Tài liệu ôn tập môn Sinh học Lớp 7 - Học kỳ II

3. Cấu tạo trong của đại diện các lớp ĐVCXS đã học

 a. Cá chép.

Hệ tiêu hoá

- Hệ tiêu hoá có sự phân hoá:

+ Các bộ phận: Ống tiêu hoá: Miệng  hầu  thực quản  dạ dày  ruột  hậu môn.

+ Tuyến tiêu hoá: Gan, mật, ruột

+ Chức năng: Biến đổi thức ăn thành chất dinh dưỡng, thải chất cặn bã.

+ Bóng hơi thông với thực quản  giúp cá chìm nổi trong nước.

Tuần hoàn và hô hấp

- Hô hấp: Cá hô hấp bằng mang, lá mang là những nếp da mỏng có nhiều mạch máu  Trao đổi khí.

- Tuần hoàn: Gồm tim và hệ mạch.

+ Tim 2 ngăn: 1 tâm nhĩ và 1 tâm thất.

+ Máu đi nuôi cơ thể là máu đỏ tươi.

Bài tiết.

- 2 dải thận giữa màu nâu đỏ, nằm sát sống lưng  lọc từ máu các chất độc để thải ra ngoài.

b. Ếch đồng.

Da ếch

- Ếch có da trần (trơn, ẩm ướt), mặt trong có nhiều mạch máu Trao đổi khí.

Hệ tiêu hóa: Xuất hiện lưỡi để bắt mồi, dạ dày, gan, mật lớn, có tuyến tụy.

Hệ hô hấp: Phổi có cấu tạo đơn giản nên hô hấp qua da là chủ yếu.

Hệ tuần hoàn: Tim 3 ngăn, 2 vòng tuần hoàn, máu pha nuôi cơ thể

 

docx5 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 568 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tài liệu ôn tập môn Sinh học Lớp 7 - Học kỳ II, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NỘI DUNG ÔN TẬP MÔN SINH HỌC 7 HỌC KÌ II (ĐÃ HỌC)
I. Hệ thống kiến thức: Các lớp ĐVCXS đã học:
1. Đời sống của các đại diện:
Đại diện lớp cá (cá chép)
Đại diện lớp lưỡng cư (ếch đồng)
Đại diện lớp bò sát (thằn lằn bóng đuôi dài)
- Môi trường sống: Nước ngọt (Ưa vực nước lặng)
- Ăn tạp
- Là ĐV biến nhiệt
- Sinh sản: 
+ Thụ tinh ngoài, đẻ rất nhiều trứng
+ Phát triển: Trứng thụ tinh ¦ phôi ¦ con non ¦ trưởng thành
- Ếch có đời sống vừa ở nước vừa
 ở cạn (ưa nơi ẩm ướt, gần bờ nước). 
- Kiếm ăn vào ban đêm, thức ăn: sâu bọ, giun, ốc, cá, cua...
- Là ĐV biến nhiệt
- Sinh sản: cuối mùa xuân đầu hạ 
+ Thụ tinh ngoài, đẻ trứng nhiều
+ Phát triển: Trứng g nòng nọc g mọc chig đứt đuôig nhái g ếch (Phát triển qua biến thái hoàn toàn)
- Tập tính khác: 
+ Trú đông
+ Ếch đực ôm lưng ếch cái, đẻ ở các bờ nước
- Sống hoàn toàn trên cạn(nơi khô ráo, thích phơi nắng)
- Kiếm ăn vào ban ngày, ăn sâu bọ.
- Là ĐV biến nhiệt.
- Sinh sản: 
+ Thụ tinh trong, đẻ 3 đến 5 trứng. Trứng có vỏ dai, nhiều noãn hoàng.
+ Phát triển: Trứng thụ tinh ¦ phôi ¦ con non ¦ trưởng thành
- Tập tính khác
+ Trú đông.
+ Con đực có gai giao phối
2. Cấu tạo ngoài của đại diện các lớp ĐVCXS đã học và ý nghĩa thích nghi
a. Cấu tạo ngoài của đại diện lớp cá (cá chép)
Thích ghi với đời sống hoàn toàn ở nước:
+ Thân thuôn dài, đầu thuôn nhọn gắn chặt vơi thân → giảm sức cản của nước.
+ Mắt cá không có mi → màng mắt không bị khô
+ Vảy cá có da bao bọc , trong da có nhiều tuyến tiết chất nhầy → giảm ma sát với nước.
+ Vảy cá xếp như ngói lợp → cử động theo chiều ngang
+ Có nhiều vây khớp động với thân, vây được cấu tạo bởi tia vây và da mỏng → di chuyển.
b. Cấu tạo ngoài của đại diện lớp lưỡng cư (ếch đồng)
Thích ghi với đời sống vừa ở nước vừa ở cạn:
+ Đầu nhọn, khớp với thân thành một khối thuôn nhọn về phía trước g Giảm sức cản của nước.
+ Mắt và lổ mũi nằm ở vị trí cao trên đầu g Khi bơi vừa thở, vừa quan sát .
+ Da trần phủ chất nhầy và ẩm dễ thấm khí g Giúp hô hấp trong nước.
+ Mắt có mi giữ nước mắt do tuyến lệ tiết ra, tai có màng nhĩ g Bảo vệ mắt, giữ mắt khỏi bị khô, nhận biết âm thanh trên cạn. 
+ Chi 5 phần có ngón chia đốt linh hoạt g Thuận lợi cho việc di chuyển.
+ Các chi sau có màng bơi căng giữa các ngón gTạo thành chân bơi để đẩy nước.
c. Cấu tạo ngoài của đại diện lớp bò sát (thằn lằn bóng đuôi dài)
Thích ghi với đời sống hoàn toàn ở cạn:
+ Da khô có vảy sừng bao bọc –> Ngăn cản sự thoát hơi nước của cơ thể
+ Có cổ dài –> Phát huy được vai trò các giác quan trên đầu và bắt mồi dễ dàng
+ Mắt có mí cử động, có nước mắt -> Bảo vệ mắt, giữ nước mắt để màng mắt không bị khô
+ Màng nhĩ nằm trong một hốc nhỏ bên đầu -> Bảo vệ màng nhĩ và hướng các dao động âm thanh vào màng nhĩ
+ Thân dài, đuôi rất dài -> Động lực chính của sự di chuyển 
+ Bàn chân có 5 ngón và có vuốt -> Tham gia sự di chuyển ở cạn 
3. Cấu tạo trong của đại diện các lớp ĐVCXS đã học
 a. Cá chép.
Hệ tiêu hoá
- Hệ tiêu hoá có sự phân hoá:
+ Các bộ phận: Ống tiêu hoá: Miệng ¦ hầu ¦ thực quản ¦ dạ dày ¦ ruột ¦ hậu môn.
+ Tuyến tiêu hoá: Gan, mật, ruột 
+ Chức năng: Biến đổi thức ăn thành chất dinh dưỡng, thải chất cặn bã. 
+ Bóng hơi thông với thực quản ¦ giúp cá chìm nổi trong nước.
Tuần hoàn và hô hấp
- Hô hấp: Cá hô hấp bằng mang, lá mang là những nếp da mỏng có nhiều mạch máu ¦ Trao đổi khí.
- Tuần hoàn: Gồm tim và hệ mạch.
+ Tim 2 ngăn: 1 tâm nhĩ và 1 tâm thất.
+ Máu đi nuôi cơ thể là máu đỏ tươi.
Bài tiết.
- 2 dải thận giữa màu nâu đỏ, nằm sát sống lưng ¦ lọc từ máu các chất độc để thải ra ngoài.
b. Ếch đồng.
Da ếch
- Ếch có da trần (trơn, ẩm ướt), mặt trong có nhiều mạch máu gTrao đổi khí.
Hệ tiêu hóa: Xuất hiện lưỡi để bắt mồi, dạ dày, gan, mật lớn, có tuyến tụy.
Hệ hô hấp: Phổi có cấu tạo đơn giản nên hô hấp qua da là chủ yếu.
Hệ tuần hoàn: Tim 3 ngăn, 2 vòng tuần hoàn, máu pha nuôi cơ thể
Bài tiết.
- 2 dải thận giữa ¦ lọc từ máu các chất độc để thải ra ngoài.
c. Thằn lằn bóng:
Tiêu hóa:
- Ống tiêu hóa đã phân hóa rõ.
- Ruột già có khả năng hấp thụ lại nước.
Hệ tuần hoàn:
- Tim 3 ngăn ( 2 tâm nhĩ, 1 tâm thất; trong tâm thất có vách hụt).
- 2 vòng tuần hoàn, máu nuôi cơ thể là máu ít pha.
Hệ hô hấp:
- Phổi có nhiều vách ngăn.
- Sự thông khí có sự tham gia của các cơ liên sườn.
Hệ bài tiết:
- Thận sau lọc máu tạo nước tiểu. Xoang huyệt có khả năng hấp thụ lại nước nên nước tiểu đặc, chống mất nước.
4. Đa dạng về loài của các lớp ĐVCXS đã học
- Lớp cá có hơn 25 nghìn loài, gồm 2 lớp chính là lớp Cá sụn và lớp Cá xương
- Lớp lưỡng cư có khoảng 4 nghìn loài, dựa vào đặc điểm của thân, đuôi và chi chia thành ba bộ là Lưỡng cư không chân, Lưỡng cư không đuôi và Lưỡng cư có đuôi.
- Lớp bò sát có khoảng 6.5 nghìn loài chia làm 4 bộ là Đầu mỏ, bộ Có vảy, bộ Rùa và bộ Cá sấu
5. Đặc điểm chung của các lớp ĐVCXS đã học
a. Lớp cá:
- Cá là ĐVCXS thích nghi với đời sống hoàn toàn ở nước.
- Bơi bằng vây.
- Hô hấp bằng mang.
- Tim 2 ngăn, có 1 vòng tuần hoàn, máu đi nuôi cơ thể là máu đỏ tươi. 
- Thụ tinh ngoài.
- ĐV biến nhiệt.
b. Lưỡng cư:
- Là ĐVKXS, thích nghi với đời sống vừa ở cạn vừa ở nước.
- Da trần và ẩm ướt.
- Di chuyển bằng 4 chi.
- Hô hấp bằng da và phổi.
- Tim 3 ngăn, 2 vòng tuần hoàn, máu nuôi cơ thể là máu pha.
- Thụ tinh ngoài, nòng nọc phát triển qua biến thái(trong môi trường nước)
- Là động vật biến nhiệt.
c. Bò sát:
- Bò sát là ĐVCXS thích nghi với đời sống hoàn toàn ở cạn.
- Da khô, có vảy sừng.
- Chi yếu có vuốt sắc. 
- Phổi có nhiều vách ngăn.
- Tim 3 ngăn có vách hụt (trừ cá sấu), máu pha đi nuôi cơ thể, 2 vòng tuần hoàn.
- Thụ tinh trong, trứng có màng dai bao bọc, giàu noãn hoàng.
- Là động vật biến nhiệt.
6. Vai trò của các lớp ĐVCXS đã học
Vai trò
Lớp cá
Lớp lưỡng cư
Lớp bò sát
- Làm thực phẩm
X
X
X
- Nguyên liệu chế biến thuốc
X
X
X
- Nguyên liệu cho các ngành công nghiệp
X
X
- Tiêu diệt các loài đv gây hại 
X
X
X
- Làm vật thí nghiệm
X
- Giải trí, làm cảnh
X
X
X
- Lây nhiễm giun sán, kí sinh trùng...
X
- Gây độc
X
X
X
II. Bài tập
1. Vận dụng kiến thức vào thực tế, trả lời các câu hỏi:
Câu 1: Vì sao trong bể nuôi cá người ta thường thả rong hoặc cây thuỷ sinh?
Câu 2: Nếu môi trường nước bị ô nhiễm sẽ ảnh hưởng như thế nào đến cá chép? Trong chăn nuôi cá để đạt sản lượng cá cao cần chú ý những gì?
Câu 3: Vì sao ở các khu vực có nước như ao, hồ, sông suốita thường nghe tiếng ếch kêu râm ran vào đầu mùa hạ?
Câu 4: Vì sao nói vai trò tiêu diệt sâu bọ của lưỡng cư bổ sung cho hoạt động của chim?
Câu 5: Tình trạng khai thác các loài bò sát có giá trị hiện nay như thế nào? Em có thể làm gì để bảo vệ chúng?
2. Bài tập:
Câu 1: Những đặc điểm cấu tạo nào giúp cho các loài cá thích nghi đời sống hoàn toàn ở môi trường nước?
Câu 2: Những đặc điểm cấu tạo nào giúp cho các loài lưỡng cư thích nghi đời sống vừa ở môi trường nước vừa ở môi trường cạn?
 Câu 3: Những đặc điểm cấu tạo nào giúp cho các loài bò sát thích nghi đời sống hoàn toàn ở môi trường trên cạn?
Câu 4: Hiện tượng phân được hấp thu lại nước (ở ruột già) và nước tiểu đặc ở thằn lằn bóng liên quan gì đến đời sống ở cạn của chúng?
Câu 5: Đặc điểm sinh sản ở bò sát có gì tiến bộ hơn so với cá và lưỡng cư?
Câu 6: Hãy hoàn thành bảng “vai trò của các lớp ĐVCXS đã học” bằng cách điền tên các loài động vật tương ứng với lớp (thay cho dấu “X”)
Vai trò
Lớp cá
Lớp lưỡng cư
Lớp bò sát
- Làm thực phẩm
X
X
X
- Nguyên liệu chế biến thuốc
X
X
X
- Nguyên liệu cho các ngành công nghiệp
X
X
- Tiêu diệt các loài đv gây hại
X
X
X
- Làm vật thí nghiệm
X
- Giải trí, làm cảnh
X
X
X
- Lây nhiễm giun sán, kí sinh trùng...
X
- Gây độc
X
X
X
 Giáo viên bộ môn
	 NGUYỄN ĐÌNH HƯNG

File đính kèm:

  • docxnoi_dung_on_tap_mon_sinh_hoc_lop_7_hoc_ky_ii.docx
Giáo án liên quan