Tài liệu tự ôn môn Tiếng Việt Lớp 5

Câu 3: (0,5đ) Bài văn gợi cho em nhớ đến những truyền thuyết về sự nghiệp dựng nước và giữ nước nào của dân tộc?

 a. Thánh Gióng, Sơn Tinh Thủy Tinh, An Dương Vương.

 b. An Dương Vương, Sơn Tinh Thủy Tinh, Bánh chưng bánh giầy.

 c. Sơn Tinh Thủy Tinh, Sự tích trăm trứng, Thánh Gióng, An Dương Vương, Bánh chưng bánh giầy.

d. Sơn Tinh Thủy Tinh, Thánh Gióng, An Dương Vương, Sự tích trăm trứng.

 Câu 4: (1,0đ) Ngày nào là ngày giỗ Tổ?

a. Ngày mùng mười tháng ba dương lịch hằng năm.

b. Ngày mùng mười tháng ba âm lịch hằng năm.

c. Ngày mùng ba tháng mười dương lịch hằng năm.

d. Ngày mùng ba tháng mười âm lịch hằng năm.

 

doc13 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 695 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tài liệu tự ôn môn Tiếng Việt Lớp 5, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Họ và tên .............................................................
ÔN TẬP MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 5
I. Bài tập về đọc hiểu
Phong cảnh đền Hùng
Đền Thượng nằm chót vót trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh. Trước đền, nhữn khóm hải đường đâm bông rực đỏ, những cánh bướm nhiều màu sắc bay dập dờn như đang múa quạt xòe hoa. Trong đền, dòng chữ vàng Nam quốc sơn hà uy nghiêm đề ở bức hoành phi treo chính giữa.
Lăng của các vua Hùng kề bên đền Thượng, ẩn trong rừng cây xanh xanh. Đứng ở đây, nhìn ra xa, phong cảnh thật là đẹp. Bên phải là đỉnh Ba Vì vòi vọi, nơi Mị Nương – con gái vua Hùng Vương thứ 18 – theo Sơn Tinh về trấn giữ núi cao. Dãy Tam Đảo như bức tường xanh sừng sững chắn ngang bên trái đỡ lấy mây trời cuồn cuộn. Phía xa xa là núi Sóc Sơn, nơi in dấu chân ngựa sắt Phù Đổng, người có công giúp Hùng Vương đánh thắng giặc Ân xâm lược. Trước mặt là Ngã Ba Hạc, nơi gặp gỡ giữa ba dòng sông lớn tháng năm mải miết đắp bồi phù sa cho đồng bằng xanh mát.
Trước đền Thượng có một cột đá cao đến năm gang, rộng khoảng ba tấc. Theo ngọc phả, trước khi dời đô về Phong Khê, An Dương Vương đã dựng mốc đá đó, thề với các vua Hùng giữ vững giang sơn. Lần theo lối cũ đến lưng chừng núi có đền Trung thờ 18 chi vua Hùng. Những cành hoa đại cổ thụ tỏa hương thơm, những gốc thông già hàng năm, sáu thế kỉ che mát cho con cháu về thăm đất Tổ. Đi dần xuống là đền Hạ, chùa Thiên Quang và cuối cùng là đền Giếng, nơi có giếng Ngọc trong xanh, ngày xưa công chúa Mị Nương thường xuống rửa mặt, soi gương.
Theo ĐOÀN MINH TUẤN
b. Dựa vào nội dung bài đọc, em hãy khoanh tròn vào câu trả lời đúng và hoàn thành các bài tập sau:
 Câu 1: (1,0đ) Đền Thượng nằm trên đỉnh núi nào?
Ba Vì. b. Nghĩa Lĩnh. c. Sóc Sơn. d. Phong Khê.
 Câu 2: (1,0đ) Đền Hùng nằm ở tỉnh nào?
Phú Thọ. b. Phúc Thọ. c. Hà Nội. d. Hà Tây
 Câu 3: (0,5đ) Bài văn gợi cho em nhớ đến những truyền thuyết về sự nghiệp dựng nước và giữ nước nào của dân tộc?
 a. Thánh Gióng, Sơn Tinh Thủy Tinh, An Dương Vương.
 b. An Dương Vương, Sơn Tinh Thủy Tinh, Bánh chưng bánh giầy.
 c. Sơn Tinh Thủy Tinh, Sự tích trăm trứng, Thánh Gióng, An Dương Vương, Bánh chưng bánh giầy.
Sơn Tinh Thủy Tinh, Thánh Gióng, An Dương Vương, Sự tích trăm trứng.
 Câu 4: (1,0đ) Ngày nào là ngày giỗ Tổ?
Ngày mùng mười tháng ba dương lịch hằng năm.
Ngày mùng mười tháng ba âm lịch hằng năm.
Ngày mùng ba tháng mười dương lịch hằng năm.
d. Ngày mùng ba tháng mười âm lịch hằng năm.
 Câu 5: (1,0đ) Hai câu: ”Đền Thượng nằm chót vót trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh. Trước đền, những khóm hải đường đâm bông rực đỏ, những cánh bướm nhiều màu sắc bay dập dờn như đang múa quạt xòe hoa.” liên kết với nhau bằng cách nào?
Lặp từ ngữ. b. Thay thế từ ngữ. c. Dùng từ ngữ nối. d. Dùng quan hệ từ.
 Câu 6: (0,5đ) Dòng nào dưới đây nêu đúng nội dung bài văn?
 a. Ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ của đền Hùng và vùng đất Tổ, đồng thời bày tỏ niềm thành kính thiêng liêng của mỗi con người đối với tổ tiên.
b. Ca ngợi niềm thành kính thiêng liêng của mỗi con người đối với tổ tiên.
 c. Ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ của đền Hùng và vùng đất Tổ.
 d. Miêu tả phong cảnh đẹp của đền Hùng và vùng đất Tổ.
 Câu 7: (0,5đ) Dòng nào dưới đây chỉ gồm các từ láy?
 a. Dập dờn, chót vót, xanh xanh, vòi vọi, sừng sững, cuồn cuộn, ra xa.
 b. Dập dờn, chót vót, xanh xanh, vòi vọi, Sóc Sơn, cuồn cuộn, xa xa.
 c. Dập dờn, chót vót, xanh xanh, đồng bằng, vòi vọi, sừng sững, cuồn cuộn. 
 d. Dập dờn, chót vót, xanh xanh, vòi vọi, sừng sững, cuồn cuộn, xa xa.
 Câu 8: (0,5đ) Dấu phẩy trong câu “Trong đền, dòng chữ vàng Nam quốc sơn hà uy nghiêm đề ở bức hoành phi treo chính giữa” có tác dụng gì?
 a. Ngăn cách các vế câu trong câu ghép.
 b. Ngăn cách trạng ngữ với các thành phần chính của câu.
 c. Ngăn cách các trạng ngữ trong câu.
 d. Ngăn cách các bộ phận có cùng chức vụ trong câu.
 Câu 9: (1,0đ) Viết một câu ghép có sử dụng cặp quan hệ từ “Vì – nên”? 
 Viết câu của em:
................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................
Thái sư Trần Thủ Độ
 	Trần Thủ Độ là người có công lập nên nhà Trần, lại là chú của vua và đứng đầu trăm quan, nhưng không vì thế mà tự cho mình vượt qua phép nước
 	Có lần, Linh Từ Quốc Mẫu, vợ ông, muốn xin riêng cho một người làm chức câu đương. Trần Thủ Độ bảo người ấy:
 - Ngươi có phu nhân xin cho làm chức câu đương, không thể ví như những câu đương khác. Vì vậy, phải chặt một ngón chân để phân biệt.
 	Người ấy kêu van mãi, ông mới tha cho.
 	Một lần khác, Linh Từ Quốc Mẫu ngồi kiệu đi qua chỗ thềm cấm, bị một người quân hiệu ngăn lại. Về nhà, bà khóc:
 - Tôi là vợ thái sư mà bị kẻ dưới khinh nhờn.
 	Ông cho bắt người quân hiệu đến. Người này nghĩ là phải chết. Nhưng khi nghe anh ta kể rõ ngọn ngành, ông bảo:
 - Ngươi ở chức thấp mà biết giữ phép nước như thế, ta còn trách gì nữa!
 Nói rồi, lấy vàng, lụa thưởng cho.
 Trần Thủ Độ có công lớn,vua cũng phải nể. Có viên quan nhân lúc vào chầu vua, ứa nước mắt tâu:
 - Bệ hạ còn trẻ mà thái sư chuyên quyền, không biết rồi xã tắc sẽ ra sao. Hạ thần lấy làm lo lắm.
 Vua đem viên quan đến gặp Trần Thủ Độ và nói : 
 - Kẻ này dám tâu xằng với trẫm là Thượng phụ chuyên quyền, nguy cho xã tắc.
 Trần Thủ Độ trầm ngâm suy nghĩ rồi tâu:
 - Quả có chuyện như vậy. Xin Bệ hạ quở trách thần và ban thưởng cho người nói thật.
 Theo ĐẠI VIỆT SỬ KÍ TOÀN THƯ
 Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng (Từ câu 1 đến câu 4)
Câu 1 : Khi có người muốn xin chức câu đương,Trần Thủ Độ đã làm gì? 
Đồng ý nhưng yêu cầu chặt đứt một ngón tay để phân biệt.
Đồng ý nhưng yêu cầu chặt đứt một ngón chân để phân biệt.
Không đồng ý và đuổi về.
Nể tình phu nhân xin nên cho người ấy chức câu đương.
Câu 2 : Trước việc làm của người quân hiệu,Trần Thủ Độ xử lí ra sao?
Đuổi việc người quân hiệu.
La mắng,khiển trách người quân hiệu.
Khen người quân hiệu ở chức thấp mà biết giữ phép nước và lấy vàng lụa thưởng cho người quân hiệu.
Bắt người quân hiệu xin lỗi phu nhân.
Câu 3: Em hiểu thái sư nghĩa là gì?
Chức quan đầu triều thời xưa.
Chú của vua.
Chức quan võ nhỏ.
Chức quan chuyên lo việc xét xử.
Câu 4 : Khi biết có viên quan tâu với vua rằng mình chuyên quyền,thái độ của thái sư Trần Thủ Độ như thế nào? 
A.Không vui.
B.Tức giận người đó.
C.Nhận lỗi nhưng tức giận.
D.Nhận lỗi và xin vua ban thưởng cho người nói thật.
Câu 5 : Nội dung của truyện nói gì ?
Câu 6 Qua câu chuyện Thái sư Trần Thủ Độ,em rút ra được điều gì cho bản thân?
Câu 7 : Dòng nào dưới đây nêu đúng nhất nghĩa của từ công dân ? 
Người làm việc trong cơ quan của nhà nước.
Người dân của một nước,có quyền lợi và nghĩa vụ đối với đất nước.
Người lao động chân tay làm công ăn lương.
Người dân từ 18 tuổi trở lên.
Câu 8 : Câu “Người ấy kêu van mãi,ông mới tha cho”. Câu ghép trên được nối bằng cách nào?
Nối trực tiếp.
Nối bắng 1 quan hệ từ.
Nối bằng 1 cặp quan hệ từ
Nối bằng quan hệ từ và dấu phẩy.
Câu 9 : Xác định chủ ngữ,vị ngữ trong câu ghép sau:
 “ Tuy nhà bạn An nghèo nhưng bạn học rất tốt.”
Câu 10 Em hãy viết lại câu sau cho hay hơn (bằng cách sử dụng từ ngữ gợi tả,gợi cảm,hoặc sử dụng biện pháp so sánh,nhân hóa):
 “Cánh đồng lúa chín vàng.”
NGƯỜI CHẠY CUỐI CÙNG
 Cuộc thi chạy hàng năm ở thành phố tôi thường diễn ra vào mùa hè.
 Nhiệm vụ của tôi là ngồi trong xe cứu thương, theo sau các vận động viên, phòng khi có ai đó cần được chăm sóc y tế. Khi đoàn người tăng tốc, nhóm chạy đầu tiên vượt lên trước. Chính lúc đó hình ảnh một người phụ nữ đập vào mắt tôi. Tôi biết mình vừa nhận diện được “người chạy cuối cùng”. Bàn chân chị ấy cứ chụm vào mà đầu gối cứ đưa ra. Đôi chân tật nguyền của chị tưởng chừng như không thể nào bước đi được, chứ đừng nói là chạy. Nhìn chị chật vật đặt bàn chân này lên trước bàn chân kia mà lòng tôi tự dưng thở dùm cho chị , rồi reo hò cổ động cho chị tiến lên. Người phụ nữ vẫn kiên trì tiến tới, quả quyết vượt qua những mét đường cuối cùng.Vạch đích hiện ra, tiếng người la ó ầm ĩ hai bên đường. Chị chầm chậm tiến tới, băng qua, giật đứt hai đầu sợi dây cho nó bay phấp phới sau lưng tựa như đôi cánh.
	Kể từ hôm đó, mỗi khi gặp phải tình huống quá khó khăn tưởng như không thể làm được, tôi lại nghĩ đến “người chạy cuối cùng”. Liền sau đó mọi việc trở nên nhẹ nhàng đối với tôi. 
Câu 1. Cuộc thi chạy hàng năm ở thành phố tác giả thường tổ chức vào mùa nào?
A .Mùa xuân B. Mùa hè C. Mùa thu D. Mùa đông
Câu 2 : Nhiệm vụ của nhân vật “tôi” trong bài là:
 A. Đi thi chạy. B. Đi diễu hành.
 C. Đi cổ vũ.	 D. Chăm sóc y tế cho vận động viên.
Câu 3 : “Người chạy cuối cùng” trong cuộc đua có đặc điểm gì?
 A. Là một em bé .
 B . Là một cụ già .
 C .Là một người phụ nữ có đôi chân tật nguyền.
 D. Là một người đàn ông mập mạp.
Câu 4: Nội dung chính của câu chuyện là:
Ca ngợi người phụ nữ đã vượt qua được khó khăn vất vả giành chiến thắng trong cuộc thi.
Ca ngợi người phụ nữ có đôi chân tật nguyền có nghị lực và ý chí đã giành chiến thắng trong cuộc thi chạy.
Ca ngợi tinh thần chịu thương, chịu khó của người phụ nữ.
Ca ngợi sự khéo léo của người phụ nữ. 
Câu 5: Mỗi khi gặp phải tình huống quá khó khăn tưởng như không thể làm được, tác giả lại nghĩ đến ai? 
........
Câu 6: Em rút ra bài học gì khi đọc xong bài văn trên ?
....
....
Câu 7: Từ đồng nghĩa với từ “kiên trì”?
nhẫn nại B. chán nản
dũng cảm D. hậu đậu
Câu 8: Viết 2 từ láy có trong bài văn trên
....Câu 9:Viết thêm một vế câu thích hợp vào chỗ trống để tạo thành câu ghép.	
 Do người phụ nữ quyết tâm vượt khó nên ...............................
Câu 10: Kể từ hôm đó, mỗi khi gặp phải tình huống quá khó khăn tưởng như không thể làm được, tôi lại nghĩ đến “người chạy cuối cùng”.
Phân tích cấu tạo câu văn trên và cho biết đó là câu đơn hay câu ghép
....................
BẦU TRỜI NGOÀI CỬA SỔ
Đó là khung cửa sổ có bầu trời bên ngoài thật đẹp. Bầu trời ngoài cửa sổ ấy, lúc thì như một bức tranh nhiều màu sắc lúc thì như một trang sách hay. Bầu trời bên ngoài cửa sổ, Hà chỉ nhìn sắc mây thôi cũng có thể đoán biết mưa hay nắng, dông bão hay yên lành.
Bầu trời ngoài của sổ của bé Hà thường đầy ánh sáng, đầy màu sắc. Ở đấy, Hà thấy bao nhiêu điều lạ. Một đàn vàng anh, vàng như dát vàng lên lông, lên cành ấy, mà con trống bao giờ cũng to hơn, óng ánh sắc lông hơn – chợt bay đến rồi chợt bay đi. Nhưng có lúc, đàn vàng anh ấy đậu lên ngọn chót vót những cây bạch đàn chanh cao nhất giữa bầu trời ngoài cửa sổ. Những ngọn bạch đàn chanh cao vút ấy bỗng chốc đâm những “búp vàng”. Rồi từ trên chót vót cao, vàng anh trống cất tiếng hót. Tiếng hót mang theo hương thơm lá bạch đàn chanh từ bầu trời bay vào cửa sổ. Đàn chim chớp cánh vàng khoe sắc với nắng rực rỡ, và tiếng chim lại như những chuỗi vàng lọc nắng bay đến với Hà. Chốc sau đàn chim chao cánh bay đi, nhưng tiếng hót như đọng mãi giữa bầu trời ngoài cửa sổ.
Buổi sáng, ánh nắng dịu dàng, ngọt màu mật ong từ bầu trời ngoài cửa sổ rọi vào nhà, in hình hoa lá trên mặt bàn, nền gạch hoa. Còn về đêm, trăng khi thì như chiếc thuyền vàng trôi trong mây trên bầu trời ngoài cửa sổ, lúc thì như chiếc đèn lồng thả ánh sáng xuống đầy sân.
Ôi! Khung cửa sổ nhỏ! Hà yêu nó quá! Hà thích ngồi bên cửa sổ nhổ tóc sâu cho bà, nghe bà kể chuyện cổ tích “Ngày xửa, ngày xưa...”
 ( Xuân Lương)
* Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng.
Câu 1: Khi ngắm bên ngoài bầu trời, Hà có thể đoán biết được thời tiết qua sự vật gì? 
a. Ánh nắng	
b. Đàn vàng anh
c. Sắc mây
Câu 2: Hà thích làm điều gì bên cửa sổ? 
	a. Ngắm nhìn bầu trời không chán.
b. Ngửi hương thơm của cây trái. 
c. Nhổ tóc sâu cho bà, nghe bà kể chuyện cổ tích.
Câu 3: Bầu trời ngoài cửa sổ được tác giả miêu tả qua những từ ngữ nào? 
................Câu 4: Tác giả ngắm khung cảnh bầu trời vào lúc nào? 
 	 Câu 5: Từ “búp vàng” trong câu : Những ngọn bạch đàn chanh cao vút ấy bỗng chốc đâm những “búp vàng” chỉ cái gì?
.......
Câu 6: Câu chuyện Bầu trời ngoài cửa sổ muốn nói lên điều gì? 
........Câu 7:Từ nào sau đây viết sai chính tả 
	a. In – Đô- nê- xi- a
b. Na - pô- lê- ông
	c. Sác - lơ Đác – uyn.
Câu 8: Viết tiếp vế câu thích hợp để tạo nên câu ghép: 
a. Bầu trời càng nắng gắt ...
 b. nhưng Hà vẫn đi học chuyên cần.
Câu 9: Em hãy viết hai câu thành ngữ hoặc tục ngữ nói về truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc ta? 
.......
Câu 10 : Đặt 2 câu ghép thể hiện mối quan hệ nguyên nhân kết quả và tăng tiến ? (1 điểm)
.......
II. CHÍNH TẢ (NGHE-VIẾT)
Mùa thu trong trẻo
Mùa thu đến thật trong trẻo dịu dàng. Nó chẳng ồn ã, sôi động như những ngày hè nóng nực. Phải chịu khó để ý thì thấy mùa thu về rất rõ.
Ấy là khi bầu trời tự nhiên cao bồng lên và xanh trong. Một màu xanh trứng sáo ngọt ngào êm dịu. Vắng hẳn những đám mây đen thường ùn ùn kéo lên từ phía chân trời mỗi buổi chiều oi bức là vì thế, những trận mưa ào ạt như trút nước cũng thưa đi. Con sông chảy qua đầu làng Thanh thôi sủi bọt đục ngầu.
Cái ao làng
Tấm gương trong sáng phản chiếu những nét sinh hoạt thân quen của làng quê là cái ao làng.
Qua nhiều làng quê đất nước ta, tôi đã gặp những ao làng trong mát, đàn vịt trắng hụp bơi lơ lửng. Bên bờ ao có cây muỗm già gốc sần sùi, lá xanh tốt tỏa bóng râm che cho người làm đồng trưa tránh nắng đến ngồi nghỉ; cho trâu bò đến nằm nhai uể oải, vẫy tai, ngoe nguẩy đuôi xua ruồi muỗi, mắt khép hờ lim dim. Ôi cái ao làng gắn bó với tôi như làn khói bếp.
Tấm vé về miền quê thơ ấu
Tạm biệt chị bán vé, tôi đi lang thang trên đường phố. Và tôi gặp trên đường chị cán bộ biên tập sách thiếu nhi. Cuộc gặp gỡ tình cờ giữa hai người quen biết từ trước thật thú vị. Chị quả quyết là sẽ tặng tôi tấm vé về miền quê thơ ấu. Rồi chị nói chị cũng rất nhớ miền quê thơ ấu của chị. Miền quê thơ ấu với tâm hồn trong sáng giúp con người đi tới những chân trời rộng mở đẹp tươi.
 (Nguyễn Trọng Tạo)
Việt Nam thân yêu
Việt Nam đất nước ta ơi!
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn.
Cánh cò bay lả dập dờn,
Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều.
Quê hương biết mấy thân yêu,
Bao nhiêu đời đã chịu nhiều thương đau.
Mặt người vất vả in sâu,
Gái trai cũng một áo nâu nhuộm bùn.
Đất nghèo nuôi những anh hùng,
Chìm trong máu chảy lại vùng đứng lên.
Đạp quân thù xuống đất đen,
Súng gươm vứt bỏ lại hiền như xưa.
Nguyễn Đình Thi
ÔN TẬP BÀI VĂN TẢ ĐỒ VẬT
Đề bài : Em hãy tả một đồ vật trong nhà em (đồng hồ treo tường, quạt máy, tấm lịch treo tường, bức tranh treo tường, ti vi, bộ bạn ghế phòng khách, bộ bàn ghế ăn cơm, )
ÔN TẬP BÀI VĂN TẢ CÂY CỐI
Đề bài : Em hãy tả một cây cho bóng mát ở trường hoặc một cây ăn quả trong vườn nhà em.
ÔN TẬP BÀI VĂN TẢ CON VẬT
Đề bài : Em hãy tả một con vật mà em thích.
LỜI CÔ DẶN
EM NHỚ GIỮ GÌN SỨC KHỎE, CỐ GẮNG TỰ ÔN BÀI THƯỜNG XUYÊN, 
TẬP THỂ DỤC MỖI NGÀY VÀ PHỤ VIỆC NHÀ GIÚP ÔNG BÀ, CHA MẸ NHÉ !
CHÚC EM VÀ GIA ĐÌNH MẠNH KHỎE, AN LÀNH.
MONG SỚM GẶP LẠI EM !

File đính kèm:

  • doctai_lieu_tu_on_mon_tieng_viet_lop_5.doc