Tài liệu chuyên đề thơ

1. Đặc trưng của thơ và phương pháp đọc hiểu tác phẩm thơ

a. Thơ: quan niệm và phân loại

 Thơ là gì? Cho đến nay, đã có hàng trăm định nghĩa, quan niệm khác nhau về thơ, nhưng rất hiếm định nghĩa đủ sức bao quát được tất cả mọi đặc trưng của thể loại này. Quan niệm dưới đây của nhóm tác giả Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi có thể xem là đầy đủ nhất: “Thơ là hình thức sáng tác văn học phản ánh cuộc sống, thể hiện những tâm trạng, những cảm xúc mạnh mẽ bằng ngôn ngữ hàm súc, giàu hình ảnh và nhất là có nhịp điệu” (Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb ĐHQG, H, 1999).

- Các thể thơ Việt Nam có thể phân loại thành 3 nhóm chính:

+ Các thể thơ dân tộc: lục bát, song thất lục bát, hát nói.

+ Các thể thơ Đường luật: ngũ ngôn, thất ngôn (tứ tuyệt, bát cú).

+ Các thể thơ hiện đại: năm tiếng, bảy tiếng, tám tiếng, hỗn hợp. tự do, thơ - văn xuôi.

Các bài thơ được tìm hiểu trong chuyên đề thuộc nhóm các thể thơ hiện đại.

 

doc95 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 1249 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Tài liệu chuyên đề thơ, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 thời gian lịch sử đến chiều rộng của không gian đất nước.
   	-  Nhà thơ cũng vận dụng rộng rãi các chất liệu văn hóa dân gian để cảm nhận và định nghĩa về đất.Từ đó , đọan thơ giúp cho chúng ta hiểu và gắn bó hơn với đất nước, quê hương mình bằng một tình yêu và ý thức trách nhiệm sâu sắc .
Đề 7 : 
Phân tích đọan thơ sau đây trong đọan trích “Đất Nước” của Nguyễn Khoa Điềm  :
 “ Trong anh và em hôm nay,
          Làm nên Đất Nước muôn đời”.
Gợi ý:
I/ Mở bài:
 - Nguyễn Khoa Điềm (1943) thuộc thế hệ nhà thơ chống Mỹ cứu nước.Đất nước, nhân dân, cách mạng luôn là nguồn cảm hứng phong phú của thơ ông.
 	- “Đất nước”là một đọan trích thuộc chương V trong bản trường ca “Mặt đường khát vọng” của Nguyễn Khoa Điềm, sáng tác năm 1971, tại chiến trường Bình Trị Thiên.
 	- Đọan thơ sau đây là những lời nhắn nhủ tâm tình về sự gắn bó và trách nhiệm của mỗi người với đất nước :
 “ Trong anh và em hôm nay,
    Đều có một phần Đất Nước
          Làm nên Đất Nước muôn đời”.
II/ Thân bài :
      - Sau những cảm nhận mới mẻ và sâu sắc của nhà thơ về đất nước qua những phương diện không gian - địa lý, thời gian - lịch sử, phong tục- văn hóa  Nguyễn Khoa Điềm đã đi đến khẳng định :
 “ Trong anh và em hôm nay,
      Đều có một phần Đất Nước”.
     + Đây là một sự thực mà mỗi người Việt Nam ai cũng đều cảm thấy. Đất nước đã hóa thân vào mỗi con người, bởi chúng ta đều là con Rồng, cháu Tiên, đều sinh ra và lớn lên trên đất nước này. Mỗi người Việt Nam đều đã và đang thừa hưởng những giá trị vật chất, tinh thần của đất nước thành máu thịt, tâm hồn, nếp cảm, nếp nghĩ và cách sống của mình.
    - Từ việc khẳng định: đất nước hóa thân và kết tinh trong cuộc sống của mỗi người, nhà thơ tiếp tục nói về mối quan hệ gắn bó sâu sắc của mỗi người với đất nước bằng những dòng thơ giàu chất chính luận :
 “Khi hai đứa cầm tay
                                       Đất Nước trong chúng ta hài hòa nồng thắm
                     Khi chúng ta cầm tay mọi người
              Đất Nước vẹn tròn, to lớn”
    - Với những cảm nhận tinh tế, mới mẻ về sự hòa quyện giữa cái riêng và cái chung, giữa tình yêu và niềm tin, đồng thời kết hợp sử dụng các tính từ “hài hòa, nồng thắm”; “vẹn tròn, to lớn” đi liền nhau; đặc biệt là kiểu câu cấu tạo theo hai cặp đối xứng về ngôn từ (“Khi / Khi; Đất Nước  /  Đất Nước), nhà thơ muốn gửi đến cho người đọc bức thông điệp: đất nước là sự thống nhất hài hòa giữa tình yêu đôi lứa với tình yêu Tổ quốc, giữa cá nhân với cộng đồng.  
     - Không chỉ khẳng định mối quan hệ gắn bó giữa Đất nước và nhân dân, giữa tình yêu cá nhân với tình yêu lớn của đất nước; nhà thơ còn thể hiện niềm tin mãnh liệt vào tương lai tươi sáng của đất nước :
 “Mai này con ta lớn lên
           Con sẽ mang Đất Nước đi xa
                Đến những tháng ngày mơ mộng”.
ba dòng thơ đã mở ra một tầng ý nghĩa mới, đó là niềm tin mãnh liệt vào tương lai tươi sáng của đất nước.Thế hệ sau “con ta lớn lên sẽ mang Đất Nước đi xa- Đến những tháng ngày mơ mộng”. Đất nước sẽ đẹp hơn, những tháng ngày mơ mộng ở hiện tại sẽ trở thành hiện thực ở ngày mai.
     - Khi đã hiểu hết ý nghĩa thiêng liêng của đất nước, nhà thơ muốn nhắn gửi với mọi người :
                          “ Em ơi em Đất nước là máu xương của mình
 Phải biết gắn bó và san sẻ
                     Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở
            Làm nên Đất Nước muôn đời”
 - Giọng văn trữ tình kết hợp với chính luận; bằng cách sử dụng câu cầu khiến, điệp ngữ “phải biết - phải biết” nhắc lại hai lần cùng các động từ mạnh “gắn bó, san sẻ, hóa thân” nhà thơ như nhắn nhủ mình, nhưng cũng là nhắn nhủ với mọi người (nhất là thế hệ trẻ) về trách nhiệm thiêng liêng của mình với đất nước. Cái hay là lời nhắn nhủ mang tính chính luận nhưng lại không giáo huấn mà vẫn rất trữ tình, tha thiết như lời tự dặn mình, dặn người của nhà thơ.
III/ Kết bài:
 - Tóm lại, đây là một trong những đọan thơ hay và sâu sắc trong “Đất Nước” của Nguyễn Khoa Điềm. Bởi lẽ, qua đọan thơ, nhà thơ đã giúp cho chúng ta hiểu hơn về sự gắn bó giữa mỗi người với đất nước. Từ đó, ý thức hơn về trách nhiệm của mỗi người với đất nước quê hương.
 - Đồng thời, đọan thơ cũng giúp ta thấy được vẻ đẹp trong phong cách thơ trữ tình - chính luận của nhà thơ.
Đề 8 : 
Phân tích đọan thơ sau đây trong đọan trích “Đất Nước” của Nguyễn Khoa Điềm :
“ Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước những núi vọng phu
Những cuộc đời đã hóa núi sông ta”.
Gợi ý:
I/ Mở bài :
  	 - Nguyễn Khoa Điềm (1943) thuộc thế hệ nhà thơ chống Mỹ cứu nước. Đất nước, nhân dân, cách mạng luôn là nguồn cảm hứng phong phú của thơ ông.
  	- “Đất Nước”là một đọan trích thuộc chương V trong bản trường ca “Mặt đường khát vọng” của Nguyễn Khoa Điềm, sáng tác năm 1971, tại chiến trường Bình Trị Thiên.
 	 - Đọan thơ sau đây là sự khẳng định của nhà thơ về vai trò của nhân dân trong việc làm nên không gian địa lý - bức tranh văn hóa đất nước muôn màu muôn vẻ :
 “ Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước những núi vọng phu,
Những cuộc đời đã hóa núi sông ta”.
II/ Thân bài :
       - Đây là 12 câu thơ mở đầu phần hai của đọan thơ “Đất Nước” với nội dung ngợi ca, khẳng định tư tưởng đất nước của nhân dân.
       1. Trước hết, tác giả nêu ra một cách nhìn mới mẻ, có chiều sâu địa lý về những danh lam thắng cảnh trên khắp các miền đất nước. Nhà thơ đã kể, liêt kê một loạt kì quan thiên nhiên trải dài trên lãnh thổ từ Bắc vào Nam như muốn phác thảo tấm bản đồ văn hóa đất nước. Đây là những danh lam thắng cảnh do bàn tay tự nhiên kiến tạo nhưng từ bao đời nay, ông cha ta đã phủ cho nó tính cách, tâm hồn, lẽ sống của dân tộc.Những ngọn núi, những dòng sông kia chỉ trở thành thắng cảnh khi nó gắn liền với con người, được cảm thụ qua tâm hồn, qua lịch sử dân tộc.
      + Trong thực tế, bao thế hệ người Việt đã tạc vào núi sông vẻ đẹp tâm hồn yêu thương thủy chung để ta có những “núi Vọng Phu”, những “hòn Trống mái” như những biểu tượng văn hóa. Hay vẻ đẹp lẽ sống anh hùng của dân tộc trong buổi đầu giữ nước để ta có những “ao đầm”như những di tích lịch sử về quá trình dựng nước và giữ nước hào hùng
“ Cặp vợ chồng yêu nhau góp nên hòn Trống Mái
 Người học trò nghèo góp cho Đất Nước mình núi Bút non Nghiên
 Con cóc, con gà quê hương cũng góp cho Hạ Long thành thắng cảnh”
      + Thật sự, nếu không có những người vợ mòn mỏi chờ chồng cả thời chinh chiến thì không có sự cảm nhận về núi Vọng Phu. Cũng như nếu không có truyền thuyết Hùng Vương dựng nước thì không thể có sự cảm nhận nét hùng vĩ của núi đồi quanh đền Hùng. Nói cách khác, những núi Vọng Phu, những hòn Trống Mái, những núi Bút, non Nghiên không còn là những cảnh thiên nhiên thuần túy nữa, mà được cảm nhận thông qua những cảnh ngộ, số phận của nhân dân, được nhìn nhận như là những đóng góp của nhân dân, sự hóa thân của những con người không tên, không tuổi.
2.Thiên nhiên đất nước, qua cái nhìn của Nguyễn Khoa Điềm, hiện lên như một phần tâm hồn, máu thịt của nhân dân. Chính nhân dân đã tạo dựng nên đất nước này, đã đặt tên, ghi dấu vết cuộc đời mình lên mỗi ngọn núi, dòng sông, tấc đất này. Từ những hình ảnh, những cảnh vật, hiện tượng cụ thể, nhà thơ đã “quy nạp” thành một khái quát sâu sắc:
“Và ở đâu trên khắp ruộng đồng gò bãi
  Chẳng mang một dáng hình, một ao ước, một lối sống ông cha
  Ôi Đất Nước sau bốn nghìn năm đi đâu ta cũng thấy
  Những cuộc đời đã hóa núi sông ta”.
      - Với cấu trúc quy nạp (đi từ liệt kê các hình ảnh, địa danhđến khái quát mang tính triết lý), dường như nhà thơ không thể kể ra hết những danh lam thắng cảnh và những nét đẹp văn hóa dân tộc vô cùng phong phú, đa dạng trên khắp đất nước. Nên cuối cùng, nhà thơ đã khẳng định: trên không gian địa lý đất nước, mỗi địa danh đều là một địa chỉ văn hóa được làm nên bằng sự hóa thân của bao cuộc đời, bao tâm hồn người Việt.
 - Động từ góp được nhắc lại nhiều lần nhấn mạnh những đóng góp và hi sinh thầm lặng của nhân dân.
 III/ Kết bài:
    - Đoạn thơ thể hiện được đặc điểm tiêu biểu của trường ca “Mặt đường khát vọng” của Nguyễn Khoa Điềm : chất chính luận hài hòa với chất trữ tình, giọng thơ tự sự; ngôn từ, hình ảnh đẹp, giàu sức liên tưởng.
   - Viết về đề tài đất nước - một đề tài quen thuộc, nhưng thơ Nguyễn Khoa Điềm vẫn mang những nét riêng, mới mẻ, sâu sắc. Những nhận thức mới mẻ về vai trò của nhân dân trong việc làm nên vẻ đẹp của đất nước ở góc độ địa lý - văn hóa càng gợi lên lòng yêu nước, tinh thần trách nhiệm với đất nước cho mỗi người.
b. Dạng đề nghị luận về một tác phẩm thơ
Đề 1: 
Anh (chị) cảm nhận được gì về vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ trong tình yêu qua bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh?
Gợi ý:
1.Giới thiệu bài thơ:
- Bài thơ sáng tác tại biển Diêm Điền năm 1967, in trong tập thơ Hoa dọc chiến hào (1968).
- Sóng là một bài thơ tình đặc sắc của Xuân Quỳnh và của thơ ca hiện đại Việt Nam. Bài thơ là nỗi niềm yêu thương tha thiết, đầy trăn trở và khát khao hoàn thiện mình của người phụ nữ đang yêu được soi chiếu qua một hình tượng nghệ thuật độc đáo- hình tượng sóng và cũng rất tiêu biểu cho vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam hiện đại.
2. Cảm nhận vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ trong tình yêu
a.Về nội dung:
- Người phụ nữ mạnh dạn chủ động bày tỏ khao khát yêu thương mãnh liệt,những rung động rạo rực của lòng mình: Dữ dội và dịu êm / Ồn ào và lặng lẽ → tâm lí phức tạp của trái tim đang yêu lúc nồng nàn sâu lắng, lúc sôi nổi dịu dàng. 
 - Người phụ nữ không chấp nhận sự tầm thường,nhỏ hẹp mà luôn vươn tới cái lớn lao có thể đồng cảm ,đồng điệu với mình: Sông không hiểu nổi mình / Sóng tìm ra tận bể → khát khao yêu thương nhưng không nhẫn nhục, cam chịu.
 - Người phụ nữ yêu say đắm, nhớ lạ lùng, thủy chung trong sáng: Lòng em nhớ đến anh / Cả trong mơ còn thức hay Nơi nào em cũng nghĩ / Hướng về anh một phương→ tình yêu chân thành phải gắn liền với sự thủy chung.
 - Khát vọng có được một tình yêu vĩnh hằng ,bất tử ;được sống trọn vẹn trong tình yêu: làm sao được tan ra, để ngàn năm còn vỗ → cuộc đời có hạn nhưng tình yêu vô hạn.
b.Về nghệ thuật:
- Nghệ thuật ẩn dụ: mượn hình tượng sóng để thể hiện tình yêu một cách sinh động.
 - Thể thơ năm tiếng với nhịp điệu linh hoạt, nhịp nhàng gợi âm vang của sóng.
 - Ngôn từ giản dị, trong sáng, hình ảnh thơ giàu sức gợi.
 - Kết cấu song hành cùng phép đối. 
3. Đánh giá:
 - Sóng là vẻ đẹp của người phụ nữ đam mê sống, đam mê yêu trong thơ Xuân Quỳnh.
 - Sóng góp thêm một tiếng nói, một cách diễn tả độc đáo đề tài muôn thuở của loài người - tình yêu.
Đề 2:
Sức hấp dẫn của bài thơ Sóng (Xuân Quỳnh)?
Gợi ý:
MỞ BÀI:
- Giới thiệu xuất xứ bài thơ Sóng.
- Bài thơ ra đời đã gần nửa thế kỉ, hoàn cảnh lịch sử – xã hội, tâm lí con người, nhất là tâm lí lứa tuổi thanh niên đã có nhiều thay đổi nhưng bài thơ vẫn còn nguyên sức hấp dẫn mạnh mẽ. Điều gì đã tạo nên sức hấp dẫn lâu bền ấy?
THÂN BÀI
Sức hấp dẫn lâu bền của bài thơ chính là những tìm tòi sáng tạo của tác giả trong cả hai phương diện: nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật thơ.
1/ Sức hấp dẫn về nội dung tư tưởng
Sóng bộc lộ một khát vọng tình yêu chân thành sau đắm, thuỷ chung rất có cá tính của Xuân Quỳnh vừa chạm đúng chiều sâu khát vọng tình yêu muôn thuở của con người nhất là tuổi trẻ.
- Bằng hình tượng sóng nhà thơ đã khái quát được các trạng thái đối nghịch trong tâm trạng người đang yêu và khát vọng vươn tối môi trường cao rộng tự do trong tình yêu, vượt qua những định kiến hẹp hòi, những gò bó vô nghĩa. Nhà thơ đã khái quát được một gương mặt đích thực của tình yêu luôn tồn tại cùng nhân loại (khổ 1-2).
- Bài thơ đã nói hộ những trăn trở, băn khoăn, nhu cầu lí giải cội nguồn của tình yêu và lời thú nhận thành thật sự bất lực của con người _ nhận thức trong hành trình đi tìm lời giải đáp cho điểm khởi nguồn đầy bí ẩn của tình yêu ( khổ 3-4).
- Bài thơ đã miêu tả , thể hiện thật sống động, đầy day dứt những trạng thái thường trực của tình yêu: nỗi nhớ , khao khát hướng về nhau có nhau, khát vọng chung thuỷ (Khổ 5-6-7).
- Bài thơ đã diễn tả được những suy tư rất nhân bản về cuộc đời và bày tỏ khát vọng vĩnh viễn hoá tình yêu của mỗi con người, mỗi cuộc đời vào tình yêu vĩnh hằng của nhân loại ( khổ 8+9).
 Với bấy nhiêu lời giãi bày của nữ sĩ, tất thảy những người đang yêu, người đã yêu có thể tìm thấy sự đồng điệu ở thi phẩm đặc sắc này.
2/ Sức hấp dẫn về nghệ thuật
 Thể hiện rõ nét ở những tìm tòi nghệ thuật đáng trân trọng sau:
- Nghệ thuật xây dựng hình ảnh: Hình ảnh trung tâm là sóng hiện diện suốt chiều dài bài thơ với nhiều biểu hiện độc đáo; những nét đối lập trong tính cách (dữ dội , ồn ào/ dịu êm, lặng lẽ); sóng nhớ bờ, hướng vào bờ, biển lớn tình yêu. Những hình ảnh ấy trùng khít với những trạng thái của tâm trạng của nhân vật trữ tình - người con gái đang yêu, say đắm hết mình.
- Về nghệ thuật kết cấu:
Bài thơ kết cấu theo lối phát triển song song và đan cài vào nhau giữa sóng và “em” - cái tôi trữ tình của nhà thơ để soi chiếu, bổ sung, bồi thấm tạo nên một lực hấp dẫn lớn: Ôi con sóng nhớ bờ / Ngày đêm không ngủ được/ Lòng em nhớ đến anh/ Cả trong mơ còn thức.
Về âm điệu:
Bài thơ đã xây dựng được một hình tượng âm thanh sóng vỗ suốt từ dòng đầu đến dòng cuối và mãi vang vọng dư ba nhờ việc lựa chọn đắc địa thể thơ 5 chữ, nhịp thơ nhanh tươi tắn; sử dụng linh hoạt phép điệp, phép song hành.
3/ Nhận định, đánh giá 
- Về nội dung: Sóng biểu hiện một hồn thơ có khát vọng về một tình yêu đích thực, lớn lao và vĩnh hằng mà cũng rất đời thường. Tình yêu trong bài thơ mang vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam ân nghĩa, thuỷ chung nhưng cũng thật hiện đại: đó là một tình yêu tự do, chân thành, say đắm và biết hi sinh của người phụ nữ.
-Về nghệ thuật: Bài thơ là một khúc nhạc lòng sôi nổi trào dâng, một hình tượng đẹp của khát vọng tình yêu. Tạo được hiệu quả nghệ thuật mạnh mẽ ấy là do thi phẩm đạt đến sự hoà quyện tuyệt vời giữa nội dung và hình thức thể hiện.
KẾT BÀI:
- Sóng có sức hấp dẫn lớn cả về nội dung lẫn nghệ thuật thể hiện.
- Sóng có sức sống lâu bền vì đã tạo nên một “sức đồng cảm mãnh liệt và quảng đại” ở người đọc nhiều thế hệ.
4. Dạng đề so sánh văn học
a. Dạng đề so sánh yêu cầu chỉ ra sự giống nhau giữa các đối tượng
Đề bài :
Nét chung trong phong cách nghệ thuật của các nhà thơ Quang Dũng, Tố Hữu, Nguyễn Khoa Điềm được thể hiện qua các bài thơ Tây Tiến, Việt Bắc và đoạn trích Đất Nước?
Gợi ý:
1/ Phong cách nghệ thuật là gì? Biểu hiện của phong cách nghệ thuật?
2/ Mặc dù nói đến phong cách nghệ thuật là nói đến cái riêng sự độc đáo của người nghệ sĩ trong sáng tác nhưng trong những trường hợp đặc biệt như: các tác giả cùng chung phương pháp sáng tác, mục đích sáng tác, hoàn cảnh sáng tác ...thì ngoài nét riêng không trộn lẫn họ còn có sự gặp gỡ, điểm chung trong phong cách sáng tác.
3/ Quang Dũng, Tố Hữu, Nguyễn Khoa Điềm là những nhà thơ tiêu biểu của văn học Việt Nam 1945-1975 nên có gặp gỡ trong một số nét phong cách.
a/ Giới thiệu thật ngắn gọn 3 tác giả tác phẩm.
b/ Nét chung trong phong cách nghệ thuật của 3 nhà thơ.
- Các tác phẩm của họ đều mang đặc điểm của văn học Việt Nam giai đoạn 1945-1975 hay nói cách khác “phong cách văn học của thời đại chi phối sự hình thành phong cách nghệ thuật của các nhà văn và ngược lại” (SGK Ngữ văn 12 nâng cao trang 171). 
+ Văn học phục vụ cách mạng, cổ vũ chiến đấu.
+ Văn học hướng về đại chúng.
+ Văn học chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn.
- Biểu hiện cụ thể:
+ Về đề tài: Các tác giả thường viết về đề tài Tổ quốc, nhân dân, người lính và đề cập đến những vấn đề trọng đại liên quan đến vận mệnh của dân tộc và cộng đồng.
+ Về nhân vật trung tâm: là nhân dân anh hùng (người lính trong Tây Tiến, những người kháng chiến trong Việt Bắc, những con người bình dị vô danh làm nên Đất Nước trong đoạn trích Đất Nước).
+ Giọng điệu, cảm hứng chính: là cảm hứng tự hào, ngợi ca - ca ngợi Tổ quốc, ca ngợi nhân dân, ca ngợi những tình cảm lớn (đồng chí, tình yêu quê hương đất nước, tình quân dân, tình cảm với người lính, tình yêu lãnh tụ); lạc quan, tin tưởng vào tương lai tươi sáng của dân tộc...
+ Về ngôn ngữ: trong sáng, dễ hiểu, sử dụng các biện pháp nghệ thuật tu từ truyền thống gần gũi, quen thuộc với đông đảo quần chúng nhân dân....
c/ Lí giải vì sao có sự giống nhau:
- Các tác giả đều là những người con ưu tú trực tiếp tham gia vào cuộc chiến của dân tộc (nhà thơ-chiến sĩ).
- Cùng sáng tác dưới ánh sáng soi đường của Đảng, đề cương văn hoá của Đảng.
Cùng sáng tác trong 30 năm chiến tranh.
Cùng có tình yêu Tổ quốc, nhân dân anh hùng,... 
4/ Đánh giá:
- Nét chung trong phong cách nghệ thuật của các tác giả đã góp phần làm nên diện mạo của văn học Việt Nam 30 năm chiến tranh và cổ vũ chiến đấu.
- Ngoài nét chung mỗi tác giả vẫn có nét riêng đáp ứng yêu cầu nghiêm ngặt của sáng tạo nghệ thuật: không lặp lại người khác và không lặp lại chính mình (nêu qua phong cách nghệ thuật của mỗi nhà thơ).
- Các tác giả và tác phẩm của họ sẽ sống mãi cùng độc giả mọi thời đại bởi những đóng góp lớn lao cho nền văn học dân tộc và mỗi chúng ta tự hào về họ.
b. Dạng đề so sánh yêu cầu chỉ ra sự khác nhau giữa các đối tượng
Đề bài:
Khi bàn về công việc sáng tạo nghệ thuật, M. Goorki khuyên các nhà văn: “Bạn hãy giữ lấy cái gì là riêng của mình, làm sao cho nó phát triển tự do”.
Anh/chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy phân tích vẻ đẹp của hình tượng dòng sông trong hai doạn thơ sau để làm nổi bật cái riêng của từng tác giả khi khắc họa hình tượng đó:
 “Rải rác biên cương mồ viễn sứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành”
 (Tây Tiến – Quang Dũng, Ngữ văn 12, Tập 1, NXB Giáo dục, 2008, tr.89)
“Ôi những dòng sông bắt nước từ đâu
Mà khi về Đất Nước mình thì bắt lên câu hát
Người đến hát khi chèo đò kéo thuyền vượt thác
Gợi trăm màu trên trăm dáng sông xuôi”
 (Đất Nước, trích Mặt đường khát vọng – Nguyễn Khoa Điềm, Ngữ văn 12, Tập 1, NXB Giáo dục, 2008, tr.122)
Gợi ý:
I Yêu cầu về hình thức và kĩ năng
	Cần xác định đây là kiểu bài nghị luận văn học. Học sinh có thể có những cách làm khác nhau nhưng phải giải thích đúng câu nói của M. Goorki và phân tích hình tượng dòng sông để làm sáng tỏ “cái riêng”, sự sáng tạo của mỗi nhà thơ. Kết cấu chặt chẽ, viết văn lưu loát, có hình ảnh và cảm xúc; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
II. Yêu cầu về nội dung
	Trên cơ sở những hiểu biết cơ bản về kiến thức lí luận văn học, tác giả, tác phẩm thuộc phạm vi đề bài, học sinh cần làm rõ những nội dung sau:
1. Giải thích ý kiến của M. Goorki
- Cái riêng của mình mà M. Goorki nói đến ở đây chính là dấu ấn cá nhân, nét độc đáo, mới lạ, nổi bật về tư tưởng cũng như nghệ thuật, có phẩm chất thẩm mĩ của nhà văn trong sáng tạo nghệ thuật mà ta gọi là phong cách. Phong cách mang tính ổn định, ít nhiều chịu sự chi phối của phong cách thời đại.
- Phát triển tự do: được hiểu là phát triển không bị gò bó, trói buộc, không bị lệ thuộc, chi phối bởi người khác.
- Cả câu trên khẳng định vai trò, ý nghĩa quan trọng của nét riêng, cá tính sáng tạo trong phong cách nghệ thuật của nhà văn.
- Nét riêng trong sáng tác biểu hiện ở cách nhìn, cách cảm thụ, giọng điệu, sự sáng tạo các yếu tố nội dung cũng như hình thức tác phẩm...Đặc điểm riêng trong sáng tác là dấu ấn trưởng thành về bản lĩnh nghệ thuật của tác giả và làm nên phong cách độc đáo của nhà văn.
- Nhu cầu cuộc sống nói chung, văn học nói riêng là sự xuất hiện những nhân tố mới mẻ. Nếu không có cái riêng, sự độc đáo cá nhân thì văn học nghệ thuật sẽ đơn điệu và không còn hấp dẫn nữa.
2. Phân tích vẻ đẹp hình tượng dòng sông trong hai đoạn trích để làm nổi bật “cái riêng” của từng tác giả
a. Giới thiệu chung về tác giả, tác phẩm, đoạn thơ
b. Vẻ đẹp của hình ảnh dòng sông trong Tây Tiến
	- Hình ảnh dòng sông mã xuất hiện ở đầu bài thơ và lặp lại ở khổ thơ này. Lần đầu, sông Mã là đối tượng gợi niềm thương nhớ, hoài niệm về một thời Tây Tiến...Lần sau, Sông Mã độc hành tấu lên khúc nhạc trầm hùng tiễn đưa người lính Tây Tiến về với đất mẹ.
	- Dòng sông được khắc họa với bút pháp lãng mạn, bi tráng, nghệ thuật nhân hóa gợi lên vẻ đẹp hào hùng, trán

File đính kèm:

  • docChuyen de tho_12723313.doc
Giáo án liên quan