Tài liệu tập huấn giáo viên thực hiện dạy học và kiểm tra đánh giá theo chuẩn kiến thức, kỹ năng chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ Văn

Ngữ Văn 8: Tiết 49 - Bài 13

BÀI TOÁN DÂN SỐ( )

Thái An

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức

- Sự hạn chế gia tăng dân số là con đường “tồn tại hay không tồn tại” của loài người.

- Sự chặt chẽ, khả năng thuyết phục của cách lập luận bắt đầu bằng một câu chuyện nhẹ nhàng mà hấp dẫn.

2. Kĩ năng

- Tích hợp với phần Tập làm văn, vận dụng kiến thức đã học ở bài Phương pháp thuyết minh để đọc - hiểu, nắm bắt được vấn đề có ý nghĩa thời sự trong văn bản.

- Vận dụng vào việc viết bài văn thuyết minh.

3. Về thái độ:

 Học sinh ý thức được trách nhiệm của mỗi công dân với vấn đề dân số; có hứng thú học tập, tích cực tham gia các hoạt động phong phú, sinh động để tiếp thu kiến thức.

B. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ:

1. Giáo viên:

 - Tìm hiểu kỹ văn bản, chuẩn kiến thức, soạn bài.

 - Sưu tầm tranh ảnh, tư liệu về dân số - kế hoạch hoá gia đình.

 - Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài.

2. Học sinh:

 - Soạn bài theo định hướng của Sách giáo khoa và sự hướng dẫn của cô giáo.

 - Sưu tầm các hình ảnh, thơ văn, số liệu. về dân số - kế hoạch hoá gia đình.

 - Làm tập san, vẽ tranh về đề tài dân số - kế hoạch hoá gia đình.

C. PHƯƠNG PHÁP:

 - Đàm thoại.

 - Thảo luận nhóm.

 - Bình giảng.

 - Nêu vấn đề.

 - Khai thác kênh hình

 

doc101 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 674 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Tài liệu tập huấn giáo viên thực hiện dạy học và kiểm tra đánh giá theo chuẩn kiến thức, kỹ năng chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ Văn, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ằng các loại hình tác phẩm nghệ thuật khác (tranh vẽ, băng hình, tượng...)
Đây là BP chuyển hình tượng “phi vật thể” - hình tượng không thể soi ngắm bằng mắt thường sang những hình tượng có tính trực quan. Nếu kết hợp với một số thủ thuật dạy học khác (VD : tổ chức một cuộc thi giữa các tổ, nhóm có đánh giá, xếp loại, khen thưởng), đây sẽ là một BP kích thích được hứng thú học tập và phát triển khả năng sáng tạo của HS. Để triển khai BP này, GV có thể chia lớp thành nhiều nhóm, yêu cầu HS tưởng tượng và miêu tả lại bằng một bức tranh hoặc nặn tượng (bằng chất dẻo) mô tả hình dáng nhân vật, bức tranh thiên nhiên, sự kiện tình huống... 
Hiện nay, do các nguồn tư liệu minh họa rất phong phú nên GV cũng có thể yêu cầu HS sưu tầm băng hình, tranh ảnh, tượng để minh họa, làm nổi rõ thêm hoặc khắc sâu ấn tượng về hình tượng, sự kiện trong tác phẩm. Chẳng hạn, rất nhiều hình ảnh như các trường hợp dưới đây có thể được tìm thấy dễ dàng nhờ công cụ tìm kiếm Google trên Internet. 
Tất nhiên, GV cũng không nên lạm dụng hình thức này, phải sử dụng nó thật đúng lúc bởi nếu không nó sẽ khiến HS lười tư duy, tưởng tượng. 
- Tổ chức học sinh thực hiện các bài tập tái hiện 
Bên cạnh những BP nêu trên, GV có thể tổ chức HS thực hiện nhanh các bài tập tái hiện. Chẳng hạn :
+ Cung cấp cho học sinh một loạt các sự việc lộn xộn và yêu cầu các em xếp lại theo một trật tự đúng :
VD : để giúp HS thấy được sự liền mạch của văn bản, GV yêu cầu HS thực hiện bài tập sắp xếp các câu lộn xộn thành đoạn. Việc "lắp ráp" lại những "mảnh vỡ" của một đoạn văn giúp các em thấy được các câu trong đoạn văn nhất thiết phải liên kết với nhau về nội dung và gắn nối với nhau bằng các phép liên kết. 
+ Kết nối các sự việc theo đúng nội dung miêu tả của nhà văn.
Trên đây là một số BP tổ chức HS tái hiện hình tượng văn học. Tùy theo đặc điểm của từng bài học mà GV có sự vận dụng thích hợp. Điều quan trọng là HS phải thực sự đi vào thế giới nghệ thuật của nhà văn, chuyển những bức tranh đời sống trong tác phẩm thành những ảnh tượng cụ thể và sống động trong chính tâm trí các em. 
d. Biện pháp tổ chức học sinh hoạt động phân tích, cắt nghĩa và khát quát hóa ý nghĩa nghệ thuật một cách tích cực, sáng tạo
- Phân tích, cắt nghĩa và đánh giá khái quát bằng đàm thoại gợi mở
Thực chất của BP này là GV thiết kế một hệ thống câu hỏi có lôgic chặt chẽ dẫn dắt HS đi từ cảm thụ cụ thể đến khái quát hóa ý nghĩa của các chi tiết nghệ thuật trong tác phẩm, từ những kết luận mang tính bộ phận đến những kết luận khái quát hơn và cuối cùng là chủ đề tư tưởng. Để thực hiện tốt công việc này, câu hỏi phải có tính hướng đích rõ ràng : câu hỏi định hướng phân tích, câu hỏi định hướng cắt nghĩa và câu hỏi hướng dẫn khái quát hóa. Câu hỏi cần cụ thể nhưng không vụn vặt, sáng lời nhưng không lộ ý, vừa gợi mở vừa thách thức trí tuệ HS. Và điều quan trọng nhất là những câu hỏi ấy phải nhằm tích cực hóa các hoạt động tư duy, cảm xúc của HS chứ không phải để thách đố học trò hay biến câu trả lời của học trò thành bước đệm cho thầy bình giảng. Hãy thử ứng nghiệm vào một trường hợp cụ thể : tổ chức HS phân tích, cắt nghĩa và khái quát ý nghĩa của hai câu thơ cuối trong bài Sang thu bằng đàm thoại gợi mở :
+ Những sự vật nào của thiên nhiên được nhắc đến trong khổ thơ cuối cùng?
+ Cách nói về những sự vật thiên nhiên đó có gì đặc biệt?
+ Em hình dung như thế nào về hàng câu đứng tuổi?
+ Có ý kiến cho rằng hai câu thơ cuối cùng vừa tả thực hình ảnh thiên nhiên mà vẫn có ý nghĩa sâu xa. Em có đồng ý với ý kiến đó không? Vì sao?
- Phân tích, cắt nghĩa văn học bằng biện pháp so sánh 
Kinh nghiệm của các nhà văn, nhà thơ Xuân Diệu, Chế Lan Viên, Nguyễn Đình Thi, các nhà nghiên cứu, phê bình văn học uy tín như Hoài Thanh, Đặng Thai Mai, Lê Trí Viễn đã cho thấy tác dụng và hiệu lực thực sự của so sánh trong phân tích văn học. Vận dụng vào dạy học văn, GV cũng có thể tổ chức HS phân tích và cắt nghĩa các giá trị văn chương bằng BP so sánh. 
Như vậy, so sánh giúp HS đi sâu khám phá các tầng ý nghĩa của chi tiết nghệ thuật được định hướng phân tích, cắt nghĩa. So sánh là một thao tác tư duy có khả năng kích hoạt các vận động trí tuệ cảm xúc của con người để tường giải cái hay, cái đẹp của thơ văn. Điều cốt yếu là GV không tiến hành việc so sánh hộ HS mà gợi ý để HS liên hệ đến các yếu tố tương đồng, tương phản hoặc cung cấp các dữ kiện để các em thực hiện thao tác so sánh một cách chủ động, sáng tạo. 
- Xây dựng những tình huống có vấn đề định hướng học sinh phân tích, cắt nghĩa, khái quát hóa
 - Tổ chức học sinh làm việc hợp tác, thảo luận theo nhóm để phân tích, cắt nghĩa và khái quát hóa các giá trị nội dung, nghệ thuật tác phẩm 
Quy luật cảm thụ văn học đòi hỏi phải cá thể hóa cao độ ở từng bạn đọc HS nhưng tiếp nhận văn học nhà trường còn mang tính tập thể theo tổ chức lớp học với những định hướng giáo dục của CT. Vai trò BĐST của HS không chỉ được phát huy trong những hoạt động cảm thụ đậm màu sắc cá nhân ở từng em mà còn được thúc đẩy trong những hoạt động hợp tác, cùng góp sức, chia sẻ. Sử dụng hình thức học tập theo nhóm (có phối hợp với các BP khác) để tổ chức HS phân tích, cắt nghĩa cái hay, cái đẹp của hình tượng văn học cũng là theo hướng đó. Tuy nhiên, chỉ tổ chức HS học tập theo nhóm khi phải giải quyết những vấn đề thực sự, đòi hỏi phải có sự hợp tác của nhiều thành viên. Chẳng hạn, vận dụng hình thức học tập hợp tác vào việc tổ chức HS phân tích, cắt nghĩa cái hay, cái đẹp của hai câu thơ đầu bài Cảnh khuya (Hồ Chí Minh), GV có thể nêu yêu cầu : so với thơ ca cổ, bức tranh thiên nhiên trong hai câu đầu có gì giống và khác ? Từ đó, anh (chị) hãy phát hiện vẻ đẹp nhân cách và tâm hồn nhà thơ đằng sau bức họa bằng ngôn từ kia. Tình huống này đòi hỏi HS vừa phải nắm được các dẫn chứng thơ văn cổ vừa phải so sánh để khám phá nét độc đáo của hình tượng thiên nhiên trong thơ Bác, từ đó phát hiện tâm trạng và vẻ đẹp tâm hồn của Hồ Chí Minh. Đa số HS đều khó có thể tự mình giải quyết nổi vấn đề này và đây là lúc các em cần hợp tác với nhau. GV sẽ tổ chức HS làm việc theo nhóm – khoảng 4 đến 6 HS/ 1 nhóm cùng thảo luận, giải quyết “bài toán” đặt ra trong thời gian 7 phút. Trong những trường hợp GV không dặn HS chuẩn bị trước (tức là tìm hiểu những hình tượng thiên nhiên tương tự trong thơ ca cổ), người dạy cũng có thể cung cấp một số dẫn liệu để các em có “vật liệu” “thi công”... 
Một số hình thức và BP dạy học được đề xuất để tổ chức HS phân tích, cắt nghĩa và khái quát hóa các giá trị nội dung và nghệ thuật tác phẩm hoàn toàn có thể liên hợp với nhiều BP khác nữa. Nhưng dù sử dụng chúng như thế nào thì điều đáng chú ý nhất vẫn là phải tạo các cơ hội, điều kiện tốt nhất để HS thực sự thể hiện được vai trò BĐST của mình trong giờ học nói chung và hoạt động phân tích, cắt nghĩa, khái quát hóa nói riêng. 
e. Biện pháp tổ chức học sinh tự bộc lộ, tự nhận thức
Tự bộc lộ là sự bộc lộ ra ngoài những nhận thức, cảm xúc mang tính chủ quan của HS trong quá trình đọc, phân tích, cắt nghĩa, tổng kết tác phẩm. Như vậy, tự bộc lộ có thể diễn ra ở tất cả các khâu trong quá trình cảm thụ tác phẩm. Tuy nhiên, HS chỉ có thể tự bộc lộ khi các em đã có những hiểu biết, ấn tượng, xúc cảm về tác phẩm. Tức là HS phải có được những “sự chuẩn bị” nhất định về kiến thức, tình cảm, cả những bức xúc, dồn nén cần giải tỏa. Do đó, tự bộc lộ thường diễn ra nhiều hơn ở các giai đoạn về sau. Điều quan trọng trong hoạt động tự bộc lộ là một thái độ thoải mái, tự nguyện, tự giác, mong muốn được giãi bày, chia sẻ. Chính vì thế, bên cạnh các BP thúc đẩy HS tự bộc lộ, GV cần phải tạo dựng được “bầu không khí văn chương” trong lớp học, sẵn sàng là người đồng hành, sẻ chia, giúp đỡ, động viên, khích lệ học trò trên hành trình tìm hiểu tác phẩm. Không khí lớp học có kỷ luật nhưng không căng thẳng, dân chủ, thoải mái nhưng không tự do vô lối. Trên tinh thần ấy, có thể dự kiến một số BP thúc đẩy HS bộc lộ nhận thức, thái độ và cảm xúc văn chương :
- Tạo tình huống có vấn đề thúc đẩy học sinh tự bộc lộ, tự nhận thức 
GV sẽ lựa chọn trong tác phẩm những vấn đề thực sự để xây dựng tình huống có vấn đề nhằm thúc đẩy học sinh bộc lộ thái độ, nhận thức và rút ra bài học sống, triết lý sống đúng đắn. 
- Đóng vai tác giả hoặc nhân vật trong tác phẩm
Đóng vai (Role-play) là một BP đưa HS vào vị trí của tác giả hoặc nhân vật để cùng trải nghiệm, cùng chia sẻ với nhà văn và con người trong tác phẩm về những suy nghĩ, những cách ứng xử trong cuộc sống. Vì đóng vai tác giả, nhân vật nên HS phải đồng cảm, cộng cảm với họ. Nhưng đóng vai không phải là sự chuyển hóa một cách tuyệt đối. HS có thể mang vào đó những cách cảm, cách nghĩ, cách ứng xử của riêng mình trên cơ sở tôn trọng ý nghĩa khách quan của tác phẩm và ý đồ chủ quan của nhà văn. Đây chính là tiền đề để HS phát huy được khả năng “đồng sáng tạo” của mình.
Đóng vai tác giả là BP HS nhập vai người sáng tác để trao đổi, tranh luận với các bạn đọc HS khác hoặc phát biểu, bộc lộ quan điểm, thái độ về nhân vật, tình tiết trong tác phẩm... Hình thức tổ chức là một HS đảm nhiệm vai trò tác giả, những HS khác là bạn đọc - những người sẽ đặt cho HS này các câu hỏi về chủ đề, bút pháp nghệ thuật, dụng ý tư tưởng hay yêu cầu HS đang vào vai tác giả giải trình một số vấn đề về kết cấu, hành động của nhân vật, chức năng của các đoạn đối thoại, miêu tả, giải thích, ý nghĩa của các đoạn triết lý... Tất nhiên, không nên để một HS đảm nhiệm vai trò này từ đầu đến cuối mà có sự thay đổi, luân phiên. 
Thực tế cho thấy BP này đã tạo được hứng thú và kích thích tính sáng tạo của HS đồng thời mở ra cơ hội để các em tự bộc lộ cách hiểu về tác phẩm, thể hiện thái độ, suy nghĩ của mình về một lối sống đáng phê phán trong xã hội Nga trước đây cũng như xã hội Việt Nam hiện nay. 
- Sáng tác thơ, viết bài bình luận văn học hoặc nhận xét, bình giá các tác phẩm nghệ thuật đã được chuyển thể từ tác phẩm văn học
Bầu không khí sáng tác văn học trong rất nhiều trường hợp tạo nên sự lây lan niềm say mê ngay cả đối với học sinh không được coi là có năng khiếu. Cách thức tiến hành là GV sẽ động viên, khuyến khích, thậm chí chuyển thành bài tập cho các tổ, nhóm HS sáng tác thơ văn về các tác phẩm trong CT. BP này có thể kết hợp với các sinh hoạt ngoại khóa văn học, các Câu lạc bộ thơ văn tuổi học trò... Để hỗ trợ cho BP này, GV có thể giới thiệu những sáng tác thơ về văn học nhà trường của các nhà thơ, nhà giáo để HS tham khảo. 
VD : bài Hồ Xuân Hương của nhà thơ Tế Hanh :
Kính chào chị Hồ Xuân Hương
Ôi một tài thơ cỡ khác thường
“Xiên ngang mặt đất” câu thơ nhọn
“Dê cỏn buồn sừng” chữ hóc xương
Không chịu cam tâm làm phận gái
Chế giễu nam nhi cả một phường
“Bà chúa thơ Nôm” ai sánh kịp
Ra ngoài lề lối của văn chương. ( Nguyễn Đức Khuông (tuyển chọn và giới thiệu) (2005), Thơ viết về văn học trong nhà trường, NXB Giáo dục, Hà Nội, tr.98.
) 
Đối với những HS không có khả năng sáng tác, GV chọn BP viết bài bình luận về nhân vật, tác phẩm... BP này có thể tiến hành ngay tại lớp (viết bài bình luận ngắn) hoặc viết ở nhà (không giới hạn số chữ). 
Ở một hình thức khác, GV đưa ra những tác phẩm nghệ thuật đã được chuyển thể từ tác phẩm văn học và yêu cầu HS đánh giá, nhận xét. BP này vừa củng cố việc nắm chắc nội dung tư tưởng bài học trên cơ sở so sánh vừa đòi hỏi HS phải bộc lộ kiến giải của mình. VD : bức tranh, bức tượng hay đoạn phim ấy đã thể hiện được hồn cốt của tác phẩm hoặc nhân vật chưa ? Theo anh (chị), cần phải chỉnh sửa như thế nào ? (Hoặc nếu được phép vẽ lại hay nếu là đạo diễn anh (chị) sẽ làm thế nào ?) Hãy phát hiện và phân tích những sáng tạo riêng của những tác giả đã chuyển thể văn bản văn học sang các loại hình nghệ thuật khác ? Sáng tạo như thế có được không, có làm cho tác phẩm của nhà văn hay lên không ? Vì sao ?... 
- Viết lại, sửa lại, bổ sung văn bản 
Sửa đổi sự việc, đặt nhân vật vào bối cảnh khác, tổ chức lời thoại khác, hoặc bổ sung thêm sự kiện, tình huống vào cốt truyện, thêm hành động, lời nói, suy nghĩ cho nhân vật, viết đoạn kết cho tác phẩm đều là những BP thúc đẩy HS cùng sáng tạo với nhà văn. Cách làm này vừa thể hiện thái độ tiếp nhận của HS với những gì nhà văn đã sáng tạo vừa bộc lộ những quan niệm nhân sinh, thẩm mỹ mới, những kiến giải mới của những bạn đọc nhà trường. 
VD : Viết lại phần kết của truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng.
- Viết thu hoạch cá nhân sau khi bài học kết thúc
Ở Mĩ, người ta gọi đây là hình thức Sổ nhật biên học tập. Tức là khi buổi học sắp kết thúc, mỗi HS được GV dành cho 5 phút để ghi lại một cách tự do những bài học sống, những kinh nghiệm và trải nghiệm... mà HS thu hoạch được từ bài học. Bài viết phải là sản phẩm riêng của mỗi cá nhân, không làm chung theo hình thức nhóm dù ở bất cứ mức độ nào. 
Trên đây là những PP, kĩ thuật tổ chức HS hoạt động tiếp nhận văn học theo đặc trưng của quy luật cảm thụ và theo yêu cầu phát huy vai trò bạn đọc sáng tạo của HS. Việc đề xuất nhiều PP, kĩ thuật nêu trên để “vật chất hóa” hoạt động tâm lý tiếp nhận bên trong của HS không đồng nghĩa với yêu cầu phải vận dụng tất cả mà để người dạy có cơ hội lựa chọn các giải pháp tối ưu phù hợp với đặc điểm thi pháp thể loại và điều kiện dạy học cũng như khả năng nhận thức của từng lớp, từng đối tượng HS. Điều quan trọng nhất là những PP, kĩ thuật ấy phải được người GV “cài đặt” một cách khoa học, hợp lý để có thể phát huy tác dụng và hiệu quả cao nhất. 
	Dưới đây là một số giáo án tham khảo.
Ngữ văn 9 - Tiết 123 - Bài 24 ( Giáo viên soạn giảng: Đào Thu Hạnh, Trường THCS Trưng Nhị, Hà Nội
)
NGHĨA TƯỜNG MINH VÀ HÀM Ý
A.	MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức
- Khái niệm nghĩa tường minh và hàm ý.
- Tác dụng của việc tạo hàm ý trong giao tiếp hằng ngày.
2. Kĩ năng
- Nhận biết được nghĩa tường minh và hàm ý ở trong câu.
- Giải đoán được hàm ý trong văn cảnh cụ thể.
- Sử dụng hàm ý sao cho phù hợp với tình huống giao tiếp, tích hợp với kiến thức Đọc - hiểu văn bản (tác phẩm, chủ đề tác phẩm...); kiến thức Tiếng Việt (các phép tu từ, vận dụng phương châm hội thoại...); kiến thức Tập làm văn (nghị luận văn học).
B.	CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
	1. Ổn định tổ chức:
	2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra việc chuẩn bị bài của HS.
	3. Bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới.
Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho HS.
Phương pháp: Thuyết trình.
Thời gian: 2 phút.
Hoạt động 2: Hình thành khái niệm nghĩa tường minh và hàm ý.
Mục tiêu: HS nắm được khái niệm về nghĩa tường minh, nghĩa hàm ý. 
Phương pháp: Vấn đáp giải thích, minh hoạ; phân tích cắt nghĩa; nêu và giải quyết vấn đề.
Thời gian: 15 phút.
Hướng dẫn HS phân biệt nghĩa tường minh và hàm ý qua hệ thống bài tập.
Bài 1: Tìm hiểu bài.
 - Đọc đoạn trích "Lặng lẽ Sa Pa" (SGK tr. 74, 75) và trả lời câu hỏi:
? Qua câu "Trời ơi, chỉ còn có năm phút!", em hiểu nhân vật anh thanh niên muốn nói điều gì? Căn cứ vào đâu mà em lại cho là như vậy?
Đọc SGK
Làm PHT
Trả lời câu hỏi
I. Tìm hiểu bài:
Bài 1: 
- "Trời ơi, chỉ còn có năm phút ! "
+ Thông báo thời gian... ® nghĩa tường minh.
+ Kín đáo thể hiện sự nuối tiếc... ® hàm ý.
Định hướng trả lời:
a) Muốn thông báo khoảng thời gian còn lại của cuộc gặp gỡ.
b) Muốn nói rằng mình rất tiếc vì thời gian gặp gỡ còn quá ít, vì sắp phải chia tay mọi người rồi.
- Gợi dẫn cho học sinh chọn cả a) và b) và giải thích lý do.
Trả lời câu hỏi.
Rút ra khái niệm ghi bài.
- Từ đó cho HS giải nghĩa từ "tường minh - hàm ý" và rút ra khái niệm:
+ Thế nào là nghĩa tường minh?
+ Thế nào là hàm ý?
Cá nhân trả lời.
II. Bài học:
? Vì sao anh thanh niên không nói thẳng với hoạ sĩ và cô gái rằng mình rất tiếc?
- Từ đó HS rút ra bài học: hàm ý dược dùng khi nào?
- Nhận xét, định hướng để HS lý giải một cách hợp lý. Từ đó giúp HS rút ra bài học.
Cá nhân trả lời.
1. Nghĩa tường minh:
- Phần thông báo được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu.
2. Hàm ý:
- Phần thông báo tuy không được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu nhưng có thể suy ra từ những từ ngữ ấy.
- Hàm ý dược dùng khi người nói không thể hoặc không muốn nói trực tiếp (có khi vì người nói kín đáo, tế nhị, có khi vì không muốn bộc lộ cảm xúc của mình, có khi là để tránh trách nhiệm về điều mình nói...).
Bài 2: Tìm hiểu bài.
- Đọc các ví dụ sau, cho biết các câu in nghiêng chỉ mang ý tường minh hay còn chứa hàm ý? Đánh dấu (X) vào ô trống cho thích hợp. Căn cứ vào đâu để nhận ra hàm ý?
Cá nhân trả lời.
- Giúp HS nắm được hoàn cảnh sử dụng nghĩa tường minh - hàm ý.
- Trong các văn bản hành chính công vụ chỉ được tường minh.
a) Lao động là quyền và nghĩa vụ của công dân. (Điều 55-Hiến pháp 1992)
b) Con bé cứ đứng trong bếp nói vọng ra.
- Cơm chín rồi.
- Anh cũng không quay lại. Con bé bực quá, quay lại mẹ và bảo: Con kêu rồi mà người ta không nghe.
- Anh quay lại nhìn con vừa khe khẽ lắc đầu, vừa cười. 
c) 	Lá vàng rơi trên giấy;
	Ngoài giời mưa bụi bay.
Rút ra bài học, ghi vở.
- Trong văn bản nghệ thuật, trong giao tiếp hàng ngày có thể dùng hàm ý.
- Hàm ý cần được suy ra từ từ ngữ trong câu và đặc biệt là dựa vào tình huống giao tiếp.
Hoạt động 3: Luyện tập
Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức vào bài tập thực hành.
Phương pháp: Vấn đáp giải thích, thảo luận nhóm.
Thời gian: 20 phút.
- Cho HS làm bài luyện tập.
* Bài 2 SGK tr.76.
III. Luyện tập:
- Củng cố kiến thức về hàm ý, biết chỉ ra hàm ý trong câu dựa vào từ ngữ và gắn với văn bản.
* Bài 4 SGK tr.76.
- Nhận xét phần trả lời của HS. Tổng hợp các ý kiến để đưa ra câu trả lời.
- HS làm việc cá nhân. Trả lời bổ sung nếu cần.
- Củng cố, khắc sâu kiến thức về nghĩa tường minh và hàm ý, biết nhận ra câu nói có chứa hàm ý hay không dựa vào từ ngữ và tình huống giao tiếp.
Bài 5: Làm bài trong PHT.
- Đọc đoạn cuối truyện "Bức tranh của em gái tôi" (Ngữ văn 6). Về hai câu nói của nhân vật người mẹ có những tranh luận khác nhau:
+ Hai câu nói ấy không chứa hàm ý.
+ Hai câu nói ấy chứa hàm ý.
- Hãy nêu ý kiến của em và giải thích rõ vì sao?
Thảo luận nhóm, làm bài vào PHT.
Hai HS đại diện trình bày ý kiến của hai nhóm.
- Mở rộng kiến thức về nghĩa tường minh và hàm ý.
+ Lời nói có thể tường minh nhưng người nghe lại hiểu ra hàm ý (và ngược lại), lúc này là tường minh, lúc khác lại là hàm ý; với người này là tường minh, vời người khác lại là hàm ý; người này hiểu hàm ý là thế này, người khác lại hiểu hàm ý là thế kia. Do đó, cần căn cứ vào cách diễn đạt hàm ý (như đã nói ở trên) trong tình huống cụ thể. Đồng thời việc hiểu hàm ý còn căn cứ vào nhận thức, quan niệm tư tưởng tình cảm, vốn sống, trình độ nhạy cảm... của người tiếp nhận.
- Vấn đề này sẽ được học kỹ hơn ở Tiết 128: Điều kiện để sử dụng hàm ý.
- Qua bài tập trên, có thể rút ra những lưu ý gì trong giao tiếp, trong việc tìm hiểu tác phẩm nghệ thuật?
- HS trả lời, ghi vở.
* Lưu ý: 
1) Trong giao tiếp:
+ Nói
+ Nghe
Linh hoạt, chú ý tới đối tượng, hoàn cảnh giao tiếp.
2) Trong đọc - hiểu tác phẩm nghệ thuật:
+ Suy ngẫm để tìm ra được hàm ý trong đó...
3) Phát hiện, suy diễn hàm ý cần hợp lý dựa trên nghĩa tường minh, trên tình huống cụ thể...
- Hướng dẫn HS tham gia trò chơi Vui - Học.
+ Trò chơi 1: Nghe lời đoán ý.
+ Trò chơi 2: Xử lý tình huống.
Tự do lựa chọn lời nói.
Nhận xét hiệu quả giao tiếp.
- Rèn cho HS kỹ năng lựa chọn lời nói để đạt hiệu quả cao trong giao tiếp trên cơ sở nắm được các kiến thức đã học về nghĩa tường minh và hàm ý, tích hợp với kiến thức về các phép tu từ ẩn dụ, nói giảm, nói tránh, phương châm hội thoại...
Bài 6: Làm bài trong PHT.
- Viết đoạn văn khoảng 5 - 7 câu phân tích nghĩa tường minh và hàm ý của hình ảnh "Đầu súng trăng treo" trong khổ thơ cuối của bài "Đồng chí - Chính Hữu".
Làm việc cá nhân: Viết trong 5 - 7 phút. Trình bày kết quả trên máy chiếu.
- Củng cố, khắc sâu nội dung bài học, tích hợp kiến thức về đọc - hiểu văn bản và nghị luận văn học.
Bài 7: Làm bài trong PHT.
- Người ta nói mỗi tác phẩm nghệ thuật là một hàm ý. Em hãy tìm ví dụ minh hoạ (Dẫn ý kiến của nhà văn Nguyễn Đình Thi - Tiếng nói của văn nghệ).
Thảo luận nhóm. Trình bày tại chỗ.
- Cảm nhận được ý nghĩa sâu xa và vẻ đẹp trong tác phẩm nghệ thuật nói riêng, trong c

File đính kèm:

  • docTai_lieu_Chuan_kien_thuc_ky_nang_mon_Ngu_van.doc
Giáo án liên quan