốc.
 * Bài toán 1: - Gv nêu bài toán 1 SGK, HS phân tích rồi tìm kết quả của bài toán.
 - Trung bình mỗi giờ ô tô đi được 42,5 km . Ta nói vận tốc trung bình hay nói vắn tắt vận tốc của ô tô là 42,4 km giờ , viết tắt là 42,5 km/giờ.
 - Qua bài toán y/c HS nêu cách tính vận tốc.
Vậy vận tốc của ôtô là:
 170 : 4 = 42,5(km/giờ)
Quãng đường : Thời gian = Vận tốc
- Nhìn vào cách làm trên hãy nêu cách tính vận tốc của một chuyển động?
 (GV ghi bảng) v = s : t
-Gọi HS nhắc lại cách tìm vân tốc và công thức tính vận tốc.
-Yêu cầu HS thảo luận,ước lượng vân tốc người đi bộ ,xe đạp ,xe máy, ôtô.
-Gọi HS khác nhận xét ,bổ sung.
-GV nhận xét sửa lại cho phù hợp với thực tế.
- Vận tốc của một chuyển động cho biết gì?
- GV Nhấn mạnh:Trong BT trên vận tốc của ôtô được tính với đơn vị là km/giờ.
* Bài toán 2: Y/c HS đọc bài và tự làm bài
 - Hỏi về đơn vị đo vận tốc. HS nêu lại cách tính vận tốc.
 - Yêu cầu HS dựa vào công thức tính vận tốc vừa được học để giải BT.
-Gọi 1 HS lên bảng làm; HS dưới lớp làm ra nháp.
=> Đơn vị của vận tốc trong bài nàylà gì?
= Trong bài học hôm nay ta đã biết vận tốc của một chuyển động và làm quen được với những đơn vị vận tốc nào?
-Gọi 2 HS nhắc lại cách tính vận tốc và ý nghĩa của khái niệm vận tốc.
* Thực hành.
Bài 1: - HS đọc bài toán. Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì? HS làm việc cá nhân, vận dụng trực tiếp công thức để tính.
 -2 HS chữa bảng. HS nhận xét. Muốn tính vận tốc ta làm như thế nào? 
Đơn vị của vận tốc là gì? => GV củng 

File đính kèm:

  • docthiet_ke_bai_day_lop_5a_tuan_26_nam_hoc_2016_2017_nguyen_thi.doc