Tài liệu ôn thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn Lớp 12 - Phan Trung Hiếu

I. Phân tích ngữ liệu:

1. Ngữ liệu 1:

a) Hoạt động giao tiếp trên có những nhân vật giao tiếp là: Tràng, mấy cô gái và "thị".

Những nhân vật đó có đặc điểm :

- Về lứa tuổi: Họ đều là những người trẻ tuổi.

- Về giới tính: Tràng là nam, còn lại là nữ.

- Về tầng lớp xã hội: Họ đều là những người dân lao động nghèo đói.

b) Các nhân vật giao tiếp chuyển đổi vai người nói, vai người nghe và luân phiên lượt lời

c) Các nhân vật giao tiếp trên:

 bình đẳng về vị thế xã hội (họ đều là những người dân lao động cùng cảnh ngộ).

d) Khi bắt đầu cuộc giao tiếp: các nhân vật giao tiếp trên có quan hệ hoàn toàn xa lạ.

e) Những đặc điểm về vị thế xã hội, quan hệ thân-sơ, lứa tuổi, giới tính, nghề nghiệp, chi phối lời nói của các nhân vật khi giao tiếp:

- Ban đầu chưa quen nên chỉ là trêu đùa thăm dò.

- Dần dần, khi đã quen họ mạnh dạn hơn.

- Vì cùng lứa tuổi, bình đẳng về vị thế xã hội, lại cùng cảnh ngộ nên các nhân vật giao tiếp tỏ ra rất suồng sã.

II. Nhận xét về nhân vật giao tiếp trong hoạt động giao tiếp.

1. Trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, các nhân vật giao tiếp xuất hiện trong vai người nói hoặc người nghe.

2. Quan hệ giữa các nhân vật giao tiếp cùng với những đặc điểm khác biệt (tuổi, giới, nghề,vốn sống, văn hóa, môi trường xã hội, )

3. Trong giao tiếp, các nhân vật giao tiếp tùy ngữ cảnh mà lựa chọn chiến lược giao tiếp phù hợp để đạt mục đích và hiệu quả.

1. Bài tập 1:

 

docx34 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 509 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Tài liệu ôn thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn Lớp 12 - Phan Trung Hiếu, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ai con mắt độc dữ”
- Vốn là một anh con trai hiền lành, chỉ vì “nghèo khổ, túng quẫn”, nhiều lo toan, cực nhọc mà trở thành người đàn ông độc ác, người chồng vũ phu.
- Khi nào thấy khổ là lão đánh vợ: “lão trút cơn giận như lửa cháy bằng cách dùng chiếc thắt lưng quật tới tấp vào lưng người đàn bà”, đánh như để giải toả uất ức, để trút sạch tức tối, buồn phiền.
- Qua cái nhìn của người đàn bà: nạn nhân của hoàn cảnh nên đáng được cảm thông, chia sẻ. 
- Qua cái nhìn của chánh án Đẩu, nghệ sĩ Phùng và bé Phác: người vũ phu, thủ phạm gây đau khổ nên đáng căm phẫn, đáng lên án.
à Vừa là nạn nhân của cuộc sống khốn khổ, vừa là thủ phạm gây đau khổ cho những người thân.
=> Phải có cái nhìn đa diện, nhiều chiều về cuộc sống và con người.
* Chị em Phác:
- Chị Phác:
 + Một cô bé ốm yếu mà can đảm, phải vật lộn để tước lấy con dao từ tay Phác, không cho nó làm việc trái với luân thường đạo lí.
 + Trong lòng tan nát vì đau đớn: bố điên cuồng hành hạ mẹ, vì thương mẹ mà thằng em định cầm dao ngăn bố lại
à Có những hành động đúng đắn, biết lo toan, là chỗ dựa vững chắc cho người mẹ.
- Phác: 
Thương mẹ theo kiểu trẻ con xốc nổi, theo cách của đứa con trai vùng biển.
 + Nó “lặng lẽ đưa ngón tay lên khẽ sờ trên khuôn mặt người mẹ, như muốn lau đi những giọt nước mắt chứa đầy trong nốt rỗ chằng chịt”
 + Nó “tuyên bố với các bác ở xưởng ”
à Phản ứng dữ dội, tình thương mẹ dạt dào.
=> Tình huống khó xử, nỗi đau khó giải quyết: đứng về ai, làm thế nào để trọn đạo làm con?
* Nghệ sĩ Phùng: 
 - Nhạy cảm trước cái đẹp của thiên nhiên, trước vẻ đẹp tinh khôi của thuyền biển lúc bình minh.
 - Xúc động mãnh liệt trước tình trạng con người phải chịu sự bạo hành của cái xấu, cái ác.
 - Phát hiện vẻ đẹp tâm hồn con người: đằng sau vẻ xấu xí người đàn bà là một tâm hồn yêu thương, vị tha
 - Rút ra chân lí về mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc sống: 
 + Trước khi rung động trước cái đẹp nghệ thuật phải biết yêu ghét, vui buồn trước cuộc đời.
 + Phải biết hành động để có một cuộc sống xứng đáng với con người.
* Chánh án Đẩu:
- Vị Bao Công của vùng biển, quan tâm người bất hạnh 
- “Vỡ ra” nhiều vấn đề về cách nhìn nhận, đánh giá con người:
+ Cuộc đời người đàn bà này không hề giản đơn
+ Trong hoàn cảnh này, cách hành xử của người đàn bà là không thể khác
+ Giải pháp “bỏ chồng” mà Đẩu áp dụng là không ổn.
3. Tấm ảnh được chọn trong “bộ lịch năm ấy”:
- Mỗi lần nhìn kĩ bức ảnh đen trắng, người nghệ sĩ đều thấy “hiện lên cái mùa hồng hồng của ánh sương mai”
à Chất thơ, vẻ đẹp lãng mạn của cuộc đời.
- Nhưng nếu nhìn lâu hơn, bao giờ anh cũng thấy “người đàn bà ấy đang bước ra khỏi tấm ảnh”
à Hiện thân của những lam lũ, khốn khó của đời thường, là sự thật cuộc đời đằng sau bức tranh.
=> Quan niệm: nghệ thuật chân chính không bao giờ rời xa cuộc đời và phải là cuộc đời, luôn luôn vì cuộc đời.
4. Đặc sắc về nghệ thuật của tác phẩm:
a. Xây dựng tình huống truyện:
 - Độc đáo, hấp dẫn, mang ý nghĩa khám phá, phát hiện về đời sống
 + Tình huống 1: Phùng rung động, say mê trước cảnh đẹp “trời cho”
 + Tình huống 2: Trong giây phút tâm hồn thăng hoa, anh bất ngờ chứng kiến cảnh tượng người đàn ông đánh vợ
 + Phùng còn chứng kiến cảnh tượng đó thêm lần nữa: người đàn bà nhẫn nhục, hành động của chị em Phác
 + Từ đó, Phùng có cách nhìn đời khác đi. Anh thấy rõ cái ngang trái, hiểu thêm về người đàn bà, chị em Phác, hiểu sâu thêm bản chất của người bạn đẩu và hiểu chính mình
à Tình huống được đẩy lên cao trào và ngày càng xoáy sâu để thể hiện tính cách con người và cuộc đời.
b. Nghệ thuật kể chuyện:sinh động
 - Người kể chuyện: là nhân vật Phùng
à tạo ra điểm nhìn trần thuật sắc sảo, có khả năng khám phá đời sống; lời kể khách quan, chân thực, thuyết phục
 - Ngôn ngữ nhân vật: phù hợp với đặc điểm tính cách của từng người
 + Giọng điệu lão đàn ông: thô bỉ, tàn nhẫn, tục tằn, hung bạo
 + Những lời của người đàn bà: dịu dàng, xót xa khi nói với con, đơn đau và thấu trải lẽ đời khi nói về mình
 + Lời của Đẩu: giọng điệu của người tốt bụng, nhiệt thành.
à Góp phần khắc sâu thêm chủ đề - tư tg của truyện
Đọc thêm:	MÙA LÁ RỤNG TRONG VƯỜN
1. Nhân vật chị Hoài:
- Dù hiện tại đã có gia đình riêng, có một số phận khác, ít còn liên quan đến gia đình người chồng đầu tiên đã hi sinh, nhưng chị vẫn quan tâm đến những biến động của họ.
à Tình nghĩa, thuỷ chung.
- Mọi người trong gia đình đều yêu quý chi Hoài:
+ Chị có một tấm lòng nhân hậu:
đột ngột trở về sum hpọ cùng gia đình người chồng cũ trong buổi chiều cuối năm
những món quà quê giản dị của chị chứa đựng những tình cảm chân thành.
Quan tâm cụ thể, mộc mạc và nồng hậu tất cả thành viên trong gia đình bố chồng.
+ Chị trở kại khi gia đình ấy có những thay đổi không vui, rạn vỡ trong quan hệ do biến động xã hội.
à Sự có mặt của chị gắn kết mọi người, đánh thức tình cảm thiêng liêng về gia tộc, khiến cho bữa cơm tất niên “sang trọng và hân hoan khác thường” trong thời buổi khó khăn.
2. Diễn biến tâm trạng của ông Bằng và chị Hoài trong cảnh gặp lại:
- Ông Bằng: 
à Nỗi vui mừng, xúc động không dấu giếm của ông khi gặp lại người đã từng là con dâu trưởng mà ông rất mực quí mến.
- Chị Hoài: 
à Cảnh gặp gỡ vui mừng nhiễm một nỗi tiếc thương đau buồn, lo lắng trước những biến động không vui của gia đình.
à Sự có mặt của chị Hoài khiến nỗi cô đơn của ông Bằng được giải toả, như có thêm niềm tin trong cuộc đấu tranh gìn giữ những gì tốt đẹp trong truyền thống gia đình.
3. Ý nghĩa của việc cúng tổ tiên trong ngày tết:
- Gợi nhớ về cội nguồn, về các giá trị truyền thống của dân tộc.
- Phải biết giữ gìn và phát huy những giá trị tốt đẹp trong quá khứ. “Một dân tộc không có quá khứ là một dân tộc bất hạnh”.
MỘT NGƯỜI HÀ NỘI
II. HƯỚNG DẪN ĐỌC THÊM: 
1. Nhân vật cô Hiền:
a) Tính cách, phẩm chất:
- Cô Hiền cũng như những người Hà Nội khác, cô đã cùng Hà Nội, cùng đất nước trải qua nhiều biến động thăng trầm nhưng vẫn giữ được cốt cách người Hà Nội. 
- Cô sống thẳng thắn, không giấu diếm quan điểm, thái độ với mọi hiện tượng xung quanh.
+ Việc hôn nhân: thời còn trẻ, cô giao thiệp với nhiều loại người, nhưng cô chọn “là một ông giáo cấp Tiểu học hiền lành, chăm chỉ”
+ Việc sinh con: Sinh năm đứa con, 
+ Việc dạy con: Cô dạy cho con cháu cách sống làm người Hà Nội lịch sự , tế nhị, hào hoa, biết giữ gìn phẩm chất, giá trị của người Hà Nội.
+ Chiêm nghiệm lẽ đời
+ Cô hoà mình cùng dân tộc, cùng đất nước:
+ Cô luôn đề cao lòng tự trọng
+ Sau chiến thắng mùa xuân 1975, đất nước trong thời kì đổi mới, giữa không khí xô bồ của thời kinh tế thị trường, cô Hiền vẫn là “một người Hà nội của hôm nay, thuần tuý Hà Nội, không pha trộn”.
b) Cô Hiền- "một hạt bụi vàng của Hà Nội":
- Nói đến hạt bụi, người ta nghĩ đến vật nhỏ bé, tầm thường. Nhưng là hạt bụi vàng thì dù nhỏ bé nhưng có giá trị quí báu. Cô Hiền là một người Hà Nội bình thường nhưng cô thấm sâu những cái tinh hoa trong bản chất người Hà Nội. 
- Bao nhiêu hạt bụi vàng, bao nhiêu người như cô Hiền sẽ hợp lại thành những “áng vàng” chói sáng. Áng vàng ấy là phẩm giá người Hà Nội, là cái truyền thống cốt cách người Hà Nội.
2. Các nhân vật khác trong truyện:
- Nhân vật Dũng- con trai đầu của cô Hiền:
+ Anh đã sống đúng với những lời mẹ dạy về cách sống của người Hà Nội. Anh cùng với 660 thanh niên ưu tú của Hà Nội lên đường hiến dâng tuổi xuân của mình cho đất nước. 
+ Dũng, Tuất và tất cả những chàng trai Hà Nội ấy đã góp phần tô thắm thêm cốt cách tinh thần người Hà Nội.
- Bên cạnh đó, còn có những người tạo nên “nhận xét không mấy vui vẻ” của nhân vật “tôi” về Hà Nội.
+ Đó là “ông bạn trẻ đạp xe như gió” đã làm xe người ta suýt đổ lại còn phóng xe vượt qua rồi quay mặt lại chửi “Tiên sư cái anh già”..., 
+ là những người mà nhân vật tôi quên đường phải hỏi thăm... 
à Đó là những “hạt sạn”, làm mờ đi nét đẹp tế nhị, thanh lịch của người Tràng An. Cuộc sống của người Hà Nội nay cần phải làm nhiều điểm để giữ gìn và phát huy cái đẹp trong tính cách người Hà Nội.
3. Ý nghĩa của câu chuyện "cây si cổ thụ":
- Hình ảnh cây si cổ thụ ở đền Ngọc Sơn bị bão đánh bật rễ rồi lại hồi sinh
à nói lên qui luật khắc nghiệt của tự nhiên, cũng là quy luật vận động của xã hội.
- Cây si là một hình ảnh ẩn dụ về vẻ đẹp của Hà Nội: Hà Nội đẹp đẽ, thanh bình, trải qua nhiều biến cố dữ dội trong lịch sử nhưng vẫn là một Hà Nội với truyền thống văn hoá đã được nuôi dưỡng và mãi trường tồn.
4. Giọng điệu trần thuật và nghệ thuật xây dựng nhân vật: 
a. Giọng điệu trần thuật: 
- Một giọng điệu rất trải đời, vừa tự nhiên, dân dã vừa trĩu nặng suy tư, vừa giàu chất khái quát, triết lí, vừa đậm tính đa thanh. 
b. Nghệ thuật xây dựng nhân vật:
- Tạo tình huống gặp gỡ giữa nhân vật “tôi” và các nhân vật khác.
- Ngôn ngữ nhân vật góp phần khắc hoạ tính cách từng người:
THỰC HÀNH VỀ HÀM Ý
1. Bài tập 1:
Phân tích: câu trả lời của A Phủ :
 “Tôi về lấy súng, thế nào cũng bắn được con hổ nầy to lắm”.
a. Nếu căn cứ vào nghĩa tường minh trong lời đáp của A Phủ thì:
Nghĩa tường minh
Hàm ẩn
- Thiếu thông tin về số lượng bò bị mất.
- Thừa thông tin về việc lấy súng đi bắt con hổ.
- Công nhận bò bị mất, bị hổ ăn thịt, công nhận mình có lỗi.
- Khôn khéo lồng vào đó ý định lấy công chuộc tội, hơn nữa còn hé mở hi vọng con hổ có giá trị nhiều hơn so với con bò bị mất.
b. Hàm ý : 
 Những nội dung, ý nghĩ mà người nói muốn truyền báo đến người nghe, nhưng không nói ra trực tiếp, tường minh qua câu chữ, mà chỉ ngụ ý để người nghe suy ra.
Þ A Phủ chủ ý vi phạm phương châm về lượng tin để tạo ra hàm ý: công nhận việc mất bò, muốn lấy công chuộc tội.
3. Bài tập 3 :
a. Lượt lời thứ nhất:
- “Ông lấy giấy khổ to mà viết có hơn không?”
b. Bà đồ không nói thẳng ý mình vì :
- Muốn giữ thể diện cho ông đồ
- Không muốn phải chịu trách nhiệm về cái hàm ý của câu nói.
4. Làm bài tập trắc nghiệm :
Chọn câu D: Tùy ngữ cảnh mà sử dụng một hay phối hợp các cách thức trên.
RÈN LUYỆN KĨ NĂNG MỞ BÀI, KẾT BÀI
TRONG BÀI VĂN NGHỊ LUẬN
I. Viết phần mở bài:
1. Tìm hiểu cách mở bài:
- Đề tài được trình bày: giá trị nghệ thuật của tình huống truyện trong Vợ nhặt của Kim Lân.
- Cách mở bài thứ 3: mở bài gián tiếp, dẫn dắt tự nhiên, tạo ra sự hấp dẫn, chú ý và phù hợp hơn cả với yêu cầu trình bày đề tài
2. Phân tích cách mở bài:
- Đoán định đề tài:
+ MB1: quyền tự do, độc lập của dân tộc Việt Nam
+ MB2: Nét đặc sắc của tư tưởng, nghệ thuật bài thơ Tống biệt hành của Thâm Tâm.
+ MB3: Những khám phá độc đáo, sâu sắc của Nam Cao về đề tài người nông dân trong tác phẩm Chí Phèo.
- Cả 3 mở bài đều theo cách gián tiếp, dẫn đắt tự nhiên, tạo được ấn tượng, hấp dẫn sự chú ý của người đọc hướng tới đề tài.
3. Yêu cầu phần mở bài:
- Thông báo chính xác, ngắn gọn về đề tài
- Hướng người đọc (người nghe) vào đề tài một cách tự nhiên, gợi sự hứng thú với vấn đề được trình bày trong văn bản.
II. Viết phần kết bài:
1. Tìm hiểu các kết bài 
- Đề tài: Suy nghĩ của anh (chị) về nhân vật ông lái đò trong tuỳ bút Người lái đò sông Đà (Nguyễn Tuân)
- Cách kết bài 2 phù hợp hơn với yêu cầu trình bày đề tài: Đánh giá khái quát về ý nghĩa của hình tượng nhân vật ông lái đò, đồng thời gợi suy nghĩ, liên tưởng sâu sắc cho người đọc.
2. Phân tích các kết bài:
- Kết bài 1: Tuyên bố độc lập và khẳng định quyết tâm của toàn dân tộc Việt Nam đem tinh thần, lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững độc lập.
- Kết bài 2: ấn tượng đẹp đẽ, không bao giờ phai nhào về hình ảnh một phố huyện nghèo trong câu chuyện Hai đức trẻ của Thạch Lam.
- Cả hai kết bài đều tác động mạnh mẽ đến nhận thức và tình cảm của người đọc.
3. Yêu cầu của phần kết bài
- Thông báo về sự kết thúc của việc trình bày đề tài, nêu đánh giá khái quát của người viết về những khía cạnh nổi bật nhất của vấn đề.
- Gợi liên tưởng rộng hơn, sâu sắc hơn.
THUỐC
II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN
1. Ý nghĩa nhan đề truyện và hình tượng chiếc bánh bao tẩm máu:
- Tầng nghĩa ngoài cùng:
à Đó là thứ thuốc của mê tín dị đoan.
- Tầng nghĩa thứ hai:
à Tên truyện còn hàm nghĩa sâu xa hơn, mang tính khai sáng: Đây là thứ thuốc độc mà mọi người cần phải giác ngộ ra. Người Trung Quốc cần phải tỉnh giấc, không được ngủ mê trong cái nhà hộp bằng sắt không có sửa sổ.
- Ý nghĩa thứ ba:
à Phải tìm một phương thuốc làm cho quần chúng giác ngộ cách mạng và làm cho cách mạng gắn bó với quần chúng.
2. Hạ Du – hình ảnh tượng trưng của cách mạng Tân Hợi:
- Trong truyện, Hạ Du xuất hiện gián tiếp, sau khi bị hành hình, qua câu chuyện của các vị khách trong quán trà và nấm mộ có vòng hoa. 
- Hạ Du tiêu biểu cho những người cách mạng sớm giác ngộ lí tưởng, mà quần chúng mê muội gọi anh là “điên” vì dũng cảm “đi trước bình minh” của dân tộc và vì anh thức tỉnh khi mọi người còn u mê
+ Anh dũng cảm, hiên ngang, xả thân vì nghĩa lớn:
o Dám tuyên truyền cách mạng ngay cả với người cai ngục trong những ngày cờ hành hình.
o Lí tưởng cách mạng của anh là lật đổ ngai vàng, đánh đuổi ngoại tộc, giành lại độc lập dân tộc.
à Lỗ Tấn bày tỏ sự kính trọng, khâm phục cho những chiến sĩ anh hùng, dũng cảm hi sinh cho đất nước, cho tương lai.
+ Nhưng mục đích, ý chí và hành động của Hạ Du lại được nhận thức trong cái nhìn xa lạ, ấu trĩ của quần chúng:
o Chú anh cho là anh đi “làm giặc” nên đã tố giác anh.
o Quần chúng chờ anh chết để lấy máu làm thuốc chữa bệnh.
o Đến cả mẹ anh cũng không hiểu đứa con mình, gào khóc kêu anh chết oan.
à Đó là vì anh xa rời quần chúng, chưa kịp giác ngộ cho họ nên họ nhìn anh bằng con mắt miệt hị, u mê và máu của người cách mạng đổ ra thật vô nghĩa.
=> Qua nhân vật Hạ Du, tác giả bày tỏ sự kính trọng và lòng thương cảm sâu xa cho những chiến sĩ tiên phong
3. Hình ảnh vòng hoa trên mộ Hạ Du và niềm tin tưởng lạc quan của tác giả:
- Hình ảnh vòng hoa vô danh:
à Ý nghĩa:
+ Là tấm lòng của Lỗ Tấn gởi đến người liệt sĩ.
+ Gửi gắm niềm tin tưởng lạc quan:
- Vòng hoa lạ khiến cho hai bà mẹ ngạc nhiên, thảng thốt tự hỏi “Thế này là thế nào?” 
+ Câu hỏi nói lên sự bế tắc của bà mẹ khi bà không hiểu ý nghĩa việc làm của con mình.
+ Câu hỏi cũng hàm chứa một nỗi niềm băn khoăn, day dứt, đòi hỏi phải có câu trả lời.
à Sự băn khoăn của chính tác giả về mối quan hệ giữa quần chúng và cách mạng.
- Hai bà mẹ vượt qua con đường mòn chia cắt nghĩa địa người chết chém và người chết bệnh để đến với nhau
à Sự tin tưởng: quần chúng sẽ được giác ngộ, sẽ vượt qua những suy nghĩ theo lối mòn, những tập quán xấu.
4. Nghệ thuật:
- Không gian nghệ thuật: Một quán trà nghèo nàn, một pháp trường vắng vẻ, một nghĩa địa dày khít mộ với một con đường mờ ảo
à Không gian tĩnh lặng, tù túng, bế tắc.
- Thời gian nghệ thuật:
+ Hai cảnh đầu xảy ra vào mùa thu, mùa của sự tàn tạ và khép lại.
+ Cảnh cuối truyện lại xảy ra vào mùa xuân, mùa của sự hồi sinh 
à Thời gian tiến triển, vận động: Niềm tin, niềm hi vọng về cuộc sống mới mẻ hơn, đỡ u ám hơn cho những số phận đau khổ, tối tăm.
- Tác phẩm có cốt truyện thật đơn giản nhưng rất sâu sắc.
à Dồn nén sự quan sát, nghiền ngẫm của nhà văn về xã hội, con người Trung Quốc và con đường giải phóng dân tộc.
- Tác giả lựa chọn các chi tiết mang tính biểu tượng: Chiếc bánh bao tẩm máu người tử tù cách mạng, vòng hoa trên mộ Hạ Du
à Những hình ảnh đa nghĩa, gởi gắm nỗi niềm, sự lạc quan của tác giả.
DIỄN ĐẠT TRONG VĂN NGHỊ LUẬN
I. Cách sử dụng từ ngữ trong văn nghị luận
1. Tìm hiểu ngữ liệu 1:
- Đây là hai đoạn văn nghị luận cùng viết về một chủ đề, cùng viết về một nội dung. Tuy nhiên mỗi đoạn lại có cách dùng từ ngữ khác nhau.
- Nhược điểm lớn nhất của đoạn văn (1) là dùng từ thiếu chính xác, không phù hợp vói đối tượng được nói tới. Đó là những từ ngữ: nhàn rỗi, chẳng thích làm thơ, vẻ đẹp lung linh. 
 - Ở đoạn văn (2): cũng còn mắc một số lỗi về dùng từ. Tuy nhiên, ở đoạn văn này đã biết cách trích lại các từ ngữ được dùng để nó chính xác cái thần trong con người Bác và thơ Bác của các nhà nghiên cứu, các nhà thơ khác làm cho văn có hình ảnh sinh động, giàu tính thuyết phục.
2. Tìm hiểu ngữ liệu 2:
- Các từ ngữ: linh hồn Huy Cận; nỗi hắt hiu trong cõi trời; hơi gió nhớ thương; một tiếng địch buồn; sáo Thiên Thai; điệu ái tình; lời li tao... được sử dụng đều thuộc lĩnh vực tinh thần, mang nét nghĩa chung: u sầu, lặng lẽ rất phù hợp với tâm trạng Huy Cận trong tập Lửa thiêng.
3. Tìm hiểu ngữ liệu 3:
- Các từ ngữ giàu tính gợi cảm (đìu hiu, ngậm ngùi dài, than van, cảm thương) cùng với lối xưng hô đặc biệt (chàng) và hàng loạt các thành phần chức năng nêu bật sự đồng điệu giữa người viết (Xuân Diệu) với nhà thơ Huy Cận. 
 - Bài tập yêu cầu sửa chữa lỗi dùng từ trong đoạn văn:
 + Các từ ngữ sáo rỗng, không phù hợp với đối tượng: Kịch tác gia vĩ đại, kiệt tác,... 
 + Dùng từ không phù hợp với phong cách văn bản chính luận: viết như nói, quá nhiều từ ngữ thuộc phong cách ngôn ngữ sinh hoạt: người ta ai mà chẳng, chẳng là gì cả, phát bệnh.
II. Cách sử dụng và kết hợp các kiểu câu trong văn nghị luận:
Kết cấu phần này cũng tương tự như phần một: ba bài tập tự luận và một câu hỏi tổng hợp. Do đó cách tiến hành cũng tương tự như ở phần trên.
SỐ PHẬN CON NGƯỜI
II. ĐỌC- HIỂU VĂN BẢN:
1. Hoàn cảnh và tâm trạng của Xô-cô-lốp sau chiến tranh và trước khi gặp bé Va-ni-a:
- Bản thân anh chịu nhiều cay đắng:
+ Bị thương hai lần, hai năm bị đoạ đày trong trại tù binh Đức.
+ Sau khi thoát khỏi cảnh nô lệ tù binh, Xô-cô-lốp được biết một tin đau đớn: 
o Vợ và hai con gái anh đã bị bom phát xít giết hại, 
o Đứa con trai yêu quí của anh bị “một tên thiện xạ Đức” giết chết ngay ngày chiến thắng.
à Vì độc lập và sự sống còn của nhân dân, anh đã chịu đựng những mất mát ghê gớm.
- Sau chiến tranh:
+ Anh không còn quê, không còn nhà, không còn người thân, phải sống nhờ nhà người đồng đội cũ
à Sống trong nỗi đau khổ, thất vọng và cô đơn.
- Anh tìm đến chén rượu để dịu bớt nỗi đau: “Phải nói rằng tôi đã thật sự say mê cái món nguy hại ấy!”
à Bị đẩy vào tình cảnh bế tắc, anh suýt rơi vào nguy cơ nghiện rượu.
2. Cuộc gặp gỡ giữa Xô – cô – lốp và bé Va-ni-a:
- Xô – cô – lốp:
+ Qua một cuộc gặp gỡ và những câu hỏi ngẫu nhiên, anh biết được bé Va – ni – a mồ côi, cha mẹ đều đã chết dưới bom đạn chiến tranh, không còn bà con thân thích.
+ Cảm thương cho tình cảnh của chú bé, anh lập tức quyết định nhận bé làm con nuôi.
à Đây là quyết định có tính chất bộc phát, hồn nhiên, không có một chút suy tính hay tư lợi nào, một quyết định xuất phát từ tình yêu thương thật sự.
+ Xô – cô - lốp yêu thương bé Va – ni – a rất mực: anh luôn tận tâm chăm sóc đứa con một cách vụng về nhưng rất đáng yêu
à Tình thương bộc trực của người cha đau khổ và hạnh phúc.
+ Có bé Va – ni – a, anh thấy mình như được hồi sinh: anh thấy mọi thứ như bắt đầu “trở nên êm dịu hơn”
à Chính lòng nhân ái đã giúp anh vượt qua cô đơn
- Bé Va – ni – a: 
+ Khi được Xô – cô – lốp nhận làm con, Va – ni – a vô cùng sung sướng và xúc động
+ Cậu vô cùng vui vẻ, hồn nhiên, gắn bó, quyến luyến chẳng rời người bố: áp sát vào người, ôm chặt lấy cổ, áp chặt má, bố đi vắng thì “khóc suốt từ sáng đến tối”
à Tình cảm giữa họ là tình cảm chân thành thắm thiết của hai con người đều phải chịu nhiều mất mát lớn lao trong chiến tranh. Họ gặp nhau một cách ngẫu nhiên nhưng khi gặp nhau rồi thì gắn bó khăng khít với nhau, bù đắp cho nhau.
à Cần phải tổ chức cuộc sống như thế nào để trẻ em được sung sướng, hạnh phúc; phải chăm sóc cho bao đứa trẻ bất hạnh vì chiến tranh.
3. Xô-cô-lốp đã vượt lên nỗi đau và sự cô đơn:
- Sô – lô – khốp là nhà văn hiện thực nghiêm khắc, ông không tô hồng cuộc sống khó khăn mà Xô-cô-lốp phải vượt qua: 
Xe anh quét nhẹ phải con bò nhưng anh bị tước bằng, bị mất việc, phải đi phiêu bạt để kiếm sống.
- Thể chất anh cũng dần yếu đi: “trái tim tôi đã suy kiệt, đã chai sạn vì đau khổ...”, “có khi tự nhiên nó nhói lên, thắt lại và giữa ban ngày mà tối tăm mặt mũi...”
- Nỗi đau ám ảnh anh không dứt: “hầu như đêm nào ... cũng chiêm bao thấy nhưng người thân quá cố”, đêm nào thức giấc gối “cũng ướt đẫm nước mắt”
à Anh đã và đang gánh chịu những nỗi đau không gì bù đắp nỗi, thời gian cũng khô

File đính kèm:

  • docxtai_lieu_on_thi_thpt_quoc_gia_mon_ngu_van_lop_12_phan_trung.docx