Tài liệu ôn thi tuyển sinh vào Lớp 10 môn Ngữ văn - Năm học 2012-2013

I. Giới thiệuvăn bản

1. Tác giả

- Nhà văn Nguyễn Đình Thi ( !924 - 2003), Là thành viên của Hội Văn Hóa cứu quốc từ năm 1943.

- T ừ 1958 – 1989 , là Tổng Thư ký hội nhà văn Việt nam.

- T ừ 1995, là Chủ tịch ủy ban toàn quốc Liên hiệp các hội văn học nghệ thuật.

- Năm 1996, được nhà nước trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật

2. Tác phẩm

- Viết năm 1948 in trong cuốn " Mấy vấn đề văn học " xuất bản năm 1956.

- Phương thức biểu đạt : Nghị luận.

II. Tìm hiểu văn bản

1. Nội dung tiếng nói của văn nghệ

- Cách lập luận phân tích, tổng hợp dẫn chứng cụ thể.

- Nội dung tiếng nói văn nghệ là hiện thực mang tính cụ thể, sinh động, là đời sống tình cảm của con

người qua cái nhìn và tình cảm có tính cá nhân của nghệ sĩ. Nội dung tiếng nói văn nghệ khác với các

bộ môn khoa học khác.

2. Sự cần thiết của tiếng nói văn nghệ với đời sống con người

pdf72 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 641 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Tài liệu ôn thi tuyển sinh vào Lớp 10 môn Ngữ văn - Năm học 2012-2013, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
gốc đa....” 
+ Họ đã trải qua những gian lao, thiếu thốn tột cùng, những cơn sốt rét run người, trang phục phong 
phanh giữa mùa đông lạnh giá => Những gian khổ càng làm nổi bật vẻ đẹp của anh bộ đội: sáng lên nụ 
cười của người lính (miệng cười buốt giá) 
+ Đẹp nhất ở họ là tình đồng chí đồng đội sâu sắc, thắm thiết 
+ Kết tinh hình ảnh người lính và tình đồng chí của họ là bức tranh đặc sắc trong đoạn cuối của bài thơ. 
III - Kết luận: 
 Bài thơ “Đồng chí” vừa mang vẻ đẹp giản dị lại vừa mang vẻ đẹp cao cả thiêng liêng, thơ mộng. Cấu 
trúc song hành và đối xứng xuyên suốt bài thơ làm hiện lên hai gương mặt người chiến sĩ rất trẻ như 
đang thủ thỉ, tâm tình, làm nổi bật chủ đề tư tưởng: Tình đồng chí gắn bó keo sơn. Chân dung người 
lính vệ quốc trong những ngày đầu kháng chiến chống Pháp hiện lên thật đẹp đẽ qua những vần thơ 
mộc mạc, chân tình mà gợi nhiều suy tưởng. Với những đặc điểm đó, bài thơ xứng đáng là một trong 
những tác phẩm thi ca xuất sắc về đề tài người lính và chiến tranh cách mạng của văn học Việt Nam . 
Đề : Phân tích "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" của Phạm Tiến Duật. 
I. Mở bài : 
- Hoàn cảnh sáng tác : năm 1969, trong cuộc chiến đấu gian khổ của những chiến sĩ lái xe đường 
Trường Sơn thời chống Mỹ. 
- Bài thơ hay trong chùm thơ đạt giải nhất cuộc thi thơ báo Văn nghệ năm 1969 - 1970, tiêu biểu cho 
phong cách thơ Phạm Tiến Duật. 
- Là một trong những nhà thơ tiêu biểu của thế hệ nhà thơ trẻ những năm chống Mỹ "xẻ dọc Trường 
Sơn đi cứu nước - Mà lòng phơi phới dậy tương lai"(Tố Hữu), Phạm Tiến Duật có giọng thơ mang chất 
lính, khoẻ, dạt dào sức sống, tinh nghịch vui tươi, giàu suy tưởng. "Bài thơ về tiểu đội không kính" 
(trong chùm thơ được giải nhất cuộc thi thơ báo Văn nghệ năm 1969-1970) được Phạm Tiến Duật viết 
năm 1969 là bài thơ tự do mang phong cách đó. 
II. Thân bài : 
1. Cái độc đáo dã bộc lộ ngay từ nhan đề bài thơ 
- Hai chữ “Bài thơ..” nói lên cách khai thác hiện thực : không phải chỉ viết về những chiếc xe không 
kính, chỉ viết về hiện thực khốc liệt của chiến tranh mà chủ yếu khai thác chất thơ vút lên từ hiện thực 
Trang 40 
ấy, chất thơ của tuổi trẻ Việt Nam vượt lên những khắc nghiệt của chiến tranh. 
2. Sáng tạo độc đáo nhất là hình ảnh những chiếc xe không kính 
- "Không có kính không phải vì xe không có kính" : câu thơ như một câu văn xuôi. 
- Hình ảnh thơ lạ : 
+ Hình ảnh xe cộ tàu thuyền đi vào trong thơ thường là được "mỹ lệ hoá", "lãng mạn hoá" và thường 
mang ý nghĩa tượng trưng hơn tả thực: (liên hệ thơ Xuân Diệu, Tế Hanh, Puskin..) 
+ Hình ảnh những chiếc xe không kính có phần như xấu xí, trần trụi trong thơ Phạm Tiến Duật là hình 
ảnh không hiếm trong chiến tranh chống Mỹ trên đường Trường Sơn lửa đạn nhưng phải là một chiến 
sĩ, một nghệ sĩ tâm hồn nhạy cảm, trực tiếp sẵn sàng chiến đấu cùng những người lính lái xe thì nhà thơ 
mới phát hiện được chất thơ của hình ảnh ấy để đưa vào thơ ca một cách sáng tạo, nghệ thuật. 
- Nguyên nhân : "Bom giật, bom rung kính vỡ đi rồi" 
=> Lấy hình ảnh những chiếc xe không kính là một đề tài khái quát về chiến tranh khốc liệt ở Trường 
Sơn, nơi sự sống và cái chết chỉ cách nhau trong gang tấc. Không tô vẽ, không cường điệu mà tả thực, 
nhưng chính cái thực đã làm người suy nghĩ, hình dung mức độ ác liệt của chiến tranh, bom đạn giặc 
Mỹ. 
3. Vẻ đẹp của hình ảnh người lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn: 
a. Tư thế ung dung mà hiên ngang được diễn tả cụ thể qua cảm giác của người lính lái xe khi ngồi trên 
những chiếc xe không kính : (Ung dung.nhìn thẳng) 
- Trước hết là tư thế “ung dung” ngối với cái nhìn thẳng thực sự ấn tượng với người đọc=> Hoàn toàn 
không có chút nào của sự sợ hãi hay lo lắng. 
- "Gió": sự vật vô hình không thể nhìn thấy, lại được nhân hóa với bàn tay mềm mại xoa vào đôi mắt 
vốn cay xè vì bụi đường, vì thiếu ngủ , đó là cái nhìn rất thơ của người lính trong hoàn cảnh. 
- "Con đường chạy": câu thơ miêu tả chính xác, ấn tượng về vận tốc của đoàn xe, xe chạy với vận tốc 
lớn. con đường phía trước như, lao về phía mình. "Con đường" vừa tả thực, vừa tượng trưng , con 
đường cách mạng-con đường dẫn đến chiến thắng. vì thế, đoàn xe vun vút lao đi, quãng dường rút ngắn 
lại, miền Nam, đích đến của đoàn xe đã cận kề. 
- Một lần nữa là cái nhìn rất thơ của người lính lái xe không kính còn là dịp để con người và thiên 
nhiên trở nên gần gũi, giao hòa, xe không kính nên "sao trời", "cánh chim" thả sức "sa", "ùa" vào 
buồng lái để trở thành người bạn đường thân thiết. Dường như nhà thơ ngồi sau tay lái nên từng câu 
từng chữ mới sinh động đến vậy. Và phải yêu lắm cuộc đời người lính, phải can trường và tự tin lắm 
trước nghịch cảnh, người chiến sĩ lái xe mới có được tâm hồn trẻ trung yêu đời đến như thế. 
b. Thái độ bất chấp gian khổ, hiểm nguy : (Không có.khô mau thôi) 
+ Điệp ngữ và những câu thơ lặp cấu trúc tự nhiên như văn xuôi, như lời nói thường ngày "Không có 
kính, ừ thì...,"chưa cần ..." thể hiện tính cách ngang tàng, bất chấp gian khổ. Đối với họ khó khăn gian 
khổ, nguy hiểm không có ý nghĩa gi, họ xem đây là cơ hội để thử thách sức mạnh ý chí. Yêu đời, tiếng 
cười sảng khoái của họ làm quên đi những nguy hiểm. Câu thơ "nhìn nhau mặt lấm cười ha ha" biểu lộ 
sâu sắc sự lạc quan ấy. Không chỉ thế ở họ còn toát lên một tính cách sôi nổi trẻ trung qua cách “phì 
phèo” hút thuốc rất tinh nghịch. 
=> Từ trong buồng lái chiếc xe không kính, những người lính lái xe đã phải đương đầu với những khó 
khăn, thử thách hết sức khốc liệt. Ngoài mưa bom, bão đạn của kẻ thù vẫn ngày đêm cày xới ngang dọc 
những vạt rừng Trường Sơn, các anh còn phải chống chọi với những thử thách khắc nghiệt của thiên 
nhiên: nắng thì bụi, mưa thì ướt. Trong những khó khăn nhất của cuộc chiến đấu ấy, các anh vẫn vươn 
lên, vượt qua tất cả mọi thử thách để hoàn thành nhiệm vụ: lái trăm cây số nữa để đem hàng đến nơi 
quy định. 
c. Tình đồng chí đồng đội sâu sắc gắn bó (Gặp bè bạn.gia đình đấy) 
+ Giữa những khoảnh khắc của chiến tranh, giữa sống chết, những người lính trẻ từ những miền quê 
khác nhau nhưng cùng một nhiệm vụ, lý tưởng đã gắn bó nhau như ruột thịt, gia đình. Không cần biết 
Trang 41 
anh từ đâu tới, tính cách như thế nào chỉ cần chung nhau một bữa cơm trên đường ra trận là chúng ta 
trở thành gia đình. 
+ “Bắt tayvỡ rồi”: làm ta liên tưởng đến cái “thương nhau taybàn tay” trong bài thơ Đồng chí. 
Chính khó khăn gian khổ đã kéo họ lại gần nhau hơn. Kính xe không còn và dường như giữa họ cũng 
ko còn khoảng cách => Tình đồng chí là truyền thống của quân đội ta, giúp những người lính sống, 
chiến đấu và chiến thắng. 
+ "Lại đi, lại đi, trời xanh thêm" :câu thơ với năm thanh bằng và điệp ngữ lại đi tạo âm điệu thanh thản, 
nhẹ nhàng. Hình ảnh bầu trời xanh phơi phới một niềm lạc quan, yêu đời vì lòng người phơi phới say 
mê trước những chặng đường đã đi và đang đến. "Trời xanh thêm" vì lòng người luôn có niềm tin về 
một ngày mai chiến thắng. 
d. Lòng yêu nước sâu sắc 
- Những người lính lái xe hiên ngang, dũng cảm, lạc quan, trẻ trung sôi nổi, giàu tình đồng chí đồng 
đội, có lòng yêu nước sâu sắc. Lòng yêu nước là một động lực tạo cho họ ý chí quyết tâm giải phóng 
miền Nam, đánh bại giặc Mỹ và tay sai để thống nhất Tổ quốc : (khổ thơ cuối) 
+ Khổ thơ cuối cùng vẫn giọng thơ mộc mạc, mà nhạc điệu hình ảnh rất đẹp, rất thơ, cảm hứng và suy 
tưởng vừa bay bổng vừa sâu sắc để hoàn thiện bức chân dung tuyệt vời của những chiến sĩ vận tải 
Trường Sơn. Bốn dòng thơ dựng hai hình ảnh đối lập đầy kịch tính, bất ngờ thú vị. 
+ Hai câu đầu dồn dập những mất mát khó khăn do quân thù gieo xuống, do đường trường gây ra : xe 
không kính, không đèn, không mui, thùng xe bị xước ... Điệp ngữ "không có" nhắc lại ba lần như nhân 
lên những thử thách khốc liệt. Hai dòng thơ ngắt làm bốn khúc "không có kính/ rồi xe không có đèn / 
Không có mui xe / thùng xe có xước" như bốn chặng gập ghềnh, khúc khuỷu, đầy chông gai bom đạn, 
âm điệu đối chọi lại, trôi chảy, hình ảnh đậm nét => Đoàn xe đã chiến thắng, vượt lên bom đạn, hăm hở 
hướng ra tiền tuyến lớn với tình cảm thiêng liêng "vì miền Nam", vì cuộc chiến đấu giành độc lập, 
thống nhất cho cả nước. Chói ngời, toả sáng khổ thơ, cả bài thơ là hình ảnh "trong xe có một trái tim" . 
+ Cội nguồn sức mạnh của cả đoàn xe, gốc rễ anh hùng của mỗi người cầm lái tích tụ, kết đọng ở "trái 
tim" gan góc, kiên cường, chứa chan tình yêu nước này. Ẩn sau ý nghĩa câu thơ "chỉ cần trong xe có 
một trái tim" là chân lý của thời đại chúng ta :sức mạnh quyết định, chiến thắng không phải là vũ khí, 
công cụ mà là con người giàu ý chí, anh hùng, lạc quan, quyết thắng. Có thể cả bài thơ hay nhất là câu 
cuối, "con mắt của thơ", làm bật lên chủ đề, toả sáng vẻ đẹp của hình tượng nhân vật trong bài thơ. 
III. Kết bài : 
"Bài thơ về tiểu đội xe không kính" là một bài thơ đặc sắc tiêu biểu cho phong cách thơ Phạm Tiến 
Duật cũng như một số tác phẩm tiêu biểu của nhà thơ Lửa đèn, Trường Sơn Đông Trường Sơn Tây, 
Nhớ,...Chất giọng trẻ, chất lính của bài thơ bắt nguồn từ tâm hồn phơi phới của thế hệ chiến sĩ Việt 
Nam thời chống Mỹ mà chính nhà thơ đã sống, đã trải nghiệm. Từ sự giản dị của ngôn từ, sự sáng tạo 
của hình ảnh chi tiết, sự linh hoạt của nhạc điệu, bài thơ đã khắc hoạ, tôn vính vẻ đẹp phẩm giá con 
người, hoà nhập với cảm hứng lãng mạn cách mạng và âm hưởng sử thi hào hùng của văn học Việt 
Nam trong ba mươi năm chống xâm lược 1945 - 1975. 
Đề : Phân tích bài thơ "Đoàn thuyền đánh cá" - Huy Cận. 
I- Mở bài : 
- Giới thiệu Huy Cận - Một nhà lãng mạn trước cách mạng tháng Tám - Nhà thơ cách mạng sau cách 
mạng tháng Tám. 
- Sớm hoà nhập vào cuộc sống mới, trong chuyến đi công tác ở Hồng Gai - sáng tác bài "Đoàn thuyền 
đánh cá". 
- Đây là bài thơ có giá trị đặc sắc, đánh giá được sự thành công trong bút pháp của Huy Cận. 
II-Thân bài : 
Trang 42 
1) Cảnh đoàn thuyền ra khơi (Mặt trời sập cửa) 
- Một bức tranh thiên nhiên đẹp, có cái thoáng rộng của không gian và thời gian của một ngày đang 
khép lại. Trong cái mênh mông ấy nổi bật lên hình ảnh mặt trời được ví như "hòn lửa" đỏ rực gợi tả 
màu sắc sinh động của buổi hoàng hôn trên biển đang chuyển về đêm. Bầu trời và mặt biển bao la như 
ngôi nhà vũ trụ trong khoảnh khắc đã phủ bóng tối mịt mùng, còn những con sóng như chiếc "then cài" 
của ngôi nhà vĩ đại ấy. Biện pháp nhân hóa "sóng đã cài then, đêm sập cửa" khiến thiên nhiên như 
những con người biết hoạt động, biết nghỉ ngơi. Cảm hứng vũ trụ, các biện pháp tu từ so sánh, nhân 
hóa đã tạo nên những vần thơ đẹp cho người đọc nhiều ấn tượng. 
- Khi vũ trụ đi vào trang thái nghỉ ngơi thì con người bắt đầu hoạt động : (Đoàn thuyền.gió khơi) 
- Không phải từng chiếc thuyền lẻ tẻ mà là cả 1 đoàn thyền, một sức mạnh mới của cuộc đời đổi thay 
đang bắt đầu căng buồm. Từ "lại" trong cụm từ "lại ra khơi" là sự khẳng định nhịp điệu lao động của 
người dan chài đã ổn định, đã đi vào nề nếp. Đoàn thuyền ra khơi với khí thế căng trào. Cảnh tượng ấy 
thể hiện qua nghệ thuật tương phản: giữa cảnh ngày tàn với đêm mở ra, giữa cái tĩnh (vũ trụ) và cái 
động (con người).Nhạc điệu cũng có sự đối lập: tả vũ trụ với những vần trắc liên tiếp (lửa-cửa) như 
khép lại, và những vần bằng (khơi-khơi) như mở ra, ngân nga kéo dài . 
- "Câu hát căng buồm cùng gió khơi" : Một chi tiết lãng mạn đầy sáng tạo được xây dựng bằng trí 
tưởng tượng, liên tưởng, khiến ta tưởng như tiếng hát hòa cùng gió mạnh thổi căng cánh cánh buồm 
đẩy thuyền rẽ sóng ra khơi. Cánh buồm no gió, no tiếng hát biểu hiện niềm lạc quan, phấn khởi, nhiệt 
tình lao động của đoàn thuyền. 
2) Cảnh lao động đánh cá trên biển : 
- Mở đầu khổ thứ ba là hình ảnh đoàn thuyền lướt đi giữa trời cao biển rộng có cái lâng lâng, sảng 
khoái lạ thường:"Thuyền ta . biển bằng" => Hai câu thơ đẹp như một bức tranh lồng lộng trời mây, 
mênh mông biển cả. Hình ảnh đoàn thuyền đc làm đẹp thêm bởi một sức tưởng tượng kỳ lạ, giàu chất 
lãng mạn: lái bằng và trăng dệt thành cánh buồm. Cách nói như vậy giúp ta cảm nhận đc thuyền và con 
người như hòa nhập vào thiên nhiên bát ngát. Từ "lướt" đặc tả cảnh đoàn thuyền ra khơi với vận tốc phi 
thường; thiên nhiên cùng góp sức với con người trên con đường lao động và khám phá. Tư thế ra khơi 
nhẹ nhàng, thoải mái, đầy khí thế đó chỉ có ở những con người vừa thoát khỏi kiếp sống nô lệ, được 
làm chủ sản xuất, làm chủ đất trời, sông biển của mình. 
- Nhưng lao động không phải là một cuộc du ngoạn. Hai câu thơ tiếp như miêu tả hình ảnh một trận 
đánh, một cuộc chiến đấu với thiên nhiên bằng tất cả trí tuệ và năng lực nghề nghiệp. Nhịp thơ mạnh 
nên hối hả, lôi cuốn: 
"Ra đậu . vây giăng" => Bên cạnh cái ung dung, sảng khoái của người dân chài, ta vẫn cảm nhận 
được nỗi vất vả của họ. Họ phải vượt bao dặm biển trong trời đêm, rồi phải "dò bụng biển", tìm ra bãi 
cá, "dàn đan thế trận" để bủa lưới bắt cá. Lúc này, mỗi thủy thủ là một chiến sĩ, một chiến sĩ trên biển 
và con thuyền, mái chèo, lưới, các ngư cụ khác chính là vũ khí của họ. Huy Cận phải có sự am hiểu sâu 
sắc về nghề chài lưới này và lòng thông cảm vói người lao động mới vẽ đc bức tranh vừa hiện thực, 
sinh động mà lãng mạn ấy. 
- Bức tranh lao động đựơc tô điểm bằng vẻ đẹp của thiên nhiên. Cái nhìn của nhà thơ đối với biển và cá 
cũng có những sáng tạo bất ngờ, độc đáo:"Cá nhụ,......vàng choé" => Bút pháp lãng mạn và trí tưởng 
tượng của nhà thơ dẫn ta vào một cõi huyền ảo của biển trời với bao nhiêu loài cá mang màu sắc lung 
linh kì ảo dưới ánh trăng. Nghệ thuật liệt kê và điệp từ "cá" như khắc họa rõ từng đừong nét, góp phần 
làm biển trở nên thơ mộng vô cùng. Cách diễn tả như vậy giúp ta cảm nhận đc cái giàu đẹp của biển, vì 
tất cả ánh sáng, màu sắc đều là của cá và do cá tạo nên. Nghệ thuật phối màu sắc tài tình làm cho vần 
thơ đẹp như một bức tranh sơn mài rực rỡ. Bầy cá như những nàng tiên trong vũ hội..... 
- Cảnh đẹp không chỉ ở màu sắc, ánh sáng, mà còn ở âm thanh. Nhìn bầy cá bơi lượn, nhà thơ lắng 
nghe tiếng sóng vỗ rì rầm:"Đêm thở :sao lùa nước Hạ long" => Đêm như được nhân hóa như một sinh 
vật của đại dương: nó "thở". Nhịp thở của đêm là tiếng sóng vỗ rì rào, cao thấp. Sao phản chiếu lấp 
Trang 43 
lánh trên từng đợt sóng "lùa", mặt nước càng làm tiếng thở có vẻ kỳ ảo. Nó là sự độc đáo, mới lạ trong 
sáng tạo nghệ thuật. Lao động trong một khung cảnh nên thơ như vậy quả là thú vị. 
- Cùng với chất lãng mạn, bay bổng, người dân chài cất lời hát tả lại công việc lao động với niềm tự tin 
và yêu đời mãnh liệt: "Ta  trăng cao" => Bài hát căng buồm đưa đoàn thuyền ra khơi, bài hát lại 
vang lên trong công việc, biến lao động cực nhọc thành niềm vui. Lời ca gọi cá vào lưới nâng cao thêm 
chất thơ mộng của bức tranh. Người dân chài gõ thuyền xua cá vào lưới, nhưng đây không phải là con 
người mà ánh trăng: trăng in xuống dòng nước, sóng vỗ vào mạn thuyền thành hình ảnh "nhịp trăng" 
gõ thuyền. Hiện thực được trí tưởng tượng sáng tạo thành hình ảnh lãng mạn, giàu chất thơ. Cái nhìn 
của nhà thơ đối với biển cả và con người là cái nhìn tươi tắn, lạc quan, ông như hòa nhập vào công 
việc, vào con người, vào biển cả. 
- Từ đó, cảm xúc dâng trào, không thể ko cất lên tiếng hát ca ngợi biển:"Biển cho  thưở nào" => 
Biển giàu, biển đẹp, biển đem hạnh phúc đến cho con người. Biển hào phóng cho con người nhiều tôm 
cá, muối, hải sản... Biển như lòng mẹ đã nuôi sống dân ta từ bao đời nay. Giọng thơ tự nhiên, tha thiết, 
chân thành có âm hưởng ca dao. Hình ảnh so sánh "như lòng mẹ" quen thuộc, có sức truỳen cảm mãnh 
liệt, thể hiện tình yêu biển, yêu đời chan chứa của những con người gắn bó với biển từ bao đời, bao thế 
hệ. 
- Bóng đêm đang dần tàn, một đêm trôi qua thật nhanh trong nhịp điệu lao động hào hứng, hăng say. 
Trên bầu trời, sao đã thưa và mờ. Ngày đang đến, nhịp độ lao động ngày càng khẩn trương, Cảnh kéo 
lưới đc miêu tả đầy ấn tượng."Sao mờ .. cá nặng" => Nhịp thơ 2-2-3 phù hợp với nhịp lao động 
khẩn trương. Hình ảnh "kéo xoăn tay" miêu tả dáng nười dân chài choãi chân, nghiêng mình trụ vững, 
dồn tất cả sức mạnh vào đôi cánh tay cuồn cuộn trông mới đẹp làm sao! Trong cái "chùm cá nặng" như 
có sức ẩn chứa bao niềm vui tươi, sung sướng của người ngư dân trước thành quả mà họ đã tốn bao 
công sức mới thu hoạch được. 
- Nghệ thuật dùng từ của tác giả thật điêu luyện. Sắc cá dưới ánh trăng và sắc cá dưới ánh bình minh 
đều được miêu tả tuyệt đẹp ."Vảy bạc đuôi vàng lóe rạng đông" =>Câu thơ có màu sắc rực rỡ, nó mang 
lại thi vị, vẻ hấp dẫn riêng cho việc kéo lưới bình thường. 
- Câu thơ cuối nhịp thơ gọn, dứt khoát:"Lưới xếp buồm lên đón nắng hồng". Lời thơ giản dị biểu hiện 
niềm thư thái của con người: lưới xếp nghỉ, kéo buồm lên, trở về trong buổi bình minh. "Nắng hồng" 
không những khắc họa được vẻ đẹp tươi sáng của bầu trời mà còn thể hiện được lòng yêu đời, yêu 
thiên nhiên. Màu hồng của một ngày mới, một cuộc đời mới đang chào đón mọi người. 
3) Cảnh đoàn thuyền trở về. 
- Đoàn thuyền trở về lại cất cao tiếng hát chào mừng thắng lợi"Câu hát căng buồm với gió khơi". 
- Con người đang cùng thiên nhiên đua tài "Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời" --> Cách nói khoa 
trương nâng con người lên tầm cao ngang bằng vũ trụ. 
- Đoàn thuyền trở về trong cảnh trời bừng sáng. "Mặt trời đội biển nhô mau mới" - sự hoà hợp giữa 
thiên nhiên và con người trong sức sống của một ngày mới. Mỗi câu là một hình ảnh góp vào làm cho 
khổ thơ trở thành một bức tranh hùng vĩ và sống động - và đẹp nhất là hình ảnh "Mắt cá huy hoàng 
muôn dặm phơi" --> Hình ảnh tượng trưng "mắt cá huy hoàng" đó là thành tích của một đêm làm việc 
cật lực, là hình ảnh tương lai rạng rỡ huy hoàng trong cuộc sống mới. 
- Bài thơ kết thúc bằng một hình ảnh đẹp của một ngày mới, khi đoàn thuyền trở về với cá đầy ắp:mắt 
cá huy hoàng muôn dặm phơi, độ nhiệt tình, yêu lao động. Mở đầu bài thơ là hình ảnh "mặt trời 
xuống", giờ là “mặt trời đôi biển" nhô lên giữa những sóng nước mênh mông.Không khí lao động cực 
kỳ phấn khởi bởi niềm vui chiến thắng, với thái độ nhiệt tình, yêu lao động khép lại bài thơ và tểh hiện 
một tương lai tươi sáng hơn trong công cuôc xây dựng đất nước. 
III- Kết bài : 
Bài thơ có nghệ thuật đặc sắc độc đáo, chính trí tưởng tượng dồi dào, bút pháp lãng mạn giàu sức sống 
đã sáng tạo nên những hình ảnh đầy thú vị, đầy chất thơ, làm đẹp thêm lên những con người lao động 
Trang 44 
và công việc lao động đánh bắt cá trên biển. 
- Từ thể thơ, nhạc điệu trong thơ lúc sôi nổi say sưa, lúc thì ngân nga lâng lâng ... làm say lòng người. 
Bài thơ như lời hát đầy nhiệt tình của những con người yêu nghề, yêu biển hăng hái tích cực góp phần 
mình xây dựng xã hội mới ở những thời kỳ đầu của đất nước miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội. 
- Bài thơ luôn giữ được vị trí xứng đáng trong nền thơ ca hiện đại Việt Nam. 
* Phân tích khổ thơ đầu của bài Đoàn thuyền đánh cá 
Đoàn thuyền đánh cá của huy cận là một bài ca ngợi hành trình đánh cá ra biển khơi của những người 
ngư dân ở vùng biển khơi Quảng Ninh. Khổ thơ đầu tiên là hành trình ra khơi đánh cá .Đó là 1 câu 
chuyến ra khơi của đoàn thuyền vào lúc : 
 " Mặt trời xuống biển như hòn lửa 
 Sóng đã cài then đêm chặt cửa" 
 Lúc hoàng hôn buông xuống, vũ trụ bắt đầu nghỉ ngơi thì con người cũng bắt đầu chuyến hành trình 
ra khơi.Hình ảnh so sánh mặt trời xuống biển như hòn lửa đã tạo cho không gian biển cả vào đêm trở nên 
tráng lệ và kì vĩ và bằng cảm quan của những con người đã từng gắn bó với biển cả nhà thơ đã góp sự 
liên tưởng thật độc đáo: biển cả như một ngôi nhà lớn có cửa đóng, then cài " sóng đã cài then đêm sập 
cửa". Những đợt sóng vỗ vào bờ liên tưởng như cái then cài và màn đêm buông xuống như cánh cửa của 
ngôi nhà lớn.Nghệ thuật nhân hóa được sử dụng khéo léo, tài tình làm cho khung cảnh thiên nhiên vừa 
tráng lệ, vừa kì vĩ, biển cả vừa huyền bí, vừa ần gũi thân thuộc với con người. Người ngư dân ra với biển 
cả đại dương cũng là trở về với ngôi nhà lớn của mình. Ch

File đính kèm:

  • pdfNgu van 9_12729640.pdf
Giáo án liên quan