Một số đề và đáp án chi tiết môn Ngữ văn thi THPTQG năm 2016

Câu II (3,0 điểm):

“Thà là sống nghèo nhưng công bằng và yên bình, còn hơn là cuộc sống giàu mà bon chen, không an toàn”.( Câu nói của Bí thư Hà Nội- Hoàng Trung Hải)

Hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 600 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về câu nói trên.

Câu III (4,0 điểm):

Nêu cảm nhận của anh( chị) về nhân vật Tnú ( “ Rừng xà nu”- Nguyễn Trung Thành) trong mối quan hệ với gia đình, với dân làng Xô Man và với quê hương, đất nước. Từ đó, bày tỏ suy nghĩ về mối quan hệ giữa cá nhân với cộng đồng trong cuộc sống hôm nay.

 ( Đáp án liên hệ tác giả)

 

doc4 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 809 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số đề và đáp án chi tiết môn Ngữ văn thi THPTQG năm 2016, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
03 BỘ CD 300 ĐỀ-ĐÁP ÁN ĐỌC HIỂU,LÀM VĂN NGỮ VĂN THPT(2015-2016)
45 đề thi thử và đáp án chi tiết ( Thi QGTHPT 2016)
1/Đề mẫu ( mới nhất) dành cho Văn 12:(trích trong 45 đề)
ĐỀ SỐ 45 THI THỬ QUỐC GIA THPT NĂM 2016
Môn: NGỮ VĂN 
Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề
Câu I (3,0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4 :
​(1)"Thà nghèo mà yên bình" - câu nói ấy là của Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Hà Nội Hoàng Trung Hải tại cuộc họp giao ban đầu năm 2016 ở huyện Ba Vì (Hà Nội). .
Nguyên văn câu nói này là: “Thà là sống nghèo nhưng công bằng và yên bình, còn hơn là cuộc sống giàu mà bon chen, không an toàn”.
​(2)Bí thư Hà Nội, trong khi nói về sự phát triển của thủ đô, đã nhấn mạnh tới yếu tố hạnh phúc trong cuộc sống của mỗi người dân. Sự bằng lòng với cuộc sống của mình không phải là sự thúc thủ hay trì trệ, không muốn phát triển.
Cảm giác an bình đó chỉ đến trong một môi trường xã hội “sạch” và ổn định, nó khiến con người an tâm trong khi làm mọi công việc hay phút thư giãn riêng mình, nó tạo nên một cảm giác mà người ta hay gọi là “trạng thái hạnh phúc”.
​(3)Tôi nhớ ngày Hà Nội còn chiến tranh chống Mỹ, giữa sự căng thẳng của những hồi còi báo động, giữa cảnh thiếu thốn những nhu yếu phẩm thiết yếu nhất, người Hà Nội vẫn bình thản.
Không ai nói người Hà Nội thuở ấy đang ở trong chiến tranh là có cuộc sống hạnh phúc. Nhưng họ thanh thản.
( Dẫn theo THANH THẢO- 25-2-2016)
Câu 1. Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản.
Câu 2. Câu“Thà là sống nghèo nhưng công bằng và yên bình, còn hơn là cuộc sống giàu mà bon chen, không an toàn” trong đoạn (1), xét về mặt cấu trúc ngữ pháp, đó là câu gì? Hiệu quả nghệ thuật của việc sử dụng cấu trúc đó?
Câu 3. Xác định thao tác lập luận chính giữa đoạn (1), (2) với đoạn (3)?
Câu 4. Theo anh/chị, cần phải làm gì để có“một môi trường xã hội “sạch” và ổn định” trong cuộc sống hôm nay? (Trình bày trong khoảng 5-7 câu)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 5 đến câu 8 :
()
Tổ quốc tôi ba nghìn cây số biển
Chữ S bao đời hình chiếc mỏ neo
Neo lịch sử qua thăng trầm biến động
Giữa khơi xa vẫn thong thả nhịp:"chèo..."
 Nhà Giàn dựng những tán cây bằng thép
Bốn mùa tươi - không thể héo lá cờ!
Chim biển đứng co chân nhìn người không chớp mắt
Khay rau viền xanh mướt những tâm tư.
 Ngày ở biển đêm nằm mơ khát nước
Anh khỏa bơi trong vằng vặc trăng quê
Cọng rau muống ao làng thõng vào kí ức
(Bóng mẹ ngồi cạn ngọn đèn khuya).
()
(Tổ quốc tôi ba nghìn cây số biển, Nguyễn Ngọc Phú)
Câu 5. Xác định thể thơ và phong cách ngôn ngữ của đoạn thơ trên?
Câu 6: Nêu ý nghĩa của đoạn thơ. 
Câu 7. Chỉ ra và nêu hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ trong các câu thơ:
Chữ S bao đời hình chiếc mỏ neo.
Chim biển đứng co chân nhìn người không chớp mắt
(Bóng mẹ ngồi cạn ngọn đèn khuya).
Câu 8. Hãy cho biết vẻ đẹp của câu thơ sau:  Nhà Giàn dựng những tán cây bằng thép/Bốn mùa tươi - không thể héo lá cờ! (bằng đoạn văn khoảng 5 đến 7 dòng).
Câu II (3,0 điểm):
“Thà là sống nghèo nhưng công bằng và yên bình, còn hơn là cuộc sống giàu mà bon chen, không an toàn”.( Câu nói của Bí thư Hà Nội- Hoàng Trung Hải) 
Hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 600 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về câu nói trên.
Câu III (4,0 điểm): 
Nêu cảm nhận của anh( chị) về nhân vật Tnú ( “ Rừng xà nu”- Nguyễn Trung Thành) trong mối quan hệ với gia đình, với dân làng Xô Man và với quê hương, đất nước. Từ đó, bày tỏ suy nghĩ về mối quan hệ giữa cá nhân với cộng đồng trong cuộc sống hôm nay.
 ( Đáp án liên hệ tác giả)
Thầy ( cô ) và các em học sinh nào có nhu cầu tìm đọc 300 đề đọc- hiểu, Hướng dẫn chi tiết ôn tập Ngữ văn 10,11,12 ( mỗi khối có 100 đề-đáp án),Riêng ôn thi QG THPT 2016 có hướng dẫn chi tiết kinh nghiệm ôn tập, bài tập đọc hiểu trong và ngoài chương trình với chủ đề thực tế như biển đảo, người lính, trẻ thơ, các dạng đề nghị luận nâng cao ( Bình luận, so sánh) Cần chia sẻ, xin liên hệ qua Thầy giáo có địa chỉ Email nguyenhieudung1968@gmail.com và gọi DĐ Số 01223745614 được giải đáp. Tài liệu (có phí) chuyển qua đường bưu điện bằng dia CD ( bản đầy đủ có cả Audio, Video, hình ảnh cho từng bài giảng .ppt) hoặc Email của thầy/cô( bằng file word). Thầy(cô) vui lòng liên hệ khi gửi Email ghi rõ Họ và tên, Địa chỉ nơi công tác ( Trường, xã, huyện, tỉnh) , số Di động cá nhân để được phản hồi những thông tin chi tiết hơn. Ngoài ra, người viết cũng sẽ chia sẻ về Giáo án tích hợp liên môn, Giáo án theo chủ đề nghiên cứu bài học, tài liệu chuyên đề ôn thi olympic 10,11,12; tư vấn viết sáng kiến kinh nghiệm v.v.
2/Đề mẫu và đáp án dành cho Văn 11(trích trong 100 đề)
Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi :
Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông
Một người chín nhớ mười mong một người.
Gió mưa là bệnh của giời,
Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng
( Trích Tương tư , Nguyễn Bính, Tr 49, SGK Ngữ văn 11,Tập II, NXBGD 2007)
1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn thơ. Đoạn thơ thể hiện tâm tư, tình cảm gì của nhân vật trữ tình ?
2. Phân tích hiệu quả sử dụng biện pháp tu từ trong hai câu thơ đầu của đoạn thơ.
3. Những yếu tố nào trong đoạn thơ thể hiện chất dân gian trong thơ Nguyễn Bính ?
4. Viết đoạn văn ngắn ( 5 đến 7 dòng) bày tỏ suy nghĩ về tình yêu chân chính của tuổi trẻ trong cuộc sống hôm nay.
Trả lời
1. Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn thơ : biểu cảm
 Đoạn thơ thể hiện tâm tư, tình cảm tương tư nhớ và mong của nhân vật trữ tình.
2. Biện pháp tu từ trong hai câu thơ đầu : hoán dụ : dùng địa danh để chỉ người sống trên địa danh đó :Thôn Đoài- Thôn Đông
Hiệu quả sử dụng biện pháp tu từ trong hai câu thơ đầu của đoạn thơ.
- Cách biểu đạt tình cảm kín đáo, ý nhị .
- Tạo ra 2 nỗi nhớ song hành, chuyển hóa: người nhớ người, thôn nhớ thôn ; biểu đạt được qui luật tâm lí: khi tương tư thì cả không gian sinh tồn xung quanh chủ thể cũng nhuốm nỗi tương tư.
3. Những yếu tố trong đoạn thơ thể hiện chất dân gian trong thơ Nguyễn Bính :
- Nội dung : Tâm trạng tương tư- đề tài quen thuộc xuất hiện nhiều trong ca  dao, dân ca.
- Hình thức : Thể thơ lục bát; địa danh , nghệ thuật hoán dụ, thành ngữ, cách nói vòng, giọng điệu tâm tình ngọt ngào thường thấy trong ca dao 
4/ Đoạn văn đảm bảo các yêu cầu :
-Hình thức : đảm bảo về số câu, không được gạch đầu dòng, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp. Hành văn trong sáng, cảm xúc chân thành ; 
-Nội dung: từ nỗi nhớ và mong của chàng trai trong đoạn thơ, thí sinh suy nghĩ về tình yêu chân chính của tuổi trẻ trong cuộc sống hôm nay. Cụ thể : Tình yêu là gì ? Biểu hiện của tình yêu chân chính ?Ý nghĩa của tình yêu chân chính ? Phê phán hiện tượng yêu cuồng sống vội của một bộ phận giới trẻ ? Từ đó, rút ra bài học nhận thức và hành động cho bản thân.
3/Đề mẫu và đáp án dành cho Văn 10:(trích trong 100 đề)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu :
(1)Vân xem trang trọng khác vời,
Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang
( Trích Chị em Thuý Kiều)
(2)Vầng trăng ai xẻ làm đôi
Nửa in gối chiếc, nửa soi dặm trường
( Trích Thúc Sinh từ biệt Thuý Kiều)
(3)Vầng trăng vằng vặc giữa trời,
đinh ninh hai mặt một lời song song .
 (Trích Thề nguyền, Ngữ văn 10-tập 2)
1/ Nêu nội dung chính của mỗi văn bản? Văn bản nào sử dụng nghệ thuật ước lệ?
2/ Hình tượng nào được sử dụng lặp lại ở các văn bản trên ? Nêu hiệu quả nghệ thuật của hình tượng đó ?
3/ Xác định và nêu ý nghĩa từ láy ở văn bản (3) ?
Trả lời:
1/ Nội dung chính của mỗi văn bản: 
Văn bản (1) : tả vẻ đẹp của nàng Thuý Vân ;
Văn bản (2) : Tả cảnh sau khi nàng Kiều chia tay Thúc Sinh
Văn bản (3) : Tả đêm Thuý Kiều qua nhà Kim Trọng để thề nguyền chuyện trăm năm.
 Văn bản (1) sử dụng nghệ thuật ước lệ qua từ khuôn trăng, nét ngài
2/ Hình tượng trăng được sử dụng lặp lại ở các văn bản trên.
 Nêu hiệu quả nghệ thuật của hình tượng đó :
Văn bản (1) : Từ khuôn trăng ẩn dụ về vẻ đẹp phúc hậu của nàng Thuý Vân ;
- Văn bản (2) : Vầng trăng ai xẻ ẩn dụ cho cuộc sống lứa đôi hạnh phúc bị chia đôi, thể hiện nỗi cô đơn của Kiều sau khi chia tay Thúc Sinh
Văn bản (3) : Vầng trăng biểu tượng cho hạnh phúc lứa đôi của Thuý Kiều-Kim Trọng.
3/ Xác định từ láy:
- Vằng vặc:  chỉ ánh trăng rất sáng, không một chút gợn, khiến có thể nhìn rõ các vật.
- Đinh ninh : nói đi nói lại, dặn đi dặn lại cặn kẽ để cho nhớ kĩ, cho chắc chắn.
- Song song: đi bên nhau
Hiệu quả nghệ thuật: vầng trăng trở thành hình ảnh tượng trưng cho trời đất để làm chứng nhân cho lời thề. Trong xã hội phong kiến, nghi thức thực hiện lời thề trang trọng phải có sự chứng dám của trời đất. Nghĩa là lời thề vừa ràng buộc về mặt đạo đức xã hội, vừa thiêng liêng đối với đời sống tâm linh. Đây là cuộc thề nguyền chưa được phép cha mẹ - theo quan niệm xưa- nhưng được Nguyễn Du miêu tả không chỉ nên thơ mà còn trang trọng. Chứng tỏ tình yêu say đắm giữa hai người và ý thức sâu sắc của họ về tình yêu chân chính.

File đính kèm:

  • docCap_nhat_de_thi_thu_QG_mon_van_hay_2016.doc