Tài liệu đọc thêm về Nguyễn Tuân và Thơ mới

KHÁI QUÁT NHỮNG ĐÓNG GÓP CƠ BẢN CỦA THƠ MỚI

Không ai tưởng tượng nổi sự phát triển mau lẹ của phong trào thơ mới. Tính từ năm 1932 khi Phan Khôi “trình chánh” bài Tình già, trong vòng ba năm, đến năm 1935, phong trào đã thắng lợi và khẳng định với Thế Lữ, Lưu Trọng Lư, Huy Thông, Xuân Diệu và một loạt nhà thơ khác. Đến năm 1936 thơ mới đã chuyển sang khuynh hướng tượng trưng và cuối năm 40 đã chuyển sang màu sắc siêu thực. Đó thực sự là một cuộc bùng nổ, như một sự dồn nén, chất chứa tích tụ lâu ngày chỉ chờ có mối lửa là bùng nổ. Hoài Thanh và Hoài Chân tuyển chọn thơ của 44 tác giả thơ mới, tập tuyển của nhà xuất bản Hội nhà văn năm 1999 đã có thơ của 80 nhà thơ. Một phong trào thơ phong phú, đa dạng, mới lạ, luôn có khuynh hướng tự vượt mình, không ngưng đọng. Bản thân tinh thần đó, thái độ đó là thể hiện của tính hiện đại mà hàng nghìn năm thơ ca không có được.

 Đúng như Hoài Thanh nhận định trong Thi nhân Việt Nam, phong trào thơ mới là một cuộc cách mạng thi ca chưa từng có, mà tư tưởng chính. Muốn hiểu đúng nội dung cách mạng ấy thì phải nhìn vào thi pháp, bởi phong trào thơ mới đã sáng tạo ra một quan niệm thơ mới, hệ thống hình thức thơ mới với thể loại thơ mới, đề thơ mới, cấu tứ mới, cảm xúc mới, ngôn ngữ mới, câu thơ mới, biểu tượng mới, phong cách mới, hệ thống biện pháp tu từ mới.

 

doc3 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 923 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tài liệu đọc thêm về Nguyễn Tuân và Thơ mới, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT CỦA NGUYỄN TUÂN
NÉT CHUNG:
- Nguyễn Tuân là cái định nghĩa về người nghệ sĩ 1 cách trọn vẹn. Sự độc đáo đó được thể hiện ở: sự tài hoa và ngông.
+ Tài hoa là cách Nguyễn Tuân thể hiện tài năng, nghệ thuật hơn người trong cách nhìn nhận và phản ánh của mình.
+ Ngông là hình thức, lối biểu hiện, cách biểu hiện khác đời khác người.
Từ đề tài nhân vật đến cách thể hiện, Nguyễn Tuân đều mag đến 1 sự bất ngờ cho người đọc, thể hiện sự sáng tạo không giống ai.
Từ người tử tù tài hoa đến 1 người lái đò bình thường bỗng trở thành người nghệ sĩ.
- Nguyễn Tuân là một nhà văn duy mĩ bởi ông quan niệm cuộc đời là 1 hành trình, hành trình đi tìm cái đẹp và khẳng định cái đẹp.
+Các nhân vật trong tác phẩm của Nguyễn Tuân đề hiện lên trong phương diện của cái đẹp.
VD:Người tử tù không nhìn nhận ở phương diện tội ác mà nhìn nhận của sự tài hoa.
Người lái đò không chỉ nhìn nhận ở p.diện nghề nghiệp mà được nhìn nhận trên p.diện của 1 chiến sĩ trên mặt trận s.Đà, người nghệ sĩ trên s.Đà.
+ Ông nâng tất cả lên mức nghệ thuật, ăn thể hiện sự văn hóa: CN nghệ thuật và hành trình tìm tòi cái đẹp đc nâng lên thành CN xê dịch.
- Nguyễn Tuân là người am hiểu nhiều ngành nghệ thuật nên các tác phẩm của Nguyễn Tuân được xem xét nhìn nhận và đánh giá ở nhiều p.diện khác nhau, nhiều chiều hướng khác nhau tạo nên sự sinh động trong trang văn của ông.
VD: Trong " Chữ người tử tù"
+ Ở p.diện XH: Huấn Cao(HC) là kẻ tử tù đang đợi ngày ra pháp trường chịu án chém
+ Ở p.diện NT: HC là người nghệ sĩ sáng tao ra cái đẹp
+ Ở p.diện võ thuật: HC là vi tướng tài, có tài bẻ khóa vượt ngục..
Sự đa dạng và phong phú chính là đặc điểm trong phong cách nghệ thuật bởi với ông sự đơn giản và đơn điệu chính là cái chết của nghệ thuật.
- Nguyễn Tuân(NT) có 1 kho từ vựng hết sức phong phú và khả năng sáng tạo từ mới. Văn NT là 1 sự co duỗi nhịp nhàng. Vs ông, viết văn mà hạn hẹp và thiếu thốn từ ngữ sẽ tạo ra loại văn "thấp khớp", hời hợt, nông cạn.
NÉT RIÊNG:
Trước Cách Mạng:
- Đề tài: + mang tâm sự của 1 người sinh bất phùng thời
+ thể hiện sự phủ nhận với xã hội h.tại, qay về với vẻ đẹp xưa của 1 thời chỉ còn vang bóng.
+ hoài cổ, hoài niệm về những điều đã qa đã mất đã phôi pha.
- Nhân vật: là những nhân vật đặc tuyển, HIẾM VÀ QUÝ: những nhà nho, tài tử.. Họ là nên cặp nhân vật có t.c đối sánh...1 nét đ.biệt trong văn NT.
- Giọng điệu: bất bình trước xã hội, mang tính chất khinh bạc.
Sau Cách Mạng:
- Đề tài: + cuộc sống chiến đấu và lao động của ND.
+ hiện thực của đất nước.
trong những năm tháng chống Pháp, chống Mĩ và xây dựng chủ nghĩa xã hội...
- Nhân vật: những con người đời thường, người lao động như a lái đò, chị dân quân... Những con người KHÔNG HIẾM NHƯNG QUÝ.. họ đang cống hiến 1 phần sức lực của mình cho đất nước.
- Giọng điệu: ấm áp, thân tình và ân tình..
KHÁI QUÁT NHỮNG ĐÓNG GÓP CƠ BẢN CỦA THƠ MỚI 
Không ai tưởng tượng nổi sự phát triển mau lẹ của phong trào thơ mới. Tính từ năm 1932 khi Phan Khôi “trình chánh” bài Tình già, trong vòng ba năm, đến năm 1935, phong trào đã thắng lợi và khẳng định với Thế Lữ, Lưu Trọng Lư, Huy Thông, Xuân Diệu và một loạt nhà thơ khác. Đến năm 1936 thơ mới đã chuyển sang khuynh hướng tượng trưng và cuối năm 40 đã chuyển sang màu sắc siêu thực. Đó thực sự là một cuộc bùng nổ, như một sự dồn nén, chất chứa tích tụ lâu ngày chỉ chờ có mối lửa là bùng nổ. Hoài Thanh và Hoài Chân tuyển chọn thơ của 44 tác giả thơ mới, tập tuyển của nhà xuất bản Hội nhà văn năm 1999 đã có thơ của 80 nhà thơ. Một phong trào thơ phong phú, đa dạng, mới lạ, luôn có khuynh hướng tự vượt mình, không ngưng đọng. Bản thân tinh thần đó, thái độ đó là thể hiện của tính hiện đại mà hàng nghìn năm thơ ca không có được.
            Đúng như Hoài Thanh nhận định trong Thi nhân Việt Nam, phong trào thơ mới là một cuộc cách mạng thi ca chưa từng có, mà tư tưởng chính. Muốn hiểu đúng nội dung cách mạng ấy thì phải nhìn vào thi pháp, bởi phong trào thơ mới đã sáng tạo ra một quan niệm thơ mới, hệ thống hình thức thơ mới với thể loại thơ mới, đề thơ mới,  cấu tứ mới, cảm xúc mới, ngôn ngữ mới, câu thơ mới, biểu tượng mới, phong cách mới, hệ thống biện pháp tu từ mới.
            Trước hết thơ mới vượt qua quan niệm thơ giáo huấn, thơ ngôn chí, tải đạo, thơ minh tâm bảo giám của thời Trung đại ngự trị hàng nghìn năm. Thơ mới là thơ của cái đẹp, thơ cảm xúc, thơ của cái tôi, thơ thành thực và thơ tự do. Bài Cây đàn muôn điệu của Thế Lữ, bài Cảm xúc của Xuân Diệu, bài Quan niệm văn chương của Hoài Thanh  có thể coi là tuyên ngôn của phong trào thơ mới. Thơ không hạn chế vào một đề tài nào, miễn là đẹp. 
Thơ mới đánh dấu thơ Việt đã thoát khỏi cái bóng lớn của thơ Đường luật cớm trùm lên thơ Việt suốt mấy nghìn năm. Thơ mới cũng đánh dấu sụ hình thành hệ thống thơ, hình thức thơ trữ tình mới thuần Việt. Trong hệ thống này các yếu tố thơ Trung Hoa sẽ có cuộc sống mới, chúng là yếu tố phụ thuộc vào hệ thống thơ Việt, chứ không phải là ngược lại như trước. 
            Thơ mới đánh dấu bước thực sự hoà nhập thơ trữ tình Việt Nam với thế giới, là một bộ phận của thơ thế giới, không còn là thơ khu vực. Nó là chiếc cầu nối giữa thơ Đông thơ Tây, kết tinh tinh hoa của nhiều trào lưu thơ cổ điển và hiện đại của thế giới, mở ra hướng đi mới phù hợp với thời đại ngày nay và mai sau.
            Thơ mới tạo thành một truyền thống thơ tiếng Việt mới, làm nền tảng cho thơ Việt phát triển trong suốt thế kỉ XX và từ nay về sau. Thơ Tố Hữu thời Từ ấy đã trực tiếp thoát thai từ phong trào thơ mới. Toàn bộ thơ cách mạng từ năm 1945 đến nay về hình thức cũng đều thoát thai từ thơ mới. Các nhà thơ cách mạng phải đời đời biết ơn các nhà thơ mới đã sáng tạo một hình thức tự do để cho họ có khả năng tự biểu hiện mình qua các giai đoạn máu lửa, xiềng xích và giải phóng. Có thể nói dứt khoát không có thơ mới thì không có thơ cách mạng trong giai đoạn vừa qua, và cũng không có bước phát triển mới của thơ Việt Nam hiện nay.
            Thi pháp thơ mới là một hệ thống mở. Bởi nguyên tắc của thơ mới là thẩm mĩ, cảm xúc, tự do và thành thực.  Nó chống lại mọi ràng buộc, câu thúc, ngoài ra không đặt cho mình một giới hạn nào cả. Chính vì thế mà thơ mới từ khi ra đời không bao lâu đã liên hệ với thơ tượng trưng, siêu thực, thơ cách mạng, thơ hiện đại chủ nghĩa và cả hậu hiện đại. Nó có thể thiên về ca như Tố Hữu, có thể nghiêng về trí tuệ triết lí như Chế Lan Viên, cũng có thể nghiêng về nhại, giễu nhại như thơ hậu hiện đại. Tinh thần tự do của nó đã được phát triển trong thơ Kháng chiến chống Pháp, phát triển thành thơ không vần của Nguyễn Đình Thi và các thứ thơ khác. Thơ mới không chỉ để lại dấu ấn sâu sắc đương thời, mà còn mở ra một viễn cảnh phát triển lâu dài, vô hạn cho thơ Việt.
            Thơ mới là thơ của tiếng Việt hiện đại, có khả năng phát huy mọi tiềm năng thẩm mĩ của tiếng Việt cho thơ. Và với hình thức mới, nó lại nối thông với toàn bộ truyền thống dân gian Việt, làm cho thơ phong phú, biến hóa, nhất là về phương diện cú pháp thơ ca.
Thơ mới đúng là cuộc cách mạng thi ca vĩ đại nhất trong lịch sử thơ ca Việt Nam. Nó không chỉ là cuộc hiện đại hoá, thoát khỏi thơ trung đại như nhiều người nghĩ, mà nó còn làm cho thơ Việt thoát khỏi cái bóng cớm Đường luật Trung Hoa hàng nghìn năm, nó chắp nối thơ Việt với thơ toàn thế giới, nó là cuộc cách mạng bao hàm nhiều cuộc cách mạng. Trong lịch sử văn học Việt Nam chưa có cuộc cách mạng nào bao chứa được nhiều cuộc cách mạng như thế.
PHỤ LỤC TÁC GIẢ - TÁC PHẨM
Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh: tiểu sử, con người, quan điểm nghệ thuật + Tập thơ “Nhật kí trong tù
Khái quát những đóng góp cơ bản của phong trào thơ mới
Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân
Phân tích văn bản Cô Tô – Nguyễn Tuân
Con người, quan điểm nghệ thuật của Nam Cao
Sáng tác của Nam Cao trước thời kì cách mạng tháng 8 năm 1945
Phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu + Con đường thơ Tố Hữu
Bức tranh hiện thực đời sống chiến trường trong thơ trẻ thời kì chống Mĩ + Chất trí tuệ và chính luận trong thơ trẻ thời chống Mĩ
Con người, quan điểm sáng tác của Tô Hoài (nhà văn của người thường, chuyện thường, đời thường)
Phong cách nghệ thuật của Tô Hoài
Giới thiệu tác phẩm “Dế Mèn phiêu lưu kí” và phân tích nội dung đoạn trích “Bài học đường đời đầu tiên”
Những đổi mới trong quan niệm nghệ thuật về con người của Nguyễn Minh Châu sau 1975
Đặc điểm, phong cách nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu
Phân tích nhân vật Nhĩ trong truyện ngắn “Bến quê” của Nguyễn Minh Châu.
Giới thiệu truyện ngắn “Bến quê”, văn bản “Cô Tô”, tập thơ “Nhật kí trong tù”
PHỤ LỤC PHÂN TÍCH TÁC PHẨM (ĐOẠN TRÍCH)
Ông đồ - Vũ Đình Liên
Nhớ rừng – Thế Lữ
Quê hương – Tế Hanh
Đồng chí – Chính Hữu
Đoàn thuyền đánh cá – Huy Cận
Bếp lửa – Bằng Việt
Bài thơ về tiểu đội xe không kính – Phạm Tiến Duật
Sang thu – Hữu Thỉnh
Con cò – Chế Lan Viên
Ánh trăng – Nguyễn Duy
Mùa Xuân nho nhỏ - Thanh Hải
Tình cảm của người VN đối với đất nước qua 2 khổ thơ trong bài tiểu đội xe không kính và mùa xuân nho nhỏ
Phân tích 2 khổ thơ đầu bài thơ Sang thu – Hữu Thỉnh
Phân tích đoạn thơ “dù ở gần conmẹ vẫn theo con” trong bài “Con cò” của Chế Lan Viên
Khổ 4-5 “Mùa xuân nho nhỏ” và khổ cuối của “Viếng lăng Bác”.

File đính kèm:

  • docNGUYỄN TUÂN+THƠ MỚI.doc