Thiết kế bài dạy lớp 5A - Tuần 19 Năm học 2016-2017 - Nguyễn Thị Thanh Loan

Buổi sáng

TẬP ĐỌC

Người công dân số Một(Phần 1)

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

- Biết đọc đúng ngữ điệu văn bản kịch, phân biệt được lời tác giả với lời nhân vật (anh Thành, anh Lê)

- Hiểu được tâm trạng day dứt, trăn trở tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành. Trả lời được câu hỏi 1, 2, 3 (không cần giải thích lí do).

- Kính trọng và biết ơn Nguyễn Tất Thành.

 II. ĐỒ DÙNG :

GV: tranh minh họa bài đọc SGK. Cảnh chụp bến cảng Nhà Rồng

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:

1. Kiểm tra bài cũ

 

doc27 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 26/04/2023 | Lượt xem: 339 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Thiết kế bài dạy lớp 5A - Tuần 19 Năm học 2016-2017 - Nguyễn Thị Thanh Loan, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cứ điểm Điện Biên Phủ” là “pháo đài” kiên cố nhất của Pháp tại chiến trường Đông Dương (1953-1954)?
+ Nhóm 2: Tóm tắt những mốc thời gian trong chiến dịch ĐBP?
+ Nhóm 3: Nêu những sự kiện, nhân vật tiêu biểu trong chiến dịch ĐBP?
+ Nhóm 4: Nêu nguyên nhân thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ?
- Mời đại diện các nhóm HS trình bày.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, chốt ý đúng rồi ghi bảng.
*Hoạt động 2: (làm việc theo nhóm)
- GV chia lớp thành 2 nhóm mỗi nhóm thảo luận một nhiệm vụ làm vào phiếu BT:
- Nhóm 1: Nêu diễn biến sơ lược của chiến dịch Điện Biên Phủ:
+ Đợt 1, bắt đầu từ ngày 13 -3
+ Đợt 2, bắt đầu từ ngày 30 - 3
+ Đợt 3, bắt đầu từ ngày 1 - 5 và đến ngày 7 - 5 thì kết thúc thắng lợi.
- Nhóm 2: Nêu ý nghĩa lịch sử của chiến thắng Điện Biên Phủ?
Gợi ý: Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ có thể ví với những chiến thắng nào trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta mà em đã học ở lớp 4?
- Mời đại diện các nhóm HS trình bày.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, chốt ý đúng rồi ghi bảng.
- Tiêu biểu cho tinh thần chiến đấu anh dũng của bộ đội ta là ai đã lấy thân mình lấp lỗ châu mai?
*Để đáp lại những hi sinh to lớn của các anh hùng dân tộc chúng ta cần làm gì?
3. Củng cố, dặn dò:
- HS đọc ghi nhớ SGK. 
- GV nhận xét giờ học
TOÁN
Tiết 93: Luyện tập chung
I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: Biết: 
- Tính diện tích hình tam giác vuông , hình thang .
- Giải toán liên quan đến diện tích và tỉ số phần trăm .
- Giúp HS có kỹ năng giải toán. 
II. ĐỒ DÙNG:
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1, Kiểm tra bài cũ: 
- Nêu quy tắc , công thức tính diện tích hình thang , hình tam giác .
2, Bài mới :
 a, Giới thiệu bài:GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
b, HDHS làm BT :
Bài 1 : Giúp học sinh vận dụng trực tiếp công thức tính diện tích hình tam giác . 	- Cho HS nhắc lại đặc điểm của hình tam giác vuông, quy tắc tính diện tích hình tam giác
+ Gọi 3 HS làm bài trên bảng
+ Yêu cầu hs đọc kết quả từng trường hợp
+ Yêu cầu hs khác theo dõi và nhận xét ,trao đổi chéo để kiểm tra bài nhau.
- HS nêu lại cách tính diện tích tam giác vuông
Bài 2 : Gọi học sinh nêu yêu cầu của bài tập .
- Yêu cầu học sinh vận dụng công thức tính diện tích hình thang đã được phân tích hình vẽ tổng hợp .
- Gv gợi ý :Muốn so sánh diện tích của hình thang ABCD và diện tích của tam giác BEC ta phải biết gì?
-Hỏi : Muốn biêt diện tích của hình thang ABED lớn hơn diện tích tam giác BEC bao nhiêu đề-Xi-Mét vuông ta làm như thế nào?
- Gợi ý thêm cho hs còn yếu :
- Diện tích hình thang ABED bằng bao nhiêu?
- Diện tích hình tam giác ABE tính bằng cách nào?
- Chiều cao BI xác định được không? Bằng bao nhiêu?
- Yêu cầu HS nêu các bước giải và trình bầy bài giải
- GV củng cố cách tính diện tích hình thang
 3. Củng cố dặn dò:
- Nêu quy tắc và công thức tính diện tích hình tam giác , hình thang .
- Nhận xét giờ học .
- Học bài và chuẩn bị com pa để giờ sau học hình tròn .
KỂ CHUYỆN
 Chiếc đồng hồ
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Kể được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện dựa vào tranh minh hoạ trong SGK; kể đúng và đủ nội dung câu chuyện. Biết trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
- Hiểu được ý nghĩa của câu chuyện : Qua câu chuyện Bác Hồ muốn khuyên cán bộ : nhiệm vụ nào của cách mạng cũng cần thiết, quan trọng; do đó, cần làm tốt việc được phân công, không nên so bì, chỉ nghĩ đến việc riêng của mình
- Giáo dục HS biết quan tâm chia sẻ niềm vui, niềm hạnh phúc với mọi người.
II. ĐỒ DÙNG :
	Tranh minh họa
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ:
2, Bài mới :
 a, Giới thiệu bài:GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
b, Các hoạt động :
*HĐ1: Hướng dẫn HS kể chuyện
* GV kể chuyện
- Gv kể chuyện Chiếc đồng hồ. GV kể lần 1. 
- GV kể lần 2: Vừa kể vừa kết hợp chỉ tranh minh hoạ, chú ý cho HS một số nội dung chính của câu chuyện.
* Hướng dẫn HS kể.
- 1HS đọc yêu cầu của giờ kể chuyện.
- HS kể theo cặp : Các em sẽ kể theo cặp: Mỗi em kể cho bạn nghe sau đó đổi lại. Các em trao đổi với nhau để tìm ra ý nghĩa câu chuyện.
- HS thi kể từng đoạn theo tranh trước lớp
- 4 cặp lên thi kể. Các em kể nôi tiếp. Khi mỗi nhóm kể xong, em kể đoạn cuối thay mặt nhóm trình bày ý nghĩa câu chuyện.
- Gv nhận xét, cùng với hs bầu chọn nhóm kể hay, biết kết hợp lời kể với chỉ tranh.
- 2 HS kể lại toàn bộ câu chuyện.
- GV và HS cùng nhận xét tuyên dương bạn kể hay nhất, bạn có cử chỉ điệu bộ phù hợp.
- Yêu cầu HS nêu nội dung ý nghĩa câu chuyện.
 =>- Gv chốt lại ý nghĩa của câu chuyện: Qua câu chuyện về chiếc đồng hồ, bác hồ muốn khuyên cán bộ: Nhiệm vụ nào của cách mạng cũng cần thiết, quan trọng; mỗi người cần làm tốt việc được phân công.
Nói cách khác: Mỗi người lao động trong xã hội đều gắn bó với một công việc, công việc nào cũng quan trong, cũng đáng quý
3. Củng cố, dặn dò:
- Liên hệ giáo dục HS biết quan tâm tới tập thể, không nên suy bì với bạn công việc nào cũng có ích và cần thiết cả.
- GV nhận xét tiết học, khuyến khích HS về nhà tập kể cho người thân nghe.
- Dặn HS chuẩn bị trước nội dung bài tuần sau.
Ngày soạn: 29/12/2016
Ngày giảng: Thứ năm ngày 5 tháng 1 năm 2017
Buổi sáng
TẬP LÀM VĂN
Luyện tập tả người ( Dựng đoạn mở bài )
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Nhận biết được hai kiểu mở bài ( kiểu trực tiếp và gián tiếp.) trong bài văn tả người ( BT1 ).
-Viết được đoạn mở bài theo kiểu trực tiếp cho 2 trong 4 đề ở BT2
- HS chủ động làm bài, học bài.
II. ĐỒ DÙNG :
	Bảng nhóm BT1
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY -HỌC.
1. Kiểm tra bài cũ.
- Y/c HS nhắc lại 2 kiểu mở bài đã học ở lớp 4
2. Bài mới.
a).Giới thiệu bài-GV nêu mục đích,yêu cầu của giờ học
b) Hướng dẫn HS luyện tập.
Bài tập 1: Y/c HS đọc đề bài của bài 1.
- Cho hs đọc yêu cầu của BT1 + đọc đoạn a; b
- Gv giao việc:
+ Các em đọc kỹ đoạn a, b
+ Nêu rõ cách mở bài ở 2 đoạn có gì khác nhau?
- Cho làm bài theo nhóm 4 vào bảng nhóm 
- các nhóm trình bày kết quả.
- GV nhận xét và chốt lại kết quả đúng.
• Đoạn mở bài a: Mở theo cách trực tiếp: Giới thiệu trực tiếp người định tả. Đó là người bà trong gia đình.
• Đoạn mở bài b: Mở bài theo kiểu gián tiếp: Giới thiệu hoàn cảnh sau đó mới giới thiệu người định tả. Đó là bác nông dân đang cày ruộng.
Bài tập 2. HS đọc đề bài, 
- Cho HS đọc yêu cầu và 4 đề a, b, c, d
- GV giao việc:
• Mỗi em chọn 1 trong 4 đề.
• Viết một đoạn mở bài theo kiểu trực tiếp hoặc gián tiếp.
- Cho HS làm bài trong vở . HS làm xong làm xong trao đổi theo cặp đôi đọc, sửa giúp bạn theo các tiêu chí nếu thấy chưa hợp lí. ( Các tiêu chí : 1,Viết được đoạn mở bài gián tiếp theo yêu cầu. 2, Diễn đạt trôi chảy.3,Câu văn hay có hình ảnh đẹp. )
- HS trình bày trước lớp ( yêu cầu hs nói rõ chọn đề nào? Viết mở bài theo kiểu nào?)
- GV nhận xét, khen những HS mở bài đúng theo cách mình đã chọn và hay.
3. Củng cố, dặn dò.
- Y/c HS nhắc lại các kiến thức về hai kiểu mở bài trong bài văn tả người.
- GV nhận xét tiết học, biểu dương những em có ý thức làm bài tốt, viết đoạn mở bài hay.
TOÁN
Tiết 94: Hình tròn. Đường tròn
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Nhận biết được hình tròn , đường tròn và các yếu tố của hình tròn.
- Biết sử dụng com pa để vẽ hình tròn.
- HS có ý thức tự giác học bài và làm bài.
II .ĐỒ DÙNG :
 	 Thước kẻ, com pa.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
	1. Kiểm tra bài cũ. 
	- HS nêu cách tính diện tích hình thang
2, Bài mới :
 a, Giới thiệu bài:GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
 b, Các hoạt động :
*HĐ1: Giới thiệu hình tròn đường tròn.
	- GV đưa ra một hình tròn và nói: Đây là hình tròn.
- GV vẽ lên bảng một hình tròn bằng com pa. GV nói: Đầu chì của com pa vạch ra một đường tròn.
- GVgiới thiệu với HS hình tròn, đường tròn.
	- Hướng dẫn HS sử dụng com pa vẽ hình tròn trên giấy nháp.
	- GVgiới thiệu với HS các yếu tố của hình tròn.
	- HS nhắc lại đường kính, bán kính của hình tròn.
*HĐ2: Thực hành.
Bài 1	- HS vẽ hình tròn theo yêu cầu khi đã biết bán kính và đường kính.
- 2 HS vẽ bảng. HS nhận xét, nêu lại các yếu tố của hình tròn. 
- Gv theo dõi một số hs chưa cận thận để yêu cầu vẽ đúng số đo .
-Nhận xét ,kiểm tra bài của hs
- Khi vẽ hình tròn với kích thước cho sẵn ,ta phải lưu ý điều gì ?
- Yêu cầu hs nêu lại cách vẽ hình tròn khi biết bán kính
Bài 2: HS nêu cách vẽ. GV gợi ý cho HS tiếp thu chậm.
	- Yêu cầu hs xác định đúng yêu cầu của các hình vẽ cần vẽ
- Vẽ hình tròn khi đã biễt tâm cần lưu ý điều gì?
-Yêu cầu hs làm vào vở
- Nhận xét một số bài của HS
	 - Củng cố cách vẽ hình tròn
3. Củng cố, dặn dò.
	- HS nhắc lại đặc điểm của hình tròn.
 - GV nhận xét chung giờ học, tuyên dương những em học tốt.
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Cách nối các vế câu ghép
I- MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
- Nắm được cách nối các vế câu ghép bằng các quan hệ từ và nối các vế câu ghép không dung từ nối.
- Nhận biết được câu ghép trong đoạn văn (BT1, mục III); viết được đoạn văn theo yêu cầu BT2. 
- HS vận dụng nói và viết đúng Tiếng Việt.
II- ĐỒ DÙNG:
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
1.Kiểm tra bài cũ: 
- HS nhắc lại kiến thức cần ghi nhớ về câu ghép trong tiết LTVC trước vàlàm miệng BT3.
2. Bài mới :
 a, Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
 b, Các hoạt động :
*HĐ1: Nhận xét
- 2 HS tiếp nối nhau đọc yêu cầu của BT1, 2. Cả lớp theo dõi trong SGK.
- HS đọc lại các câu văn, đoạn văn, dùng bút chì gạch chéo để phân tách 2 vế câu ghép; gạch dưới những từ và dấu câu ở ranh giới giữa các vế câu.
- GV chép 4 câu lên bảng, mời 4 HS lên bảng mỗi em phân tích 1 câu. Cả lớp và giáo viên nhận xét, bổ sung.
?: Từ kết quả phân tích trên, các em thấy các vế của câu ghép được nối với nhau theo mấy cách?( 2 cách: dùng từ có tác dụng nối; dùng dấu câu để nối trực tiếp).
*HĐ2 : Ghi nhớ: 3 HS đọc nội dung phần ghi nhớ trong SGK.
- 1-2 HS nhắc lại nội dung Ghi nhớ.
*HĐ3: Luyện tập:
* Bài tập 1: HS đọc yêu cầu của BT1, cả lớp theo dõi trong SGK.
- Cả lớp đọc thầm lại các câu văn, tự làm bài.
- Nhiều học sinh phát biểu ý kiến. Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
* Bài tập 2: HS đọc yêu cầu của bài:
- GV nhắc học sinh chú ý: Đoạn văn (từ 3-5 câu) tả ngoại hình một người bạn, phải có ít nhất 1 câu ghép.
- HS viết đoạn văn.
- Gọi HS trình bày miệng, nêu câu ghép có trong đoạn viết.
- GV-HS nhận xét, bổ sung.
3- Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- HS nêu lại cách nối các vế câu ghép.
Buổi chiều
ĐẠO ĐỨC
Em yêu quê hương(Tiết 1)
I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU :
- HS biết làm những việc phù hợp với khả năng để góp phần tham gia xây dựng quê hương.
- Yêu mến, tự hào về quê hương mình, mong muốn được góp phần xây dựng quê hương.
GDKNS: Kĩ năng xác định giá trị; kĩ năng tư duy phê phán; kĩ năng tìm kiếm và sử lí thông tin về truyền thống văn hóa, truyền thống cách mạng, về danh lam thắng cảnh, con người của quê hương; kĩ năng trình bày những hiểu biết của bản thân về quê hương mình.
- HS thêm yêu quê hương.
II. ĐỒ DÙNG:
- Giấy, bút mầu.
- Các bài thơ, bài hát nói về tình yêu quê hương.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: 
1. Kiểm tra bài cũ :
2. Bài mới :
 a, Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
 b, Các hoạt động :
*HĐ1: Tìm hiểu truyện Cây đa làng em.
- GV đọc truyện Cây đa làng em.
- 1 HS đọc lại truyện.
- HS thảo luận nhóm 4 các câu hỏi trong SGK.
+ Vì sao dân làng lại gắn bó với cây đa?
+ Hà gắn bó với cây đa như thế nào?
+ Bạn Hà đóng góp tiền để làm gì?
+ Những việc làm của bạn Hà thể hiện tình cảm gì với quê hương?
+ Qua câu chuyện của bạn Hà, em thấy đối với quê hương chúng ta phải có tình cảm và hành động gì?
- Đại diện các nhóm trình bày, cả lớp trao đổi. bổ sung.
*HĐ2: Làm bài tập 1 sgk.
- HS thảo luận theo cặp bài tập 1.
- Đại diện các nhóm lên trình bày các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV kết luận ý kiến đúng.
- Y/c HS đọc phần ghi nhớ ( sgk)
*HĐ3: Liên hệ thực tế.
- Y/c HS thảo luận theo nhóm các ý sau:
+ Quê bạn ở đâu? Bạn biết những gì về quê hương mình?
+ Bạn đã làm được những việc gì thể hiện tình yêu quê hương mình?
- Nhận xét - bổ sung.
- GV kết luận, khen những HS biết thể hiện tình yêu quê hương bằng những 
việc làm cụ thể.
3. Củng cố, dặn dò: 
- Mỗi HS vẽ một bức tranh nói về việc làm mà em mong muốn thực hiện cho quê hương hoặc sưu tầm tranh, ảnh về quê hương mình.
- Các nhóm HS chuẩn bị các bài thơ, bài hát,... nói về tình yêu quê hương.
- GV nhận xét tiết học.
TOÁN*
Ôn tập : Hình tam giác, hình thang
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Củng cố kiến thức đã học về hình tam giác, hình thang.
	- Vận dụng kiến thức giải các bài toán có lời văn.
	- Có ý thức học tập tốt.
II. ĐỒ DÙNG 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ	
	- HS1 nêu đặc điểm hình tam giác, Hình thang . HS2 nêu quy tắc và viết công thức tính diện tích hình tam giác ,hình thang?
	- GV nhận xét .
2. Bài mới :
 a, Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
 b, HDHS làm BT:
Bài 1: Hoàn thành bảng sau
 Hình
Đặc điểm
Hình chữ nhật
Hình bình hành
Hình thang
Có 4 cạnh và 4 góc
Có 2 cặp cạnh đối diện song song
Chỉ có 1 cặp cạnh đối diện song song
Có 4 góc vuông
- HS đọc yêu cầu của bài tập.
- HS làm bài cá nhân, 3 HS lên bảng
- GV, HS nhận xét, chữa bài. Củng cố lại các đặc điểm của hình chữ nhật, Hình bình hành, Hình thang. HS nhắc lại
Bài 2: Tính diện tích hình tam giác có:
a) đáy là 5.8 m và chiều cao là 1,7m.
b) đáy là 82 dm và chiều cao là 5,8 m.
	- HS1 đọc bài toán. HS2 nhắc lại cách tính diện tích hình tam giác.
	- HS làm bài. HS lên bảng trình bày bài giải. Lưu ý HS: nên đổi các số đo về cùng loại số để dễ tính toán.
- GV chữa bài. Củng cố cách tính diện tích hình tam giác
Bài 3 Tính diện tích hình thang có :
a) độ dài hai đáy lần lượt là 7dm và 5dm; chiều cao là 35cm.
b) độ dài hai đáy lần lượt là 6,7m và 54m; chiều cao là 4,8m.
- HS đọc và phân tích bài toán. HS làm bài; 2 HS lên bảng.
- GV, HS nhận xét, chữa bài. GV củng cố cách tính diện tích hình thang
Bài 4: Một hình thang có tổng hai đáy 155 cm,đáy lớn bằng đáy nhỏ,chiều cao = 40cm.Tính diện tích hình thang. 
 - HS đọc và phân tích bài toán. HS làm bài; HS lên bảng
 - GV, HS nhận xét, chữa bài. GV củng cố cách tính diện tích hình thang
 Đáy lớn: 15,5 : (3+2) x3 = 9,3(cm)
 Đáy bé: 15,5 – 9,3 = 6,2(cm)
 Diện tích hình thang là: (9,3 + 6,2)x 40: 2 = 312 (cm)
 Đáp số: 312 cm
3. Củng cố, dặn dò 
	- Củng cố cách tính diện tích hình tam giác và hình thang
	- GV nhận xét tiết học, HS chuẩn bị bài sau
___________________________________________
TIẾNG VIỆT*
Luyện đọc bài: Người công dân số Một
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
	- HS rèn kĩ năng đọc, cách ngắt nghỉ hơi hợp lí, đọc trôi chảy, rõ ràng
	- Củng cố nội dung các bài tập đọc đã học
	- Có ý thức tự học, tự luyện đọc, ham thích học Tiếng Việt
II. ĐỒ DÙNG 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
2. Bài mới :
 a, Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
 b, HDHS luyÖn ®äc và tìm hiểu bài:
	- 2HS ®äc l¹i toµn bài tập đọc “Người công dân số một”
	- HS nêu nội dung chính của bài 
	- GV chú ý HS các từ khó : Phắc tuya, 
	- GV đưa ra yêu cầu đọc với từng đối tượng HS
+ HS đọc đúng từ, đúng tiếng, biết ngắt nghỉ hơi hợp lí, đúng dấu câu, không bỏ 
từ, đọc sai từ. Lưu ý rèn đọc cho em Đại, Đạt, Hưng, Quyên,
+ HS đọc diễn cảm.
	- HS đọc bài theo cặp, HS theo dõi bạn đọc và yêu cầu bạn đọc lại khi bạn bỏ từ, đọc sai từ, thỉếu từ, ngắt nghỉ hơi không đúng khi gặp các dấu câu,...
	- GV kiểm tra HS đọc trước lớp kết hợp trả lời các câu hỏi đoạn bài
	? Anh Lê giúp anh Thành việc gì? Anh có giúp được không?
	? Những câu nói nào của anh Thành cho thấy anh luôn nghĩ tới dân, tới nước.
	? Những câu nói ấy thể hiện sự lo lắng của anh Thành về dân, về nước.
	? Câu nói giữa anh Thành và anh Lê nhiều lúc không ăn nhâp với nhau. Hãy tìm những chi tiết thể hiện điều đó và giải thích về sao vậy?
	- GV sửa sai cho HS, động viên tuyên dương ; bình chọn HS đọc diễn cảm
3. Củng cố, dặn dò:
	- HS nêu lại nội dung bài. GV, HS hệ thống bài
	- GV nhận xét tiết học, HS chuẩn bị bài sau
Ngày soạn: 29/12/2016
Ngày giảng: Thứ sáu ngày 6 tháng 1 năm 2017
Buổi sáng
TẬP LÀM VĂN
Luyện tập tả người ( Dựng đoạn kết bài )
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Nhận biết được hai kiểu kết bài cho bài văn tả người ( kiểu mở rộng và không mở rộng )qua hai đoạn kết bài trong SGK.
- Viết được hai đoạn kết bài theo yêu cầu của BT2 .
- HS chủ động làm bài, học bài.
II. ĐỒ DÙNG :
- GV : chuẩn bị một số phiếu to cho bài tập 2.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY -HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Y/c HS nhắc lại 2 kiểu kết bài đã học ở lớp 4
2. Bài mới:
a).Giới thiệu bài. GV nêu mục đích,yêu cầu của giờ học
b, Hướng dẫn HS luyện tập.
Bài tập 1: Y/c HS đọc đề bài của bài 1.
- GV giúp HS nắm vững đề bài .
+ Đọc 2 đoạn a, b.
+ Chỉ rõ sự khác nhau giữa hai cách kết bài.
- Cho hs làm việc theo cặp=> trình bài kết quả bài làm.
- Gv nhận xét + chốt lại kết quả đúng.
+ Đoạn kết bài a là kết bài không mở rộng vì tiếp nối lời tả về bà, đoạn văn đã nhấn mạnh tình cảm với người được tả.
+ Đoạn kết bài b là kết bài theo kiểu mở rộng. Cụ thể: Sau khi bác nông dân, người tả còn nói lên tình cảm của mình với bác và bình luận về vai trò của người nông dân đối với xã hội.
Bài tập 2: HS đọc đề bài, 
- GV giúp HS hiểu y/c của bài.
+ Chọn 1 trong 4 đề tập làm văn đã cho ở bài tập làm văn trước.
+ Viết kết bài cho đề bài đã chọn theo hai kiểu: Mở rộng và không mở rộng.
- Cho hs đọc lại 4 đề bài ? Em chọn viết kết bài cho đề bài nào? Em viết về ai? => Cho HS làm bài, GV phát bút dạ và giấy cho 2 HS làm bài.
- GV đưa ra các tiêu chí để nhận xét đoạn kêt bài:
1,Viết được đoạn kêt bài mở rộng theo yêu cầu hay không?. 2, Diễn đạt có trôi chảy? .3,Câu văn có hay có hình ảnh đẹp? . 4, Có lỗi sai chỉnh tả không? 
- Cho HS nối tiếp đọc đoạn kết bài của mình . HS nhận xét bài của bạn theo các tiêu chí. GV nhận xét đánh giá bài làm của HS
3. Củng cố dặn dò.
- Y/c HS nhắc lại các kiến thức về hai kiểu kết bài trong bài văn tả người.
- GV nhận xét tiết học, biểu dương những em có ý thức làm bài tốt, viết đoạn kết bài hay.
TOÁN
Tiết 95: Chu vi hình tròn
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Biết qui tắc tính chu vi hình tròn và vận dụng để giải bài toán có yếu tố thực tế về tính chu vi hình tròn.
- Rèn kĩ năng tính chu vi hình tròn.
- HS có ý thức tự giác học bài và làm bài.
II .ĐỒ DÙNG :
 Thước kẻ, com pa.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ.
	- HS nêu dặc điểm của hình tròn, đường tròn.
2. Bài mới :
 a, Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
 b, Các hoạt động :
*HĐ1: Giới thiệu công thức tính chu vi hình tròn.
	- Gv: Lấy mảnh bìa hình tròn có bán kính 2cm giơ lên và yêu cầu hs lấy hình tròn đã chuẩn bị để lên bàn ,lấy thước có chia vạch đến xăng-Ti-Mét và mi-Limét ra.
-Gv kiểm tra đồ dung học tập của hs ;tạo ra nhóm học tập
- Gv gợi ý :Độ dài đường tròn chính là độ dài đường bao quanh hình tròn .Vậy có thể làm theo gợi ý từ hình vẽ sau:Gv treo tranh vẽ hình (trang 97 sgk) gọi các nhóm nêu cách làm.
- Gv giới thiệu :Độ dài đường tròn là chu vi của hình tròn đó
- Hỏi: Chu vi của hình tròn bán kính 2 cm đã chuẩn bị bằng bao nhiêu?
* Công thức tính chi vi hình tròn
Trong toán học,người ta có thể tính được chu vi của hình tròn đó (có đường kính là 
C = d x3,14
C: Là chu vi hình tròn
D: Là đường kính của hình tròn
=> Đường kính bằng mấy lần bán kính ?Vậy có thể viết công thức dưới dạng khác nhau như thế nào?
-Yêu cầu phát biểu quy tắc ?
*HĐ2: Thực hành
*Bài 1: Gọi một HS đọc đề bài.
	- HS vận dụng công thức để làm-> Đổi chéo vở để kiểm tra.
	- GV theo dõi, hướng dẫn.
	- Đã áp dụng công thức và quy tắc tính chu vi nào trong bài tập này?
=> Gv chú ý: Khi số đo cho dưới dạng phân số có thể chuyển thành số thập phân rồi tính. Khi tính ra kết quả và ghi đáp số ta cần chú ý ghi rõ tên đơn vị đo.
	=> Củng cố qui tắc tính chu vi hình tròn.
* Bài 2: 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- Bài tập này có điểm gì khác với bài 1?
? Vậy ta phải áp dụng công thức nào để tính được chu vi hình tròn?
-Yêu cầu hs làm vào vở, 3 hs lên làm bảng .
- HS nhận xét chữa bài => nêu lại các cách tính chu vi hình tròn
Bài 3: HS tự làm, GV gợi ý cho HS yếu.
	 - Yêu cầu hs dưới lớp làm vào vở; 1 hs lên bảng viết tóm tắt và trình bài giải.
	 - GV nh

File đính kèm:

  • docthiet_ke_bai_day_lop_5a_tuan_19_nam_hoc_2016_2017_nguyen_thi.doc