Tài liệu địa phương Giáo dục công dân lớp 6 - Bài 1 và 2

Gợi ý

1. Từ các số liệu đã được thống kê và các hình ảnh, thông tin trên, em có nhận xét gì về tình hình tai nạn giao thông trên địa bàn Quảng Trị trong thời gian vừa qua?

2. Tai nạn giao thông gây ra hậu quả gì đối với con người và xã hội?

3. Ở địa phương nơi em đang sinh sống, phương tiện đi lại chủ yếu của người dân là gì? Hãy nêu một số nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông tại địa phương em.

4. Em có nhận xét gì về ý thức tham gia giao thông của người dân nói chung và của học sinh Quảng Trị nói riêng? Hãy kể những hành vi vi phạm luật giao thông của học sinh mà em biết.

5. Khi tham gia giao thông trên đường, chúng ta cần phải làm gì để phòng, tránh tai nạn giao thông?

6. Em đã và sẽ làm gì để góp phần đảm bảo trật tự an toàn giao thông?

 

doc10 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 2311 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tài liệu địa phương Giáo dục công dân lớp 6 - Bài 1 và 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 1( 1 tiết)
 HỌC SINH QUẢNG TRỊ THAM GIA PHÒNG NGỪA TAI NẠN BOM, MÌN VÀ CÁC VẬT LIỆU CHÁY, NỔ
I. THÔNG TIN, SỰ KIỆN
1. Hình ảnh
 Vụ cháy ngày 19/3/2014 tại nhà máy chế biến gỗ công ty cổ phần MDF VRG (khu công nghiệp Nam Đông Hà, phường Đông Lương, TP.Đông Hà, Quảng Trị).
Hàng trăm quả đạn cối được phát hiện gần nhà dân ở huyện Triệu Phong.
 Em Hồ Văn Lai nạn nhân bom, mìn ở thôn Long Hà, xã Gio Việt, huyện Gio Linh.
Các bạn học sinh tham gia ngày An toàn phòng chống bom, mìn.
2. Thông tin
a) Chiều 27/5/2001, tại thôn Lương Lễ, xã Tân Hợp (huyện Khe Sanh, tỉnh Quảng Trị), một quả lựu đạn phát nổ lúc 4 em nhỏ đang chơi đùa, khiến em Trần Quang Mẫu chết tại chỗ, 3 em bị thương nặng. Hai tuần trước, tại phường 5, thị xã Đông Hà, cũng có 2 em chết bởi một quả đạn phát nổ lúc các em đang chôn cọc buộc trâu. Chuyện trẻ em bị tai nạn, chết do bom, mìn ở tỉnh Quảng Trị không còn là chuyện lạ. Trong căn nhà lụp xụp ở thôn Long Hà, xã Gio Việt, bé Hồ Văn Lai đang ngồi trên chiếc xe lăn, khuôn mặt đầy sẹo. Lai bị cụt hai chân, một cánh tay phải, bàn tay trái chỉ còn 4 ngón, hai mắt bị mù và vô số những vết sẹo trên tấm thân nhỏ bé. Buổi sáng 20/7/2000, Lai và 3 em nhỏ tha thẩn dắt nhau lên động cát sau nhà chơi. Trẻ con vùng biển, đồ chơi là bất cứ thứ gì chúng tìm được trên cát. Một quả mìn đã bị gió thổi bay cát lộ ra, cả 4 đứa trẻ ào đến, chúng không biết đấy là mìn. Món "đồ chơi" ấy đã phát nổ. 2 đứa nhỏ chết tại chỗ, còn Lai (11 tuổi) và 1 cậu bé bị thương nặng. Hơn nửa năm nằm viện, Lai về nhà với thân hình tàn phế, không thể đến trường được nữa. Nhà ở gần trường, ngày ngày nghe bạn bè ríu rít ngoài ngõ, nghe tiếng trống trường, Lai lại nằm quay mặt vào tường khóc. Anh Hạnh, bố của Lai nói: những lúc ấy, nhìn con mà lòng anh đau như dao cắt. 
 ( Theo báo Tuổi trẻ)
 	b) Sáng 9/12/2008, một vụ cháy đã xảy ra tại chợ thị xã Quảng Trị, 3 lô (quầy) hàng bị lửa thiêu rụi, thiệt hại ước tính hơn 1 tỉ đồng. Lúc 6 giờ sáng, khi nhân viên bảo vệ mở cổng chợ thì phát hiện khói bốc ra từ lô hàng công nghệ phẩm của chị Nguyễn Thị Huyền, lửa nhanh chóng lan ra 2 lô giày dép của các chị Đinh Thị Lan, Lê Thị Đài Trang kế bên. Lực lượng bảo vệ và tiểu thương lập tức gọi điện cho công an, đồng thời tổ chức chữa cháy, sau hơn 1 giờ đồng hồ đám cháy mới được dập tắt.
 ( Theo báo Thanh niên)
 Gợi ý
1. Em hãy nêu một số nguyên nhân xảy ra các vụ cháy, nổ ở địa phương.
2. Tại sao trên địa bàn tỉnh Quảng Trị thường xuyên xảy ra các vụ tai nạn bom, mìn gây chết người?
3. Tai nạn bom, mìn, cháy, nổ gây hậu quả gì cho con người và sự phát triển kinh tế- xã hội của địa phương ?
4. Theo em, có thể phòng ngừa các tai nạn do bom, mìn, cháy, nổ được hay không? Vì sao?
5. Nếu gặp phải vụ cháy, em sẽ xử lý như thế nào để đảm bảo an toàn cho bản thân và những người xung quanh?
6. Khi phát hiện vật liệu gây nổ như: bom, mìnem sẽ làm gì ?
II. NỘI DUNG BÀI HỌC
1. Ở Quảng Trị, trong những năm vừa qua, đã xảy ra nhiều vụ tai nạn bom, mìn, cháy, nổ gây thiệt hại lớn về tính mạng, sức khỏe và tài sản của nhân dân, tác động không nhỏ đến sự phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh. . Một số lượng lớn bom, mìn, vật liệu nổ còn lại sau chiến tranh cùng với sự sơ suất, không cẩn thận, thiếu hiểu biết của người dân trong việc sử dụng lửa, điện, tìm phế liệu chiến tranhlà những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến các tai nạn nói trên.
2. Để phòng ngừa tai nạn bom, mìn, cháy, nổ một cách hiệu quả, mọi người cần nâng cao hiểu biết về mức độ nguy hiểm của bom, mìn; tuân thủ nghiêm các quy trình sử dụng thiết bị điện, các vật liệu dễ gây cháy, nổ trong sản xuất và trong sinh hoạt hằng ngày. Tuyệt đối không chơi đùa với bom, mìn, tránh xa những khu vực được cảnh báo có bom, mìn, vật liệu chưa nổ còn sót lại sau chiến tranh.
Nhận dạng một số loại đạn, pháo, bom, mìn, vật liệu nổ. 
 Khi phát hiện thấy bom, mìn, vật liệu nổ hay những vật có hình dáng tương tự ( Hình.1) hãy: 
+ Đánh dấu và cảnh báo cho mọi người.
+ Nhanh chóng thông báo cho chính quyền địa phương để kịp thời xử lí.
 Một số loại đạn Một số loại lựu đạn
 Bom bi Đạn cối Đạn pháo 
 Mìn chống tăng Mìn M 14 Mìn định hướng
Hình.1
4. Quy trình xử lý một vụ cháy gồm 4 bước sau:
+ Bước 1: Báo động.
+ Bước 2: Cắt điện.
+ Bước 3: Dùng phương tiện và lực lượng tại chỗ để chữa cháy.
+ Bước 4: Gọi điện 114 thông báo cháy.
 Hình.2 Một số loại bình chữa cháy thông dụng
5. Việc chủ động phòng ngừa tai nạn bom, mìn, cháy, nổ sẽ bảo vệ được tính mạng, sức khỏe, tài sản của bản thân, gia đình và xã hội đồng thời góp phần phát triển kinh tế-xã hội ở địa phương và tạo môi trường sống an toàn cho người dân. Vì vậy, học sinh phải biết cách phòng ngừa và tích cực tham gia công tác tuyên truyền phòng ngừa tai nạn bom, mìn, cháy, nổ cho bản thân và cộng đồng.
III. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
1. Khi thấy có vụ cháy xảy ra, em phải gọi điện đến số điện thoại nào?
 a) 113 b) 114 c) 115 d) 119
2. Em không đồng ý với những hành vi nào sau đây? Vì sao?
	a) Buôn bán và vận chuyển bình gas không đảm bảo chất lượng.
	b) Công an dùng súng để truy bắt tội phạm nguy hiểm.
	c) Hút thuốc lá và vứt tàn thuốc bừa bãi.
	d) Đốt lửa trong rừng.
	e) Cưa, đục, tháo bom, mìn để lấy thuốc nổ.
3. Khi phát hiện nguy cơ xảy ra cháy, nổ, em sẽ làm gì để bảo vệ sự an toàn của bản thân và mọi người xung quanh?
4. Vì sao Nhà nước phải ban hành các quy định về phòng ngừa tai nạn bom, mìn, cháy, nổ?
5. Giả sử, em nhìn thấy một em nhỏ đang chơi đùa với một vật lạ mà em nghi ngờ là quả bom bi. Trong trường hợp đó em sẽ xử lý như thế nào?
IV. THAM KHẢO
Luật Phòng cháy và chữa cháy( năm 2001)
Điều 11. Ngày toàn dân phòng cháy và chữa cháy.
Ngày 04 tháng 10 hàng năm là “Ngày toàn dân phòng cháy và chữa cháy”.
Điều 13. Các hành vi bị nghiêm cấm. 
1. Cố ý gây cháy, nổ làm tổn hại đến tính mạng, sức khoẻ con người; gây thiệt hại tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, cá nhân; ảnh hưởng xấu đến môi trường, an ninh và trật tự an toàn xã hội. 
2. Cản trở các hoạt động phòng cháy và chữa cháy; chống người thi hành nhiệm vụ phòng cháy và chữa cháy.
3. Lợi dụng hoạt động phòng cháy và chữa cháy để xâm hại đến tính mạng, sức khoẻ con người; xâm phạm tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức và cá nhân. 
4. Báo cháy giả.
5. Sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, bảo quản, sử dụng, mua bán trái phép chất nguy hiểm về cháy, nổ; vi phạm nghiêm trọng các quy định quản lý, sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt và các tiêu chuẩn về phòng cháy và chữa cháy đã được Nhà nước quy định.
6. Thi công những công trình có nguy hiểm về cháy, nổ mà chưa có thiết kế được duyệt về phòng cháy và chữa cháy; nghiệm thu và đưa vào sử dụng công trình có nguy hiểm về cháy, nổ khi chưa đủ điều kiện bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy. 
7. Làm hư hỏng, tự ý thay đổi, di chuyển phương tiện, thiết bị phòng cháy và chữa cháy, biển báo, biển chỉ dẫn và lối thoát nạn. 
Nghị định số 09/2006/NĐ-CP quy định về phòng cháy và chữa cháy rừng 
Điều 9: Các hành vi bị cấm trong rừng, ven rừng :
1. Đốt lửa, sử dụng lửa trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt rừng đặc dụng, phân khu phòng hộ rất xung yếu.
2. Đốt lửa, sử dụng lửa ở các khu rừng dễ cháy, thảm thực vật khô nỏ vào mùa hanh khô.
3. Đốt lửa, sử dụng lửa gần kho, bãi gỗ khi có cấp dự báo cháy rừng từ cấp III đến cấp V.
4. Đốt lửa, sử dụng lửa để săn bắt động vật rừng, hạ cây rừng và đốt để lấy than ở trong rừng, lấy mật ong, lấy phế liệu chiến tranh.
5. Đốt nương, rẫy, đồng ruộng trái phép ở trong rừng, ven rừng.
6. Các hành vi khác trực tiếp gây ra nguy cơ cháy rừng.
“Theo ước tính của Bộ Quốc phòng Mỹ, trong hơn 15 triệu tấn bom, mìn quân đội Mỹ đã sử dụng tại Việt Nam,  có đến 10% không phát nổ sau khi được sử dụng. Kể từ khi cuộc chiến kết thúc vào năm 1975, bom, mìn, vật nổ nằm rải rác trên cả nước đã gây thương vong cho hơn 100000 người, trong số đó nhiều người bị tàn phế vĩnh viễn. Do vị trí ở gần sát khu vực phi quân sự, tỉnh Quảng Trị là nơi bị ném bom ác liệt nhất Việt Nam trong chiến tranh. Hơn 83,8% tổng diện tích của tỉnh Quảng Trị còn ô nhiễm bom, mìn, so với mức độ ô nhiễm bình quân của cả nước là 20%. Mặc dù quân đội và một số tổ chức phi chính phủ đã triển khai các hoạt động rà phá và giáo dục nguy cơ bom, mìn nhưng số vật liệu nổ còn sót lại sau chiến tranh vẫn đe dọa đến tính mạng của người dân, đặc biệt là trẻ em. Từ năm 1975 đến tháng 12/2011, toàn tỉnh có 7.086 nạn nhân do tai nạn bom, mìn (chiếm 1,2% dân số toàn tỉnh), trong đó có 2.640 người bị chết, đáng chú ý 31% nạn nhân là trẻ em. Thiệt hại về kinh tế do đất đai ô nhiễm bom, mìn trên diện rộng cản trở các hoạt động phát triển là cực kỳ nặng nề.” 
(Nguồn: “Khảo sát Kỹ thuật và Đánh giá tác động của bom, mìn, vật nổ ở Việt Nam, giai đoạn 1” do BOMICEN và VVAF thực hiện với sự tài trợ của Văn phòng tháo gỡ và hủy bỏ vũ khí Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ.)
Bài 2 ( 2 tiết)
HỌC SINH QUẢNG TRỊ VỚI VIỆC THỰC HIỆN TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG
I THÔNG TIN, SỰ KIỆN
1. Hình ảnh
. 
 Ngày 27/2/2012, tại ga Đông Hà, Quảng Trị đã xảy ra vụ tai nạn đường sắt làm hai vợ chồng chết ngay tại chỗ.
Ngày 11/5/2014, tại thị trấn Hồ Xá, huyện Vĩnh Linh đã xảy ra một vụ tai nạn làm 4 người chết tại chổ, 1 người bị thương nặng.
Học sinh vi phạm luật giao thông.
Các bạn học sinh huyện Cam Lộ tham gia hội thi tìm hiểu Luật GT.
2. Thông tin
	 Bảng thống kê tình hình tai nạn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy tại Quảng Trị từ năm 2009 đến 6 tháng năm 2014.
Năm
Số vụ tại nạn
Số người chết
Số người bị thương
2009
169
158
132
2010
168
156
127
2011
166
153
122
2012
125
137
331
2013
 276
132
276
6 tháng đầu năm 2014
119
67
128
 (Theo số liệu Công an tỉnh Quảng Trị)
3. Tư liệu
a) Hồi 6 giờ 40 phút ngày 4/8/2013 một tai nạn thảm khốc đã xảy ra tại giao lộ giữa tỉnh lộ 71 cắt ngang đường sắt, khi đoàn tàu S1 theo hành trình Bắc - Nam đã đâm vào chiếc ô tô chở khách 25 chỗ ngồi. Hậu quả 12 người chết ngay tại chỗ, 2 người chết sau khi vào bệnh viện và hơn chục người khác bị thương.
 ( Theo báo Lao động)
b) Vào lúc 9h15’ ngày 14/10/ 2014, tại km 66+570 đoạn qua địa bàn khối 4, thị trấn Khe Sanh, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị đã xảy ra vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng làm 2 học sinh chết tại chỗ, 1 người trong tình trạng nguy kịch. Nhiều người chứng kiện vụ việc cho biết, 3 học sinh là Lê Quang Trường, Phạm Văn Hoài cùng trú tại thôn Lương Lễ, xã Tân Hợp và Trần Anh Tuấn, trú thôn Tân Thuận, xã Tân Lập, học sinh lớp 11B5, trường THPT Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị cùng đi trên xe mô tô không biển số chạy hướng Khe Sanh - Lao Bảo. Khi đến đoạn qua khối 4, thị trấn Khe Sanh thì tông trực diện vào ô tô tải BKS 74C- 00452 đang chạy chiều ngược. Cú tông mạnh làm 2 học sinh Lê Quang Trường, Phạm Văn Hoài tử vong tại chỗ, Trần Anh Tuấn bị thương nặng đang trong tình trạng nguy kịch. Nguyên nhân ban đầu được xác định là do 3 học sinh chạy lấn đường, không làm chủ tốc độ gây nên vụ tai nạn đáng tiếc. Từ đầu tháng 10 đến nay, trên địa bàn huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị liên tiếp xảy ra các vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng. Trước đó, vào tối 6/10 cũng đã xảy ra vụ tai nạn giao thông giữa người đi xe máy và ô tô làm 2 người chết, 6 người bị thương.
 (CTV Hoàng Hùng/VOV-Miền Trung)
Gợi ý
1. Từ các số liệu đã được thống kê và các hình ảnh, thông tin trên, em có nhận xét gì về tình hình tai nạn giao thông trên địa bàn Quảng Trị trong thời gian vừa qua?
2. Tai nạn giao thông gây ra hậu quả gì đối với con người và xã hội?
3. Ở địa phương nơi em đang sinh sống, phương tiện đi lại chủ yếu của người dân là gì? Hãy nêu một số nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông tại địa phương em.
4. Em có nhận xét gì về ý thức tham gia giao thông của người dân nói chung và của học sinh Quảng Trị nói riêng? Hãy kể những hành vi vi phạm luật giao thông của học sinh mà em biết.
5. Khi tham gia giao thông trên đường, chúng ta cần phải làm gì để phòng, tránh tai nạn giao thông?
6. Em đã và sẽ làm gì để góp phần đảm bảo trật tự an toàn giao thông?
II. NỘI DUNG BÀI HỌC
	1. Trong thời gian vừa qua, trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đã xảy ra rất nhiều vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng, làm chết và bị thương nhiều người. Tai nạn giao thông gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe và tài sản của nhân dân, tác động tiêu cực đến sự phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.
	2. Đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông là bảo vệ tính mạng, sức khỏe của mỗi người, mỗi gia đình và góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và quốc gia.
	3. Để phòng tránh tai nạn khi tham gia giao thông, đối với học sinh cần phải nghiêm chỉnh chấp hành luật giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy. Các em phải nhớ và tuyệt đối chấp hành các quy định về luật đi đường, hệ thống biển báo hiệu giao thông, tín hiệu đèn giao thông,...Khi ngồi trên mô tô, xe gắn máy các em phải luôn đội mũ bảo hiểm để giảm thiểu thương tích khi không may xảy ra tai nạn. Bên cạnh đó, các em cần tích cực tìm hiểu luật giao thông và tham gia tuyên truyền, động viên gia đình, người thân và bạn bè nghiêm chỉnh chấp hành luật giao thông và các quy định nhằm đảm bảo trật tự an toàn giao thông
III. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
1. Em hãy cho biết hành vi nào dưới đây đã vi phạm luật giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy? Tại sao?
	a) Đi xe đạp trên hè phố.
	b) Điều khiển xe đạp bằng hai tay.
	c) Đá bóng, thả diều dưới lòng đường.
	d) Đi xe đạp trên phần đường dành cho xe máy.
	e) Dừng xe giữa đường để nghe điện thoại.
	f) Chơi đùa trên đường ray xe lửa.
	g) Không mặc áo phao khi đi trên thuyền, đò ngang.
	h) Đi xe đạp trên phần đường dành cho xe thô sơ.
	i) Điều khiển phương tiện giao thông sau khi uống rượu bia.
2. Trong số những hậu quả mà tai nạn giao thông gây ra đối với con người và xã hội, em quan tâm nhất đến vấn đề nào? Vì sao?
3. Hãy nêu những quy định học sinh phải chấp hành khi tham gia giao thông đường bộ. Nhờ đâu em biết được những quy định đó?
4. Có bạn cho rằng: “tai nạn giao thông đường bộ chỉ xảy ra đối với những người không thực hiện tốt luật giao thông đường bộ”. Em có đồng ý với ý kiến đó không? Vì sao? 
5. Ngày chủ nhật, Nam(12 tuổi) lấy xe đạp điện của mẹ đèo em đến nhà bà ngoại chơi. Thấy trời nắng, Nam mang theo chiếc ô. Trên đường đi Nam bảo em ngồi đằng sau mở ô ra che nắng cho hai anh em. Đi được một đoạn thì hai anh em bị các chú cảnh sát giao thông yêu cầu dừng lại. Cả hai ngơ ngác không hiểu vì sao bị giữ lại? 
Em hãy cho biết Nam đã vi phạm những quy định nào về của luật giao thông đường bộ.
6. Để tuyên truyền luật giao thông đường bộ, trường em đã tổ chức các hoạt động nào?
IV. THAM KHẢO
Luật giao thông đường bộ 2008 
Điều 31. Người điều khiển, người ngồi trên xe đạp, người điều khiển xe thô sơ khác.
1. Người điều khiển xe đạp chỉ được chở một người, trừ trường hợp chở thêm một trẻ em dưới 7 tuổi thì được chở tối đa hai người.
Người điều khiển xe đạp phải thực hiện quy định tại khoản 3 Điều 30 của Luật này; người ngồi trên xe đạp khi tham gia giao thông phải thực hiện quy định tại khoản 4 Điều 30 của Luật này.
2. Người điều khiển, người ngồi trên xe đạp máy phải đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng quy cách.
3. Người điều khiển xe thô sơ khác phải cho xe đi hàng một, nơi có phần đường dành cho xe thô sơ thì phải đi đúng phần đường quy định; khi đi ban đêm phải có báo hiệu ở phía trước và phía sau xe. Người điều khiển xe súc vật kéo phải có biện pháp bảo đảm vệ sinh trên đường.
4. Hàng hóa xếp trên xe thô sơ phải bảo đảm an toàn, không gây cản trở giao thông và che khuất tầm nhìn của người điều khiển.
Điều 32. Người đi bộ
1. Người đi bộ phải đi trên hè phố, lề đường; trường hợp đường không có hè phố, lề đường thì người đi bộ phải đi sát mép đường.
2. Người đi bộ chỉ được qua đường ở những nơi có đèn tín hiệu, có vạch kẻ đường hoặc có cầu vượt, hầm dành cho người đi bộ và phải tuân thủ tín hiệu chỉ dẫn.
3. Trường hợp không có đèn tín hiệu, không có vạch kẻ đường, cầu vượt, hầm dành cho người đi bộ thì người đi bộ phải quan sát các xe đang đi tới, chỉ qua đường khi bảo đảm an toàn và chịu trách nhiệm bảo đảm an toàn khi qua đường.
4. Người đi bộ không được vượt qua dải phân cách, không đu bám vào phương tiện giao thông đang chạy; khi mang vác vật cồng kềnh phải bảo đảm an toàn và không gây trở ngại cho người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ.
5. Trẻ em dưới 7 tuổi khi đi qua đường đô thị, đường thường xuyên có xe cơ giới qua lại phải có người lớn dắt; mọi người có trách nhiệm giúp đỡ trẻ em dưới 7 tuổi khi đi qua đường.

File đính kèm:

  • docSGK lớp 6.doc