Tài liệu Văn học - Thơ của Nguyễn Khuyến

 TỰ TRÀO

Cũng chẳng giàu mà cũng chẳng sang,

Chẳng gầy, chẳng béo, chỉ làng nhàng.

Cờ đương dở cuộc không còn nước,

Bạc chửa thâu canh đã chạy làng.

Mở miệng nói ra gàn bát sách,

Mềm môi chén mãi tít cung thang.

Nghĩ mình lại gớm cho mình nhỉ,

Thế cũng bia xanh, cũng bảng vàng.

 

doc19 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 755 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tài liệu Văn học - Thơ của Nguyễn Khuyến, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ắt?
Mắt lão không vầy cũng đỏ hoe.
Rượu tiếng rằng hay, hay chả mấy.
Độ năm ba chén đã say nhè.
 TỰ TRÀO
Cũng chẳng giàu mà cũng chẳng sang,
Chẳng gầy, chẳng béo, chỉ làng nhàng.
Cờ đương dở cuộc không còn nước,
Bạc chửa thâu canh đã chạy làng.
Mở miệng nói ra gàn bát sách,
Mềm môi chén mãi tít cung thang.
Nghĩ mình lại gớm cho mình nhỉ,
Thế cũng bia xanh, cũng bảng vàng.
 MẸ MỐC
So danh giá ai bằng mẹ mốc,
Ngoài hình hài, gấm vóc chẳng thêm ra.
Tấm hồng nhan đem bôi lấm xoa nhòa,
Làm thế để cho qua mắt tục.
Ngoại mạo bất cầu như mỹ ngọc,
Tân trung thường thủ tự kiên kim.
Nhớ chồng con muôn dặm xa tìm,
Giữ son sắt êm đềm một tiết.
Sạch như nước, trắng như ngà, trong như tuyết,
Mảnh gương trinh nằng nặc quyết không nhơ;
Đắp tai ngảnh mặt làm ngơ,
Rằng không cũng kệ, rằng khờ cũng thây.
Khôn kia dễ bán dại này!
 THU VỊNH
Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao,
Cành trúc lơ phơ gió hắt hiu.
Nước biếc trông như tầng sương phủ,
Song thưa để mặc bóng trăng vào,
Mấy chùm trước dậu hoa năm ngoái,
Một tiếng trên không ngỗng nước nào?
Nhân hứng cũng vừa toan cất bút,
Nghĩ ra lại thẹn với ông Đào.
 THU ĐIẾU
Ao thu lạnh lẽo nước trong veo,
Một chiếc thuyền con bé tẻo teo.
Sóng biếc theo làn hơi gợn tí,
Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo.
Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt,
Ngõ trúc quanh co khách vắng teo.
Tựa gối, buông cần lâu chẳng được,
Cá đâu đớm động dưới chân bèo.
 CHỢ ĐỒNG
Tháng chạp hai mươi bốn chợ Đồng,
Năm nay chợ họp có đông không?
Dở trời, mưa bụi còn hơi rét,
Nếm rượu, tường đền được mấy ông?
Hàng quán người về nghe xáo xác,
Nợ nần năm hết hỏi lung tung.
 TỰ THUẬT
Tháng ngày thắm thoát tựa chim bay,
Ông ngẫm cùng ông, nghĩ cũng hay.
Tóc bạc bao giờ không biết nhỉ?
Răng long ngày trước hãy còn đây.
Câu thơ được chửa, thưa rằng được,
Chén rượu say rồi, nói chửa say.
Kẻ ở trên đời lo lắng cả,
Nghĩ ra ông sợ cái ông này.
 VỀ HAY Ở
Văng vẳng tai nghe tiếng chích chòe,
Lặng đi kẻo động khách lòng quê.
Nước non có tớ càng vui vẻ,
Hoa nguyệt nào ai đã đắm mê?
Quyên đã gọi hè quang quác quác,
Gà từng gáy sáng tẻ tè te.
Lại còn giục giã về hay ở?
Đôi gót phong trần vẫn khỏe khoe.
 LỜI GÁI GÓA
Chàng chẳng biết gái này gái góa,
Buồn nằm suông, suông cả áo cơm.
Khéo thay cái mụ tá ơm,
Đem chàng tuổi trẻ ép làm lứa đôi.
Chàng tuổi trẻ chơi bời quên nhọc,
Gái già này sức vóc được bao?
Muốn sao, chiều chẳng được sao,
Trước tuy sum họp, sau nào được lâu?
Lấy chồng vốn nhờ câu ăn mặc,
Chẳng ngờ rằng đói rách hổ người;
Vốn xưa cha mẹ dặn lời,
Tư bôn lại phải kẻ cười người chê.
Hỡi mụ ơi, thương chi thương thế?
Thương thì hay nhưng kế chẳng hay,
Thương thì gọi vải cho vay,
Lấy chồng thì gái góa này xin van!
 ANH GIẢ ĐIẾC
Trong thiên hạ có anh giả điếc,
Khéo ngơ ngơ ngác ngác, ngỡ là ngây!
Chẳng ai ngờ "sáng tai nọ, điếc tai cày".
Lối điếc ấy sau này em muốn học.
Tọa trung đàm tiếu, nhân như mộc,
Dạ lý phan viên, nhĩ tự hầu.
Khi sau vườn, khi ao trước,
khi điếu thuốc, khi miếng trầu.
Khi chè chuyên năm bảy chén,
khi Kiều lẩy một đôi câu;
Sáng một chốc, lâu lâu rồi lại điếc.
Điếc như thế ai không muốn điếc?
Điếc như anh dễ bắt chước ru mà!
Hỏi anh, anh cứ ậm à.
 BỒ TIÊN THI
Chú huyện Thanh Liêm khéo giở trò,
"Bồ tiên thi" lại thấy vần bồ.
Nghênh ngang võng lọng nhờ ông sứ,
Ngọng nghẹo văn chương giở giọng ngô.
Bồ chứa miệng dân chừng bật cạp,
Tiên là ý chú muốn vòi xu!
Từ vàng sao vẫn luôn cờ bạc,
Không khéo mà roi nó phết cho.
 VỀ NGHỈ NHÀ
Tóc bạc, lòng son chẳng dám già,
Ơn vua nhờ được nghỉ về nhà.
Nước non cây cỏ còn như cũ,
Ghế gậy cân đai thế cũng là.
Đất rộng biết thêm đường gốc sậy,
Ngày rồi nghe hết chuyện la ga.
Ông trời có lẽ cho ta nhỉ,
Có ý sinh ta phải có ta.
 THAN MÙA HÈ
Tháng tư đầu mùa hạ,
Tiết trời thực oi ả.
Tiếng dế kêu thiết tha,
Đàn muỗi bay tơi tả.
Nỗi ấy ngỏ cùng ai,
Cảnh này buồn cả dạ.
Biếng nhắp năm canh chầy,
Gà đà sớm giục giã.
 VỊNH MÙA HÈ
Biếng trông trời hạ nước non xa,
Ý khí ngày thường nghĩ đã trơ.
Cá vượt khóm rau lên mặt nước,
Bướm len đá trúc lượn rèm thưa.
Thơ Đào cửa miệng đưa câu rượu,
Xóm liễu quanh khe chịu tiếng khờ.
Nhân hứng cũng vừa toan cất chén,
Sấm đông rầm rập gió nồm đưa.
 ĐĨ CẦU NÔM
Thiên hạ bao giờ cho hết đĩ?
Trời sinh ra cũng để cho mà chơi!
Dễ mấy khi làm đĩ gặp thời,
Chơi lủng trống long dùi âu mới thích.
Đĩ bao tử càng chơi càng lịch,
Tha hồ cho khúc khích chị em cười.
Người ba đấng, của ba loài,
Nếu cũng như ai thì đĩ mốc.
Đĩ có tàn, có tán, có hương án, có bàn độc.
Khá khen thay làm đĩ có tông!
Khắp gian hồ chẳng chốn nào không,
Suốt nam bắc tây đông đều biết tiếng.
Đĩ mười phương chơi cho đủ chín,
Còn một phương nhịn để lấy chồng.
Chém cha cái kiếp đào hồng,
Bạn với kẻ anh hùng cho đứng số.
Vợ bợm, chồng quan, danh phận đó,
Mai sau ngày giỗ có văn nôm.
Cha đời con đĩ Cầu Nôm.
 ÔNG PHỖNG ĐÁ
Ông đứng làm chi đó hỡi ông?
Trơ trơ như đá, vững như đồng.
Đêm ngày gìn giữ cho ai đó?
Non nước đầy vơi có biết không?
 ÔNG PHỖNG ĐÁ
Người đâu tên họ là gì?
Khéo thay chích chích chi chi nực cười.
Giang tay ngửa mặt lên trời,
Hay còn lo tính sự đời chi đây?
Thấy phỗng đá lạ lùng muốn hỏi,
Hay tưởng trông cây cỏ nước non này,
Chí cũng rắp đan tay vào hội lạc.
Thanh sơn tiếu đầu tương hạc,
Thương hải thùy tri ngã diệc âu.
Thôi cũng đừng chấp chuyện đâu đâu,
Túi vũ trụ mặc đàn sau gánh vác.
Duyên hội ngộ là duyên tuổi tác,
Chén chú, chén anh, chén tôi, chén bác,
Cuộc tỉnh say, say tỉnh một vài câu.
Nên chăng đá cũng gật đầu!
 VỊNH NÚI AN LÃO
Mặt nước mênh mông nổi một hòn,
Núi già nhưng tiếng vẫn còn non.
Mảnh cây thưa thớt đầu như trọc,
Ghềnh đá long lay ngấn chửa mòn.
Một lá về đâu xa thăm thẳm,
Nghìn nhà trông xuống bé con con.
Dẫu già đã hẳn hơn ta chửa?
Chống gậy lên cao gối chẳng chồn!
 MUỐN LẤY CHỒNG
Bực gì bằng gái chực phòng không?
Tơ tưởng vì chưng một tấm chồng.
Trên gác rồng mây ngao ngán đợi,
Bên trời cá nước ngẩn ngơ trông.
Mua vui, lắm lúc cười cười gượng,
Giả dại, nhiều khi nói nói bông.
Mới biết có chồng như có cánh,
Giang sơn gánh vác nhẹ bằng lông.
 VỊNH TIẾN SỸ GIẤY
Rõ chú hoa man khéo vẽ trò,
Bỡn ông mà lại dứ thằng cu.
Mày râu mặt đó chừng bao tuổi,
Giấy má nhà bay đáng mấy xu?
Bán tiếng mua danh thây lũ trẻ,
Bảng vàng bia đá vẫn nghìn thu.
Hỏi ai muốn ước cho con cháu,
Nghĩ lại đời xưa mấy kiếp tu.
Cũng cờ, cũng biển, cũng cân đai,
Cũng gọi ông nghè có kém ai.
Mảnh giấy làm nên thân giáp bảng,
Nét son điểm rõ mặt văn khôi.
Tấm thân xiêm áo sao mà nhẹ?
Cái giá khoa danh thế mới hời!
Ghế chéo, lọng xanh ngồi bảnh chọe,
Nghĩ rằng đồ thật hóa đồ chơi.
 CHƠI NÚI NON NƯỚC
Chom chỏm trên sông đá một hòn,
Nước trôi sóng vỗ biết bao mòn?
Phơ đầu đã tự đời Bàn Cổ,
Bia miệng còn đeo tiếng trẻ con.
Rừng cúc tiền triều trơ mốc thếch,
Hòn câu Thái phó tảng rêu tròn.
Trải bao trăng gió xuân già dặn,
Trời dẫu già, nhưng núi vẫn non.
 NHỚ CẢNH CHÙA ĐỌI
Già yếu xa xôi bấy đến nay,
Làng chơi loáng thoáng lại buồn thay!
Chùa xưa ở lẫn cùng cây đá,
Sư cụ nằm chung với khói mây.
Dặm thế ngõ đâu tầng trúc ấy,
Thuyền ai khách đợi bến đâu đây?
Chuông trưa vẳng tiếng người không biết,
Trâu thả sườn non ngủ gốc cây.
 NGHE HÁT ĐÊM KHUYA
Một khúc đêm khuya tiếng đã chầy,
Nửa chen mặt nước, nửa từng mây.
Nghĩ mình vườn cũ vừa lui bước,
Ngán kẻ phương trời chẳng dứt dây.
Bẻ liễu thành Đài thôi cũng xếp,
Trồng lan ngõ tối ngát nào hay.
Từ xưa mặt ngọc ai là chẳng,
Chén rượu bên đèn luống tỉnh say.
 KẺ TRỘM MẤT TRỘM
Mày đi khoét lấy của người đây,
Lại có người theo khoét của mày.
Canh bạc biết đâu là lỗ lãi,
Vòng quanh thôi cũng tại ưa may.
Hóa thua cụ Ngạn đừng trao lụa,
Nết kém thầy Vương chửa ném cây.
Gẫm chín cuộc đời ai chẳng thế,
Kiếm ăn không những một phường bay.
 THẦY ĐỒ VE GÁI GÓA
Người bảo rằng thầy yêu cháu đây,
Thầy yêu mẹ cháu có ai hay!
Bắc cầu, câu cũ không hờ hững,
Cầm kín, tình xưa vẫn đắng cay.
Ở góa thế gian nào mấy mụ?
Đi ve thiên hạ thiếu chi thầy?
Yêu thầy cũng muốn cho thầy dạy,
Dạy cháu nên rồi mẹ cháu ngây.
 CHẾ ÔNG ĐỒ CỰ LỘC
Văn hay chữ tốt ra tuồng,
Văn dai như chão, chữ vuông như hòm.
Vẻ thầy như vẻ con tôm,
Vẻ tay ngoáy cám, vẻ mồm húp tương.
Vẻ cô đầu nói móc vài câu,
Hầu bao ních, rận bâu quanh chiếu,
Khăn nhuộm lờ lờ mùi nước điếu,
Nón sơn không méo cũng không tròn.
Quần vải thô, ngại giặt ngã màu son,
Giày cóc gặm, nhặt dây đàn khâu lấy.
Phong lưu ấy, mà tình tính ấy,
Đến cô đầu, vẫn thấy lả lơi bông,
Xinh thay diện mạo anh hùng!
 TẶNG ĐỐC HỌC HÀ NAM
Ai rằng ông dại với ông điên,
Ông dại sao ông biết lấy tiền.
Cậy cái bảng vàng treo nhị giáp,
Khoét thằng mặt trắng lấy tam nguyên.
Dấu nhà vừa thoát sừng trâu đỏ,
Phép nước xin chừa móng lợn đen.
Chỉ cốt túi mình cho nặng chặt,
Trăm năm mặc kệ tiếng chê khen.
LỜI VỢ ANH PHƯỜNG CHÈO
Xóm bên đông có phường chèo trọ,
Đương nửa đêm vợ gọi chuyện trò.
Rằng: "Ta thường làm quan to,
Sao người coi chẳng ra trò trống chi?"
Vợ giận lắm mắng đi mắng lại:
"Tuổi đã già sao lại dại như ri?
Đêm hôm ai chẳng biết chi,
Người ta biết đến thiếp thì hổ thay!
Ở đời có hai điều nên sợ:
Sống chết người, quyền ở trong tay.
Thế mà chàng đã chẳng hay,
Còn ai sợ đến phường này nữa chăng?
Vả chàng cũng lăng nhăng túng kiết,
Cuộc sinh nhai chèo hát qua thì,
Vua chèo còn chẳng ra gì,
Quan chèo vai nhọ khác chi thằng hề".
NGÀY XUÂN DẠY CÁC CON
Tuổi xuân, thêm được tóc râu phờ,
Nay đã năm mươi có lẻ ba.
Sách vở ích gì cho tuổi ấy,
Áo xiêm nghĩ lại thẹn thân già.
Xuân về ngày loạn càng lơ láo,
Người gặp sau cùng cũng ngất ngơ.
Lẩn thẩn lấy chi đền tấc bóng,
Sau đàn con hát vẫn say sưa.
CHƠI CHỢ TRỜI HƯƠNG TÍCH
Ai đi Hương Tích chợ trời đi!
Chợ họp quanh năm cả bốn thì.
Đổi chác người tiên cùng khách bụt,
Bán buôn gió chị lại trăng dì.
Yến anh chào khách nhà mây tỏa,
Hoa quả bày hàng điếm cỏ che.
Giá áo, lợn, tằm, tiền, gạo đủ,
Bán mua mặc ý muốn chi chi.
UỐNG RƯỢU Ở VƯỜN BÙI
Túy Ông ý chẳng say về rượu,
Say vì đâu, nước thẳm với non cao.
Non lặng ngắt, nước tuôn ào,
Tôi với bác xưa nay cùng thích thế.
Đời trước thánh hiền đều vắng vẻ,
Có người say rượu tiếng còn nay.
Cho nên say, say khướt cả ngày,
Say mà chẳng biết rằng say ngã đùng.
Chu Bá Nhân thuở trước sang sông,
Chỉ tỉnh rượu ba ngày không phải ít.
Kêu gào thế cười chi cho mệt,
Chớ buồn che nghe hát làng say.
Xin ngươi gắng cạn chén này.
MỪNG ÔNG NGHÈ MỚI ĐỖ
Anh mừng cho chú đỗ ông nghè,
Chẳng đỗ thì trời cũng chẳng nghe.
Ân tứ dám đâu coi rẻ rúng,
Vinh qui ắt hẳn rước tùng xòe.
Rượu ngon ả nọ khôn đường tránh,
Hoãn đẹp nàng này khó nhẽ che.
Hiền quý đến nay đà mới rõ,
Rõ từ những lúc tổng chưa đe.
HỎI THĂM QUAN TUẦN MẤT CẮP
Tôi nghe cướp nó lèn ông,
Nó lại lôi ông đến giữa đồng.
Lấy của đánh người quân tệ nhỉ!
Thân già da cóc có đau không?
Bây giờ mới sẽ sầy da trán,
Ngày trước khi đâu mất mảy lông.
Thôi cũng đừng nên ki cóp nữa,
Kẻo mang tiếng dại với phường ngông!
 MUỖI
Ta say đương buồn ngủ,
Lũ muỗi gọi ta dậy.
Ta giơ quạt xua đi rồi chúng lại đến,
Cứ nhoi nhói vào tai người ta.
"Sao mày thích thịt ta thế?
Sao mày ham da tao thế?
Sao mày thù gối tao thế?
Sao mày ghét chăn ta thế?
Mày với ta chẳng liên can gì với nhau,
Sao mà bắt chẹt nhau như vậy?".
Dịch Thơ:
Ta say vừa đi ngủ,
Muỗi quấy không cho nằm.
Gió quạt xua lại đến,
Bên tai cứ réo ầm.
Thịt ta sao mày thích?
Da ta sao mày ham?
Gối ta sao mày ghét?
Chăn ta sao mày căm?
Ta mày có điều chi?
Làm khổ nhau cho cam!
Nguyễn Văn Tú Dịch
 VẺ GIÀ
Tuổi ta đã năm mươi lẻ năm,
Tất cả mọi cái xấu đều lộ ra lúc già.
Răng xiêu ghê buốt như cãi cọ nhau,
Mắt lòa, gấp sách cắt nghĩa mò.
Tự thương mình, mái tóc trong gương đã ba phần trắng,
Nhưng lòng son, vẫn còn một điểm thiêng liêng.
Chớ lấy làm, lạ ngày nào cũng tựa cửa say sưa,
Nếu ta mà không say thì tỉnh với ai?
Dịch Thơ:
Năm mươi nhăm tuổi cái thân già,
Vẻ xấu dần dần lộ bết ra.
Răng vẹo buốt hàm như cãi cọ,
Mắt lòa gấp sách giảng ê a.
Ba phần tóc bạc càng thêm tủi.
Một tấm lòng son vẫn có thừa,
Đừng trách bên song say khướt mãi,
Không say thì tỉnh với ai mà? Khương Hữu Dụng Dịch
 MUA CÁ
Cái ao vuông ngoài cửa rộng hơn một mẫu,
Hàng năm cá không nuôi mà vẫn nhiều.
Người giàu làm chủ cái ao, ấy thu lợi hàng mười nghìn,
Người nghèo mua lại ao ấy, lãi không bằng một phần.
Gạo đắt đã khó đủ cho miệng ăn,
Nước sâu lại gặp phải hồi mưa dầm.
Biết đâu giàu nghèo, không phải là do số mệnh,
Thôi thì cứ ráng hết sức làm, chẳng nên oán hận chi.
Dịch Thơ:
Ngoài cửa chừng hơn một mẫu ao,
Cá không phải thả cũng dồi dào.
Người giàu làm chủ lời hàng vạn,
Nhà khó mua về kiếm được bao?
Giàu nghèo ai biết không do số,
Đừng oán hờn chi, gắng sức vào.
Đỗ Ngọc Toại Dịch
 VƯỜN RAU
Một năm đến lại một năm qua,
Đã nghèo lại ốm, còn biết ngày tháng là gì! Giúp cho hứng rượu, con thường đem dâng đậu phộng,
Mừng xuân đến khách lại tặng thứ chè Long.
Ngàn trái núi mờ tỏ, tưởng như kém tươi đẹp,
Một con hạc lẻ bay lượn dọc ngang, chưa biết đâu là nhà.
Chỉ có cải hành ở vườn nhỏ này là xanh tốt,
Không cần vun tưới khó nhọc, nó vẫn rườm rà.
Dịch Thơ:
Một năm rồi lại một năm qua,
Nghèo ốm dường quên cả tuế hoa.
Tiếp nhằm con thường dâng đậu phụng,
Mừng xuân khách lại tặng Long trà.
Ngàn non mờ tỏ không còn vẻ,
Chiếc hạc bơ vơ chửa thấy nhà.
Chỉ có mảnh vườn hành cải tốt,
Chẳng còn vun tưới vẫn rườm rà.
Lê Tư Thực, Đỗ Ngọc Toại Dịch
 VƯỜN CẢI
Trước chỗ ngồi, trồng một vườn cải,
Sớm hôm tưới tắm rất là khó nhọc.
Một khóm thì củ vàng và mập mạp,
Nhưng đầu hoa thì lại trắng phếch.
Một khóm thì đầu hoa vàng,
Nhưng dưới gốc lại không có củ.
Hai bên không nên trái ý nhau,
Ta cùng các ngươi đều được vừa ý.
Dịch Thơ:
Vườn cải trồng trước nhà,
Sớm hôm vun tưới mệt!
Một khóm củ vàng to,
Đầu hoa đều trắng phếch.
Một khóm đầu hoa vàng,
Dưới chân lại rỗng tuếch.
Đôi bên chẳng trái nhau,
Ngươi vui ta cũng thích!
Nguyễn Văn Tú Dịch
 TRỐNG ẾCH
Nghe nói các nơi đâu cũng cấm trống kèn,
Ao nhà ta thì trống ếch khua suốt đêm.
Quát mắng thì im, một lúc lâu rồi lại đâu hoàn đấy,
Có lệnh cấm mà "các ngươi" không sợ à?
Hay là ái ngại chỗ ở u tịch này, nhạt nhẽo quá,
Nên để cho một đội âm nhạc, làm nhộn nhịp lên.
Không biết có người cứng cổ nào đó,
Qua đây cũng phải kính cẩn trước con ếch giận dữ.
Dịch Thơ:
Nghe nói nơi nơi cấm trống kèn,
Ao ta trống ếch suốt đêm rền.
Quát im, chốc lại hoàn như cũ,
Lệnh cấm bay sao chẳng sợ trên?
Hay thấy nơi này hiu quạnh quá,
Mà khua nhạc nọ rộn ràng lên?
Dù ai cứng cổ đi qua đó,
Thấy ếch đương hăng cũng phải kiềng.
Dương Xuân Đàm Dịch
 THỦY TIÊN
Không biết gã này từ đâu đến đây?
Trong như băng, trắng như ngọc, thiên nhiên đúc chuốt ra như thế.
Đặt vào trong chiếc bể đá để trên chỗ ngồi,
Sáng hôm sau thấy nở ra vài bông hoa.
Đem dồn cho bọn con buôn lớn thì còn kén chọn gì?
Thơm hay thối, dù nghìn năm sau cũng vẫn rõ ràng,
Đào, mận ở bên tường đừng có ghen tức nhau chi!
Dịch Thơ:
Biết rằng gốc tích tự đâu ra?
Cốt cách thiên nhiên, vẻ ngọc ngà.
Trước án đặt vào trong bể đá,
Sáng mai bỗng nở mấy chồi hoa.
Chuyên tay còn kén chi phường lái,
Ngán nỗi riêng vui với lão già.
Thơm thối nghìn năm sau vẫn thấy,
Mận, đào bên xóm chớ chua ngoa.
Nguyễn Văn Tú Dịch
 VỊNH CÂY MAI
Không biết gã này từ đâu đến đây?
Ngẫu nhiên năm trước được trồng vào mảnh vườn của ta.
Khi lá còn chưa mọc, hoa đua nhau nở,
Khi hoa không nở nữa, lá mới bắt đầu nẩy ra.
Rườm rà tươi tốt, mọi cây đã không thể sánh kịp,
Mùi hương mát dịu, đáng đứng đầu trăm hoa.
Chỉ có ông say sớm tối thường an ủi ngươi,
Còn người đời không ai biết ngươi, thực là đáng buồn.
Dịch Thơ:
Chẳng hay gốc tích nơi nào?
Ngẫu nhiên năm trước, trồng vào vườn ta.
Lá chưa mọc, đã đầy hoa,
Hoa tàn lá mới rườm rà đua tươi.
Xanh tươi hơn mọi cây rồi,
Mà hương thanh lại khác vời trăm hoa.
Ông say hôm sớm mặn mà,
Người đời hờ hững thật là đáng thương.
Đỗ Ngọc Toại Dịch
 NÚI DỤC THỦY
Non xanh có từ muôn thuở xưa,
Tên Dục Thúy năm nào mới đặt?
Tòa thành đứng trên cao chơ vơ ngàn thước,
Một ngôi chùa đứng chìa ra giữa dòng sông.
Nhà sư Tuệ Viễn nay ở đâu?
Am của ông Thăng Phủ vẫn còn tấm bia.
Biết bao nhiêu ý hoài cổ gợi lên lúc xế chiều,
Đôi ba tiếng chim chiều thánh thót.
Dịch Thơ:
Non xanh muôn thuở xanh cao,
Mà tên Dục Thúy năm nào đặt ra?
Thành côi ngàn bậc trên xa,
Ngôi chùa trên núi nhô ra giữa dòng.
Tìm đâu Tuệ Viễn sư ông,
Bia am Thăng Phủ rêu phong vẫn còn.
Chim chiều đôi tiếng véo von,
Tình xưa gửi với nước non bóng tà!
Hoàng Tạo Dịch
 VIẾNG CON CUỐC
Bùi ngùi để nỗi đông hoàng đi chưa về,
Đêm đêm kêu gào thảm thiết, máu chảy đầm áo.
Lòng này đã không kể gì đến sự sống chết,
Thì còn cần gì bàn đến lẽ phải trái lúc bấy giờ?
Tiết tháo bền bỉ tưởng chừng như viên đá của chim Tinh Vệ,
Phong cách thanh tao sáng mãi với rau vi ở núi Thú Dương.
Giật mình trở dậy, vì người mà khóc nghẹn ngào,
Đã thấy ở ngoài tường, ong bướm đang bay rối rả.
Dịch Thơ:
Đi đâu vắng mãi hỡi Đông hoàng,
Lệ máu đêm đêm vạt áo loang.
Lòng đã chẳng nề sinh với tử,
Việc đâu có kể phải cùng chăng?
Gan bền ngỡ đá hàm Tinh vệ,
Nết sạch đường rau ngọn Thú Dương.
Thổn thức vì người bừng trở dậy,
Bướm ong đâu đã nhộn bên tường.
Nguyễn Văn Tú Dịch
 SÔNG THẠCH HÃN
Trên dòng sông Thạch Hãn một mái chèo khua ngang,
Ráng chiều lấp loáng soi sáng rặng núi xa.
Gió Tây từ đâu xua cát bụi đến,
Làm cho dòng sông không còn trong suốt đáy như ngày xưa nữa.
Dịch Thơ:
Khua ngang dòng Hãn một con chèo,
Lấp loáng non xa nhuộm nắng chiều.
Trách trận gió tây tung cát bụi,
Chẳng còn như trước nước trong veo.
Hoàng Tạo Dịch
 MÙA THI TRỜI NÓNG
Đã qua tiết trùng dương mà khí trời vẫn nóng,
Suốt ngày chỉ ngồi tựa cửa sài uống rượu.
Dòng nước biếc vây quanh tưởng như cái đai thắt lại,
Da trời xanh ngắt như chiếc áo không thấy vết khâu.
Nắng gió vẫn như ngày tháng năm tháng sáu,
Tuy có mưa sấm, nhưng ở tận mấy làng xa.
Về nghĩ là được thỏa cái thú điền viên của ta,
Còn mọi chuyện trên đời, nghe thấy cũng chỉ mỉm cười không nói.
Dịch Thơ:
Qua tiết trùng dương vẫn thấy oi,
Suốt ngày nâng chén tựa hiên ngồi.
Biếc vây làn nước như đai quấn,
Xanh nhuộm da trời một sắc tươi.
Nắng gió vẫn như ngày cuối hạ,
Sấm mưa đâu tận nẻo chân trời.
Về nơi vườn ruộng lòng ta thỏa,
Việc thế nghe qua chỉ mỉm cười.
Đỗ Ngọc Toại Dịch
 NÓI CHUYỆN VỚI SƯ
Khi còn trẻ ta học ở gần nhà ngươi,
Ta chưa làm quan, ngươi cũng chưa làm sư.
Từ khi ngươi vân du, ta cũng đi làm quan,
Trong thời gian đó tin tức hai bên đều mù mịt.
Không biết đêm nay là đêm gì mà kẻ xe người nón gặp nhau?
Thấm thoát đã trải qua gió bụi hai mươi năm rồi.
Nay ta đã từ quan trở về lại gặp ngươi,
Xem ra chúng ta đều chưa rũ sạch bụi trần duyên cả.
Dịch Thơ:
Nhớ xưa tôi bác gần nhà,
Tôi còn đi học bác chưa đi chùa.
Từ ngày gần phật, gần vua,
Hai bên tin tức mịt mờ cả hai.
Nón xe nào biết có rày?
Phong trần thoát đã hai mươi năm trường.
Nay về gặp mặt tỏ tường,
Hai ta duyên nợ còn vương với đời.
Nguyễn Văn Tú Dịch
 MỐI CẢM ĐÊM THU
Non sông bốn mặt lạnh ngắt như tờ,
Một mình ngồi nơi nhà học ngắm trăng sáng.
Gió thu thổi đâu một chiếc lá đến,
Khêu gợi nên biết bao mối tình nhớ nhà.
Dịch Thơ:
Bốn mặt non sông vắng lặng tờ,
Phòng văn tựa ghế ngắm gương nga.
Lá thu một chiếc bay trong gió,
Khêu gợi bao nhiêu nỗi nhớ nhà.
Hoàng Tạo Dịch
 THƯƠNG CON NHỆN CHẾT
Ngủ dậy mở cửa sổ, cất chén uống nửa vời,
Nhặng xanh sao cứ đến mà vo vo thế?
Mày chỉ cần lẫy một hạt là đủ no bụng,
Thì việc gì phải réo rắt mà kêu như ống sáo?
Thương cho số phận mày chỉ đáng đậu bờ bụi thôi,
Chỉ vì coi thường người nên đến nỗi ngã vào canh rau lê.
Thợ trời sinh hóa ra muôn loài thật là lắm chuyện,
Làm cho người muốn tránh nắng, xua nồng, chưa được hài lòng.
Dịch Thơ:
Ngủ dậy bên song rượu nửa bình,
Vo vo nhặng đã xán vòng quanh.
Chỉ cần một hạt vừa no bụng,
Chỉ phải luôn mồm nhộn tiếng sinh.
Biết phận chỉ nên quanh bờ bụi,
Khinh người chẳng bõ ngã vào canh.
Hóa công bày đặt sao nhiều chuyện?
Muốn rảnh chưa yên nỗi bực mình.
Nguyễn Văn Tú Dịch
 KHUYÊN N

File đính kèm:

  • docTHO NGUYEN KHUYEN.doc
Giáo án liên quan