Giáo án Ngữ văn 11 - Năm học 2008-2009 - Tiết 21-23

-Phơi bày thảm hoạ mất nước: Chạy giặc.

 -Căm giận kẻ thù: “ tấc đất ngọn rau ”

 -Ca ngợi các sĩ phu yêu nước: Trương Định, Phan Tòng

 -Ca ngợi những người nông dân – nghĩa binh anh hùng.

 -Ca ngợi những trí thức yêu nước, có nhân cách cao đẹp.

 -Kêu gọi mọi người quyết tâm đánh giặc, tin tưởng vào ngày mai.

  Thơ văn Nguyễn Đình Chiểu phản ánh chân thực giai đoạn lịch sử “ khổ nhục nhưng vĩ đại” của dân tộc, động viên, khích lệ tinh thần yêu nước của nhân dân ta.

 

doc8 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 1239 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 11 - Năm học 2008-2009 - Tiết 21-23, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ột thời kì “khổ nhục nhưng vĩ đại” của dân tộc.
 	- Hiểu những nét cơ bản về thể loại văn tế và thấy được giá trị nghệ thuật đặc sắc của bài tế.
 	2- Kĩ năng: Rèn luyện kỹ năng đọc - hiểu một tác phẩm thuộc thể loại văn tế.
 	3- Thái độ: Bồi dưỡng tâm hồn, nhân cách, lẽ sống đẹp.
II- Chuẩn bị:
 	1- Chuẩn bị của giáo viên: Giáo án, Tham khảo tài liệu.
 	2- Chuẩn bị của học sinh: Đọc kỹ SGK, trả lời câu hỏi hướng dẫn.
III- Hoạt động dạy học:	
 1’	1.Ổn định tình hình lớp: 
 6’	2.Kiểm tra bài cũ:
	-Câu hỏi: Nêu cảm nhận của em về phong cảnh Hương Sơn (Hương Sơn phong cảnh ca – Chu Mạnh Trinh)?
	-Yêu cầu: 
	+HS nêu được cảm nhận chung về bức tranh phong cảnh Hương Sơn: Không khí thần tiên thoát tục; với một vẻ đẹp phong phú đa dạng.
	+HS dùng dẫn chứng minh họa.
 	3.Giảng bài mới:
-Vào bài: Nguyễn Đình Chiểu là nhà thơ yêu nước. Với “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” lần đầu tiên người nông dân Việt Nam đi vào văn học thành văn với tất cả vẻ đẹp có thực của mình.
-Tiến trình bài dạy: 
TL
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
10’
26’
HĐ1: Hướng dẫn tìm hiểu về cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu:
 GV yêu cầu HS đọc Tiểu dẫn.
 Hỏi: Nêu những nét chính về cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu? Em cảm nhận sâu sắc điều gì qua cuộc đời nhà thơ?
 GV nhận xét, bổ sung, khái quát.
 HĐ2: Hướng dẫn tìm hiểu về sự nghiệp thơ văn của tác giả:
 Hỏi: Nêu quá trình sáng tác và những tác phẩm tiêu biểu của tác giả?
 Hỏi: Dựa vào những đoạn trích đã học về Truyện Lục Vân Tiên (lớp 9&11), hãy cho biết lí tưởng đạo đức của tác giả được xây dựng chủ yếu trên cơ sở tình cảm nào?
 Hỏi: Nội dung trữ tình yêu nước trong thơ văn Nguyễn Đình Chiểu?
 Hỏi: Tác động tích cực của những sáng tác thơ văn yêu nước của tác giả?
 Hỏi: Nêu vài nét về phong cách nghệ thuật của NĐC?
GV nhận xét, bổ sung, khái quát v.đề.
HĐ1: Tìm hiểu về cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu.
 HS đọc Tiểu dẫn.
 HS căn cứ vào tiểu dẫn và hiểu biết trả lời câu hỏi.
 HĐ2: Tìm hiểu về sự nghiệp thơ văn của tác giả:
 HS trả lời.
 HS vận dụng những kiến thức đã học, trả lời câu hỏi.
 -“Truyện LVT”: đề cao nhân nghĩa, ca ngợi những con người lý tưởng:
 -Mang tinh thần nhân nghĩa của đạo Nho nhưng đậm đà tính nhân dân và truyền thống dân tộc.
 HS trả lời
 HS trả lời
 HS thảo luận, trả lời 
 PHẦN MỘT: TÁC GIẢ.
 I- Cuộc đời:
 1- Con người:
 -Nguyễn Đình Chiểu (1822-1888) tự là Mạnh Trạch, hiệu Trọng Phủ, Hối Trai.
 - Xuất thân trong 1 gia đình nhà nho, sinh ra và sống chủ yếu ở Gia Định (quê mẹ).
 - Cuộc đời bất hạnh: 
 +Nỗi đau chung: đất nước lọan lạc.
 +Nỗi đau riêng: mẹ mất, bị mù, bị bội ước, sự nghiệp dở dang.
 2- Bài học lớn, quí báu từ cuộc đời NĐC:
 -Ý chí và nghị lực phi thường: vượt lên nỗi bất hạnh sống có ích: dạy học, sáng tác thơ văn làm vũ khí đánh giặc, bốc thuốc chữa bệnh cứu người, giúp đời.
 -Yêu nước thương dân: cùng lãnh tụ nghĩa quân bàn mưu tính kế đánh giặc; Sáng tác những vần thơ cháy bỏng căm hờn, sôi sục ý chí chiến đấu.
 -Bất khuất trước kẻ thù: kiên quyết không hợp tác với kẻ thù.
 II- Sự nghiệp thơ văn:
 1- Tác phẩm tiêu biểu: 
 a- Trước khi Pháp xâm lược:
 -Truyện Lục Vân Tiên; Dương Từ - Hà Mậu.
 -Nội dung: Truyền bá đạo lý làm người.
 b- Khi Pháp xâm lược:
 - Chạy giặc, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Văn tế Trương Định, Thơ điếu Phan Tòng…
 - Nội dung: Yêu nước, chống xâm lược.
 " Ng. Đình Chiểu là lá cờ đầu của thơ văn yêu nước chống Pháp nửa cuối thế kỉ XIX.
 c- Quan điểm nghệ thuật:
 -“Văn dĩ tải đạo”: đạo lý nhân nghĩa, đạo yêu nước chống xâm lược: “Chở bao nhiêu …bút chẳng tà”.
 2- Nội dung thơ văn:
 a- Lý tưởng đạo đức, nhân nghĩa: Bài học về đạo làm người chân chính: nhân hậu, thuỷ chung, ngay thẳng, cao cả, dũng cảm đấu tranh và chiến thắng thế lực bạo tàn; Lên án kẻ bất nhân, phi nghĩa.
 b- Lòng yêu nước, thương dân:
 -Phơi bày thảm hoạ mất nước: Chạy giặc.
 -Căm giận kẻ thù: “ tấc đất ngọn rau…”
 -Ca ngợi các sĩ phu yêu nước: Trương Định, Phan Tòng
 -Ca ngợi những người nông dân – nghĩa binh anh hùng.
 -Ca ngợi những trí thức yêu nước, có nhân cách cao đẹp.
 -Kêu gọi mọi người quyết tâm đánh giặc, tin tưởng vào ngày mai.
 " Thơ văn Nguyễn Đình Chiểu phản ánh chân thực giai đoạn lịch sử “ khổ nhục nhưng vĩ đại” của dân tộc, động viên, khích lệ tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
 3- Nghệ thuật thơ văn:
 - Phong cách nghệ thuật đặc sắc: tính chất đạo đức- trữ tình, trữ tình- yêu nước.
 - Ngôn ngữ và hình tượng nhân vật có sắc thái miền Nam độc đáo. 
 2’	4- Dặn dò:
	- Nắm được những nét chính về cuộc đời, nghị lực, nhân cách và giá trị thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu
- Học thuộc những câu hay, đoạn tinh thần chiến đấu của các nghĩa sĩ.
- Chuẩn bị tiết tiếp theo (Đọc – hiểu văn bản).
IV- Rút kinh nghiệm, bổ sung: 
................................................................................................................................................................
 	1- Khi td Phaùp xaâm löôïc Gia Đònh, NÑC veà queâ vôï ® Ba Tri -> ñaây laø 1 trong 3 tænh mieàn Taây Nam kì thuoäc ñaát cuûa ta, nôi tuï laïi cuûa caùc só phu yeâu nöôùc nhö ñoác binh Laø, Tröông Ñònh, Phan Toøng… ).
2-T.phẩm tieâu bieåu cuûa NÑC: 
 @Truyeän Luïc Vaân Tieân: Nhöõng giaù trò ñ.ñöùc maø NÑC neâu leân trong tp:baûo veä trung, hieáu; baûo veä tieát haïnh; baûo veä chöõ nghóa. 
 	“ Trai thôøi trung hieáu laøm ñaàu
	Gaùi thôøi tieát haïnh laøm caâu trau mình”.
 + LVT: hieáu thaûo, thöông ngöôøi, duõng caûm.
 + KNN: tieát haïnh, thuyû chung.
 + Töû Tröïc, Hôùn Minh: coi troïng tình baïn, baát chaáp quyeàn uy.
 + Tieåu Ñoàng, Ngö Tieàu nhaân aùi.
 --> Leân aùn keû baát nhaân, phi nghóa. 
 + Taâm ñòa boäi baïc cuûa cha con Voõ Coâng, thoùi daâm oâ höôûng laïc cuûa cha con Buøi Kieäm, nham hieåm cuûa Trònh Haâm, yû theá con quan laøm caøn cuûa Ñaëng Sinh…
 	“Cha con Buøi Kieäm maùu deâ
 	Ngoài cheà beå maët nhö 1seà thòt traâu”
 	“Giaøu sang yû theá doïc ngang
 	Gaëp con gaùi toát cöôõng gian khoâng ghì”.., 
 @Döông Töø Haø Maäu: pheâ phaùn ñaû kích nhöõng meâ tín dò ñoan nhöõng ñaïo Chuùa, Phaät, khaúng ñònh Nho giaùo nhöng ñöùng treân laäp tröøông yeâu nöôùc, toá caùo xaõ hoäi ñöông thôøi:
“Cöù theo 1 ñaïo Nho ta
Giöõ cho tín ngöôõng muoân nhaø ñeàu vui”.
 @ Chaïy giaëc; Văn teá nghĩa sĩ Cần Giuộc; Văn teá nghĩa sĩ traän vong Luïc tænh.
 @: Thô ñieáu Phan Toøng (SGK)
 "Anh huøng thaø thaùc chaúng ñaàu Taây"
 @V.teá Tröông Ñònh
 -> PT,TÑ, caùc só phu yeâu nöôùc "Ñaép luyõ doàn binh", hoï duõng caûm laõnh ñaïo nhaân daân chieán ñaáu, hoï laø nhöõng ngöôøi anh huøng vaø baát töû " khí phaùch ngaøn thu röïc rôõ nuùi non".
 “Trong Nam teân hoï noåi nhö coàn
 Maáy traän Goø Coâng nöùc tieáng ñoàn”..
 @Ngö Tieàu y thuaät vaán ñaùp; Xuùc caûnh
3- “Hoïc theo ngoùi buùt chí coâng
 Trong thô cho nguï taám loøng Xuaân thu” -> ñ.vôùi NÑC, saùng taùc vaên chöông laø vieäc hoïc theo Khoång Töû (vò toå sö cuûa ñaïo Nho) khi tu sửa laïi kinh Xuaân thu vôùi yù thöùc giuùp ñôøi. Töùc laøm saùch ñeå giuùp ñôøi.
 -"Chôû bao n. ñaïo thuyeàn khoâng khaúm
 Ñaâm maáy thaèêng gian buùt chaúng taø” ->NÑC ví ngoøi buùt (töôïng tröng cho vieäc saùng taùc vaên chöông) nhö moät con thuyeàn chôû ñaïo lyù, chôû ñeán bao nhieâu cuõng khoâng ñaày, khoâng chìm. Vieát vaên laø ñeå tuyeân truyeàn ñaïo lyù, pheâ phaùn ñaû kích keû gian taø.
 4- Ñoùng goùp cuûa NÑC trong vieäc xaây döïng hình töôïng ngöôøi noâng daân ñaùnh giaëc.
 - Töø tröôùc ñeán nay.
 - So saùnh vôùi Ng.Traõi: t.töôûng thaân daân nhöng ngöôøi n.daân chöa thöïc söï ñi vaøo v.hoïc, NT p.aù ôû möùc ñoä ít, môø nhaït. 
 - ÔÛ NÑC, hoï thöïc söï ñi vaøo vaên hoïc vôùi veû ñeïp voán coù cuûa hoï. 
 5- "vì sao": raát quyù, raát coù giaù trò; "vì sao coù aùnh saùng khaùc thöôøng": vì sao khoâng saùng loà loä nhö sao Hoâm, heã troâng laø thaáy ngay maø phaûi chaêm chuù nhìn vaø caøng nhìn seõ thaáy noù caøng saùng.
Ngày 7 – 10 - 2008
Tiết 22- 23	VĂN TẾ NGHĨA SĨ CẦN GIUỘC (tt) ----- Nguyễn Đình Chiểu
I- Mục đích, yêu cầu: 
 	1- Kiến thức: giúp HS:
 	- Cảm nhận được vẻ đẹp bi tráng của bức tượng đài nông dân nghĩa sĩ có một không hai trong lịch sử văn học trung đại và tiếng khóc đau thương của Nguyễn Đình Chiểu cho một thời kì “khổ nhục nhưng vĩ đại” của dân tộc.
 	- Hiểu những nét cơ bản về thể loại văn tế và thấy được giá trị nghệ thuật đặc sắc của bài tế.
 	2- Kĩ năng: Rèn luyện kỹ năng đọc - hiểu một tác phẩm thuộc thể loại văn tế.
 	3- Thái độ: Bồi dưỡng tâm hồn, nhân cách, lẽ sống đẹp.
Tiết 1: Hướng dẫn HS phân tích hình ảnh người nông dân nghĩa sĩ.
	Tiết 2: Tiếp tục hướng dẫn HS phân tích hình ảnh người nông dân nghĩa sĩ, tình cảm của nhà thơ và tổng kết bài học.
II- Chuẩn bị:
 	1- Chuẩn bị của giáo viên: Giáo án, Đồ dùng dạy học.
 	2- Chuẩn bị của học sinh: Đọc kỹ SGK, trả lời câu hỏi hướng dẫn.
III- Hoạt động dạy học:
	Tiết 1:
 1’	1- Ổn định tình hình lớp: 
 6’	2- Kiểm tra bài cũ:
	-Câu hỏi: Nêu những bài học lớn từ cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu?
	-Yêu cầu HS nêu được:
+Ý chí và nghị lực phi thường.
 	+Yêu nước thương dân.
 	+Bất khuất trước kẻ thù. 
 	3- Giảng bài mới:
-Vào bài: Nguyễn Đình Chiểu là nhà thơ yêu nước. Với “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” lần đầu tiên người nông dân Việt Nam đi vào văn học thành văn với tất cả vẻ đẹp có thực của mình.
-Tiến trình bài dạy: 
TL
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
15’
23’
Tiết 2
6’
10’
16’
4’
7’
 HĐ1: Hướng dẫn đọc và tìm hiểu vài nét về tác phẩm.
 Hỏi: Nêu vài nét về bài văn tế?
 -Hoàn cảnh ra đời.
 -Thể loại.
 GV hướng dẫn đọc.
GV đọc mẫu 1- 2 đoạn sau đó gọi HS đọc tiếp bài văn tế
 Hỏi: Hãy xác định bố cục và chủ đề bài văn tế?
 HĐ2: Hướng dẫn đọc – hiểu văn bản:
 Giáo viên nêu vấn đề: Hình ảnh người nông dân nghĩa sĩ được tái hiện trong bài văn tế như thế nào?
 Hỏi: Phân tích phần Lung khởi của bài tế? 
 +Những hình ảnh “súng giặc”, “lòng dân” gợi ta liên tưởng điều gì? Ý nghĩa khái quát?
 +Trong hoàn cảnh đen tối, bi thương của đất nước, người nông dân đã có suy nghĩ như thế nào?
 Hỏi: Hình ảnh của họ trong cuộc sống bình thường (khi là những người nông dân).
 Hỏi: Phân tích hình ảnh của người nông dân khi giặc xâm phạm “tấc đất ngọn rau, bát cơm manh áo”?
 Hỏi: Vẻ đẹp hào hùng của đội quân áo vải trong “trận nghĩa đánh Tây” hiện lên như thế nào?
 -Ổn định lớp
 -Kiểm tra bài cũ.
 Hỏi: Đoạn văn miêu tả này đạt giá trị nghệ thuật cao ở những điểm nào?
 Hỏi: Tiếng khóc bi tráng của tác giả xuất phát từ nguồn cảm xúc nào? Vì sao tiếng khóc đau thương này lại không hề bi lụy?
 Hỏi: Sức gợi cảm mạnh mẽ của bài văn tế chủ yếu là do những yếu tố nào?
 HĐ2: Hướng dẫn tổng kết, luyện tập:
 Hỏi: Nêu khái quát giá trị của bài văn tế?
 GV nhận xét, bổ sung, khái quát và yêu cầu HS đọc ghi nhớ.
 GV hướng dẫn bài tập, HS về nhà hoàn thành. 
 HĐ1: Đọc và tìm hiểu vài nét về tác phẩm.
 HS trả lời
 HS lắng nghe, đọc bài văn tế.
 HS xác định bố cục, Nêu nội dung từng phần.
 HS xác định chủ đề bài văn tế.
 HĐ2: Đọc – hiểu văn bản:
 HS phân tích:
 -Khái quát thời cuộc.
 -Ý nghĩa của cái chết.
 HS phân tích:
 -Hình ảnh đối lập: súng giặc đất rền >< lòng dân trời tỏ.
 -Suy nghĩ và sự lựa chọn lối sống.
 HS phân tích hình ảnh:
 - Cui cút làm ăn, toan lo nghèo khó.
 - Việc cuốc, việc cày
 - Tay chưa quen, mắt chưa thấy.
 HS phân tích:
 -Bước chuyển biến trong tâm trạng, nhận thức và hành động của họ.
 -Chú ý biện pháp nghệ thuật miêu tả.
 HS phân tích làm nổi bật:
 -Lòng yêu nước, ý chí quyết tâm tiêu diệt giặc.
 -Ổn định lớp
 -HS trả bài cũ.
-Tinh thần chiến đấu anh dũng.
 -Sự hi sinh quên mình.
 Chất hiện thực kết hợp nhuần nhuyễn chất trữ tình sâu lắng; từ ngữ bình dị mà rất tinh tế, chính xác, gợi cảm.
 HS phát hiện hình ảnh nghệ thuật, phân tích, khái quát
 HS trao đổi khái quát:
 -Nguồn cảm xúc:
 -Ngôn ngữ.
 -Giọng điệu.
 HĐ2: Tổng kết, luyện tập:
 HS trả lời.
 HS đọc ghi nhớ.
 HS lắng nghe, về nhà hoàn thành bài tập.
 PHẦN HAI: TÁC PHẨM.
 I- Giới thiệu chung:
 1- Hoàn cảnh ra đời:
 -Đêm 16–12–1861 nghĩa quân tấn công đồn quân Pháp ở Cần Giuộc, gây tổn thất cho giặc nhưng bị thất bại. nghĩa quân hi sinh khoảng 20 người.
 -NĐC viết bài tế (theo yêu cầu của Đỗ Quang -tuần phủ Gia Định). Bài tế được truyền tụng khắp nơi, gây xúc động lòng người.
 -Lần đầu tiên trong lịch sử văn học dân tộc đã dựng được 1 bức tượng đài nghệ thuật bất tử về người nông dân.
 2- Thể loại:
 -Văn tế thường viết nhân dịp ma chay phúng điếu.
 -Nội dung: kể lại cuộc đời, công đức, phẩm hạnh của người mất cùng nỗi đau thương.
 - Âm điệu chung: bi thương.
 - Bài văn tế được viết theo thể phú Đường luật
 3- Đọc: giọng bi thương, khi trang trọng, hào hùng, khi trầm buồn đau xót (Cụ thể: đoạn 1: trang trọng; đoạn 2: từ trầm lắng khi hồi tưởng, chuyển sang hào hứng, sảng khoái khi kể lại chiến công; đoạn 3: trầm buồn, sâu lắng, xót xa, đau đớn; đoạn 4: thành kính, trang nghiêm).
 4- Bố cục: 4 phần.
 -Phần 1: Lung khởi (câu 1,2 ) khái quát thời cuộc, cái chết bất tử của những nghĩa binh.
 -Phần 2: Thích thực (câu 3"15) khái quát cuộc đời, chiến công của người mất.
 -Phần 3: Ai vãn (câu 16"28) lòng tiếc thương cảm phục.
 -Phần 4: Kết (phần còn lại): ca ngợi linh hồn bất tử của các nghĩa sĩ.
 5- Chủ đề: qua tiếng khóc bi tráng cho một thời kỳ lịch sử đau thương nhưng vĩ đại của dân tộc, tác giả đã dựng nên bức tượng đài nghệ thuật bất tử về người nông dân – nghĩa binh anh hùng.
II- Đọc - hiểu văn bản:
 1- Hình ảnh người nông dân – nghĩa sĩ:
 a- Hình ảnh người nông dân trước trận đánh Tây:
 - Khái quát thời cuộc :“Súng giặc đất rền, lòng dân trời tỏ”: đất nước bị kẻ thù xâm lược, tình thế căng thẳng, một bên là tiếng súng giặc, một bên chỉ có nhân dân với vỏn vẹn tấm lòng.
 Đất, trời: không gian rộng lớn. Rền, tỏ: sự khuếch tán âm thanh, ánh sáng tạo bệ đỡ vững chắc và hoành tráng cho bức tượng đài.
 - Ý nghĩa cao cả của cái chết vì nghĩa lớn:: 10 năm làm ruộng không ai biết đến tên tuổi, 1 trận đánh Tây, tuy là hi sinh nhưng để tiếng thơm muôn đời " sự lựa chọn cao đẹp nổi bật lòng yêu nước và ý nghĩa sự hi sinh của người nghĩa sĩ.
 - Khi là người nông dân:
 + Cui cút làm ăn, toan lo nghèo khó: cuộc đời lao động vất vả nhọc nhằn, nghèo khó đến tội nghiệp, “chỉ biết ruộng trâu”, quen “việc cuốc, việc cày…”.Nghệ thuật liệt kê: chuỗi công việc bộn bề, vô tận cuả nhà nông vốn rất quen thuộc với họ.
 + Cả đời gắn liền với không gian nhỏ hẹp: mảnh ruộng, xóm làng, họ hoàn toàn xa lạ với việc binh. Các từ ngữ khẳng định “chỉ biết”, “tay vốn”, từ phủ định “chưa quen”, “mắt chưa” ->khẳng định họ vốn là nông dân xa lạ vứoi binh đao, chiến trận.
" Họ là những người nông dân hiền lành, cần cù, chịu thương, chịu khó. Quen việc đồng áng, không quen việc binh đao " tôn tầm vóc anh hùng của họ.
 b- Hình ảnh người nghĩa binh trong trận đánh Tây:
 - Bước chuyển biến ở họ:
 + Khi giặc đến họ lo sợ, “trông tin quan” hi vọng về triều đình. Quan không thấy nhưng kẻ thù đã dần hiện rõ “mùi tinh chiên” và họ căm ghét, cái ghét mơ hồ, cảm tính.
 +Rồi kẻ thù hiẹn hình cụ thể: “bòng bong che trăng lốp”, “ống khói chạy đen sì”, họ căm thù sâu sắc, mãnh liệt và muốn hành động: ăn gan, cắn cổ.
 + Họ nhận thức sự xâm lược của kẻ thù và ý thức sâu sắc về trách nhiệm của mình đối với đất nước.
 + Họ hành động: Tự nguyện đứng lên đánh giặc “há để”, “ nào đợi”, “ chẳng thèm…” 
 - Vẻ đẹp hào hùng của đội quân áo vải:
 + Lòng yêu nước, ý chí quyết tâm tiêu diệt giặc:
 *“Vốn chẳng phải .... chiêu mộ” -> khẳng định một lần nữa bản chất nông dân của người nghĩa sĩ.
 *Họ vào trận: trang phục “manh áo vải” mỏng manh, vũ khí rơm con cúi, ngọn tầm vông, lưỡi dao phay: vốn là những công cụ lao động gắn bó hàng ngày với cuộc sống của người dân, giờ trở thành vũ khí đánh giặc, đối lập với vũ khí hiện đại của giặc càng nổi bật ý chí quyết tâm của người dân.
 *Nghệ thuật: Bút pháp hiện thực, chi tiết chọn lọc, khái quát đặc trưng cao " bức tượng đài vừa ánh lên vẻ đẹp mộc mạc, giản dị vừa đậm chất anh hùng.
 + Tinh thần chiến đấu anh dũng:
 *Đạp, lướt, xô, xông, đâm, chém... động từ mạnh, nhịp ngắn, các từ chéo “đâm ngang chém ngược”, “hè trước ó sau” diễn tả hành động khẩn trương, nhanh mạnh, dứt khoát " khí thế tấn công sôi động hào hùng.
 *Dũng cảm, quên mình: coi giặc như không, liều mình như không có.
 * Nhiệt tình, phấn chấn: hò trước, ó sau.
 * Tự tin, chiến thắng: đốt xong, chém rớt.
 *Nghệ thuật: dùng từ (động từ mạnh, khẩu ngữ Nam bộ), phép đối (đối từ, ngữ, đối ý, đối thanh) " nhịp điệu nhanh, mạnh, dứt khoát, tái hiện trận công đồn hào hùng, quyết liệt, sôi động. Nguyễn Đình Chiểu đã dồn bút lực và tài hoa dựng lên bức tượng đài bất tử “ vô tiền khoáng hậu” về người nông dân anh hùng, có màu sắc, đường nét, hình khối: đẹp đẽ, hoành tráng. Thể hiện tầm tư tưởng Nguyễn Đình Chiểu: phát hiện và ca ngợi vẻ đẹp cao quí của người nông dân.
 + Hi sinh quên mình:
 *Rũ bỏ xác phàm: sự hi sinh cao đẹp thiêng liêng.
 *Nào đợi gươm hùm: hi sinh thầm lặng, khiêm tốn.
 " Họ chết vinh quang vì đất nước nên bất tử.
 2- Tiếng khóc bi tráng:
 a- Những cảm xúc cộng hưởng trong tiếng khóc của tác giả:
 - Nỗi xót thương các nghĩa sĩ:
 +Nỗi tiếc hận khi sự nghiệp còn dang dở, chí nguyện chưa thành, họ ra đi trong bình lặng “nào đợi gươm hùm treo mộ”. Cả sông núi cỏ cây, mọi người đều thương xót họ “Đoái sông ....lụy nhỏ”.
 +Tiếc thương vì họ đã sống và chết với một nhân sinh quan đúng đắn “Sống làm .....với man di rất khổ”.
 +Nỗi buồn đau của những người mẹ già, vợ trẻ. Mọi người mẹ mất con đều trở thành mẹ già, vợ mất chồng đều là vợ yếu. Hình ảnh ngọn đèn leo lét, bóng xế vừa tả thực vừa tượng trưng, giàu sức gợi tả.
 +Nỗi căm hờn những kẻ đã gây nên nghịch cảnh éo le (21).
 - Niềm cảm phục, tự hào: Các nghĩa sĩ anh dũng đánh giặc, bảo vệ đất nước “tấc đất ngọn rau”, “bát cơm manh áo”, rạng ngời chân lý cao đẹp: thà chết vinh hơn sống nhục (22,23).
 - Biểu dương, ca ngợi công trạng của các nghĩa sĩ: danh thơm muôn đời, người người mến mộ “Thác mà trả .....ai cũng mộ”. Trong loøng töôûng nieäm thaønh kính cuûa t.g. ngöôøi n.só ñaõ hi sinh nhöng hoï vaãn nhö coøn trong cuoäc ch.ñaáu cuûa nd: "soáng cuõng ñaùnh giaëc, thaùc cuõng ñaùnh giaëc", nd seõ coøn nhôù maõi, thöông tieác vaø kính troïng hoï vaø moái thuø caùc n.só chöa traû ñöôïc laø moái thuø maø nhöõng ngöôøi sau seõ tieáp tuïc thay nhau traû cho hoï. Ñoù cuõng laø lôøi theà quyeát taâm tieáp böôùc nhöõng n.só hi sinh cuûa nhöõng ngöôøi ñang soáng.
 b- Tiếng khóc bi tráng:
 - Tiếng khóc lớn: của tác giả, của nhân dân, của người thân, của thiên nhiên. Không chỉ khóc thương mà còn biểu dương công trạng.
 - Tiếng khóc không chỉ hướng về cái chết mà còn hướng về cuộc sống đau thương, khổ nhục của cả dân tộc.
 - Tiếng khóc khích lệ lòng căm thù, ý chí chiến đấu.
 3- Nghệ thuật:
 - Cảm xúc chân thành, sâu nặng; giọng văn bi tráng, thống thiết; hình ảnh chân thực, sống động.
 - Ngôn ngữ giản dị, dân dã nhưng tinh tế, có sức biểu cảm lớn và có giá trị thẩm mĩ cao.
 - Giọng điệu phong phú: khi sôi nổi hào hùng, khi trầm lắng thống thiết, khi nức nở, xót xa.
 III- Tổng kết, luyện tập:
 1- Tổng kết: 
 - Giá trị nhân đạo: bức tượng đài bất tử về người nghĩa sĩ, tiếng khóc bi tráng của NĐC.
 - Nghệ thuật xây dựng nhân vật; kết hợp tính hiện thực và chất trữ tình; ngôn ngữ giản dị, gợi cảm.
 2- Luyện tập:
 2’	4- Dặn dò:
- Luyện tập: bài 1, 2.
- Học thuộc những câu, đoạn hay. 
- Nắm vững giá trị của bài văn tế.
- Liên hệ đến ý thức trách nhiệm công dân.
- Soạn: Thực hành về thành ngữ, điển cố.
IV- Rút kinh nghiệm, bổ sung:
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docT21-22-23.doc