Tài liệu ôn tập môn Hóa học Lớp 8 - Nguyễn Công Hải

PHẢN ỨNG HÓA HỌC

1. Sự biến đổi chất

a.Hiện tượng vật lí.

- Hiện tượng chất biến đổi mà vẫn giữ nguyên là chất ban đầu được gọi là hiện tượng vật lí.

? Lấy VD về 1 số hiện tượng vật lí hàng ngày vẫn xảy ra xung quanh em ?

b. Hiện tượng hoá học

* Kết luận : Hiện tượng hoá học là hiện tượng chất biến đổi có tạo ra chất khác.

? Muốn phân biệt hiện tượng hoá học với hiện tượng vật lí người ta dựa vào dấu hiệu nào ?( Có tạo ra chất mới hay không )

2. Phản ứng hoá học

a. Định nghĩa .P/ứng hoá học là quá trình biến đổi từ chất này thành chất khác

- Trong phản ứng hoá học:

+ Chất ban đầu bị biến đổi trong phản ứng gọi là chất phản ứng ( chất tham gia )

+ Chất mới sinh ra là sản phẩm

b. Khi nào phản ứng hoá học xảy ra

? Muốn phản ứng hoá học xảy ra cần có những điều kiện gì ?

 3 điều kiện trên

- Các chất phản ứng cần được tiếp xúc với nhau.

- 1 số phản ứng còn cần có nhiệt độ

- Có những phản ứng cần có chất xúc tác

c. Làm thế nào nhận biết có p/ư hoá học xảy ra

 em hãy cho biết làm thế nào để nhận biết có phản ứng hoá học xảy ra ?

 Dựa vào dấu hiệu có chất mới xuất hiện,có tchh khác với chất phản ứng.

 

doc8 trang | Chia sẻ: Bình Đặng | Ngày: 08/03/2024 | Lượt xem: 167 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tài liệu ôn tập môn Hóa học Lớp 8 - Nguyễn Công Hải, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THCS PHAN HUY CHÚ
TÀI LIỆU ÔN TẬP MÔN HÓA 9 TRONG GIAI ĐOẠN NGHĨ DỊCH CÚM
NGƯỜI THỰC HIỆN: NGUYỄN CÔNG HẢI
TỔ TRƯỞNG TỔ SINH-HÓA-THỂ
KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NHỚ 
I. ĐƠN CHẤT VÀ HỢP CHẤT - PHÂN TỬ-CÔNG THỨC HÓA HỌC
HOÁ TRỊ
1. ĐƠN CHẤT 
a. Định nghĩa:Là những chất tạo nên từ một nguyên tố hóa học.
 Phân loại: 2 loại kim loại và phi kim 
+ Kim loại là những chất dẫn điện,dẫn nhiệt và có ánh kim khi đánh bóng bề mặt.
 Trong đk thường KL ở trạng thái rắn(Trừ thủy ngân).
+ Phi kim là những chất không có ánh kim,không dẫn điện và không dẫn nhiệt hoặc dẫn nhiệt rất kém(Than Chì)
 Trong đk thường PK ở trạng thái rắn: C, P ,S,..Lỏng(Brom), Khí (O,H,N,)
b. Đặc điểm cấu tạo
Đơn chất kim loại các nguyên tử sắp xếp khít nhau theo một trật tự xác định.
Đơn chất phi kim các nguyên tử thường liên kết với nhau theo một số nhất định và thường là 2.
2. HỢP CHẤT 
a. Định nghĩa:Là những chất tạo nên từ hai nguyên tố hóa học trở lên.
 Phân loại: 2 loại Vô cơ và hữu cơ.
b. Đặc điểm cấu tạo
Trong hợp chất ,nguyên tử của các nguyên tố liên kết với nhau theo một tỉ lệ và một thứ tự nhất định
3. PHÂN TỬ
a. Định nghĩa
- Phân tử là hạt đại diện cho chất , gồm 1 số nguyên tử liên kết với nhau và thể hiện đầy đủ tính chất hoá học của chất
b. Phân tử khối: - Phân tử khối là khối lượng của một phân tử tính bằng đơn vị các bon
4. CÔNG THỨC HÓA HỌC
a- Công thức hoá học của đơn chất 
- Công thức hoá học của đơn chất là : An 
 Trong đó A : KHHH của nguyên tố n: Là chỉ số
n = 1 .Là đơn chất kl và một số phi kim n = 2 hoặc 3 là đơn chất phi kim(dạng khí)
- Au, Zn, O3 , Si.....
b-Công thức hoá học của hợp chất 
- Công thức hoá học của hợp chất :AxBy ; AxByCz....
Trong dó : A, B, C là kí hiệu hoá học ;x, y, z là các số nguyên chỉ số nguyên tử của mỗi nguyên tố trong 1 phân tử chất TD :CH4 ;H2SO4 ;C12H22O11
c- Ý nghĩa của công thức hoá học 
- Công thức hoá học của 1 chất cho ta biết những ý sau : 
 + Nguyên tố nào tạo ra chất
 + Số nguyên tử của mỗi nguyên tố có trong 1phân tử chất 
+ Phân tử khối của chất.
5. HOÁ TRỊ
a. Cách xác định
* Người ta qui ước gán cho H hoá trị I. Một nguyên tử của nguyên tố khác liên kết được với bao nhiêu nguyên tử H thì nói nguyên tố đó có hoá trị bằng bấy nhiêu
TD:? Dựa vào các công thức bằng thực nghiêm sau em hãy xác định hoá trị của các nguyên tố Cl, O, N . HCl, H2O, NH3 ?
b. Kết luận
? Hoá trị là gì ? + Hoá trị là con số biểu thị khả năng liên kết của nguyên tử nguyên tố này với nguyên tử nguyên tố khác
Hoá trị của O là 2 đơn vị.
TD:? Xác định hoá trị của các nguyên tố sau CuO, Cu2O, ZnO, MnO2, Cl2O7, Al2O3
? Xác định hoá trị của 1 nhóm nguyên tử sau: H2SO4,, H3PO4, HNO3, H2SO3 ?
c.Quy tắc
Trong công thức hoá học, tích của chỉ số và hoá trị của nguyên tố này bằng tích của chỉ số và hoá trị của nguyên tố kia
 AaxBby (B có thể là một nhóm nguyên tố)
Trong đó hoá trị của A là a và hoá trị của B là b; x là chỉ số của A,y là chỉ số của B
 x.a = y.b => . Chọn x,y là những số tối giản nhất.
 II. PHẢN ỨNG HÓA HỌC
1. Sự biến đổi chất 
a.Hiện tượng vật lí. 
- Hiện tượng chất biến đổi mà vẫn giữ nguyên là chất ban đầu được gọi là hiện tượng vật lí.
? Lấy VD về 1 số hiện tượng vật lí hàng ngày vẫn xảy ra xung quanh em ?
b. Hiện tượng hoá học
* Kết luận : Hiện tượng hoá học là hiện tượng chất biến đổi có tạo ra chất khác.
? Muốn phân biệt hiện tượng hoá học với hiện tượng vật lí người ta dựa vào dấu hiệu nào ?( Có tạo ra chất mới hay không )
2. Phản ứng hoá học 
a. Định nghĩa .P/ứng hoá học là quá trình biến đổi từ chất này thành chất khác
- Trong phản ứng hoá học:
+ Chất ban đầu bị biến đổi trong phản ứng gọi là chất phản ứng ( chất tham gia )
+ Chất mới sinh ra là sản phẩm
b. Khi nào phản ứng hoá học xảy ra
? Muốn phản ứng hoá học xảy ra cần có những điều kiện gì ? 
 3 điều kiện trên
- Các chất phản ứng cần được tiếp xúc với nhau.
- 1 số phản ứng còn cần có nhiệt độ
- Có những phản ứng cần có chất xúc tác
c. Làm thế nào nhận biết có p/ư hoá học xảy ra
 	em hãy cho biết làm thế nào để nhận biết có phản ứng hoá học xảy ra ?
 	Dựa vào dấu hiệu có chất mới xuất hiện,có tchh khác với chất phản ứng.
Những t/c như màu sắc,trạng thái,sự tỏa nhiệt và phát sáng 
3. Phương trình hoá học
Magiê + Oxi Magiê oxit 
Mg + O2 MgO 
2Mg + O2 2 MgO
Hiđro + Oxi nước 
2 H2 + O2 2 H2O
a. Các bước lập PTHH
- Gồm 3 bước :+ Bước 1 : Viết sơ đồ của phản ứng
+ Bước 2 : Cân bằng số nguyên tử của mỗi nguyên tố 
+ Bước 3 : Viết PTHH
 	4. Ý nghĩa của PTHH
- Ý nghĩa của PTHH :
+ PTHH biểu diễn ngắn gọn phản ứng hoá học
+ Cho biết tỷ lệ số nguyên tử , số phân tử giữa các chất cũng như từng cặp chất trong phản ứng
 III. MOL VÀ TÍNH TOÁN HÓA HỌC
1 - MOL LÀ GÌ ?
- Mol là lượng chất có chứa 6.1023 nguyên tử hoặc phân tử của chất đó
-Con số 6.1023 là số:Avogađrokí hiệulà N
2. - KHỐI LƯỢNG MOL LÀ GÌ ?
- Khối lượng mol ( kí hiệu là M) của 1 chất là khối lượng tính bằng gam của N nguyên tử hoặc phân tử chất đó.
- Khối lượng mol ng tử hay phân tử của 1 chất có cùng số trị với NTK hay PTK của chất đó
3. THỂ TÍCH MOL CHẤT KHÍ LÀ GÌ ?
- Thể tích mol chất khí là thể tích chiếm bởi N phân tử của chất khí đó
- 1 mol của bất kì chất khí nào , trong cùng điều kiện về nhiệt độ và áp suất đều chiếm những thể tích bằng nhau.
- Nếu ở nhiệt độ 0o C và áp suất 1 atm ( đktc ) thì thể tích đó là 22,4 lít
M H2 = 2 g ¹ M N2 =28 g ¹ M O2 = 32g
VO = VH = VN = 22,4l ( đktc )
Vđktc = Số mol . 22,4 = n . 22,4 (lít) => n =Vđktc : 22,4 (mol)
* ở điều kiện thường ( 20oC và 1 atm) 1 mol chất khí có V = 24 lít
Vđkt = Số mol . 24 = n . 24 (lít)=> n =Vđkt : 24 (mol)
	4. CHUYỂN ĐỔI GIỮA KHỐI LƯỢNG,THỂ TÍCH VÀ LƯỢNG CHẤT
 m = n x m (g) => n = ( mol) =>M = ( g ) 
Trong đó m là khối lượng chất (g)
Vđktc = Số mol . 22,4 = n . 22,4 (lít) => n =Vđktc : 22,4 (mol)
Vđkt = Số mol . 24 = n . 24 (lít)=> n =Vđkt : 24 (mol)
Công thức tính số mol
n = = = = m : M (mol)
5.TỶ KHỐI CỦA CHẤT KHÍ
a. Bằng cách nào để biết được khí A nặng hay nhẹ hơn khí B
dA/ B = MA = d A/ B MB MB =
b.. Bằng cách nào để biết được khí A nặng hay nhẹ hơn không khí
dA/KK = => MA = dA/ KK .29
- Cách xác định MKK :Coi kk chỉ có N2 và O2 mà khí N2 chiếm 80% về V còn khí O2 chiếm 20 % về V.Vậy1 mol KK có 0,8 mol N2 và 0,2 mol O2 MKK = 0,8 .28 + 0,2 . 32 = 29 (g)
6. TÍNH THEO CÔNG THỨC HOÁ HỌC
a. Biết CTHH của hợp chất , hãy xác định thành phần % các nguyên tố trong hợp chất
* Kết luận : Có 3 bước tính thành phần % của các nguyên tố trong hợp chất
- Bước 1 : Tính M của hợp chất
- Bước 2 : Tìm số mol nguyên tử của mỗi nguyên tố trong 1 mol chất rồi tìm khối lượng của nguyên tố trong 1 mol chất
- Bước 3 : Tính thành phần % theo khối lượng của mỗi nguyên tố.
b. Biết thành phần các nguyên tố , hãy xác định công thức hoá học của hợp chất
 Dạng1. Biết thành phần phần trăm (%) hoặc tỷ lệ về khối lượng và khối lượng mol.	Cách làm: 
	Bước 1: Tìm khối lượng của mỗi nguyên tố trong 1 mol hợp chất
	Bước 2: Tìm số mol nguyên tử của nguyên tố trong 1 mol hợp chất suy ra số nguyên tử của mỗi nguyên tố trong 1 mol hợp chất.
	Bước 3: Lập CTHH của hợp chất.
7. TÍNH THEO PHƯƠNG TRÌNH HOÁ HỌC
1. Bằng cách nào tìm được khối lượng ,thể tích chất tham gia và sản phẩm
- Các bước tiến hành :
+ Đổi số liệu đầu bài : Tính số mol của chất mà đầu bài đã cho
+ Lập PTHH
+ Dựa vào phương trình và số mol của chất đã biết để tính số mol của chất cần biết
+ Tính ra khối lượng hoặc thể tích theo yêu cầu của bài
Bài tập ôn tập
Câu 1:a)Một hợp chất B tạo bởi nguyên tố S và nguyên tố O.Phân tử B nặng gấp 32 lần phân tử hiđro.Hỏi phân tử B gồm mấy nguyên tử biết chỉ có 1 nguyên tử S.
 b)Cho các hợp chất sau: CO2; CuSO4, Al(OH)3; H2SO4; H2; Fe2(SO4)3; N2; Cr2(SO4)3 ; Cu.Hãy cho biết đâu là ng tử,phân tử,đơn chất ,hợp chất. Tính phân tử khối của các hợp chất.
Câu 2: Lập công thức hoá học được tạo bởi các nguyên tố sau:
 a) Na và nhóm PO4 b) Cr(III) và nhóm SO4 c) Ba và nhóm CO3
Câu 3: Trong các công thức hóa học sau: KO ; Na2CO3 ; Al2SO4 ; BaCl2 ; K2NO3 .Công thức nào sai,nếu sai hãy sửa lại cho đúng.
Câu 4:Một hợp chất có CTHH là XAB3 có phân tử khối bằng 100đvC.Xác định CTHH của hợp chất biết rằng X chiếm 40%khối lượng của hợp chất và tổng số ng tử khối của A và B là 52.
Câu 5: Một hợp chất R2On chưa rõ hoá trị có tỉ lệ khối lượng oxi bằng 3/7%R.Tìm công thức oxit kim loại. 
Câu 6: Hoàn thành các phản ứng sau
 1. P + O2 ---> P2O5 
 2. FeS + O2 ---> Fe2O3 + SO2 
 3. H2S + O2 ---> H2O + SO2 
 4. C2H5OH + O2 ---> H2O + CO2 
 5. C2H6 + O2 ---> H2O + CO2 
 6 . NaOH + Al2(SO4)3 ----> Al(OH)3 + Na2SO4 
7 . Ba(OH)2 + H3PO4----> H2O + Ba3 (PO4)2
 8. Al + H2SO4 --> Al2(SO4)3 + H2 
9. Ba(OH)2 + Al2(SO4)3 ----> Al(OH)3 + BaSO4
 10 . Ba(HCO3)2 + H3PO4----> H2O + Ba3 (PO4)2 + CO2 
 11. Al + HCl --> AlCl3 + H2 
12, P + H2SO4 --> P2O5 + SO2 + H2O 
13, C + HNO3 --> CO2 + NO2 + H2O
14, S + HNO3 --> H2SO4 + NO2 + H2O 
15, P + HNO3 --> H3PO4 + NO2 + H2O
Câu 7.
7.1 Tính khối lượng của : a. 0,25 mol Fe2O3 b. 0,05 mol MgO
7.2 . Tính số mol của :a. 10 g CuO b. 2 g NaOH
7.3 Tính V ở đktc của : a. 0,05 mol khí Cl2 b. 0,125 mol khí CO
7.4 Tính số mol của : a. 2,8 l khí O2 ở đktc b. 3,36 l khí CO2 ở đkt
7.5 Tính khối lượng của 672 ml khí H2 ở đktc ?
Câu 8.Hợp chất A có công thức R2O . Biết rằng 0,25 mol họp chất A có khối lượng là 15,5 g . Hãy xác định công thức của A
Câu 9 .Hợp chất B ở thể khí có CT là RO2. Biết rằng khối lượng của 5,6 lít khí B ở đktc là 16 g. Hãy xác định công thức của B.
Câu 10 Hoàn thành bảng sau
TP của hh khí
Số mol
 ( n ) của hh khí
thể tích của hh khí 
( đktc ) ( l)
K/l
của hh
0,5 mol CO2 và 0,4 mol SO2



0,25 mol O2 và 0,35 mol NO2



0,25mol CO và 0,25 mol SO3



Câu 11 Hoàn thành bảng sau
Khí
m
n
V(đktc)
V(đkthường)
Số phân tử
O2
6,4g




SO2

0,3 mol



NO


1,344 lít


SO3



1,2 lít

Cl2




3.1022
Câu 12 : Một hỗn hợp khí A có thành phần % về thể tích như sau: 20% O2; 30% CO2;10% SO2; 40% NO(Các khí đo cùng đk) a. Khí A nặng hay nhẹ hơn không khí mấy lần
 b. Tính khối lượng của 0,4 mol khí A.
Câu 13: Trong 4,48 lít khí X2O có khối lượng là 8,8 g.Tìm X(đktc) 
Câu 14: Cho hỗn hợp A gồm Cl2, CO2, H2, có khối lượng là 42,6 gam. Tìm khối lượng của mỗi chất trong A. Biết ở cùng điều kiện VCl2 : VCO2 : VH2 = 1:3:5
Câu 15: Cho 33,8 gam hỗn hợp B gồm Ca,Mg,Al có tỷ lệ số nguyên tử là 1:2:3. Tính khối lượng của mỗi chất trong B.
Câu 16: Hỗn hợp X gồm K,Ba,Zn có tỷ lệ số nguyên tử là 1:2:4. Hãy tính lượng mỗi kim loại có trong 143,25 gam hỗn hợp X
Câu 17: Cho 71,68 lít hỗn hợp khí Y ở đktc gồm CO,CO2, SO2 có tỉ lệ số phân tử là 1:2:5.
a) Tính khối lượng mỗi chất.
b) Tính khối lượng của mỗi nguyên tố có trong khí Y trên.
Câu 18: Cho 58,24 lít hỗn hợp khí Z(đktc) gồm NO, O2, NO2 có tỉ lệ số phân tử là 2:3:8
a) Tính khối lượng mỗi chất
b) Tính khối lượng của mỗi nguyên tố có trong khí Z trên.
Câu 19. Hợp chất A có thành phần theo khối lượng của các nguyên tố như sau: 22,13%Al, 25,40%P, còn lại là nguyên tố O. Hãy lập công thức hóa học của A. Biết MA= 122 g/mol.
Câu 20.Một hợp chất gồm 3 nguyên tố Mg, C, O, có phân tử khối là 84đvC và có tỉ lệ khối lượng giữa các nguyên tố là: Mg : C : O = 2 : 3 : 4. Hãy lập công thức hóa học của hợp chất.
Câu 21: Tìm khối lượng CaCO3 cần dùng để điều chế được 42 g CaO
Câu 22 :Đốt cháy 4,8 g Mg thu được a(g) MgO
Tính khối lượng MgO tạo thành và lượng khí oxi cần dùng để đốt cháy hết lượng Mg trên.
Câu 23 : Trong phòng thí nghiệm người ta điều chế oxi bằng cách nhiệt phân KClO3 theo sơ đồ phản ứng: KClO3 ---> KCl + O2 
Tính khối lượng KClO3cần thiết để điều chế được 9,6 g O2
Tính khối lượng KCl được tạo thành ( Bằng 2 cách ).
Câu 24: Tính thể tích khí oxi ở đktc cần dùng để đốt cháy hết 3,1 gam phốt pho. Biết sơ đồ phản ứng như sau :P + O2 ® P2O5 .Tính khối lượng của hợp chất tạo thành sau phản ứng.
Câu 25: Cho sơ đồ phản ứng : C2H4 + O2 -- CO2 + H2O
Đốt cháy hoàn toàn 1,12 l khí C2H4 . Tính V khí oxi cần dùng và V khí CO2 tạo thành ( ở đktc )
Câu 26: Biết rằng 2,3 g một kim loại R có hoá trị I tác dụng vừa đủ với 1,12 l khí Cl2 ( đktc ) theo sơ đồ sau :R + Cl2 ® RCl a. Xác định tên của R; b. Tính khối lượng hợp chất tạo thành.
Câu 27: Cho sơ đồ phản ứng sau: Fe + HCl ---> FeCl2 + H2­
a. Tính k/l sắt và axit HCl đã phản ứng, biết rằng thể tích khí hiđrô thoát ra là 8,96 lít (đktc).
b. Tính khối lượng hợp chất FeCl2 dược tạo thành.
Câu 28: Cho 4 gam khí H2 tác dụng với 16 gam O2.Sau khi phản ứng kết thúc thu được bao nhiêu gam H2O
Câu 29: Cho 5,6 gam Fe tác dụng với 6,72 lít khí Clo (ĐKTC) sau phản ứng kết thúc chất nào còn dư và dư bao nhiêu gam
Câu 30:Cho 6.1023 nguyên tử Cr tác dụng với dung dịch chứa 19,6 gam H2SO4 (đặc nóng) thu được Crôm III sunfat,khí sunfurơ(SO2) ,nước sau khi phản ứng kết thúc thu được bao nhiêu lít khí sunfurơ(ĐKTC) và bao nhiêu gam chất dư?
Câu 31: Cho 22,4 g sắt vào một dung dịch chứa 18,25 g axit clohiđric (HCl) tạo thành sắt (II) clorua (FeCl2) và khí hiđro (H2)
 a.Lập phương trình hoá học của phản ứng trên?
 b.Chất nào còn dư sau phản ứng và có khối lượng là bao nhiêu?
 c.Tính thể tích của khí hiđro thu được ( đktc) 
Câu 32: Đốt cháy hoàn toàn 4,4 gam hỗn hợp C và S thấy tốn hết 4,48 lít khí O2(đktc) thu được CO2 và SO2 .
 a) Tính thành phần phần trăm khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp đầu
b) Tính khối lượng mỗi oxit trong sản phẩm?
Câu 33: Đốt cháy hoàn toàn 26,4 gam hỗn hợp Fe và Cu trong 13,44 lít khí Cl2(đktc) thu được sản phẩm là sắtIII clorua và ĐồngII clorua.
 a) Tính khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp đầu?(16,8 và 9,6)
 b) Tính khối lượng mỗi muối tạo thành?(48,75 và 20,25)
Câu 34: Đốt cháy hoàn toàn 5,04 gam hỗn hợp Al và Mg trong không khí(chứa O2 (đktc)) và thu được 8,88 gam hỗn hợp 2 oxit 
 a) Tính khối lượng mỗi oxit tạo thành
 b) Tính thể tích không khí cần dùng biết trong không khí oxi chiếm 20% và còn lại là Nitơ
Câu 35: Hoàn thành các phản ứng sau
a) Fe + O2 --> Fe3O4 
b) P + O2 --> P2O5
c) Fe2O3 + H2SO4 --> Fe2(SO4)3 + H2O 
d) C + H2SO4 --> CO2 + SO2 + H2O
e) Al + H2SO4 --> Al2(SO4)3 + SO2 + H2O
g) FeO + H2SO4 --> Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O
h) MnO2 + HCl --> MnCl2 + Cl2 + H2O
Câu 36:Tìm công thức hóa học của hợp chất biết khối lượng mol là 142g và biết thành phần phần trăm về khối lượng các nguyên tố 32,39% Na; 22,54%S còn lại là oxi. 
Câu 37: Cho 0,675 gam Al tác dụng với 13,44 lít khí O2 (đktc) sau khi phản ứng kết thúc.
 a) Chất nào còn dư và dư bao nhiêu gam.
 b) Cần phải thêm bao nhiêu gam Al hoặc O2 để phản ứng vừa đủ với lượng chất dư trên.
Câu 38: Cần dùng bao nhiêu lít O2 ở (ĐKTC) để đốt cháy hoàn toàn 128 gam hỗn hợp sắt và Magie. Biết tỷ lệ về khối lượng của chúng là 7:3.
Câu 39. Cho 43,7 gam hỗn hợp 2 kim loại Zn và Fe tác dụng với dung dịch axit clohiđric sinh ra 15,68 lít khí H2 (đktc)
a. Tính khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp trên.
b. Tính khối lượng sắt sinh ra khi cho toàn bộ khí H2 thu được ở trên tác dụng hoàn toàn với 46,4 gam Fe3O4.
Câu 40: Hoà tan a gam Al và b gam Zn vào dung dịch axit H2SO4 dư thu được những thể tích khí H2 bằng nhau. Tính tỉ lệ a : b.
Al +H2SO4 --> Al2(SO4)3 + H2
 Zn +H2SO4 --> ZnSO4 + H2 
Câu 41: Đốt cháy hết 6 kg than(Có 3% tạp chất không cháy).Tính thể tích không khí cần để đốt cháy hết lượng than trên(Biết trong không khí có chứa 20% là O2còn lại là khí N2 về thể tích).

File đính kèm:

  • doctai_lieu_on_tap_mon_hoa_hoc_lop_9_nguyen_cong_hai.doc
Giáo án liên quan