Tài liệu ôn tập Hóa học - Chủ đề 17: Giải thích hiện tượng. Tiến trình thí nghiệm

II. BÀI TẬP

1. Bài tập mẫu

Câu 1: Nêu hiện tượng và viết phương trình hóa học xảy ra khi cho Na lần lượt vào các dung dịch sau đây:

a) Dung dịch CuSO4 b) Dung dịch Al2(SO4)3 c) Dung dịch Ca(OH)2

d) Dung dịch Ca(HCO3)2 e) Dung dịch NaHSO4 g) Dung dịch NH4Cl

Hướng dẫngiải

a) Có sủi bọt khí và xuất hiện kết tủa xanh lơ.

 2Na + 2H2O  2NaOH + H2 

 CuSO4 + 2NaOH Cu(OH)2  + Na2SO4

 Màu xanh lơ

b) Đầu tiên có sủi bọt khí, xuất hiện kết tủa keo trắng, sau đó kết tủa tan ra (nếu NaOH có dư).

 2Na + 2H2O  2NaOH + H2 

 6NaOH + Al2(SO4)3  2Al(OH)3  + 3Na2SO4

 Keo trắng

 Al(OH)3 + NaOH  NaAlO2 + 2H2O

c) Natri tan ra, dung dịch sủi bọt: 2Na + 2H2O  2NaOH + H2 

d) Natri tan ra, dung dịch sủi bọt khí, xuất hiện kết tủa.

 2Na + 2H2O  2NaOH + H2 

2NaOH + Ca(HCO3)2  CaCO3  + Na2CO3 + 2H2O

e) Natri tan ra, dung dịch sủi bọt khí , nổ vì pư rất mãnh liệt.

 2Na + 2H2O  2NaOH + H2 

 2NaHSO4 + 2Na  2Na2SO4 + H2 

g) Ban đầu xuất hiện khí không mùi, sau đó có khí mùi khai.

 2Na + 2H2O  2NaOH + H2 

 NH4Cl + NaOH  NaCl + NH3  + H2O (do NH4OH không bền)

Câu 2: Nêu hiện tượng xảy ra và viết phương trình hóa học cho các thí nghiệm sau:

a) Cho từ từ Na2CO3 vào dung dịch HCl.

b) Cho từ từ dung dịch HCl vào Na2CO3 .

c) Cho AlCl3 vào dung dịch NaOH dư.

d) Cho dung dịch NaOH vào dung dịch AlCl3 dư.

 

doc11 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 408 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tài liệu ôn tập Hóa học - Chủ đề 17: Giải thích hiện tượng. Tiến trình thí nghiệm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h lơ.
	2Na + 2H2O 	® 2NaOH + H2 ­ ( sủi bọt )
	2NaOH 	 +	CuCl2 	® 	Cu(OH)2 ¯ 	+	2NaCl	
	 (dung dịch xanh lam) 	( kết tủa xanh lơ )
5. 3. Khi cho kim loại kiềm, hoặc oxit của nó vào dung dịch axit thì axit tham gia phản ứng trước nước. 
Ví dụ: 	Cho Na tác dụng với dung dịch HCl thì: phản ứng mạnh (nổ) và có khí không màu thoát ra, viên Na tan dần.
Đầu tiên : 2Na + 2HCl ® 2NaCl + H2 ­ 
Sau đó : 2Na + 2H2O ® 2NaOH + H2 ­ (khi axit HCl hết thì mới xảy ra phản ứng này)
5. 4. Khi cho hỗn hợp kim loại tác dụng với 1 axit, hoặc một muối (và ngược lại) thì phản ứng nào có khoảng cách 2 kim loại xa hơn sẽ xảy ra trước. (theo dãy hoạt động của kim loại ).
Ví dụ 1: Cho hỗn hợp Fe, Zn + dung dịch CuCl2 thì thứ tự phản ứng như sau:
	Zn + CuCl2 ® ZnCl2 + Cu ¯ 
	Fe + CuCl2 ® FeCl2 + Cu ¯ 
 Ví dụ 2: Cho Fe vào dung dịch hỗn hợp: AgNO3 và Cu(NO3)2 thì thứ tự phản ứng như sau:
	 Fe + 2AgNO3 ® Fe(NO3)2 + 2Ag ¯ 
	 Fe + Cu(NO3)2 ® Fe(NO3)2 + Cu ¯ 
II. BÀI TẬP 
1. Bài tập mẫu
Câu 1: Nêu hiện tượng và viết phương trình hóa học xảy ra khi cho Na lần lượt vào các dung dịch sau đây:
a) Dung dịch CuSO4	 b) Dung dịch Al2(SO4)3 	 c) Dung dịch Ca(OH)2
d) Dung dịch Ca(HCO3)2 e) Dung dịch NaHSO4	 g) Dung dịch NH4Cl
Hướng dẫngiải
a) Có sủi bọt khí và xuất hiện kết tủa xanh lơ.
	2Na + 2H2O ® 2NaOH + H2 ­ 
	CuSO4 + 2NaOH® Cu(OH)2 ¯ + Na2SO4 
 Màu xanh lơ
b) Đầu tiên có sủi bọt khí, xuất hiện kết tủa keo trắng, sau đó kết tủa tan ra (nếu NaOH có dư).
	 2Na + 2H2O ® 2NaOH + H2 ­ 
	6NaOH + Al2(SO4)3 ® 2Al(OH)3 ¯ + 3Na2SO4 
 Keo trắng
	Al(OH)3 + NaOH ® NaAlO2 + 2H2O
c) Natri tan ra, dung dịch sủi bọt:	 2Na + 2H2O ® 2NaOH + H2 ­ 
d) Natri tan ra, dung dịch sủi bọt khí, xuất hiện kết tủa.
	2Na + 2H2O ® 2NaOH + H2 ­ 
2NaOH + Ca(HCO3)2 ® CaCO3 ¯ + Na2CO3 + 2H2O
e) Natri tan ra, dung dịch sủi bọt khí , nổ vì pư rất mãnh liệt.
	2Na + 2H2O ® 2NaOH + H2 ­ 
 2NaHSO4 + 2Na ® 2Na2SO4 + H2 ­ 
g) Ban đầu xuất hiện khí không mùi, sau đó có khí mùi khai.
	2Na + 2H2O ® 2NaOH + H2 ­ 
 NH4Cl + NaOH ® NaCl + NH3 ­ + H2O (do NH4OH không bền)
Câu 2: Nêu hiện tượng xảy ra và viết phương trình hóa học cho các thí nghiệm sau:
a) Cho từ từ Na2CO3 vào dung dịch HCl.
b) Cho từ từ dung dịch HCl vào Na2CO3 .
c) Cho AlCl3 vào dung dịch NaOH dư.
d) Cho dung dịch NaOH vào dung dịch AlCl3 dư.
Hướng dẫn giải
a) - Cho Na2CO3 vào HCl thì ban đầu HCl dư ® có khí không màu thoát ra ngay:
	Na2CO3 + 2HCl ® 2NaCl + H2O + CO2 ­ 
- Khi Na2CO3 có dư thì trong dung dịch không có chất nào phản ứng với nó.
b) - Cho HCl vào Na2CO3 thì ban đầu Na2CO3 dư ® nên không có khí không màu thoát ra:
	Na2CO3 + HCl ® NaCl + NaHCO3 
- Khi HCl có dư thì mới có CO2 thoát ra :
	NaHCO3 + HCl ® NaCl + H2O + CO2 ­ 
c) - Cho AlCl3 vào NaOH : đầu tiên NaOH dư, nên kết tủa tạo ra bị tan ngay 
	AlCl3 + NaOH ® NaCl + NaAlO2 + H2O 
d) - Cho NaOH vào AlCl3 thì đầu tiên AlCl3 dư nên kết tủa tạo ra liên tục đến cực đại.
	AlCl3 + 3NaOH ® 3NaCl + Al(OH)3 ¯ 
- Khi NaOH dư thì kết tủa bắt đầu tan đến hết:
	Al(OH)3 + NaOH ® NaAlO2 + 2H2O 
Câu 3: Để một mẫu Na ngoài không khí ẩm, sau một thời gian thu được rắn A. Hòa tan rắn A vào nước thì thu được dung dịch B. Viết các PTHH có thể xảy ra, xác định các chất có trong A và B.
Hướng dẫn giải
Trong không khí ẩm có H2O, CO2, O2 
	4Na + O2 ® 2Na2O 	
 2Na + 2H2O ® 2NaOH + H2­ 
	Na2O + H2O ® 2NaOH 	
 Na2O + CO2 ® Na2CO3
	2NaOH + CO2 ® Na2CO3 + H2O (hoặc NaHCO3).
Rắn A : Na (dư), Na2O, NaOH, Na2CO3, NaHCO3 hòa tan vào nước sẽ xảy ra các phản ứng:
	2Na + 2H2O ® 2NaOH + H2 ­ 	
 Na2O + H2O ® 2NaOH
Câu 4: - Thí nghiệm 1: Khi cho dung dịch Na2CO3 vào dung dịch FeCl3 thấy có kết tủa nâu đỏ và bay ra một khí làm đục nước vôi. Nhiệt phân kết tủa này thì tạo ra một chất rắn màu đỏ nâu và không sinh ra khí nói trên. 
- Thí nghiệm 2: Cho Ba(HCO3)2 vào dung dịch ZnCl2 thì thu được kết tủa, khí thoát ra cũng làm đục nước vôi trong. 
Hãy giải thích các thí nghiệm bằng các phương trình phản ứng.
Hướng dẫn giải
- Thí nghiệm 1: Fe2(CO3)3 bị nước phân tích (coi như phân hủy ra axit và bazơ):
	2FeCl3 + 3Na2CO3 + 3H2O ® 6NaCl + 2Fe(OH)3 ¯ + 3CO2 ­ 
	2Fe(OH)3 Fe2O3 + 3H2O
- Thí nghiệm 2: trong dung dịch thì Ba(HCO3)2 có tính kiềm Û Ba(OH)2 . 2CO2
Ba(HCO3)2 + ZnCl2 ® Zn(OH)2 ¯ + BaCl2 + 2CO2 ­ (phản ứng khó)
Câu 5: Tìm muối X vừa tác dụng với dung dịch HCl vừa tác dụng với dung dịch NaOH thỏa mãn điều kiện sau đây:
a) Cả 2 phản ứng đều thoát khí.
b) Phản ứng với HCl ® khí, phản ứng với NaOH ® tạo kết tủa.
c) Cả 2 phản ứng đều tạo kết tủa.
Hướng dẫn giải
a) X phải là muối amoni vì tác dụng với kiềm có thoát khí. X tác dụng HCl sinh khí, nên phải mang gốc axit dễ phân hủy. Chọn (NH4)2CO3
b) X là muối cacbonat và tạo kết tủa với NaOH nên phải là muối axit: Ca(HCO3)2
c) X tạo kết tủa với HCl ® X có Ag. Chọn AgNO3.
Câu 6: Cho Zn dư vào dung dịch H2SO4 96% thì đầu tiên có khí không màu, mùi xốc bay ra, sau một thời gian thấy xuất hiện kết tủa màu vàng, sau đó lại có khí mùi trứng thối và sau cùng có khí không màu, không mùi thoát ra. Hãy giải thích và viết các phương trình phản ứng. 
Hướng dẫn giải
Ban đầu H2SO4 đặc ® SO2 (mùi xốc)
2H2SO4 + Zn ® ZnSO4 + 2H2O + SO2­ 
Về sau do H2SO4 bị pha loãng do tiêu hao và do H2O sinh ra, nên tạo kết tủa S (màu vàng)
4H2SO4 + 3Zn ® 3ZnSO4 + 4H2O + S ¯ 
Tiếp đến là : 5H2SO4 + 4Zn ® 4ZnSO4 + 4H2O + H2S ­ (mùi trứng thối)
Khi nồng độ H2SO4 đủ loãng thì ® H2:
	H2SO4 + Zn ® ZnSO4 + H2 ­ 
Câu 7: Hãy dùng các phương trình hóa học để giải thích vì sao không được bón chung các loại phân đạm: đạm 2 lá NH4NO3, đạm sunfat (NH4)2SO4 và urê CO(NH2)2 với vôi hoặc tro bếp (chứa K2CO3). Biết rằng trong nước urê chuyển hóa thành amoni cacbonat (NH4)2CO3.
Hướng dẫn giải
* Nếu bón chung với vôi thì : 
2NH4NO3 + Ca(OH)2 ® Ca(NO3)2 + 2NH3 ­ + 2H2O
(NH4)2SO4 + Ca(OH)2 ® CaSO4 + 2NH3 ­ + 2H2O
(NH4)2CO3 + Ca(OH)2 ® CaCO3 ¯ + 2NH3 ­ + 2H2O
* Nếu chung với tro bếp ( chứa K2CO3)
2NH4NO3 + K2CO3 ® 2KNO3 + H2O + CO2 ­ + 2NH3 ­
(NH4)2SO4 + K2CO3 ® K2SO4 + H2O + CO2 ­ + 2NH3 ­
(NH4)2CO3 + K2CO3 ® 2KHCO3 + 2NH3 ­ 
Như vậy bón chung phân đạm với vôi hoặc tro bếp thì luôn bị thất thoát đạm do giải phóng NH3.
* Nhận xét về muối amoni:	Khi tác dụng với các dung dịch muối có tính kiềm (như Na2CO3, NaAlO2 , NaClO  ) thì các muối ammoni tác dụng như axit tương ứng:
	Trong các phản ứng này, có thể xem muối amoni là các axit tương ứng ngậm NH3, ví dụ:
	NH4NO3 	 HNO3.NH3 	(khi pư phần NH3 bị giải phóng)
	(NH4)2SO4 	 H2SO4.2HN3 NH4Cl	 HCl.NH3 
	(NH4)2CO3 H2CO3.NH3 
Ví dụ: NaAlO2 + NH4Cl + H2O ® NaCl + Al(OH)3 ¯ + NH3 ­ 
Câu 8: Khi cho một mẫu kim loại Cu dư vào trong dung dịch HNO3 đậm đặc thì đầu tiên thấy xuất hiện khí X màu nâu, sau đó lại thấy có khí Y không màu thoát ra và hóa nâu trong không khí. Dẫn khí X đi vào dung dịch NaOH dư thì thu được muối A và muối B. Nung nóng muối A lại thu được muối B. Hãy xác định các chất X, Y, A, B và viết các phương trình hóa học xảy ra.
Hướng dẫn giải
Ban đầu HNO3 đặc ® NO2, sau đó HNO3 loãng dần ® NO 
4HNO3 + Cu ® Cu(NO3)2 + 2H2O + 2NO2 ­ ( khí X )
8HNO3 + 3Cu ® 3Cu(NO3)2 + 4H2O + 2NO ­ ( khí Y )
2NO + O2 ® 2NO2
NO2 + 2NaOH ® NaNO3 + NaNO2 + H2O 
 (A) (B)
2NaNO3 2NaNO2 + O2
(A)	 (B)
*Câu 9: Cho a (mol) Mg vào dung dịch chứa đồng thời b (mol) CuCl2 và c (mol) FeCl2.
a) Hãy viết các phương trình phản ứng xảy ra theo trình tự.
b) Hãy thiết lập mối liên hệ giữa a,b,c để sau khi kết thúc thí nghiệm thu được một dung dịch có chứa: ba muối, hai muối ; một muối .
Hướng dẫn giải
b) Vì độ hoạt động của các kim loại là : Mg > Fe > Cu nên thứ tự các phản ứng xảy ra:
	Mg + CuCl2 ® MgCl2 + Cu ¯ 	(1)
	 b	 b (mol)
	Mg + FeCl2 ® MgCl2 + Fe ¯ 	(2)
	 c	 c (mol)
- Nếu sau pư thu được 3 muối : MgCl2, CuCl2, FeCl2 Þ sau pư (1) còn dư CuCl2 : a < b.
- Nếu sau pư thu được 2 muối: MgCl2, FeCl2 Þ sau pư (2) còn dư FeCl2 : b £ a < b + c .
- Nếu sau pư thu được 1 muối : MgCl2 Þ CuCl2 và FeCl2 pư hết: a ³ b + c.
*Câu 10: Cho từ từ dung dịch chứa x (mol) HCl vào dung dịch chứa y (mol) NaAlO2.
Hướng dẫn giải
- Đầu tiên, HCl thiếu nên có kết tủa Al(OH)3 và cực đại khi NaAlO2 hết (x mol)
	NaAlO2 + HCl + H2O ® NaCl + Al(OH)3 ¯ 	(1)
- Sau đó, HCl bắt đầu tác dụng với Al(OH)3 làm tan kết tủa
	Al(OH)3 + 3HCl ® AlCl3 + 3H2O 	(1’)
	NaAlO2 + 4HCl ® NaCl + AlCl3 + 2H2O 	(2)
- Vậy khi cho NaAlO2 tác dụng với dung dịch HCl thì có thể xảy ra (1) hoặc (2) hoặc đồng thời cả hai.
	Đặt thì kết quả tạo sản phẩm như sau:
	+ Nếu T = 1 	(x = y) Þ chỉ xảy ra (1): 	vừa đủ ( kết tủa max).
	+ Nếu T < 1 	(x < y) Þ chỉ xảy ra (1): 	dư NaAlO2 .
	+ Nếu T = 4 (x = 4y) 	Þ chỉ xảy ra ( 2): 	vừa đủ ( kết tủa tan hoàn toàn ).
	+ Nếu T > 4 	(x > 4y) Þ chỉ xảy ra ( 2 ): HCl dư (kết tủa tan hoàn toàn ).
	+ Nếu 1 < T < 4 (y <x <4y) Þ xảy ra (1), (2): vừa đủ ( kết tủa chưa cực đại ).
*Câu 11: Cho a (mol) Mg vào dd chứa b (mol) Cu(NO3)2 và c (mol) Al(NO3)3.
Hướng dẫn giải
- Thứ tự xảy ra các phản ứng sau:
	 Mg + Cu(NO3)2 ® Mg(NO3)2 	+ Cu ¯ (1)
	3Mg + 2Al(NO3)3 ® 3Mg(NO3)2 + 2Al ¯ (2)
+ Nếu a < b thì chỉ xảy ra (1) Þ sau pư có: 3 muối là Mg(NO3)2; Al(NO3)3, Cu(NO3)2 và 1 kim loại là Cu.
+ Nếu a = b thì chỉ xảy ra (1) Þ sau pư có: 2 muối Mg(NO3)2 ; Al(NO3)3 và 1 kim loại Cu.
+ Nếu b < a < b + 1,5c thì (1) đã kết thúc, (2) chưa kết thúc Þ sau pư có: 2 muối Mg(NO3)2 , Al(NO3)3 và 2 kim loại.
+ Nếu a = b + 1,5c thì vừa đủ xảy ra (1) và (2) Þ sau pư có: 1 muối là Mg( NO3)2 và 2 kim loại là Cu, Al.
+ Nếu a > b + 1,5c thì đã xảy ra (1) và (2) Þ sau pư có 1 muối Mg(NO3)2 và 3 kim loại.
*Câu 12: Cho a mol CO2 tác dụng với dung dịch chứa b (mol) Ca(OH)2. Hãy lập luận xác định tương quan giữa a và b để sau phản ứng thu được 1 muối, hai muối. (Làm tương tự đối với b mol NaOH).
Hướng dẫn giải
	Các phương trình hóa học có thể xảy ra:
	Ca(OH)2 + CO2 ® CaCO3 ¯ + H2O	(1)
	Ca(OH)2 + 2CO2 ® Ca(HCO3)2	(2)
	Đặt T = 
- Nếu tạo muối CaCO3 thì T £ 1 Þ a £ b. 
- Nếu tạo muối Ca(HCO3)2 thì T ³ 1 Þ b £ Û a ³ 2b.
- Nếu tạo ra cả 2 muối thì : 1 < T < 2 Þ < b < a ( hay a < a < 2b ).
*Câu 13: Cho dung dịch chứa a (mol) NaOH tác dụng với b (mol) P2O5. Hãy luận luận xác định muối tạo thành theo sự tương quan giữa a và b. Áp dụng khi a = 0,2 mol, b = 0,15 mol.
Hướng dẫn giải
Các phản ứng xảy ra :
	P2O5 + 3H2O ® 2H3PO4	(1)
(mol)	 .b 	 	2b 
	H3PO4 + 3NaOH ® Na3PO4 + 3H2O	(2)
H3PO4 + 2NaOH ® Na2HPO4 + 2H2O	(3)
H3PO4 + NaOH ® NaH2PO4 + H2O	(4)
* Lưu ý: để tạo muối axit thì không dư kiềm và để tạo muối trung hòa thì không dư axit.
- Nếu tạo muối Na3PO4 thì T ³ 3 Û ³ 3 Þ a ³ 6b.
- Nếu tạo ra muối Na2HPO4 thì T = 2 Û = 2 Þ a = 4b.
- Nếu tạo ra muối 2 muối Na2HPO4 và Na3PO4 thì: 2 < T < 3 Þ 4b < a < 6b.
- Nếu tạo ra muối NaH2PO4 thì T £ 1 Û £ 1 Þ a £ 2b.
- Nếu tạo ra 2 muối axit NaH2PO4 và Na2HPO4 thì : 1 < T < 2 Þ 2b < a < 4b.
*Câu 14: Dung dịch A chứa a mol CuSO4 và b mol FeSO4
- Thí nghiệm 1: Cho c mol Mg vào A ,sau khi phản ứng kết thúc, dung dịch thu được có 3 muối.
- Thí nghiệm 2:Cho 2c mol Mg vào A, sau khi phản ứng kết thúc, dung dịch thu được có 2 muối.
- Thí nghiệm 3: Cho 3c mol Mg vào A, sau khi phản ứng kết thúc, dung dịch thu được có 1 muối.
Tìm mối quan hệ giữa a,b, và c trong mỗi thí nghiệm.
Hướng dẫn giải
* Cách 1: Vì Mg > Fe > Cu nên các phản ứng xảy ra theo trình tự như sau :
	Mg 	+	CuSO4 ® MgSO4 + Cu ¯ 
	a ¬ a
	Mg 	+	FeSO4 ® MgSO4 + Fe ¯
	b	 ¬ b
Thí nghiệm 1 : Nếu sau phản ứng có 3 muối thì các muối là MgSO4, FeSO4, CuSO4 Þ CuSO4 chưa hết. Þ Û c < a 
Thí nghiệm 2: Sau phản ứng có 2 muối thì các muối là : MgSO4 và FeSO4 Þ CuSO4 đã hết và FeSO4 chưa hết . Þ Û a £ 2c < a + b 
Thí nghiệm 3: Sau phản ứng chỉ có 1 muối MgSO4 thì cả hai muối ban đầu đã phản ứng hết .
Þ Û 3c ³ a+b 
* Cách 2: 
Thí nghiệm 1: Vì dung dịch thu được có 3 muối. Vậy có các phương trình hóa học
	Mg + CuSO4 ® Cu + MgSO4 
	 c a 	(ta có: a > c)
Thí nghiệm 2: Dung dịch thu được gồm 2 muối .Vậy ta có các phương trình hóa học
	Mg + CuSO4 ® Cu + MgSO4 
	 a 	 a
	Mg + FeSO4 ® Fe + MgSO4 
	(2c – a) b (mol)
Ta có : 2c ³ a và b > 2c – a vậy : a £ 2c < a + b
Thí nghiệm 3: Dung dịch thu được có một muối. Vậy thứ tự các phương trình hóa học
	Mg + CuSO4 ® Cu + MgSO4 
	 a 	 a
	Mg + FeSO4 ® Fe + MgSO4 
	(3c – a) b (mol)
Ta có : 3c – a ³ b 
2. Bài tập tự luyện
Câu 1: Nêu hiện tượng xảy ra cho mỗi thì nghiệm và giải thích:
a) Cho SO2 lội chậm qua dung dịch Ba(OH)2, sau đó thêm nước vôi trong vào dung dịch thu được.
b) Hòa tan Fe bằng dung dịch HCl và sục khí Cl2 đi qua hoặc cho KOH vào dung dịch, để lâu ngoài không khí.
c) Cho AgNO3 vào dung dịch AlCl3, nhỏ tiếp vài giọt quì tím và để ngoài ánh sáng.
d) Cho HCl đặc tác dụng với KMnO4, sau đó cho AgNO3 vào dung dịch thu được.
e) Sục khí CO2 đi chậm vào dung dịch NaAlO2.
g) Cho Zn vào dung dịch Fe2(SO4)3 dư.
h) Sục từ từ CO2 vào dung dịch Ca(OH)2 đến khi kết thúc rồi đun nóng dung dịch thu được.
Câu 2: Khi trộn dung dịch AgNO3 với dung dịch H3PO4 thì không thấy kết tủa xuất hiện. Nếu thêm dung dịch NaOH thì có kết tủa màu vàng, nếu thêm tiếp dung dịch HCl thì kết tủa màu vàng chuyển thành kết tủa màu trắng. Giải thích các hiện tượng bằng phản ứng hóa học.
Câu 3: Hỗn hợp A gồm: Fe3O4, Al, Al2O3, Fe. Cho A tan trong dung dịch NaOH dư ® rắn A1, dung dịch B1 và khí C1. Cho khí C1 dư tác dụng với A nung nóng thì được rắn A2. Cho A2 tác dụng với H2SO4 đặc, nguội được dung dịch B2. Cho B2 tác dụng với dung dịch BaCl2 ® kết tủa B3. Viết các phương trình hóa học xảy ra.
Câu 4: Hãy nêu hiện tượng và viết phương trình hóa học xảy ra khi cho KHSO4 lần lượt vào các cốc đựng sẵn: dung dịch Na2CO3, dung dịch (NH4)2CO3, dung dịch BaCl2, dung dịch Ba(HCO3)2, Al, Fe2O3.
Câu 5: Có những thay đổi gì khi để lâu ngày những bình hở miệng chứa các dung dịch sau đây: nước clo, nước brom, nước H2S, nước vôi trong, nước Javen (NaCl, NaClO).
Câu 6: Cho x (mol) NaAlO2 tác dụng với dung dịch chứa y (mol) HCl.
a) Viết phương trình hóa học có thể xảy ra.
b) Hãy lập tỷ lệ để sau phản ứng thu được kết tủa? Hoặc không có kết tủa? Hoặc kết tủa cực đại.
Câu 7: Cho rất từ từ dung dịch A (chứa a mol HCl) vào dung dịch B ( chứa b mol Na2CO3 ). Hãy lập luận xác định quan hệ giữa a và b để phản ứng không có khí? Có khí? Có khí cực đại?
Câu 8: Cho a (mol) AlCl3 tác dụng với dung dịch chứa b mol NaOH. Viết phương trình hóa học xảy ra và xác định quan hệ giữa a và b để sau phản ứng. Thu được kết tủa hoặc không thu được kết tủa hoặc kết tủa cực đại.
Câu 9: Cho hỗn hợp gồm x (mol) Fe và y (mol) Al vào dung dịch chứa z (mol) AgNO3 thì thu được dung dịch A và rắn B. Xác định quan hệ giữa x, y, z thỏa mãn các điều kiện sau:
a) Rắn B gồm 3 kim loại.
b) Rắn B gồm 2 kim loại.
c) Rắn B gồm 1 kim loại.
Câu 10: Dung dịch M có chứa CuSO4 và FeSO4.
a) Cho Al vào dung dịch M. Sau khi phản ứng kết thúc thu được dung dịch A chứa 3 muối tan.
b) Cho Al vào dung dịch M. Sau khi phản ứng kết thúc thu được dung dịch B chứa 2 muối tan.
c) Cho Al vào dung dịch M. Sau khi phản ứng kết thúc thu được dung dịch C chứa 1 muối tan.
Giải thích mỗi trường hợp và viết phương trình hoá học của các phản ứng.
Câu 11: Khi trộn dung dịch Na2CO3 và dung dịch FeCl3 vào cốc thủy tinh thì thấy xuất hiện kết tủa màu nâu đỏ và giải phóng khí không màu, làm đục nước vôi. Nếu lấy kết tủa đem nung nóng hoàn toàn thì thu được chất rắn màu nâu đỏ và không sinh ra khí nói trên. Hãy viết PTHH để giải thích.
Câu 12: Có hiện tượng gì xảy ra khi cho Cu vào mỗi dung dịch sau đây:
a) dung dịch loãng: NaNO3 + HCl ; b) dung dịch CuCl2 	; c) dung dịch Fe2(SO4)3 
d) dung dịch HCl có O2 hòa tan ; e) dung dịch HNO3 loãng ; g) dung dịch NaHSO4.
Câu 13: Có 3 dung dịch: FeCl2 ( A); brom ( B); và NaOH ( C)
Có hiện tượng gì xảy ra khi thực hiện các thí nghiệm sau đây:
a) Cho (B) vào (C).
b) Cho (A) vào (C) rồi để ngoài không khí.
c) Cho (B) vào (A) rồi đổ tiếp (C) vào.
GỢI Ý GIẢI
Câu 1: a) - Khi cho SO2 lội chậm qua dung dịch Ba(OH)2 đến dư ta thấy kết tủa tạo thành tăng dần đến cực đại sau đó tạo thành dung dịch trong suốt.
 SO2 + Ba(OH)2 BaCO3 + H2O 
 SO2 + BaCO3 + H2O Ba(HCO3)2
- Thêm dung dịch Ca(OH)2 vào dung dịch thu được ta thấy xuất hiện kết tủa trắng:
 Ba(HCO3)2 + Ca(OH)2 CaCO3 + BaCO3 + H2O
b) - Khi xảy ra phản ứng sẽ xuất hiện khí không màu thoát ra, khi cho khí Cl2 đi qua dung dịch thì dung dịch sẽ chuyển thành màu nâu
 Fe + 2HCl FeCl2 + H2 
 2FeCl2 + Cl2 2FeCl3
- Khi xảy ra phản ứng cũng sẽ xuất hiện khí không màu thoát ra, khi cho KOH vào dung dịch sẽ xuất hiện kết tủa màu trắng xanh, khi để lâu ngoài không khí kết tủa trắng xanh sẽ chuyển thành màu nâu đỏ
 Fe + 2HCl FeCl2 + H2 
 FeCl2 + 2KOH Fe(OH)2 + 2KCl
 4Fe(OH)2 + O2 + 2H2O 4Fe(OH)3
c) Cho AgNO3 vào dung dịch AlCl3 ta thấy xuất hiện kết tủa trắng
 3AgNO3 + AlCl3 Al(NO3)3 + 3AgCl
 Cho quỳ tím vào ta thấy quỳ tím chuyển màu đỏ (do AgCl có tính axit) để ngoài ánh sáng ta thu được chất rắn màu xám đen
 2AgCl 2Ag+Cl2 
d) Cho HCl đặc tác dụng với KMnO4
 2KMnO4 + 16HCl 2KCl + 2MnCl2 + 5Cl2 + 8H2O
Cho AgNO3 vào dung dịch thu được ta thấy xuất hiện kết tủa trắng:
 KCl + AgNO3 AgCl + KNO3
e) Dung dịch sẽ xuất hiện kết tủa keo trắng
 CO2 + 2NaAlO2 + 3H2O Na2CO3 + 2Al(OH)3
Câu 2: 3NaOH + H3PO4 Na3PO4 + 3H2O
 Na3PO4 + 3AgNO3 3NaNO3 + Ag3PO4  
 Màu vàng
 3HCl + Ag3PO4 3AgCl + H3PO4
 Ban đầu khi cho AgNO3 trộn với H3PO4 thì không xảy ra phản ứng (Ag3PO4 tan trong HNO3) nếu thêm NaOH thì NaOH tác dụng với H3PO4 tạo thành Na3PO4 rồi Na3PO4 tác dụng với AgNO3 tạo kết tủa vàng (Ag3PO4 vàng) sau đó kết tủa vàng tan ra do HCl thêm vào có kết tủa trắng do AgCl sinh ra.
Câu 3: Rắn A1: Fe3O4 và Fe là chất rắn A1 
Dung dịch B1: là NaAlO2, NaOH dư
khí C là H2
Rắn A2: Al, Al2O3, Fe.
Dung dịch B2: Al2(SO4)3
Kết tủa B3: BaSO4 
Câu 4: 2KHSO4 + Na2CO3   K2SO4 + Na2SO4 + H2O + CO2
KHSO4 + (NH4)2CO3 (NH4)2SO4 + K2SO4 + H2O + CO2
BaCl2 + 2KHSO4 BaSO4 + 2HCl + K2SO4
2KHSO4 + Ba(HCO3)2  2H2O + K2SO4 + 2CO2 + BaSO4
2Al + 6NaHSO4 3Na2SO4 + Al2(SO4)3 + 3H2 
Fe2O3 + 6KHSO4  Fe2(SO4)3 + 3K2SO4 + 3H2O
Câu 5: Các chất Cl2, Br2 tác dụng với H2O. 
 H2S + O2 ® S (đục) + H2O 
 (H2S + O2 SO2 + H2O)
- Nước javel để lâu ngoài không khí sẽ giảm tác dung tẩy màu, do NaClO bị phân hủy thành NaCl và NaClO3.
NaClO + CO2 NaHCO3 + HClO. 
Câu 6: a) Các phương trình phản ứng xảy ra:
	NaAlO2 + HCl + H2O ® Al(OH)3 ¯ + NaCl (1)
	Sau đó ( nếu dư HCl )
	Al(OH)3 + 3HCl ® AlCl3 + 3H2O	(1’)
Tổng hợp (1) và (1’) ta có pư (khi kết tủa tan hoàn toàn)
	NaAlO2 + 4HCl ® AlCl3 + NaCl + 2H2O (2) 
Vậy khi cho NaAlO2 tác dụng với HCl thì hoặc xảy ra (1), (2) hoặc cả hai.
Đặt T = , theo các phản ứng (1) và (2) ta có :
- Nếu không có kết tủa xuất hiện thì T ³ 4 hay ³ 4 Þ 
- Nếu thu được kết tủa  thì T < 4 hay < 4 Þ 
- Để đạt kết tủa cực đại thì T = 1 hay = 1 Þ 
Câu 7: 	Đầu tiên : Na2CO3 dư nên không có khí bay ra.
	Na2CO3 + HCl ® NaHCO3 + NaCl 	(1) 
	Khi HCl dư thì: có khí bay ra:
	NaHCO3 + HCl ® NaCl + H2O + CO2­ 	(1’)
Ta có pư chung: Na2CO3 + 2HCl ® NaCl + H2O + CO2­ 	(2)
* Để không có khí thì chỉ xảy ra (1) : a £ b.
* Để có khí bay ra thì a > b.
* Để thu được lượng khí lớn nhất thì a ³ 2b {tức lượng Na2CO3 phản ứng hết ở (2)}.
Câu 8: 	AlCl3 + 3NaOH ® Al(OH)3 ¯ + 3NaCl 	(1)
Nếu NaOH dư so với AlCl3 thì :
	Al(OH)3 + NaOH ® NaAlO2 + 2H2O	(1’)
Tổng hợp : AlCl3 + 4NaOH ® NaAlO2 + 3NaCl + 2H2O 	(2)
Đặt T = 
Để không có kết tủa thì T ³ 4 Þ b ³ 4b
Để có kết tủa thì T < 4 Þ b < 4a 
Để có kết tủa cực đại thì T = 3 Þ b = 3a 
Câu 9: Vì Al > Fe > Ag nên thứ tự các phản ứng như sau:
	Al + 3AgNO3 ® Al(NO3)3 + 3Ag ¯ (1)
	.y ® 	3y (mol)
Fe + 2AgNO3 ® Fe(NO3)2 + 2Ag ¯ (1)
	.x ®	2x (mol)
a) Nếu rắn B gồm 3 kim loại : (Al,Fe,Ag ) thì phản ứng ở (1) Al dư : 	 z < 3y 
b) Nếu rắn B gồm 2 kim loại : (Fe, Ag) thì Fe còn dư hoặc chưa phản ứng : 
3y £ z < 3y + 2x 
c) Nếu rắn B gồm 1 kim loại : Fe hết ® 	 z ³ 3y + 2x 
Câu 10: Độ hoạt động kim loại : Al > Fe > Cu nên thứ tự xảy ra các phan ứng sau :
2Al + 3CuSO4 ® Al2(SO4)3 + 3Cu (

File đính kèm:

  • doc25 - GTHT - TTTN.doc