Tài liệu bồi dưỡng cán bộ quản lý, giáo viên về công tác giáo viên chủ nhiệm trong trường Trung học cơ sở, Trung học phổ thông - Quyển 1

1. Lý do xây dựng Kế hoạch chủ nhiệm lớp

Giáo viên chủ nhiệm (GVCN) là người thay thế Hiệu trưởng quản lý toàn diện tập thể học sinh một lớp học. Muốn làm tốt công tác chủ nhiệm lớp, trước hết GVCN phải Xây dựng kế hoạch chủ nhiệm.

Thông thường ở trường THPT, giáo viên chủ nhiệm được hiệu trưởng phân công chủ nhiệm lớp theo chu kì từ lớp 10 đến lớp 12, nhằm tạo môi trường để GVCN có một tầm nhìn chiến lược cho phát triển lớp học và có đủ thời gian hiểu được đặc điểm, trình độ, diễn biến trong quá trình giáo dục và tự rèn luyện của học sinh lớp mình phụ trách. Tuy nhiên, ở nhiều trường, số giáo viên mới nhiều, chưa đủ năng lực để dạy ở lớp 12, nên GVCN chỉ theo lớp từ lớp 10 đến lớp 11, thậm chí chỉ chủ nhiệm từng năm ở mỗi lớp hoặc chuyên chủ nhiệm lớp ở khối 10 hay khối 11 chẳng hạn,. Cách làm này chỉ giải quyết tình thế cho trường hợp nguồn nhân lực cụ thể của trường nào đó, nhưng lại có nhiều bất lợi cho công tác chủ nhiệm lớp. Không ít GVCN chỉ coi việc xây dựng kế hoạch chủ nhiệm như một hình thức “đối phó” – làm cho có, hoặc mượn đồng nghiệp để sao chép lại, hoặc dùng bản Kế hoạch năm trước, điều chỉnh vài số liệu cho hợp pháp để dùng vào năm sau,.

 

doc167 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 658 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Tài liệu bồi dưỡng cán bộ quản lý, giáo viên về công tác giáo viên chủ nhiệm trong trường Trung học cơ sở, Trung học phổ thông - Quyển 1, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
y người kia về một chuyện gì đó. Là giáo viên, chúng ta biết những ai sử dụng những lời lẽ tiêu cực hoặc thường xuyên quát mắng là những người có vấn đề thực sự - với con cái của họ, và với lớp học.
Một nghiên cứu lý thú đã được thực hiện với những bậc cha mẹ cách đây nhiều năm. Người ta thấy rằng khi cha mẹ dành 20 giây chú ý tiêu cực đến một hành vi tiêu cực, điều đó sẽ củng cố mạnh mẽ thêm cho hành vi tiêu cực đó. Chính hành vi tiêu cực mà họ muốn giảm đi lại thực sự tăng thêm khi phụ huynh la mắng đứa trẻ quá 20 giây.
Ở một số quốc gia, roi vọt vẫn còn được sử dụng. Tuy nhiên các nghiên cứu cho thấy rằng những hành vi tiêu cực chỉ giảm đi tạm thời khi đứa trẻ bị đánh đập, trong vòng ba ngày sau hành vi tiêu cực ấy sẽ gia tăng.
Thật dễ hiểu khi chúng ta xem xét trên phương diện tình cảm. Người lớn và trẻ em đều phản ứng một cách đau đớn và tức giận khi nhận được nhiều điều tiêu cực. Khi bị trừng phạt về mặt thể chất và tình cảm, lòng thù hận sẽ càng gia tăng. Nếu điều này xảy ra thường xuyên, một số người không chỉ bực tức với biện pháp trừng phạt mà còn nung nấu ý định trả thù. Hình thức trả thù có thể lộ liễu, dễ dàng nhìn thấy qua thái độ, lời lẽ tiêu cực, thiếu tôn trọng hoặc hành vi bạo lực. Hoặc trả thù có thể kín đáo, biểu hiện qua việc ít nỗ lực hoặc thất bại có chủ tâm.
III. THIẾT KẾ NỘI QUY LỚP HỌC DỰA TRÊN TINH THẦN CỘNG TÁC
Điều thiết yếu là cần phải có những nội quy hoặc những khuôn mẫu hành vi cho lớp học. Không nhất thiết phải thiết lập chúng một cách cộng tác. Tuy nhiên, nếu làm như thế này thì sẽ rất tốt cho cả học sinh lẫn giáo viên - xây dựng mối quan hệ hợp tác và gia tăng ý thức tự chủ của học sinh. Ngoài ra, học sinh cũng học được những kỹ năng giao tiếp và khám phá về mặt nhận thức tại sao một số nội quy là quan trọng. Trong khoảng hai tuần đầu tiên của lớp học, giáo viên cũng muốn học sinh tham gia vào các quyết định khác, ví dụ xem chúng muốn tổ chức lớp học như thế nào và chúng muốn làm gì.
Một phương pháp hợp tác để xây dựng “Hướng dẫn hành vi ứng xử cho học sinh” hoặc “Nội quy lớp học” là phải hướng dẫn học sinh thảo luận những quy định nào chúng muốn có trong lớp học. Tạo điều kiện cho chúng tham gia vào các quyết định về những nội quy nào nên có. Ví dụ, tổ chức thảo luận về nội dung “Đây là lớp học của chúng ta. Tôi muốn các em tham gia xây dựng nội quy lớp. Vậy, các em muốn các nội quy đó phải như thế nào?”.
Hãy lắng nghe những gì học sinh nói và giúp chúng đưa ra các nội quy theo cách tích cực.
Nếu một học sinh đưa ra luật “Không đánh nhau” hoặc “Không chế nhạo”, bạn có thể nói “Em có thể đặt lại một câu tích cực hơn không? Tốt hơn là không dùng chữ “Không” trong nội quy.”, hoặc “Hãy cho tôi một câu nêu ra điều mà chúng ta muốn mọi người thực hiện”. Cho học sinh những ví dụ khi cần thiết trong khi đó vẫn chấp nhận những gì các em đưa ra bằng cách lặp lại điều họ nói. Ví dụ, “À! Như vậy là các em muốn có điều luật: Phải có hành vi tôn trọng người khác.”, hoặc “Em nghĩ rằng mọi người phải thu tay chân lại là một quy định hay”. Và “Em đưa ra một luật là: Hãy nói điều tích cực với người khác”.
Yêu cầu học sinh đặt ra 3 hoặc 4 quy định, không quá 5. Giáo viên có thể thêm vào một nội quy nào đó mà học sinh bỏ sót. Chia sẻ với HS tại sao bạn thích thêm vào quy định ấy. Hãy treo những điểm nội quy này trong lớp học. Thậm chí có thể giao cho học sinh thiết kế những tấm áp phích khác nhau - một dành cho việc nói năng, một cho việc lắng nghe, một cho học tập và một cho hành động.
Giáo viên phải cảm thấy thoải mái với tất cả nội quy
Nếu học sinh đang cố vượt giới hạn và đề nghị những quy định không thể làm được, ta hãy thành thật cho chúng biết rằng có một số việc chúng không được phép làm. Hãy giải thích rõ những giới hạn. Hãy chia sẻ lý do nếu như bạn cảm thấy thoải mái khi làm vậy. Ví dụ, “Tôi nghĩ rằng tôn trọng người khác là một quy định rất cần thiết. Nó cho phép các em tự do đạt điều mình mong muốn và an toàn để cố gắng. Chẳng hạn như nó cho tôi sự tự do để vui vẻ với các em và dạy dỗ các em! Tôn trọng mọi người là một luật phải có trong lớp chúng ta. Làm tổn hại người khác thì không hay chút nào và các em không được phép làm.”.
Các nội quy mẫu
Cử chỉ tôn trọng, lễ phép
Lắng nghe
Làm việc yên lặng trong thời gian cần yên lặng
Tôn trọng người khác
Đối xử với người khác theo cách bạn muốn người khác đối xử với mình
Chơi thân thiện
Tôn trọng bản thân và người khác
Xem lại nội quy lớp sau một tuần để xem mọi người nghĩ gì khi áp dụng chúng. Điều chỉnh chúng khi cần thiết. Chúc mừng học sinh về những điều chúng đã làm tốt. Bạn có thể lên lịch một buổi sinh hoạt “Lớp chúng ta” vào mỗi tuần. Bạn có thể xem xét các nội quy và giúp học sinh tham gia đặt thêm những nội quy khác khi có sự tiến bộ - đó là lúc chúng chấp nhận những nội quy này như một phần của lối ứng xử trong lớp học.
IV. MỘT SỐ VÍ DỤ MINH HOẠ VỀ GIỜ SINH HOẠT LỚP
1. Sinh hoạt lớp dưới hình thức thảo luận chuyên đề:
Tình bạn khác giới – Tình yêu tuổi học trò
Mục tiêu 
- Hiểu được bản chất của tình bạn khác giới và tình yêu ở lứa tuổi học sinh lớn. Biết phân biệt sự khác nhau giữa tình bạn khác giới và tình yêu.
- Hình thành thái độ trân trọng đối với tình bạn khác giới và đối với tình yêu.
- Biết cư xử phù hợp, đúng đắn trong quan hệ với người khác giới để tạo nên tình bạn lành mạnh và có những hành vi ứng xử đúng đắn, nghiêm túc khi bước vào tình yêu.
Nội dung họat động
	- Tình bạn khác giới – tình yêu ở lứa tuổi học trò. 
	- Tình bạn trong sáng và vai trò của tình bạn trong cuộc sống
Hình thức tổ chức: kịch tham gia kết hợp với thảo luận nhóm
Công tác chuẩn bị:
- Thành lập Ban tổ chức, phân công trách nhiệm cụ thể:
	+ Người chủ trì tổ chức
	+ Người xây dựng kịch bản và những người tham gia diễn kịch
	+ Người phụ trách tiết mục văn nghệ...
- Cố vấn chuyên môn: GVCN, Cố vấn Đoàn trường hoặc GV Văn, GV GDCD
- Tài liệu - Phương tiện :
	+ Giấy khổ to, bút dạ để thảo luận nhóm
	+ Giấy bút để làm việc cá nhân
	+ Trang phục, đồ dùng để diễn kịch
	+ Tư liệu hỗ trợ 
Tổ chức hoạt động
(1) Họat động khởi động: 
	 Mở đầu bằng một trò chơi "Đoàn kết" hoặc một bài hát về tình bạn
+ Tổ chức trò chơi " Đoàn kết"(nếu địa điểm ở ngoài lớp học)
- Nội dung: GV hay quản trò cho cả lớp học thuộc các câu sau:
Quản trò hô
Người chơi đáp
Đoàn kết
Thì sống
Chia rẽ
Thì chết
Kết bạn
Kết mấy
- Cách chơi:
+ Quản trò hô, người chơi đáp như trên
+ Khi người chơi hô kết mấy, quản trò hô kết 2 hoặc 3 (và có thể hơn tùy theo quản trò)
+ Người chơi phải nhanh chóng tìm bạn và kết lại (nắm tay nhau) theo đúng số quản trò hô (chú ý là số HS kết thành các nhóm bạn phải dư ra 1)
Ví dụ: quản trò có thể hô kết 5 thì người chơi kết thành nhóm 5; hoặc quản trò có thể hô kết 3 người 5 chân
- Luật chơi: 
	+ Quản trò cho một thời gian nhất định để kết nhóm (ai kết không đúng số là thua hoặc ai không tìm được nhóm sẽ bị phạt (Ví dụ, nhảy lò cò vòng quanh vòng tròn 1 vòng)
 - Từ trò chơi hay bài hát, người dẫn chương trình (NHD)dẫn dắt vào chủ đề sẽ trao đổi là về tình bạn, tình yêu ở lứa tuổi học trò. NHD đặt câu hỏi:
	 “Các bạn muốn được biết những gì trong chủ đề này ?”
	Sau khi đề nghị một số bạn trả lời và chia sẻ ý kiến của các bạn, người hướng dẫn có thể nêu ra một vài nội dung chủ yếu của bài ngày hôm nay để giúp định hướng thảo luận
	Những nội dung chủ yếu sẽ bàn tới là :
	- Tình bạn khác giới là gì ? Có gì khác so với tình bạn cùng giới ?
	- Tình yêu là gì ? Có gì khác so với tình bạn khác giới ?
	- Làm thế nào để có được tình bạn khác giới lành mạnh ?
(2) Tiến hành họat động
Hoạt động 1 (20 phút): Kịch tham gia (lưu ý: tùy tình hình cụ thể ở lớp, địa phương mà GV có thể cùng HS lựa chọn tình huống xây dựng kịch bản cho phù hợp)
Câu chuyện của Thanh 
* Kịch bản: 
	Thanh đang ngơ ngác tay cầm một chiếc phong bì rất đẹp có thư bên trong (giấy viết cũng rất đẹp, màu hồng) đi đi, lại lại như tìm ai đó và bất chợt nhìn thấy hai bạn nữ đang đến gần: 
	- A Hoài đây rồi, may quá có cả Linh nữa. Tớ có chuyện này muốn nói, đúng hơn là tâm sự với hai bạn. 
- Hoài: có chuyện gì mà quan trọng thế? Nhìn mặt cậu đã thấy có chuyện rồi. Chúng mình lại ghế đằng kia ngồi đi.
- Thanh (mặt trầm ngâm, căng thẳng) : Hôm qua đi học về mở cặp sách ra tớ có nhận được cái này đây, hai ấy xem đi rồi khuyên tớ phải làm gì bây giờ?
- Hoài và Linh cùng đọc to mẩu giấy : “Bạn thân... Không hiểu sao ngay từ giây phút đầu gặp gỡ mình đã thấy cảm mến bạn. Và lạ thay, mình càng cố quên bạn thì dường như nỗi nhớ càng trở nên da diết. Có lẽ là mình đã trót... Mong bạn hãy cho mình một lời khuyên chân thành”.
- Linh: Quân phải không?
- Thanh: Còn ai vào đây nữa.
- Hoài: Tớ thấy hai bạn thân nhau đã lâu và có vẻ hợp nhau. Nếu bạn cũng mến Quân thì cứ nhận lời có sao đâu.
- Linh: Mình nghĩ là không nên. Tuổi chúng mình lúc này không nên yêu vội làm gì. Còn nhiều thời gian cho việc đó. Hãy tập trung học cho tốt đã.
- Thanh: Nhưng tớ phải làm gì để không mất tình bạn đó?
Các bạn hãy giúp Thanh nhé.
	Đến thời điểm này, NDCT có thể yêu cầu khán giả đưa ra lời khuyên, hoặc diễn viên có thể đặt câu hỏi cho khán giả. Khán giả HS bắt đầu tham gia bằng cách cho Thanh những lời khuyên hoặc cùng diễn trong vai các nhân vật khác nhau (ví dụ: thầy cô giáo, họ hàng, cha mẹ, bạn bè.... khuyên Thanh làm thế nào để vẫn giữ được tình bạn trong sáng, không ảnh hưởng đến học tập)
- NDCT: Qua những tình huống trên và những trải nghiệm, quan sát trong cuộc sống, các bạn hãy cho biết:
+ Tình bạn khác giới có những đặc điểm gì khác so với tình bạn cùng giới?
+ Cần phải làm gì để duy trì và phát triển tình bạn khác giới ở tuổi phổ thông?
- Để 3 – 4 bạn trả lời, NDCT chốt lại và bổ sung: 
- Tình bạn khác giới có những sắc thái riêng biệt do sự khác nhau về giới tính. Ngay từ đầu tình bạn khác giới đã chứa đựng những yếu tố bổ sung, hỗ trợ và thúc đẩy sự hoàn thiện lẫn nhau làm cho mỗi giới đều coi giới kia như một điều kiện để tự hoàn thiện mình. 
- Có một khoảng cách tế nhị hơn so với tình bạn cùng giới.
- Trong những điều kiện nhất định, tình bạn khác giới có thể chuyển thành tình yêu, song không nhất thiết mọi tình bạn khác giới đều trở thành tình yêu.
- Muốn duy trì tình bạn khác giới phải có thái độ : tôn trọng lẫn nhau, tránh suồng sã, gần gũi thái quá; bạn nữ cần thể hiện nữ tính của mình trước bạn trai và bạn trai cần thể hiện nam tính trước bạn gái.
	* Hoạt động 2 (20'): Làm việc theo nhóm nhỏ
- Lớp phân thành 6 nhóm nhỏ và hai nhóm thảo luận một tình huống để đưa ra các cách xử lí của nhóm mình (thời gian thảo luận là 7')
Tình huống 1 : 
Nhân dịp sinh nhật của bạn, một người bạn khác giới cùng học trong lớp bạn mang một bó hoa hồng và một món quà tặng bạn. Người đó muốn nhờ hoa và quà nói hộ tình yêu. Tuy nhiên, bạn xem người đó chỉ là một người bạn tốt và muốn duy trì mối quan hệ này ở mức tình bạn. Bạn sẽ phải làm thế nào ?	
Tình huống 2 : 
Sau giờ giải lao, bước vào lớp, bạn tình cờ phát hiện có lá thư trong cuốn sách của bạn. Bạn đọc thấy nội dung bức thư nói rằng người viết rất “mến và yêu bạn”. Bạn phải làm thế nào ?	
Tình huống 3:	
	Phương hỏi dì : “Hiện giờ cháu rất băn khoăn về một vấn đề chưa có lời giải đáp là : có nên yêu ở lứa tuổi học trò hay không ? Cháu biết rằng yêu ở tuổi này sẽ ảnh hưởng đến học tập, nhưng cháu có cảm tình với một người bạn trai và cháu luôn dành tình cảm đó cho bạn ấy. Cháu nghĩ bạn ấy cũng có cảm tình với cháu. ...”. Dì khuyên cháu nên như thế nào?
- Yêu cầu đại diện 3 nhóm của từng tình huống trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. Đối với những nhóm cùng thảo luận một tình huống chỉ bổ sung ý kiến nếu thấy khác.
- NDCT chốt lại:
- Tình yêu là một dạng tình cảm thiêng liêng, đẹp đẽ nhất của con người.
- Đặc điểm của tình yêu là :
+ Có sự cuốn hút lẫn nhau giữa hai giới
 + Có sự đồng cảm sâu sắc với nhau
+ Có tính trách nhiệm cao đối với nhau
+ Có sự chân thành, tin cậy lẫn nhau
+ Có tính duy nhất, không thể chia sẻ.
 - Vai trò của tình yêu : Giúp con người hoàn thiện hơn, vị tha, nhân ái và giàu sức sống.
- Sự khác nhau giữa tình yêu và tình bạn khác giới là :
 + Tình bạn khác giới được xây dựng trên cơ sở của sự quý trong nhau, còn tình yêu xuất phát từ sự rung động của trái tim.
 + Có sự cuốn hút lẫn nhau giữa hai giới, có thể dẫn đến sự ham muốn về thể xác, còn tình bạn khác giới thì không.
 +Tình yêu có tính duy nhất, không thể chia sẻ.
Lưu ý:
Ở lứa tuổi học trò, tình yêu thiên về cảm tính, giống với tình yêu bạn bè hơn là một tình yêu đích thực. 
Kết thúc họat động
- Khẳng định tình bạn khác giới là một nhu cầu tự nhiên đối với lứa tuổi THPT. Nó vai trò to lớn đối với sự hoàn thiện nhân cách của mỗi người. Cần cư xử đúng mức trong quan hệ giữa hai giới để duy trì tình bạn đẹp.
- Tình yêu là một loại tình cảm đặc biệt tinh tế của con người. Cần có thái độ tôn trọng đối với tình yêu nhưng cũng cần dứt khoát, tránh ngộ nhận tình yêu với tình bạn khác giới.
- Lứa tuổi học trò không nên bước vào quan hệ yêu đương vì lúc này các em chưa có sự chuẩn bị đầy đủ về các mặt tâm lí và xã hội. Không nên vội vã ngộ nhận cảm xúc yêu đương và tình yêu vì có thể mang lại nhiều hậu quả sau này cho bản thân. 
- Cả lớp hát bài "Áo trắng học trò"để kết thúc họat động
2. Sinh hoạt lớp dưới hình thức thi
THI TRÌNH BÀY: "LÍ TƯỞNG CỦA THANH NIÊN NGÀY NAY"
Mục tiêu
	Qua họat động này, HS:
- Hiểu lí tưởng cách mạng mà Đảng, công ơn của Đảng đối với đất nước, hiểu được hoài bão và mơ ước của thanh niên, lí tưởng của thanh niên hiện nay. Hiểu được trách nhiệm của thanh niên trong việc phấn đấu thực hiện lí tưởng đó.
- Tích cực học tập, rèn luyện, tham gia các hoạt động để thực hiện lí tưởng của thanh niên và góp phần thực hiện lí tưởng cách mạng mà Đảng đã vạch ra.
- Có thái độ tin tưởng vào lí tưởng cách mạng mà Đảng ta đã chỉ ra.
Nội dung họat động
- Khái niệm: Lí tưởng; Lí tưởng cách mạng.
- Lí tưởng của thanh niên ngày nay.
- Thanh niên làm gì để thực hiện lí tưởng của mình.
- Trách nhiệm và nghĩa vụ của học sinh trong việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
	- Nghiêm chỉnh thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước.
	- Tích cực tham gia vào các hoạt động của trường, lớp
Phương tiện cần thiết
	- Giấy, giấy khổ lớn, bút, bút lông, bảng.
	- Khăn bàn, lọ hoa.
	- Băng rôn, biểu ngữ, cờ.
	- Micro, loa, đài
Công tác chuẩn bị
* Giáo viên: 
- Giao nhiệm vụ cho học sinh sưu tầm và viết bài hùng biện về "lí tưởng của thanh niên ngày nay" (về lí tưởng đạo đức, lí tưởng chính trị, lí tưởng nghề nghiệp, lí tưởng thẩm mĩ...).
- Gợi ý cho học sinh sưu tầm tài liệu tìm hiểu thêm, chuẩn bị cho thi hùng biện, hoặc xây dựng thành các tiểu phẩm chủ đề về thanh niên để trình diễn trong buổi thi.
- Giáo viên quy định thời gian hoàn thành công tác chuẩn bị.	 
* Học sinh:
- Thành lập ban tổ chức.
- Họp ban tổ chức: thống nhất nội dung, hình thức, chương trình hoạt động, người phụ trách văn nghệ, trang trí lớp....
- Bầu ra BGK, thư kí, người điều khiển, dẫn chương trình cho các hoạt động.
- Phân công công việc theo từng tổ/đội hoặc cá nhân chuẩn bị nói về lí tưởng của thanh niên ngày nay.
	+ Viết bài thi hùng biện
	+ Xây dựng các tiểu phẩm và tập luyện
	+ Cử đại diện trình bày
- Ban tổ chức quy định hình thức báo cáo: mỗi báo cáo dài từ 2 -3 trang, và trình bày không quá 5 phút trước tập thể.
Tổ chức họat động
A. Mở đầu
- Học sinh trình bày một số tiết mục văn nghệ mở đầu để tạo không khí sôi nổi.
- Người dẫn chương trình tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu.
- Người dẫn chương trình nêu rõ mục đích, yêu cầu của cuộc thi và thể lệ thi.
- Giới thiệu ban giám khảo.
- Ban giám khảo thống nhất cách đánh giá điểm, thang điểm.
- Giới thiệu ban thư kí.
B. Tiến hành họat động: Thi trình bày "Lí tưởng của thanh niên ngày nay"
- Người dẫn chương trình mời các đội vào vị trí của mình, mời ban giám khảo lên làm việc.
- Các đội lên bốc thăm thứ tự thi của tổ mình.
- Các đội lên trình bày phần thi của mình
- Ban giám khảo hỏi các câu hỏi phụ cho đội vừa trình bày.
- Ban giám khảo chấm điểm vòng 1.
Cuộc thi tiếp tục với phần 2: Ban giám khảo đưa ra câu hỏi, đội nào có tín hiệu trả lời trước thì sẽ được quyền trả lời. Nếu trả lời đúng sẽ được điểm, nếu trả lời sai thì quyền trả lời thuộc về đội bạn.
- Học sinh có thể tranh luận và đưa ra những thắc mắc.
- Ban giám khảo chấm điểm vòng 2.
- Thư kí tổng hợp điểm của các đội thi ở hai vòng và công bố trước lớp.
3. Hình thức hỗn hợp 
- Đánh giá và thảo luận các công việc chung của lớp:
Đánh giá tình hình chung của lớp trong tuần: Tìm ra những cái làm được, cái chưa làm được, những khó khăn, những nguyên nhân và cách khắc phục. Ví dụ, trong tuần lớp còn hiện tượng bị điểm kém...
Thảo luận các công việc chung của lớp: Trên cơ sở đánh giá tình hình chung của lớp, nếu có vấn đề gì nảy sinh, GV hãy hướng các em thảo luận vào các vấn đề đó, ví dụ như làm thế nào để lớp không còn ai bị điểm kém... 
- Tổ chức cho HS thảo luận về chuẩn qui định của tổ, lớp: Mỗi lớp, mỗi tập thể đều có một hoàn cảnh riêng, vì thế cần để cho HS tự thảo luận và trên cơ sở đó xây dựng chuẩn qui định của tổ, của lớp. Mục đích là nhằm nâng cao bầu không khí đoàn kết, tinh thần trách nhiệm và khả năng tự điều chỉnh hành vi của mỗi HS trong lớp cho phù hợp với qui định tự đề ra. Ngoài ra, việc thường xuyên thu hút các em vào quá trình bàn bạc chung sẽ dần dần tạo ra ở các em lòng tin vững chắc rằng chúng có vị trí nhất định trong lớp và chúng sẽ cố gắng nỗ lực và hợp tác với mọi thành viên để hoàn thành công việc được giao và tạo ra bầu không khí lớp học thân thiện, gắn bó giữa các em với nhau.
Cách thức tiến hành cho HS thảo luận về các chuẩn mực quan hệ và các qui định của tổ, của lớp có thể tiến hành như sau: 
	+ GV hướng dẫn cho toàn lớp về những cách thức thảo luận: Mỗi HS trong tổ tự viết ra giấy 3 - 5 qui định trong tổ, lớp. Ví dụ: 
Lắng nghe khi người khác nói
Trật tự trong giờ học
Làm bài đầy đủ khi đến lớp
Tôn trọng người khác
Giải đáp khi bạn không hiểu bài
Chơi thân thiện
Tôn trọng bản thân và người khác
+ HS được phân thành các tổ: từng HS viết ra giấy các qui định và đọc trước tổ để tổ trưởng hoặc một bạn nào đó được cử ra tập hợp lại thành một bảng. Sau khi tập hợp xong, em đó phải đọc lại từng qui ước để lấy ý kiến toàn tổ. Những qui ước được đa số biểu quyết sẽ thông qua, còn qui ước nào chỉ có số ít biểu quyết thì tạm thời để lại.
	+ Thảo luận cả lớp: Từng tổ đọc các qui ước, chuẩn mực của tổ mình, lớp trưởng hoặc một bạn nào đó được cử ra ghi tập hợp lại trên bảng và cách làm cũng tương tự như ở trong tổ. Những qui định thống nhất trong cả lớp sẽ được ghi lại và từng cá nhân ghi vào sổ để tự theo dõi bản thân, các tổ cũng theo dõi và chấm điểm. Mọi thắc mắc hoặc kiến nghị cũng như những xung đột trong lớp sẽ có một Hội Đồng HS của lớp xem xét và giải quyết.
	Các chuẩn mực, qui định sẽ được xem xét hàng tháng để bổ xung hoặc loại bỏ những cái không cần thiết. HS được phân thành từng tổ và yêu cầu viết ra những chuẩn mực, qui định mà các em thích và không thích. Sau đó thảo luận trong nhóm để làm sao cho mọi thành viên đều được nói lên ý nghĩ của mình và cuối cùng cả lớp học lại cùng thảo luận cái gì nên bỏ, cái gì cần thêm. Mỗi lần chỉ nên đưa ra 3 - 4 qui định mới để lớp tiến hành thử.
TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH
Bộ GD&ĐT - Chương trình hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp (Ban hành kèm theo Quyết định số 47/2002/QĐ-BGD&ĐT ngày 19/11/2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) Hà Nội 2002.
Nguyễn Thanh Bình (chủ biên) (2006) - Giáo dục kĩ năng sống ở Việt Nam. UNESCO Hà Nội.
Nguyễn Thanh Bình- Giáo dục kĩ năng sống, NXB ĐHSP, Hà Nội 2007
Nguyễn Hải Châu (chủ biên) - Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục THPT, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2007
Nguyễn Hữu Châu (chủ biện) (2005) - Giáo dục dân số và sức khỏe sinh sản vị thành niên thông qua họat động ngoại khóa trong nhà trường, hợp tác giữa UNFPA và Viện KHGD, NXB Đại Học Sư phạm.
Chương trình họat động giáo dục giới tính cho HS THPT, Viện KHGD - Quỹ Nhi đồng Anh tại Việt Nam, Hà Nội 2003.
Nguyễn Thị Kim Dung (2001), Một số biện pháp xây dựng mối quan hệ nhân ái giữa HS t

File đính kèm:

  • doctap_huan_GVCN_Q1.doc