Thiết kế bài dạy lớp 5A - Tuần 24 Năm học 2016-2017 - Nguyễn Thị Thanh Loan
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Đọc với giọng trang trọng, thể hiện tính nghiêm túc của văn bản.
- Hiểu 𬬬ược nội dung bài: Luật tục nghiêm minh và công bằng của người Ê-đê xưa; kể được 1 đến 2 luật của nước ta.
- Giáo dục ý thức sống và làm việc theo pháp luật. HS thực hiện tốt nội quy trường , lớp.
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
1. Kiểm tra bài cũ
- HS đọc bài “ Chú đi tuần ” và trả lời câu hỏi. GV nhận xét.
2. Bài mới.
* Luyện đọc:
- HS đọc toàn bài; chia đoạn:
• Đoạn 1: Về cách xử phạt
• Đoạn 2: Về tang chứng và nhân chứng
• Đoạn 3: Về các tội
à hệ thống hoá vốn từ trong chủ đề Trật tự - an ninh. - Có ý thức trong việc sử dụng đúng các từ ngữ về Trật tự – an ninh. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Bảng nhóm III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Kiểm tra bài cũ - Thế nào là trật tự ? 2. Bài mới Bài tập 1: - HS đọc nội dung của bài tập 1. - GV giúp HS nắm đọc kĩ nội dung từng dòng để tìm đúng nghĩa của từ an ninh. - HS tự làm vào vở bài tập.( HS có thể dùng từ điển để xác định nghĩa) - GVvà HS cùng chữa bài chốt lại lời giải đúng: B Bài tập 4: - HS đọc yêu cầu của bài. - GV giúp HS nắm vững yêu cầu của bài. - GV tổ chức cho HS làm bài theo nhóm 4 vào bảng nhóm . HS đại diện trả lời. - GV và HS cùng nhận xét, chữa bài Từ ngữ chỉ việc làm Từ ngữ chỉ cơ quan, tổ chức, người Nhớ SĐt của cha mẹ/ nhớ địa chỉ, SĐT của người thân/ gọi 113 hoặc 114 hoặc 115/ kêu lớn để người xung qunah biết/ chạy đến nhà người quen/ đi theo nhóm, tránh chỗ tối, tránh nơi vắng, để ý nhìn xung quanh/ không mang đồ trang sức, đồ đắt tiền/ khóa cửa/ không cho người lạ biết em ở nhà một mình/ không mở cửa cho người lạ - Cơ quan, tổ chức: nhà hàng, cửa hiệu, trường học, đồn công an, 113, 114, 115 - Người giúp đỡ em: ông bà, chú bác, người thân, hàng xóm, bạn bè - HS nhắc lại, liên hệ thực tế 3. Củng cố, dặn dò - GV, HS hệ thống bài - GV nhận xét tiết học. HS chuẩn bị bài sau ________________________________________________ KHOA HỌC BÀI 46 - 47: LẮP MẠCH ĐIỆN ĐƠN GIẢN (TIẾP) I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU. - Biết để bóng đèn sáng, mạch điện phải thông suốt qua hai cực của pin và 2 đầu dây tóc bóng đèn. - Lắp được mạch điện thắp sáng đơn giản bằng pin, bóng đèn, dây dẫn. - HS yêu thích tìm hiểu khoa học. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC - Bảng mạch điện và các vật dụng để thực hành lắp mạch điện như: pin, dây đồng, bóng đèn pin. III. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC 1. Kiểm tra bài cũ: - HS : Phải lắp mạch điện như thế nào thì đèn mới sáng? 2. Bài mới *Hoạt động 3: Làm thí nghiệm phát hiện vật dẫn điện, vật cách điện. - Mục tiêu: HS làm được thí nghiệm đơn giản trên mạch điện pin để phát hiện vật dẫn điện hoặc cách điện. - Cách tiến hành: + Bước 1: Làm việc theo nhóm: Gv giao nhiệm vụ cho các nhóm: quan sát và làm thí nghiệm như hướng dẫn ở mục thực hành trang 96 SGK. Vật Kết quả Kết luận Đèn sáng Đèn không sáng Miếng nhựa Miếng nhôm Miếng sắt Gv quan sát và hướng dẫn các nhóm làm thí nghiệm. + Bước 2: Làm việc cả lớp. Từng nhóm trình bày kết quả thí nghiệm của nhóm mình - Vật cho dòng điện chạy qua gọi là gì? - Kể tên một số vật liệu cho dòng điện chạy qua? - Vật không cho dòng điện chạy qua gọi là gì? - Kể tên một số vật liệu không cho dòng điện chạy qua? *Hoạt động 4: Quan sát và thực hành - Mục tiêu: Củng cố cho HS kiến thức về mạch kín, mạch hở; về dẫn điện, cách điện. HS hiểu được vai trò của cái ngắt điện. - Cách tiến hành: + HS quan sát một số cái ngắt điện và cho biết vai trò của cái ngắt điện? + HS quan sát hình và tự làm cái ngắt điện. + Yêu cầu HS thử cài cái ngắt điện vừa làm vào mạch điện. 3. Củng cố, dặn dò. - Nhắc lại khái niệm vật dẫn điện, vật cách điện. - GV nhận xét chung giờ học. HS chuẩn bị bài sau. ____________________________________________________________________ Ngày soạn: /2/2016 Ngày giảng: Thứ 3 ngày 16 tháng 2 năm 2016 TẬP ĐỌC HỘP THƯ MẬT I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU. - Biết đọc diễn cảm bài văn thể hiện được tính cách của nhân vật. - Hiểu được những hành động dũng cảm, mưu trí của ông Hai Long và các chiến sĩ tình báo. - Khâm phục ông Hai Long. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC. - Tranh minh họa bài . bảng phụ đoạn 2 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. 1. Kiểm tra bài cũ: - HS đọc bài “ Luật tục xưa của người Ê - đê ” và trả lời câu hỏi sgk 2. Bài mới a. Giới thiệu bài: HS quan sát tranh minh họa => GTB b. Luyện đọc và tìm hiểu bài * Luyện đọc: - 1 HS đọc bài. Chia bài thành 4 đoạn: mỗi lần xuống dòng là 1 đoạn - HS đọc nối tiếp lần 1, GV sửa sai nếu HS đọc phát âm sai, ngắt nghỉ hơi - HS đọc nối tiếp lần 2 kết hợp giải nghĩa từ chú giải - HS đọc theo cặp. GV đọc mẫu toàn bài * Tìm hiểu bài. - HS đọc thầm từng đoạn rồi trả lời câu hỏi trong SGK: + Chú Hai Long ra Phú Lâm làm gì? (Tìm hộp thư mật để lấy và gửi báo cáo) + Em tìm hiểu hộp thư mật để làm gì? (chuyển tin tức bí mật, quan trọng) + Người đặt hộp thư ngụy trang hộp thư mật khéo léo như thế nào? + Qua những vật hình chữ V, người liên lạc muốn nhắn gửi với chú Hai Long điều gì? (Tình yêu tổ quốc và lời chào chiến thắng) + GV: Những chiến sĩ tình báo hoạt động trong lòng địch bao giờ cũng là những người rất gan góc, bình tĩnh, thông minh, đồng thời cũng là những người thiết tha yêu Tổ quốc, yêu đồng đội, sẵn sàng xả thân vì sự nghiệp chung => Ý 1: Tình yêu Tổ quốc tha thiết của các chiến sĩ tình báo. + HS nêu cách lấy thư và gửi báo cáo của chú Hai Long? Vì sao chú làm như vậy? (Để đánh lạc hướng sự chú ý của người khác, không gây nghi ngờ ) => Ý 2: Sự dũng cảm, gan dạ, thông minh, bình tĩnh của các chiến sĩ tình báo. + HS: Hoạt động trong lòng địch của các chiến sĩ tình báo có ý nghĩa như thế nào đối với sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc? (Cung cấp thông tin mật từ kẻ địch, giúp ta hiểu hết ý đồ của địch để ngăn chặn, đối phó, chủ động chống trả và giành thắng lợi mà không tốn xương máu, vũ khí,...) * Đọc diễn cảm. - 4 HS đọc nối tiếp toàn bài. - GV treo bảng phụ đoạn 2 hướng dẫn cách đọc diễn cảm đoạn 2. Chú ý cách ngắt nghỉ, nhấn giọng. - Tổ chức hướng dẫn đọc theo cặp đoạn 2. Tổ chức thi đọc giữa các tổ . - GV và HS cùng nhận xét đánh giá và bình chọn nhóm bạn đọc tốt. 3. Củng cố, dặn dò - HS nêu nội dung bài. Liên hệ giáo dục: Lòng biết ơn các chú chiến sĩ. - GV nhận xét tiết học, HS chuẩn bị bài sau ____________________________________________________ TOÁN TIẾT 117: LUYỆN TẬP CHUNG (TR 124) I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: - Biết tính tỉ số phần trăm của một số, ứng dụng trong tính nhẩm và giải toán. - Biết tính thể tích một HLP trong mối quan hệ với thể tích của một HLP khác (làm bài 1, 2) - HS có ý thức tự giác học và làm bài. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Kiểm tra bài cũ: - HS chữa lại bài 3 và nhắc lại quy tắc tính thể tích và STP của HLP. 2. Bài mới: Bài1. - Hướng dẫn HS tự tính nhẩm 15% của 120 theo cách của bạn Dung. - HS đọc kĩ mẫu và của bài rồi tự làm bài. - Mời đại diện nêu kết quả và giải thích cách làm. - GV và HS cùng củng cố lại cách tính nhẩm 17,5 % của 240. - Phần b yêu cầu HS nhẩm tính và đại diện nêu cách làm. - GV và HS cùng nhận xét củng cố lại cách làm. Bài 2. - HS đọc đề bài. - Gv dùng hình vẽ minh hoạ và hướng dẫn HS làm bài. + Em hiểu thế nào về tỉ số thể tích của hai HLP 2: 3 + Vậy muốn biết thể tích của HLP lớn bằng bằng bao nhiêu phần trăm thể tích của HLP bé thì làm thế nào ? - HS làm bài vào vở, đại diện làm phiếu to chữa bài. - Củng cố kĩ năng tìm một số biết giá trị phân số của nó. 3. Củng cố dặn dò. - HS nhắc lại cách tính nhẩm số phần trăm của một số. - GV nhận xét giờ học. Dặn HS chuẩn bị bài sau. ______________________________________________ KỂ CHUYỆN KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC Đề bài: Em hãy kể một câu chuyện em đã nghe hay đã đọc về những người đã góp sức bảo vệ trật tự an ninh. I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU. - HS kể được câu chuyện đã nghe, đã đọc về những người đã góp sức mình bảo vệ trật tự, an ninh. Chăm chú nghe bạn kể , nhận xét đúng lời kể của bạn. - Hiểu và trao đổi với bạn về nội dung, ý nghĩa của câu chuyện. - Giáo dục HS học tập tấm gương của những người biết bảo vệ trật tự an ninh. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC 1. Kiểm tra bài cũ. - Y/c HS kể chuyệ đã nghe, đã đọc nói về người đã góp sức mình bảo vệ trật tự, an ninh. 2. Bài mới. a) Gv giúp HS hiểu y/c của đề bài. b) HS thực hành kể chuyện, trao đổi ý nghĩa câu chuyện. - Mời 1 em đọc lại gợi ý 3( dàn ý kể chuyện ) - Gv nhắc nhở HS kể chuyện có đầu có cuối. - Tổ chức cho HS kể theo cặp. - GV nhắc HS kể tự nhiên, có kết hợp động tác làm cho câu chuyện sinh động... c) HS thi kể trước lớp. - Y/c các nhóm cử đại diện thi kể . GV đưa ra tiêu trí đánh giá, bình chọn. 1. Câu chuyện có đúng với yêu cầu của đề bài không? Đã kể về những người đã góp sức bảo vệ trật tự an ninh chưa? 2. Bạn có hiểu nội dung câu chuyện ? Giọng kể đã hấp dẫn lôi cuốn ? 3. Bạn kể đã tự nhiên chưa ? có kết hợp động tác làm cho câu chuyện sinh động , hấp dẫn không? -GV và HS cùng nhận xét tuyên dương bạn kể hay nhất, bạn có cử chỉ điệu bộ phù hợp 3.Củngcố, dặn dò. - Liên hệ giáo dục HS học tập tấm gương biết bảo vệ trật tự an ninh. -GV nhận xét tiết học, khuyến khích HS về nhà tập kể cho ngời thân nghe. -Dặn HS chuẩn bị trước nội dung bài tuần sau. ____________________________________________________________________ Ngày soạn: /2/2015 Ngày giảng: Thứ 4 ngày 17 tháng 2 năm 2016 TẬP LÀM VĂN ÔN TẬP VỀ TẢ ĐỒ VẬT I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU - Tìm được 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài); tìm được các hình ảnh so sánh, nhân hoá trong bài văn. - Viết được đoạn văn tả đồ vật quen thuộc. - Củng cố hiểu biết về văn miêu tả đồ vật, cấu tạo của bài văn miêu tả đồ vật, trình tự miêu tả. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - Một bảng phụ viết vắn tắt các kiến thức cần nhớ về văn miêu tả đồ vật. - Một cái áo quân phục màu cỏ úa hoặc ảnh chụp. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Kiểm tra bài cũ - HS nêu lại cấu tạo của bài văn miêu tả đồ vật, trình tự miêu tả. 2.Bài mới Bài 1: - HS đọc đề bài và cả bài văn. - GV dùng ảnh chụp để giới thiệu chiếc áo và giải thích từ: vải Tô Châu: một loại vải sản xuất ở thành phố Tô Châu – Trung Quốc. - GV giảng thêm về bối cảnh lịch sử và sự ra đời của những chiếc áo thời bấy giờ. - HS đọc thầm lại bài và trả lời các câu hỏi. - Gv đưa bảng phụ viết vắn tắt các kiến thức cần nhớ về văn miêu tả đồ vật => tóm tắt nội dung cần ghi nhớ về văn tả đồ vật. + MB: .... màu cỏ úa. MB trực tiếp + TB: Chiếc áo sờn vai .... quân phục cũ của ba. Tả bao quát => tả những bộ phận có đặc điểm cụ thể => nêu công dụng của cái áo và tình cảm đối với cái áo + KB: Phần còn lại => KB mở rộng Bài 2: -HS đọc yêu cầu bài - Một số HS giới thiệu đồ vật mình định tả. - Gv hướng dẫn: Viết 5 câu tả hình dáng hoặc công dụng của đồ vật gần gũi với em, như vậy đoạn văn viết thuộc phần thân bài. Chú ý kết hợp sử dụng biện pháp so sánh và nhân hoá. - HS làm bài. Một số HS viết bài vào bảng nhóm. - Gv đưa các tiêu chí nhận xét đánh giá đoạn văn .( 1. Đoạn văn viết đúng yêu cầu đề bài chưa? 2. Câu văn có rõ nghĩa ? Cách diễn đạt, dùng từ có hợp lí hay không ? 3. Đoạn văn có sai chính tả , cách trình bày ? 4. Đã thể hiện được tình cảm của mình với đồ vật được tả chưa? ) - HS nối tiếp đọc đoạn văn của mình, Lớp dựa vào các tiêu chí để nhận xét. - Nhận xét bài làm của HS. Tuyên dương HS miêu tả tỉ mỉ, chi tiết 3. Củng cố, dặn dò - HS nhắc lại cấu tạo của bài văn tả đồ vật. - GV nhận xét tiết học. HS chuẩn bị bài ôn tập văn tả người. ______________________________________________ LUYỆN VIẾT BÀI 24 : CÂY CHUỐI MẸ I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU - HS viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức viết một đoạn văn, bài văn hoàn chỉnh - Rèn kĩ năng viết đúng chính tả. - Có ý thức viết đúng, đẹp, chuẩn . II. ĐỒ DÙNG III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Kiểm tra bài cũ: - HS lên bảng viết các từ sau : chậm rãi, rõ ràng, duyên dáng... - Nêu cách viết và độ cao các con chữ. 2. Bài mới - HS đọc thầm nội dung bài 24 và nêu nội dung bài - HS tìm và nêu từ hay viết sai chính tả, HS tìm các con chữ có độ cao 2,5 li; 2li; 1,5 li; 1li - HS viết các từ dễ viết sai ra giấy kẻ ô li, 2 HS lên bảng - GV, HS nhận xét, chữa lỗi sai - Gv lưu ý HS về độ cao, khoảng cách các con chữ, các tiếng; độ cao các nét khuyết, nét móc, nét cong,... - GV hướng dẫn HS viết từng câu; kiểm tra giúp đỡ các em viết xấu... GV nhắc Bảo Ngọc, N. Thảo, Thành viết cho đúng độ cao các nét khuyết, Bá Ngọc, Sơn viết các chữ hoa cho đúng cỡ chữ...... * Chú ý em Quý, Nam, Bá Ngọc, Khánh..... - HS viết toàn bài; GV chấm, chữa bài 3. Củng cố, dặn dò - GV, HS hệ thống bài - GV nhận xét tiết học, HS chuẩn bị bài sau _____________________________________________________ TOÁN TIẾT 118 : TÌM HIỂU THÊM VỀ HÌNH TRỤ, HÌNH CẦU (TR 125) I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU - Nhận dạng được hình trụ, hình cầu. - Biết xác định các đồ vật có dạng hình trụ,hình cầu.(làm bài 1,2,3) - Rèn kĩ năng quan sát nhận xét. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Kiểm tra bài cũ: - HS nêu cách tìm một số biết giá trị phân số của nó, cách tính nhẩm số phần trăm của một số. 2.Bài mới a.Giới thiệu bài b. Bài mới * Giới thiệu hình trụ. - Gv đưa ra một vài hộp có dạng hình trụ : hộp sữa, hộp chè.. và nêu các hộp này có dạng hình trụ. - Cho HS quan sát kĩ hộp chè và nêu nhận xét về hình trụ: mặt đáy, số lượng mặt xung quanh. - Gv đưa ra một số hình khác không phải là hình trụ để HS so sánh và nắm bắt được tốt hơn. - Lưu ý HS: hình trụ khi đứng thì vuông góc với mặt đất. * Giới thiệu hình cầu. - Gv đưa ra một vài đồ vật có dạng hình cầu : Quả bóng chuyền, quả bóng bàn. - Gv nêu quả bóng chuyền có dạng hình cầu. - Gv đưa ra một số vật không có dạng hình cầu để giúp HS nhận biết đúng về hình cầu. * Thực hành: Bài1. – HS đọc yêu cầu bài - HS quan sát kĩ các hình và chỉ ra hình nào là hình trụ. - Gọi HS phát biểu. Củng cố biểu tượng về hình trụ và đặc điểm của hình trụ. Bài 2. - HS quan sát kĩ các đồ vật và kết luận về hình cầu. - GV chốt lại: Quả bóng bàn, viên bi có dạng hình cầu. Bài 3: Tổ chức cho HS thi tìm nhanh 1 số đồ vật có dạng hình cầu, hình trụ. - Mời đại diện nhóm nêu kết quả. 3. Củng cố, dặn dò - HS nhắc lại một số kiến thức vừa học về hình trụ, hình cầu.. - GV nhận xét tiết học, HS chuẩn bị bài sau ____________________________________________________________________ Ngày soạn: /2/2016 Ngày giảng: Thứ 5 ngày18 tháng 2 năm 2016 TOÁN TIẾT 119: LUYỆN TẬP CHUNG (TR127) I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: - Biết tính diện tích hình tam giác, hình thang, hình bình hành, hình tròn. - Có kĩ năng tính diện tích hình tam giác, hình thang, hình bình hành, hình tròn.(làm bài 2a, 3) - HS yêu thích học toán. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Kiểm tra bài cũ: - HS lấy ví dụ những đồ vật có dạng hình trụ, những đồ vật có dạng hình cầu. 2. Dạy bài mới: Bài 1a: - HS đọc yêu cầu bài - Nhắc lại cách tính diện tích hình tam giác. - HS đọc bài toán rồi tự làm bài M N P Q K H - Gọi một số HS nêu kết quả bài toán. GV kết luận. + SABC = 3 4 : 2 = 6 cm2 + S BCD = 3 5 : 2 = 7,5 cm2 Bài 2: - HS đọc bài toán và quan sát hình. - HS suy nghĩ rồi nêu hướng giải của bài toán. - GV giúp HS nhận ra: Hai tam giác QMK và KNP không tính được độ dài đáy nên không thể tính diện tích từng tam giác và tổng diện tích của chúng trực tiếp được mà phải tính tổng diện tích của chúng dựa trên diện tích hình bình hành và diện tích tam giác QKP. - HS làm bài rồi GV chữa bài, khuyến khích HS tìm cách so sánh khác mà không cần tính diện tích của bất cứ hình nào. Bài 3: Tính diện tích phần đã tô màu của hình tròn - HS quan sát hình, nêu dữ kiện bài toán đã cho biết qua hình vẽ. - HS nêu cách giải bài toán. - HS làm bài rồi chữa bài. - HS nhắc lại cách tính diện tích hình tròn và diện tích hình tam giác vuông. 3. Củng cố dặn dò. - HS nhắc lại cách tính diện tích hình tròn và diện tích hình tam giác vuông. - GV hệ thống bài. GV nhận xét tiết học. HS chuẩn bị bài sau, ____________________________________________________________________ Ngày soạn: /2/2016 Ngày giảng: Thứ 6 ngày 19 tháng 2 năm 2016 TẬP LÀM VĂN ÔN TẬP VỀ TẢ ĐỒ VẬT I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: - Lập được dàn ý bài văn miêu tả đồ vật. - Trình bày bài văn miêu tả đồ vật theo dàn ý đã lập một cách rõ ràng, đúng ý. - HS chủ động làm bài, học bài. II.ĐỒ DÙNG: - Tranh ảnh một số đồ vật. III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Kiểm tra bài cũ: HS nêu lại cấu tạo bài văn miêu tả đồ vật 2. Dạy bài mới: a) Giới thiệu bài. b) Giảng bài: Bài 1: - HS đọc 5 đề bài . GV cho HS quan sát tranh ảnh một số đồ vật. - GV gợi ý: Các em cần chọn trong 5 đề đã cho một đề phù hợp với mình, một đồ vật hoặc món quà có ý nghĩa sâu sắc với em. - GV cho HS quan sát tranh ảnh một số đồ vật. - GV giúp HS hoàn thành dàn ý dựa vào gợi ý 1. Gv đưa các tiêu chí nhận xét , đánh giá dàn ý. 1,Dàn ý có đủ 3 phần không? 2, Phần thân bài đã tả bao quát hình dáng đồ vật chưa? Tả các bộ phận của đồ vật đã đặc trưng chưa? Lựa chọn các ý lớn, ý nhỏ đã phù hợp chưa? Trình tự miêu tả và sắp xếp ý đã hợp lí hay chưa? 3, Đã đưa vào dàn ý những phát hiện và những cảm nhận riêng chưa? 4, Đã nêu được công dụng của đồ vật chưa? - 1-2 HS đọc dàn ý của mình, GV, HS dựa vào các tiêu chí để nhận xét đánh giá , sửa bài cho HS . GV nhắc HS chú ý lựa chọn từ ngữ miêu tả cho phù hợp. Bài 2: - HS đọc yêu cầu của bài. - HS dựa vào dàn ý đã lập , trình bày miệng bài văn của mình => HS làm việc theo cặp đôi đọc đoạn văn cho nhau nghe, giúp bạn sửa lỗi chính tả, lỗi dùng từ đặt câu hay diễn đạt ý nếu thấy chưa hợp lí. HS có thể sửa nhanh vào bài hoặc sửa trực tiếp khi trình bày. - Gv đến từng nhóm giúp đỡ, uốn nắn HS , nhắc các em trình bày gọn nhưng diễn đạt thành câu. - HS tự đọc lại dàn ý bài văn của mình. Tự chữa lỗi về chính tả, về cách dùng từ (có thể sửa và viết lại ở bên lề bài) . Những lỗi về câu như thiếu hay thừa chủ ngữ, lỗi về liên kết câu cần viết lại câu đúng - HS nối tiếp đọc dàn ý bài văn của mình. HS nhận xét, chữa bài theo các tiêu chí nhận xét , đánh giá dàn ý đã trình bày ở BT1 - HS tự đọc lại đoạn văn của mình. Tự chữa lỗi về chính tả, về cách dùng từ 3. Củng cố, dặn dò: - HS nhắc lại cấu tạo của bài văn tả đồ vật - GV nhận xét tiết học. HS chuẩn bị bài sau. _________________________________________________ TOÁN TIẾT 120: LUYỆN TẬP CHUNG I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: - Biết cách tính diện tích và thể tích của HHCN và HLP. - Rèn kĩ năng tính diện tích và thể tích của HHCN và HLP. - HS có ý thức tự giác học bài và làm bài. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Kiểm tra bài cũ: - HS1 lên bảng chữa bài 3. HS2 nhắc lại cách tính thể tích HHCN. 2. Bài mới Bài 1: HS làm a,b - HS nhắc lại cách tính diện tích xung quanh và thể tích của HHCN - Mời 2 HS nêu hướng giải , HS tự làm vở, đổi chéo vở kiểm tra, chữa bài. - Gv và HS nhận xét, củng cố cách tính diện tích xung quanh và thể tích của HHCN Bài 2. Y/c HS đọc kĩ đề bài . HS thảo luận và làm việc theo nhóm 4 Vận dụng công thức để tính. - Các nhóm trình bày => GV và HS cùng nhận xét sửa chữa. - Củng cố tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần và thể tích của hình lập phương. 3. Củng cố, dặn dò. - Y/c HS nhắc lại quy tắc tính diện tích thể tích HLP. - GV nhận xét chung tiết học. Dặn HS ôn bài . Xem trước bài sau. ________________________________________________ SINH HOẠT LỚP I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU - HS thấy rõ được các ưu điểm, khuyết điểm của bản thân; của ban; của lớp về việc thực hiện các hoạt động học tập và các hoạt động giáo dục khác trong tuần đang thực hiện. Nắm được phương hướng phấn đấu trong tuần 25. - HS có kĩ năng điều hành, diễn đạt, trao đổi ý kiến, kĩ năng tự nhận xét, ứng xử, giải quyết các tình huống trong tiết học. - HS Có ý thức phấn đấu, tu dưỡng, rèn luyện, học tập tốt, quan tâm đến bạn bè, tự tin, yêu trường lớp. II : CHUẨN BỊ : - Chủ tịch, phó chủ tịch, trưởng các ban chuẩn bị nội dung để nhận xét đánh giá , ưu điểm, khuyết điểm hạn chế của lớp, của ban. - Ban văn nghệ chuẩn bị tiết mục văn nghệ cho buổi sinh hoạt. III: TIẾN TRÌNH TIẾT SINH HOẠT 1. Trưởng ban đối ngoại lên giới thiệu và mời ban văn nghệ lên điều hành. 2 Ban văn nghệ lên điều hành văn nghệ, mời chủ tịch hội đồng tự quản lên điều hành buổi sinh hoạt. 3. Chủ tịch hội đồng tự quản lên điều hành buổi sinh hoạt lớp. a, Chủ tịch HĐTQ thông qua nội dung chương trình buổi sinh hoạt lớp: - Lần lượt các ban nhận xét về các hoạt động của các bạn trong tuần và nêu phương hướng cho hoạt động tuần sau. Hai phó Chủ tich hội đồng tự quản của lớp nhận xét về ban mình phụ trách. Chủ tịch HĐTQ nhận xét chung. G
File đính kèm:
- thiet_ke_bai_day_lop_5a_tuan_24_nam_hoc_2016_2017_nguyen_thi.doc