Tham luận Các biện pháp phụ đạo học sinh yếu kém

Đẩy mạnh công tác GV chủ nhiệm lớp, thực hiện tốt sinh hoạt 15 phút đầu giờ : tổ chức kiểm tra việc chuẩn bị bài của HS ở nhà, tổ chức ôn bài, sửa bài tập đầu buổi học, phân công cán bộ lớp, cán sự bộ môn của lớp hướng dẫn giải bài tập, tổ chức học tổ, học nhóm HS dứơi sự hướng dẫn của GVCN. Hướng dẫn tổ chức tiết hoạt động tập thể để phát huy tính chủ động, tự quản và thi đua học tập của lớp, tổng kết tình hình học tập, biểu dương, khen ngợi kịp thời các HS yếu kém có nhiều cố gắng đồng thời qua tiết sinh hoạt tập thể lớp, GVCN còn nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, hoàn cảnh từng học sinh để có biện pháp giúp đỡ kịp thời, thiết thực.

doc3 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 12378 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tham luận Các biện pháp phụ đạo học sinh yếu kém, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THCS XUÂN CẨM
GV: Lê Thị Thùy Duyên
Tham luận:
 CÁC BIỆN PHÁP PHỤ ĐẠO HỌC SINH YẾU KÉM 	
	Đối tượng học sinh học tập yếu, kém vẫn luôn tồn tại trong giáo dục, tuy nhiên về số lượng học sinh yếu, kém nhiều hay ít và mức độ tiến bộ của học sinh yếu, kém nhanh hay chậm trong quá trình được giáo dục và rèn luyện mới là điều đáng quan tâm của riêng mỗi nhà trường. Tuy cùng hưởng thụ một nội dung chương trình giáo dục giống nhau, nhưng mỗi học sinh đều có sự phát triển về thể chất và trí tuệ khác nhau, có điều kiện hoàn cảnh sống và sự quan tâm chăm sóc ở gia đình khác nhau, có động cơ và thái độ học tập khác nhau, môi trường giáo dục khác nhau (mà trong đó có sự dạy dỗ của thầy cô giáo) thì năng lực học tập, khả năng tiếp thu kiến thức của mỗi học sinh cũng phải khác nhau
	 Xuất phát từ quan điểm chỉ đạo của Bộ Giáo dục – Đào tạo nhằm đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới công tác quản lý giáo dục nâng cao chất lượng dạy và học, phụ đạo HS yếu kém nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo
	Trong những năm qua, nhà trường luôn quan tâm và thực hiện có kết quả công tác phụ đạo học sinh yếu. Nhờ vậy chất lượng học tập của học sinh đã có những tiến bộ mặc dù chưa thật cao nhưng cũng rất đáng trân trọng:
	Để công tác phụ đạo học sinh yếu đạt hiệu quả, tôi xin nêu ra phương pháp cụ thể như sau:
1. NHÀ TRƯỜNG: 
	- Nhà trường cần triển khai đầy đủ, kịp thơi các văn bản chỉ đạo, các hướng dẫn cụ thể của ngành cấp trên đối với công tác phụ đạo, giúp đỡ học sinh yếu kém, ngăn ngừa tình trạng học sinh bỏ học cho tất cả cán bộ, giáo viên, học sinh và cha mẹ học sinh thực hiện ngay từ đầu năm học, đặc biệt là sau khi khảo sát chất lượng học sinh đầu năm học 
	- Giúp đỡ học sinh yếu kém được gắn với cuộc vận động “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” và “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”. Thực hiện nghiêm túc cuộc vận động “Hai không” với 4 nội dung do Bộ GD-ĐT phát động, cương quyết ngăn chặn, xử lý nghiêm các hiện tượng tiêu cực trong các lần tổ chức kiểm tra-thi cử trong toàn ngành
	- Xây dựng môi trường cảnh quan sư phạm trường học Xanh – Sạch – Đẹp, góp phần củng cố kỷ cương, nền nếp dạy và học, tạo thêm điều kiện để HS ngày càng yêu trường mến lớp, không chán học bỏ học. 
	- Xây dựng kế hoạch đạo học sinh yếu ngay từ đầu năm học. 
- Phân công giáo viên phụ đạo học sinh yếu hợp lý: có năng lực tay nghề vững vàng, có đạo đức, tâm huyết và có kinh nghiệm để phụ đạo giúp đỡ HS yếu kém. Dạy phụ đạo, HS yếu, kém bằng tâm lý sư phạm, kiên trì và dài lâu, dùng các biện pháp kích thích động viên các em là chính, khơi dậy trong HS lòng tự tin, hứng thú học tập và vượt khó để tiến bộ. 
- Khảo sát lập danh sách học sinh yếu các môn học, các lớp.
- Tổ chức Đoàn Đội của nhà trường là nòng cốt của các phong trào thi đua Học tốt, tổ chức phát động phong trào thi đua “Học nhiều điểm tốt”, “Giúp bạn vượt khó học tập”, “Đôi bạn học tập”. “Góc học tập”, “Nhóm bạn học tập ở trường và ở nhà”.v.v Tổ chức các hoạt động giáo dục đạo đức, giáo dục tinh thần “tương thân tương ái” tặng tập, vở, sách giáo khoa cũ, tặng áo cho bạn nghèo, phân công HS khá giỏi kèm cặp, giúp đỡ HS yếu kém, gần gũi động viên và chia sẻ kịp thời với những HS có hoàn cảnh gia đình khó khăn
- Tạo điều kiện về thời gian, hỗ trợ kinh phí cho giáo viên để GV thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng môt cách có hiệu quả nhất. 
2. GIÁO VIÊN:
- Rà soát phát hiện và phân loại học sinh ngay trong tháng 8. Tập hợp và nắm số liệu HS yếu trên từng lớp, khối, trường 1 cách cụ thể. 
- Khảo sát, tìm ra nguyên nhân học sinh học tập yếu kém: Tiếp thu chậm; hổng hóc kiến thức; - Thiểu năng trí tuệ; - Lười, chán học; - Hoàn cảnh khó khăn; - Cha mẹ không quan tâm; - Sức khoẻ, bệnh tật, thiên tai, dịch bệnh; - Xa trường, đi lại khó khăn, không có phương tiện; - Nguyên nhân khác,
- Xây dựng kế hoạch phụ đạo học sinh yếu ngay từ đầu năm học. 
- Trong tiết dạy học bình thường giáo viên soạn bài cần phải có kế hoạch, kiến thức dạy học phù hợp với trình độ học sinh.
- Trong giảng dạy cần xác định trọng tâm bài học, nội dung chương trình, tránh tình trạng dạy tràn lan gây nặng nề cho học sinh, nắm chắc các đối tượng trong từng lớp đẻ có biện pháp giảng dạy phù hợp, đặc biệt chú ý giúp đỡ các em học tập còn yếu kém để các em tiến bộ, sẵn sàng tham gia phụ đạo học sinh yếu theo phân công.
- Trong quá trình giảng dạy giáo viên bộ môn cần hướng dẫn học sinh sắp xếp thời gian tự học, chuẩn bị bài trước khi đến lớp... 
- Phải thực hiện tốt việc đổi mới phương pháp và ứng dụng CNTT vào dạy học, tăng cường giáo dục động cơ thái độ học tập bộ môn, đề kiểm tra phải chính xác và khoa học .
- Xây dựng tốt mối quan hệ thân thiện tích cực trong thầy trò để dạy và học tốt hơn .
- Đẩy mạnh công tác GV chủ nhiệm lớp, thực hiện tốt sinh hoạt 15 phút đầu giờ : tổ chức kiểm tra việc chuẩn bị bài của HS ở nhà, tổ chức ôn bài, sửa bài tập đầu buổi học, phân công cán bộ lớp, cán sự bộ môn của lớp hướng dẫn giải bài tập, tổ chức học tổ, học nhóm HS dứơi sự hướng dẫn của GVCN. Hướng dẫn tổ chức tiết hoạt động tập thể để phát huy tính chủ động, tự quản và thi đua học tập của lớp, tổng kết tình hình học tập, biểu dương, khen ngợi kịp thời các HS yếu kém có nhiều cố gắngđồng thời qua tiết sinh hoạt tập thể lớp, GVCN còn nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, hoàn cảnh từng học sinh để có biện pháp giúp đỡ kịp thời, thiết thực.
- Trong dạy và học chính khoá, tận dụng tối đa quỹ thời gian giảng dạy ở từng tiết học để tăng cường giáo dục HS cá biệt, HS khuyết tật, giúp đỡ kèm cặp HS yếu kém các bộ môn. Giúp HS ôn lại kiến thức cũ, hệ thống hoá kiến thức đã học để thực hành thành thạo kỹ năng làm bài tập. Bảo đảm nội dung và phương pháp dạy học phù hợp với từng đối tượng HS (cá thể hoá hoạt động dạy và học) tạo điều kiện cho HS yếu kém được tham gia phát biểu, chữa bài trước lớp. Tổ chức phương pháp học tập thảo luận nhóm, hoạt động nhóm để HS yếu kém được tham gia cùng nhóm, giúp các em xoá bỏ mặc cảm yếu, kém và tự tin hơn trong học tập. 
- Dạy phụ đạo giúp đỡ HS yếu kém ngoại khoá không phải thu tiền học sinh, ở THCS có thể tập trung các môn Toán, Ngữ văn, Lý, Hoá,
- Thực hiện kiểm tra đánh giá chất lượng GD ngày càng thực chất, tổ chức coi thi, chấm bài nghiêm túc. Nhà trường cần tổ chức đầy đủ lực lượng kiểm tra-giám sát các ky thi. Kiên quyết không để xảy ra tình trạng tiêu cực, bệnh thành tích trong kiểm tra- đánh giá HS. 
- Trong buổi sinh hoạt chuyên môn hàng tháng giáo viên bộ môn báo cáo tiến độ tiếp thu bài của những học sinh yếu cho Tổ trưởng và giáo viên trong tổ, từ đó giáo viên nào còn vướn mắc thì được tập thể giáo viên trong tổ góp ý bổ sung.
- Phát huy tối đa vai trò, chức năng nhiệm vụ của chính quyền, các đoàn thể địa phương và Ban đại diện CMHS của địa phương. Tích cực huy động sự tham gia phối hợp, cộng đồng trách nhiệm của chính quyền, lực lượng đoàn thể xã hội, các nhà hảo tâmgóp công góp của cùng tham gia thực hiện phong trào giúp đỡ học sinh khó khăn, yếu kém. Đặc biệt là vai trò của gia đình học sinh trong công tác phối hợp với nhà trường. GV chủ nhiệm phải sớm phát hiện ngăn chặn kịp thời HS có dấu hiệu bỏ học, chán học, học lực sa sút, xác định nguyên nhân học sinh bỏ học, thành lập tổ công tác đến gia đình để vận đong học sinh trở lại trường. Chủ động đề xuất với Ban đại diện CMHS, Hội Khuyến học và các nhà hảo tâm của địa phương để quyên góp, giúp đỡ HS nghèo, HS khó khăn về vật chất, tinh thần miễn giảm học phí, cấp tập, viết, tặng quần áo hoặc cấp học bổng cho các em yên tâm học tốt. - Tăng cường phối hợp với cha mẹ HS trong việc quản lý giờ giấc, nền nếp sinh hoạt và học tập của HS ở trường và ở nhà , đặc biệt là giáo dục tốt cho HS bậc THCS thái độ, động cơ học tập đúng đắn. Thường xuyên lạc với phụ huynh, kết hợp với phụ huynh hướng dẫn về biện pháp để giúp con em học tập để có kết quả cao. 
3. HỌC SINH:
- Đi học phải chuyên cần, Học bài, làm bài, chuẩn bị bài trước khi đến lớp.
Trong giờ học tập trung nghe thầy cô giáo giảng bài, tích cực tham gia xây dựng bài. nắm chắc kiến thức cơ bản trong mỗi bài, mỗi chương. 
- Tự xây dựng cho mình thời gian biểu học tập hợp lý, khoa học. 
	- Xây dựng cho minh ý thức kỷ luật, tự giác trong học tập. Không chán nản. Mà phải kiên trì để tìm tòi, học hỏi ở bạn, ở thầy để hiếu biết và nâng cao kiến thức.
- Bản thân học sinh phải tự rèn luyện cho mình ý thức tự giác tích cực học tập. Xem nhiệm vụ học tập là quyền lợi và nghĩa vụ của chính bản thân mình.
	- Thực hện tốt nội quy học tập của nhà trường, giáo viên đề ra . 
	- Chăm chỉ chuyên cần siêng năng học tập. Có ý thức học tập, học hỏi ở bạn có kết quả cao hơn mình . 
	Để việc phụ đạo học sinh yếu kém đạt kết quả cao thì giáo viên cũng như phụ huynh, học sinh phải xem đây là nhiệm vụ trọng tâm, là việc làm thường xuyên liên tục.
TÓM LẠI: Chất lượng giáo dục được bảo đảm vững chắc, số lượng HS khá giỏi tăng lên cùng đồng thời số lượng HS yếu, kém, HS bỏ học nửa chừng ngày càng giảm đi là điều mong muốn của mỗi nhà trường. Tất cả các giải pháp do nội lực của tập thể sư phạm nhà trường cùng với các giải pháp nhằm phát huy các nguồn lực bên ngoài xã hội có khả thi và hiện thực hay không đều phải được xuất phát từ sự nhận thức, lòng quan tâm để cùng biến thành nhiều hành động thiết thực, hiệu quả. 	

File đính kèm:

  • doctham_luan_20150726_113506.doc
  • doctham_luan_20150726_113501.doc