Giáo án Hóa học Lớp 8 - Tiết 38: Tính chất của oxi (Tiếp theo) - Năm học 2019-2020

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG.(1')

 *Đặt vấn đề. Trong tiết trước chúng ta đã biết tính chất vật lý của oxi và biết được oxi có thể phản ứng được với nhiều đơn chất. Vậy oxi có phản ứng không ? Sản phẩm chủ yếu của các phản ứng là gì ? Bài hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu thêm một tính chất hoá học khác của oxi.

 B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC: (34')

* Hoạt động. Tính chất hóa học (tiếp ) (23’)

+ Mục tiêu:

 Ở nhiệt độ cao oxi tác dụng hầu kết các kim loại (Fe, Cu.), Oxi cũng có khả năng tác dụng được với nhiều hợp chất và sản phẩm chủ yếu là khí cácbonic và hơi nước.

+ Nhiệm vụ :

 Học sinh biết cách tiến hành thí nghiệm, quan sát diễn biến, trả lời các câu hỏi.

+ Phương thức thực hiện:

Cá nhân HS dựa vào thông tin SGK xác định các bước tiến hành thí nghiệm, thảo luận nhóm thực hiện thí nghiệm, trả lời các câu hỏi của giáo viên.

+ Sản phẩm:

- Hiểu được: Ở nhiệt độ cao oxi tác dụng hầu kết các kim loại (Fe, Cu.), Oxi cũng có khả năng tác dụng được với nhiều hợp chất và sản phẩm chủ yếu là khí cácbonic và hơi nước.

+ Tiến trình thực hiện :

 

doc4 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 476 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học Lớp 8 - Tiết 38: Tính chất của oxi (Tiếp theo) - Năm học 2019-2020, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 27/01/2020
Ngày dạy: 30/01/2020 
Lớp 8A2
 31/01/2020 
Lớp 8A1
Lớp 8A3
TIẾT 38.TÍNH CHẤT CỦA OXI (tiếp theo)
I. MỤC TIÊU.
	Sau bài học, học sinh đạt được: 
1. Kiến thức.
	 Biết được:
- Ở nhiệt độ cao oxi tác dụng hầu kết các kim loại (Fe, Cu....), Oxi cũng có khả năng tác dụng được với nhiều hợp chất và sản phẩm chủ yếu là khí cácbonic và hơi nước.
	- Sự cần thiết của oxi trong đời sống.
2. Kỹ năng.
	- Viết được các PTHH của oxi với các chất: CH4, C2H6O.
	- Nhận biết được oxi bằng cách sử dụng đèn cồn và đốt một số chất trong oxi.
	- Kĩ năng giải các bài tập.
3. Thái độ. 
	- HS có thái độ nghiêm túc, cẩn thận trong các thí nghiệm.
4. Định hướng hình thành năng lực. 
- Năng lực quan sát, phát hiện và giải quyết vấn đề, hợp tác nhóm, sử dụng ngôn ngữ bộ môn.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH.
1. Chuẩn bị của giáo viên. 
Mỗi nhóm :
+ Dụng cụ: 1 bình thủy tinh, 4 ống nghiệm, 1 ống hút, 1 muôi sắt, 2 nắp cao su có lỗ, 1 ống dẫn cao su.
+ Hóa chất: dây sắt, cát, KMnO4, cồn
2. Chuẩn bị của học sinh.
	- Nghiên cứu trước bài ở nhà.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP.
1. Các hoạt động đầu giờ. (5')
	1.1. Ổn định lớp. - Kiểm tra sĩ số.
	1.2. Kiểm tra bài cũ. 	
	*Câu hỏi:
	- Oxi có những tính chất vật lý gì ?
	- Viết PTHH minh hoạ cho Phản ứng của oxi với P ?
	*Đáp án – Biểu điểm:
	Tính chất vật lý của oxi (5đ)
	- Oxi là chất khí, không màu, không mùi.
	- Nặng hơn không khí.
	- Ít tan trong nước.
	- Hoá lỏng ở (-1830C), có màu xanh 
	PTHH giữa Oxi với P: (5đ)
	5O2 + 4P 2P2O5
2. Nội dung bài học.
	A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG.(1')
	*Đặt vấn đề. Trong tiết trước chúng ta đã biết tính chất vật lý của oxi và biết được oxi có thể phản ứng được với nhiều đơn chất. Vậy oxi có phản ứng không ? Sản phẩm chủ yếu của các phản ứng là gì ? Bài hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu thêm một tính chất hoá học khác của oxi.
	B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC: (34')
* Hoạt động. Tính chất hóa học (tiếp ) (23’)
+ Mục tiêu:
 Ở nhiệt độ cao oxi tác dụng hầu kết các kim loại (Fe, Cu....), Oxi cũng có khả năng tác dụng được với nhiều hợp chất và sản phẩm chủ yếu là khí cácbonic và hơi nước.
+ Nhiệm vụ :
 Học sinh biết cách tiến hành thí nghiệm, quan sát diễn biến, trả lời các câu hỏi.
+ Phương thức thực hiện:
Cá nhân HS dựa vào thông tin SGK xác định các bước tiến hành thí nghiệm, thảo luận nhóm thực hiện thí nghiệm, trả lời các câu hỏi của giáo viên.
+ Sản phẩm:
- Hiểu được: Ở nhiệt độ cao oxi tác dụng hầu kết các kim loại (Fe, Cu....), Oxi cũng có khả năng tác dụng được với nhiều hợp chất và sản phẩm chủ yếu là khí cácbonic và hơi nước.
+ Tiến trình thực hiện : 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
?
GV
?
GV
CY
GV
?
?
GV
?
?
?
?K
?
Nêu cách tiến hành thí nghiệm?
- Thực hiện thí nghiệm .
Chia lớp thành 3 nhóm lớn: Thảo luận nhóm trong 5 phút:
Thực hiện làm thí nghiệm (dùng dây lò so bút bi làm dây sắt) và trả lời các câu hỏi:
1) Nêu hiện tượng xảy ra, hiện tượng đó chứng tỏ điều gì?
2) Viết PTHH minh họa
GV lưu ý: Sắt từ bản chất là hỗn hợp của sắt (II) oxit và sắt (III) oxit.
Oxi là một đơn chất hoạt động hoá học nên có thể phản ứng được với nhiều chất và hợp chất.
Rượu là một hợp chất gồm C, H, O. Khi cho phản ứng với oxi thì tạo ra hơi nước và khí cacbonic.
YC HS làm thí nghiệm đốt cồn trên đĩa sứ.
Lưu ý: Dùng lượng cồn vừa đủ, tránh hiện tượng cồn cháy nhiều có thể gây bỏng.
Viết PTHH xảy ra.
Khí Mêtan (có trong khí bùn ao, khí Bioga) cũng phản ứng với oxi tạo ra hơi nước và khí cácbonic.
Viết PTHH cho phản ứng ?
 YC HS khác nhận xét PTHH.
Làm thế nào để nhận biết có oxi ?
Em có nhận xét gì về hoá trị của oxi trong các hợp chất trong các phản ứng trên.
Sự cần thiết của oxi trong đời sống ?
II. Tính chất hóa học (tt)
2.Tác dụng với kim loại
Cá nhân dựa vào thông tin nêu.
(SGK – tr83)
-Theo nhóm tiến hành thực hiện thí nghiệm, quan sát diễn biến xảy ra, trả lời câu hỏi.
- Đại diện 1 nhóm báo cáo, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
1. Hiện tượng: Sắt cháy sáng chói trong oxi, với các tia sáng chói không ngọn lửa, không khói, tạo nên các hạt nhỏ màu nâu.
2. PTHH :
 2O2 + 3Fe Fe3O4
 (Oxit sắt từ)
3. Tác dụng với hợp chất 
- Học sinh thực hiện thí nghiệm theo nhóm lớn: Đốt cồn trên đĩa sứ.
 3O2 + C2H6O 2CO2+ 3H2O
2O2 + CH4 CO2+ 2H2O
- Đốt cháy, nếu cháy là có oxi.
a Trong các hợp chất oxi luôn có hoá trị II.
- HS TL:
+ Cần cho sự hô hấp của con người.
+ Cần cho sự đốt cháy nhiên liệu.
+ Cần cho sự oxi hóa các chất cấp năng lượng, ....
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP.(10')
- Yêu cầu cá nhân học sinh trả lời câu hỏi, làm bài tập.
- Đánh giá, cho điểm thường xuyên học sinh trả lời, làm bài tập.
Bài tập 1/SGK-84
	+ Phi kim rất hoạt động.
	+ Phi kim, kim loại, hợp chất.
	Bài tập 2/ SGK-84:
	C4H10 + O2 4CO2 + 5H2O
	Bài tập 6/ SGK- 84:
	a. Con dế mèn sẽ chết vì hết khí oxi trong lọ khi bị nhốt lâu ở đó (Dế mèn thở bằng khí oxi).
	b. Phải bơm sục khí oxi vào trong bể nuôi cá để oxi hòa tan vào trong nước, cá hô hấp.
	Bài tập 
	Hãy tính khối lượng khí oxi cần dùng khi cho 11,2g sắt phản ứng hết với oxi ?
	*Gợi ý:
	- Viết PTHH xảy ra.
	- Tính số mol Fe tham gia phản ứng.
	- Tìm số mol oxi.
	- Tính khối lượng oxi cần dùng.
	3. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà. (1')
	- HD HS khá làm bài tập 5(SGK – 8.4):
	+ Tính % C: = 100% - %S - % tạp chất = 98%.
	+ Tính khối lượng C và S theo thành phần % các nguyên tố.
	+ Từ đó tính số mol C và S → Số mol của khí CO2 và SO2 (theo PTHH).
	+ Tính thể tích mỗi khí trên.
	- Nghiên cứu trước bài: "Sự oxi hoá- phản ứng hoá hợp-ứng dụng của oxi".

File đính kèm:

  • docTiết 38- Tính chất của oxi (T2).doc
Giáo án liên quan