Tài liệu bồi dưỡng cán bộ CNTT cho các nhà trường

 Ngoài các phần mềm thông dụng kể trên, thì tùy thuộc vào nhu cầu, mục đích và thói quen sử dụng mà chúng ta cần phải cài đặt thêm các phần mềm ứng dụng khác. Dưới đây, xin liệt kê một số phần mềm thông dụng phổ biến khác để chúng ta tham khảo và tìm hiểu ứng dụng (những phần mềm này đều có trong đĩa CD đi kèm).

 - Trình duyệt web: Mozilla Firefox, Google Chrome, Opera;

 - Phần mềm Chat, liên lạc trực tuyến: Yahoo! Messenger, Google Talk, Skype, Windows Live Messenger;

- Phần mềm hỗ trợ download: Internet Download Manager;

 - Nghe nhạc, xem phim: K-Lite Codec Pack, Windows Media Player (đã được tích hợp trong hệ điều hành Windows), VLC Media Player;

 - Nén và giải nén: Winrar, WinZip, 7-Zip;

 - Phần mềm văn phòng khác: đọc file PDF (Foxit Reader, Nitro PDF Reader), hỗ trợ đọc được file office từ 2007 trở về sau (FileFormatConverters); Soạn thảo công thức toán học (MathType);

 - Phần mềm hỗ trợ ghi đĩa: Nero Burn, UltraISO;

 - Phần mềm virus (sẽ giới thiệu chi tiết ở chương sau).

 

doc114 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 1039 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Tài liệu bồi dưỡng cán bộ CNTT cho các nhà trường, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 đĩa CD/DVD này
Number of Copies: bạn muốn chép đĩa này ra bao nhiêu bản thì nhập vào số lượng, mỗi khi đĩa chép xong, nó sẽ đẩy ra và bạn cho đĩa trắng vào, nó sẽ tự động ghi tiếp tục đến hết
Allow files to be Added later (multisession disc): Nếu đĩa CD của bạn chép chỉ có ít dữ liệu (dưới 500MB) và sau này, bạn muốn ghi thêm vào dữ liệu nữa thì đánh dấu chọn chức năng này, nhưng bạn sẽ chỉ chép được 1 đĩa thôi, không chép 1 lần hàng loạt được & cũng không nên lạm dụng chức năng này nhiều vì thường ta sử dụng đĩa chỉ có khả năng ghi 1 lần vì vậy khi sử dụng chức năng này, khả năng bảo quản dữ liệu không cao do Nero chưa đóng đĩa (close disc) để bạn có thể ghi tiếp dữ liệu vào.
Writing speed: và để chỉnh thêm tốc độ ghi thì bạn nhấn vào mũi tên bên hông của nó, sẽ bật ra 1 khung chọn: thường không nên chọn tốc độ Maximum của đĩa mà chỉ nên chọn 1/2 tốc độ, thường là 16x - 24x đối với CD, 8x - 12x đối với DVD (bạn nên lưu ý là để tốc độ ghi càng thấp thì khả năng rớt đĩa càng thấp & đĩa bảo quản càng được lâu)
Xong bạn chọn Burn và chương trình sẽ ghi ra đĩa cho bạn. Sau khi xong đĩa sẽ đẩy ra, và Finish
6.5. Cài đặt và sử dụng phần mềm UltraISO
UltraISO là chương trình chỉnh sửa, tạo mới nội dung file ISO rất mạnh mà không làm hỏng cấu trúc, làm mất khả năng boot của file ISO nếu có. UltraISO cho phép bạn tạo file ảnh của đĩa CD\DVD, tạo file ảnh từ dữ liệu trên đĩa cứng, trích xuất một phần hay toàn bộ nội dung của file ảnh, thay thế thêm bớt file, thư mục vào file ảnh.
Cài đặt: tài liệu này sử dụng UltraISO Premium 9.5.3.2901
Khởi động file uiso9_pe.exe trong thư mục bộ cài:
Kích Next:
Chọn như hình và Next, Next, và:
Kích Install
Nhấp Finish để kết thúc cài đặt và khởi động chương trình
Kích chọn Enter Registration Code và điền như hình sau (thông tin lấy trong file Serial.txt có trong thư mục cài đặt)
Hộp thoại thông báo cài đặt và đăng ký bản quyền thành công:
Hướng dẫn sử dụng:
1) Tạo file ảnh từ đĩa CD\DVD 
Đối với đĩa CD\DVD có khả năng boot như Hiren'sBootCD, bộ cài Windows,... thì bạn không thể sao chép đĩa đó vào ổ cứng như thông thường được, vì làm như vậy thì Hiren's BootCD, bộ cài Windows,.. sẽ không còn khả năng boot được nữa. Để có thể sao chép được đĩa Hiren's BootCD, bộ cài Windows,.. vào đĩa cứng thì ta cần phải tạo file image của CD\DVD đó. 
Để tạo file image của đĩa CD\DVD thì bạn cần bỏ đĩa vào ổ đĩa và chạy UltraISO. Bạn kích vào menu Tools > Make CD\DVD Image (hoặc bấm phím tắt F8).
Trong khung Make CD\DVD Image bạn chọn ổ đĩa CD\DVD Driver nếu bạn có nhiều ổ đĩa. Chọn hết cả 2 tùy chọn trong Read Options, chọn nơi lưu file image trong Output FileName, và chọn định dạng ảnh muốn tạo ( ngầm định là ISO), sau đó kích Make để UltraISO bắt đầu tạo file image của đĩa CD\DVD.
2) Tạo file ISO từ các dữ liệu (file, thư mục, Documents,...) trên ổ cứng
Để tạo file từ các dữ liệu trên ổ cứng bạn cần phải tạo file ISO mới bằng cách kích vào File > New và chọn định dạng mà bạn muốn. Sau đó bạn kéo thả file, thư mục vào UltraISO. Bạn thu nhỏ cửa sổ của UltraISO và thư mục, ổ đĩa bạn muốn kéo thả file vào UltraISO sao cho 2 cửa sổ này không nằm đè lên nhau, sau đó chọn file và thư mục bạn muốn.
Nếu không quen với cách kéo thả bạn có thể vào menu Actions và chọn Add Files để nhớ file, Add Directory để nhớ thư mục.
3) Thêm, bớt, trích xuất nội dung file ISO.
Kích vào File > Open ( Ctrl + O) để mở file ISO mà bạn muốn thay đổi. Kéo thả file thư mục muốn thêm vào cửa sổ của UltraISO ( như bước 2). Để xóa file thư mục bạn chọn file, thư mục cần xóa rồi bấm phím Delete trên bàn phím. Để Extract file, thư mục từ file ISO xuống ổ cứng bạn chọn ( bôi đen) file, thư mục cần Extract và chọn Extract To trong menu chuột phải (hoặc ấn F4) và chọn nơi lưu.
Sau khi biên tập file ISO xong bạn cần Save (Ctrl + S) để lưu lại các thay đổi. Do UltraISO lo xa nên mỗi khi bạn chỉnh sửa thay đổi file ISO UltraISO đều lưu lại bản gốc ( chưa thay đổi ) để khi cần bạn có thể lấy lại nếu sự thay đổi của bạn là không hợp lý, có hại với phần mở rộng là uibak.
4) Chuyển đổi giữa các dạng file ảnh.
+ Chuyển đổi từ định dạng ISO sang định dạng khác.
Bạn mở menu Tools > Convert. Trong khung Input Image Filesname(s) bạn kích vào nút có dấu 3 chấm để chọn file cần chuyển đổi. Trong khung Output Directory bạn chọn nơi lưu file đã chuyển đổi, khung Output Format bạn chọn định dạng muốn chuyển. Nhấn Convert để bắt đầu chuyển đổi.
+ Chuyển các định dạng khác về ISO.
Nếu bạn đã từng tải nhiều file image của phần mềm thì hẳn bạn đã từng gặp rất nhiều định dạng khác nhau của file image như: nrg, vcd, bin, bif, img, mdf, mds, ashdisc,... Để tiện bề quản lý cũng như thống nhất định dạng bên nên chuyển các định dạng khác thành định dạng chuẩn, thống nhất như ISO. Để chuyển đổi bạn kích vào File > Open. Tại khung Files of type bạn kéo xuống và chọn All Files để chọn tất cả những định dạng mà UltraISO hỗ trợ.
Sau khi chọn được file cần chuyển đổi bạn kích vào menu File > Save hoặc Save As trong UltraISO, chọn định dạng là ISO ( Standard ISO), kích Save để lưu với định dạng ISO.
5) Thêm, xóa, tạo, trích xuất phần khởi động.
Nếu file ISO có khả nănh boot thì sẽ có chữ Bootable CD\DVD nằm ở bên dưới các menu. Nếu không có chữ Bootable CD\DVD này ISO không có khả năng boot ( file ISO chứa dữ liệu chứ không phải bộ cài hay file boot của các đĩa CD\DVD boot) hoặc file ISO này bị mất khả năng boot.
Bạn mở file ISO bằng UltraISO, trong menu Bootable bạn chọn:
- Extract Boot File from CD-DVD: Trích file boot trực tiếp từ CD-DVD.
- Load Boot File: chèn ( thêm, tải ) file boot vào file ISO. Một số đĩa cài windows do người ghi, làm ra không cẩn thận nên chỉ có bộ cài mà đĩa không thể boot được do không có file boot. Bạn chỉ cần tạo file ISO của đĩa đó và lưu vào đĩa cứng, sau đó dùng UltraISO mở ra và chèn file boot vào file ISO đó là nó đã có khả năng boot, tất nhiên đó là file boot của dúng phiên bản Windows bạn cần chèn mà không phải file boot của bộ cài windows hay linux nào khác.
- Save Boot File: Trích file boot từ file ISO thành file boot riêng có phần mở rộng là bif. Bạn có thể dùng file boot này chèn vào các file ISO của bộ cài windows, linux hay các Cdboot như Hiren's BootCD không có khả năng boot do bất cẩn, sơ ý.
- Clear Boot Information: Xóa khả năng boot của file ISO.
6) Tạo và sử dụng đĩa ảo.
Tính năng này cho phép bạn đưa file Image của đĩa CD-DVD vào ổ CD-DVD ảo. Một số games, phần mềm bắt buộc phải được cài đặt, và truy xuất thông tin trên đĩa CD-DVD như các đĩa games. Lợi ích của việc sử dụng ổ đĩa ảo là bạn có thể truy cập bình thường như ổ CD-DVD thật mà không sợ hư hỏng ổ CD-DVD do tần xuất truy cập nhiều.
Để đưa Image của đĩa CD-DVD vào ổ CD-DVD ảo bạn chạy UltraISO, trong Tools > Mount to Virtual Driver (hoặc bấm F6). Trong Virtual Driver ở Image Files bạn kích vào để chọn file image. Sau khi chọn xong bạn kích vào Mount để đưa file Image vào ổ CD-DVD ảo. Lúc này bạn có thể truy xuất và cài đặt file từ trong CD-DVD ảo, bạn không nên tắt UltraISO đi. Hoặc có thể kích chuột phải vào file CD-DVD ảo và chọn Mount to drive K (Mount vào ổ CD-DVD ảo ).
	Khi đã làm xong, cài đặt, chơi games xong bạn cần kích vào Umount hoặc kích chuột phải vào ổ CD-DVD ảo và chọn Eject để đưa file image ra khỏi ổ CD-DVD ảo, kích vào Close để kết thúc.
7) Nghe nhạc, ghi đĩa audio, trích xuất file audio từ đĩa CD-DVD audio.
Nếu như bạn copy file audio từ đĩa CD-DVD audio bằng cách copy từng file audio trên đĩa vào đĩa cứng thì bạn chỉ copy đước các file có dung lượng là 1 Kb, không phải là các file audio nên không thể nghe được bằng các chương trình nghe nhạc như Windows Media Player, Winamp,...
	Bạn bỏ đĩa CD-DVD audio vào ổ đọc nếu đã ghi ra đĩa. Trong UltraISO bạn kích vào File > Open nếu bạn có file image của đĩa CD-DVD audio, File > Open CD-DVD nếu bạn đã ghi ra đĩa, khi đó bạn cần bỏ đĩa vào ổ
Nếu bạn muốn nghe thử trước khi trích xuất thì bạn kích vào file audio và kích vào nút play để nghe. Khi ưng ý bạn kích chuột phải vào file cần trích xuất và chọn:Extract MP3 File: trích file audio thành file mp3 và lưu vào Documents\My ISO Files.
Extract MP3 File to: trích file audio thành file mp3 và lưu vào thư mục bạn chỉ định.
Đối với file WMA làm tương tự như file mp3.
Bạn có thể lựa chọn chất lượng của file audio sau khi xuất ra như: tỷ lệ Bitrate, Format trong menu Options > Cofigurations > Audio.
Để ghi đĩa Audio CD bạn kích vào File > New >Audio CD Image, sau đó kéo thả file mp3, wma,... sau khi đủ dung lượng đĩa bạn kích vào Burn CD-DVD Image để ghi.
8) Ghi file image lên đĩa CD-DVD
UltraISO có khả năng khi đĩa trực tiếp mà không cần phải cài thêm phần mềm ghi đĩa nào khác như Nero chẳng hạn. Để ghi đĩa bạn kích vào menu File > Open để mở file image của đĩa CD-DVD.
6.6. Đọc và xuất văn bản sang file PDF với phần mềm Foxit Reader 
Cho dù bạn là người tiêu dùng, doanh nghiệp, cơ quan chính phủ, hay tổ chức giáo dục, bạn đều muốn đọc và thêm chú thích hay điền thông tin vào tài liệu PDF. Và công cụ bạn đang cần chính là Foxit Reader với tiêu chuẩn đáp ứng được mọi yêu cầu.
Cài đặt:
Đây là phần mềm miễn phí, thao tác cài đặt khá đơn giản. Khởi động file cài đặt:
Xuất hiện hộp thoại như hình dưới và cứ kích Next
 cho đến hộp thoại cuối cùng, kích Finish
Xuất file văn bản word, bảng tính excel, tệp trình chiếu powerpoint sang định dạng PDF:
- Bước 1: Mở file cần chuyển định dạng;
- Bước 2: Đặt lệnh in (Vào File -> chọn Print, hoặc nhấn Ctrl+P);
- Bước 3: Xuất hiện hộp thoại in
Mục Name, chọn tên máy in thì chọn như hình vẽ và kích OK, xuất hiện hộp thoại:
Cho phép thay đổi một số tùy chọn Image Resolution (chất lượng ảnh xuất sang PDF), thẻ Layout cho phép chọn khổ giấy, thiết lập xong nhấp OK, kết quả sau khi chuyển:
Với chất lượng khá là tốt!
6.7. Giới thiệu một số chương trình ứng dụng khác
	Ngoài các phần mềm thông dụng kể trên, thì tùy thuộc vào nhu cầu, mục đích và thói quen sử dụng mà chúng ta cần phải cài đặt thêm các phần mềm ứng dụng khác. Dưới đây, xin liệt kê một số phần mềm thông dụng phổ biến khác để chúng ta tham khảo và tìm hiểu ứng dụng (những phần mềm này đều có trong đĩa CD đi kèm).
	- Trình duyệt web: Mozilla Firefox, Google Chrome, Opera;
	- Phần mềm Chat, liên lạc trực tuyến: Yahoo! Messenger, Google Talk, Skype, Windows Live Messenger;
- Phần mềm hỗ trợ download: Internet Download Manager;
	- Nghe nhạc, xem phim: K-Lite Codec Pack, Windows Media Player (đã được tích hợp trong hệ điều hành Windows), VLC Media Player;
	- Nén và giải nén: Winrar, WinZip, 7-Zip;
	- Phần mềm văn phòng khác: đọc file PDF (Foxit Reader, Nitro PDF Reader), hỗ trợ đọc được file office từ 2007 trở về sau (FileFormatConverters); Soạn thảo công thức toán học (MathType);
	- Phần mềm hỗ trợ ghi đĩa: Nero Burn, UltraISO;
	- Phần mềm virus (sẽ giới thiệu chi tiết ở chương sau).
PHẦN 4: SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH NORTON GHOST
1. Giới thiệu, một số khái niệm
Ở phần này chúng ta sử dụng chương trình Norton Ghost từ đĩa Hiren's BootCD.
- Đĩa Hiren's BootCD là một CD Boot (Đĩa khởi động) mà chứa trong nó có rất nhiều chương trình, công cụ khác nhau như theo dõi, chỉnh sửa phân vùng, sao lưu, phục hồi dữ liệu khi mất, kiểm tra sức khỏe ổ ứng,
- Giới thiệu về Ghost:
Ghost là chương trình sao lưu (backup) lại dữ liệu của 1 hay nhiều phân vùng ổ cứng. Có nhiều phần mềm thực hiện việc này, nhưng chắc có lẽ sử dụng rộng rãi nhất là Norton Ghost nên người ta hay gọi chung là ghost. Khi bạn ghost, chương trình sẽ tạo ra 1 file ảnh (đuôi .gho) của phân vùng ổ cứng của bạn. Sau này, nếu như máy có bị lỗi win, trục trặc gì hay nhiều virus quá, bạn sẽ dùng chương trình Ghost để bung file ghost này lại, và phân vùng đó sẽ “y như cũ”.
Ghost cũng giống như việc cài win, cài win thì an toàn hơn nhưng nó không có đủ driver và các chương trình còn ghost thì nhanh chóng, tiện lợi, driver hay soft tùy theo bạn có cho vào bản ghost hay không. 
Điểm đặc biệt là đối với những ai làm công tác phụ trách phòng máy sẽ rõ hơn tác dụng của ghost, chúng ta biết rằng phòng máy thường được trang bị từ 20 đến 30 máy, mỗi lần máy bị sự cố về phần mềm hay hệ điều hành thì chúng ta không thể đi cài lần lượt từ đầu cho các máy được, nếu có thì mất quá nhiều thời gian và công sức.
Chú ý: khi chọn phân vùng ổ đĩa, khi tạo file ghost hay bung file ghost phải chọn ổ đĩa cài hệ điều hành của bạn đang dùng (chú ý nó phải là Primary, NTFS).
Trước khi ghost bạn phải Active ổ đĩa, sao lưu dữ liệu cẩn thận.
Có nhiều cách để ghost như dùng Norton Ghost, One key ghost, Ghost 32,...
Norton Ghost thì cổ điển hơn nhưng rất thông dụng;
Còn One key ghost thì dễ dùng nhất, nó đơn giản lắm, ai cũng có thể dùng được;
Ghost 32 cũng như Norton Ghost chỉ là nó ghost trực tiếp trên win thôi. 
Nếu bạn chưa biết ghost thì nên dùng các bản ghost đa cấu hình để bung file ghost, nó sẽ tự nhận cấu hình máy, tự nhận đầy đủ driver mà không cần đĩa driver tránh trường hợp ghost xong không vào mạng, không nghe nhạc được,... còn sau này biết rồi thì ok. 
	Bắt đầu tiến hành Ghost từ đĩa Hiren's BootCD (ở đây tôi sử dụng đĩa Hiren's Boot 15.0 Rebuild v3.0, có đĩa kèm theo trong quá trình thực hành)
Cho đĩa Hiren's BootCD vào ổ CD-ROM, khởi động lại máy, nếu máy chạy thẳng vào Windows thì cần phải kiểm tra lại: Đã thiết lập BIOS khởi động từ ổ đĩa CD-ROM trước hay không (xem lại nội dung 1. của Phần 3 trong tài liệu này), đĩa Hiren's BootCD có được ghi chuẩn không hay ghi không chuẩn, hoặc bị xước quá khiến ổ CD-ROM không load được.
	Lưu ý: Có thể sử dụng Hiren's BootCD từ USB (cái này các bạn tự tìm hiểu).
	Nhắc lại chút ít về BIOS:
	Khởi động máy, bấm phím F2 (hoặc F10, Delete,), để vào cấu hình lại BIOS, chọn khởi động từ đĩa CD-ROM trước:
Hình ảnh minh họa (máy của bạn có thể không giống như hình ảnh này)
Bấm phím F10 để lưu lại thông tin vừa cấu hình, xuất hiện cửa sổ xác nhận thông tin, chọn Yes bấm phím Enter. Máy tính sẽ khởi động lại:
Khi máy tính khởi động lại, xuất hiện bảng lựa chọn khởi động, dùng phím mũi tên, chọn chọn Backup Menu để khởi động từ đĩa CD.
	Dùng phím mũi tên, chọn Norton Ghost và nhấp Enter.
	Chọn Norton Ghost Normal 11.5.1
2. Tạo file Ghost
Trong giao diện Norton Ghost chọn Local -> Chọn Partition -> Chọn To Image
Bước này cực kì quan trọng, bạn phải chú ý chọn Partition chứ không chọn Disk
Hộp thoại cho bạn lựa chọn đĩa cứng (HDD) chứa phân vùng cần ghost -->chọn đĩa --> OK
Sau khi lựa chọn ổ đĩa --> xuất hiện các phân vùng (Partition) --> chọn phân vùng cần ghost -> OK
Nhớ chọn đúng ổ đĩa cần ghost, nhớ là Primary chứ không phải Logical (Ghost ổ cài HĐH)
Lưu file ghost. Chú ý nên chọn một nơi an toàn để lưu file ghost và phân vùng (hay đĩa) chứa file ghost nên có dung lượng tương đối đủ để chứa file ghost. Và định dạng FAT32 không lưu trữ được bản ghost có dung lượng lớn hơn 4GB.
Hộp thoại hiện lên với 3 ô chọn là Fast, Normal và Hight thì bạn chọn Hight 
(Nếu chọn Fast thì dung lượng file ghost sẽ lớn, nên chọn High tốc độ hơi chậm nhưng bù lại nó nén rất cao --> file ghost dung lượng sẽ nhỏ hơn rất nhiều)
Quá trình tạo file ghost bắt đầu. Đợi chạy tới 100% là bạn đã ghost xong, màn hình hiển thị như hình sau. 
Sau khi tạo file ghost xong, bạn có thể so sánh thấy:
Dung lượng ổ đĩa thực được ghost: 3.11GB
Dung lượng file ghost của ổ đĩa: 960MB 
3. Bung file Ghost
+ Quá trình bung ghost các bạn cần đặc biệt chú ý để tránh những trường hợp đáng tiếc mất dữ liệu.
+ Cần phân biệt rõ Drive (Ổ cứng) & Partition (Phân vùng ổ cứng). Chỉ cần nhầm một bước nhỏ Partition thành Disk là có thể toàn bộ dữ liệu trong ổ cứng của bạn sẽ ra đi không lời từ biệt (Tuy có cách để cứu chữa nhưng rất mất thời gian).
Nó ngược lại với tạo file ghost.
Bắt đầu, tại chương trình Norton Ghost, chọn Local -> Chọn Partition -> Chọn From Image
Tìm nơi chứa file ghost cần bung:
* Nếu máy tính của bạn có nhiều ổ cứng thì phải chú ý, Chọn đúng Ổ cứng chứa phân vùng cần bung ghost. Là ổ cứng có giá trị Type Primary, như hình minh họa ở đây là máy chỉ có 1 ổ cứng.
Tiếp theo là chọn Phân vùng (Partition) để bung file ghost lên. Chú ý nếu là bung HĐH (Hệ điều hành) thì bạn cần chọn phân vùng là Primary. Ở hình minh họa là máy tính tôi chỉ có 2 phân vùng, thường máy tính ở các đơn vị hay laptop của các bạn có từ 3 đến 4 phân vùng, do vậy bản phải chọn thật chính xác. Nếu không sẽ mất dữ liệu. Phân vùng đang hiển thị màu đỏ chính là phân vùng chứa file ghost mà bạn đang định bung, và chương trình không cho phép bung file ghost nó chứa lên chính nó. Điều này thật dễ hiểu J
Họp thoại báo có muốn phục hồi không, bạn dành chút thời gian quan sát những thông tin phía dưới. Nếu đúng rồi thì kích chọn Yes, còn không thì chọn No để thao tác lại từ đầu.
Quá trình bung ghost bắt đầu:
Sau khi bung hoàn tất 100%, giao hiện như hình dưới, bạn chọn Reset Computer để khởi động lại máy.
PHẦN 5: XÂY DỰNG VÀ QUẢN TRỊ HỆ THỐNG MẠNG LAN
1. Tổng quan về mạng LAN
1.1. Khái niệm
LAN là viết tắt của Local Area Network (Mạng cục bộ)
Các máy tính cá nhân và các máy tính khác trong phạm vi một khu vực hạn
chế được nối với nhau bằng các dây cáp chất lượng tốt sao cho những người sử dụng có thể trao đổi thông tin, dùng chung các thiết bị ngoại vi, và sử dụng các chương trình, dùng chung máy in cũng như các dữ liệu đã được lưu trữ trong một máy tính dành riêng gọi là máy dịch vụ tệp (file).
Mạng LAN kết nối nhiều thiết bị
Mạng LAN có nhiều quy mô và mức độ phức tạp khác nhau, nó có thể chỉ liên kết vài ba máy tính cá nhân và dùng chung một thiết bị ngoại vi đắt tiền như máy in lazer chẳng hạn. Các hệ thống phức tạp hơn thì có máy tính trung tâm (Máy chủ Server) cho phép những người dùng trao đổi thông tin với nhau và thâm nhập vào các cơ sở dữ liệu dùng chung.                               
1.2. Phân loại
Mạng lan gồm có 3 loại
- Mạng LAN đấu kiểu BUS
- Mạng LAN đấu kiểu RING (kiểu vòng)
- Mạng LAN đấu kiểu STAR (kiểu hình sao).
Mạng LAN đấu theo kiểu STAR (hình sao)
 	- Mạng LAN đấu theo kiểu hình sao cần có một thiết bị trung gian như Hub hoặc Switch, các máy tính được nối với thiết bị trung gian này. (hiện nay chủ yếu là sử dụng Switch)
1.3. Ưu nhược điểm
- Ưu điểm:
+ Mạng đấu kiểu hình sao (STAR) cho tốc độ nhanh nhất
+ Khi cáp mạng bị đứt thì thông thường chỉ làm hỏng kết nối của một máy, các máy khác vẫn hoạt động được.
+ Khi có lỗi mạng, ta dễ dàng kiểm tra sửa chữa.
- Nhược điểm:
+ Kiểu dấu mạng này có chi phí dây mạng và thiết bị trung gian tốn kém hơn.
Do mạng hình sao có nhiều ưu điểm nổi bật nên nó được sử dụng
rộng rãi trong thực tế.
1.4. Các thành phần kết nối
Để các máy tính có thể kết nối với nhau thành mạng LAN kiểu hình sao, chúng ta cần chuẩn bị các phụ kiện sau:
 	a) Các máy tính phải được lắp đặt Card Net và cài đặt trình điều khiển đầy đủ (Driver)
Card Net để kết nối mạng LAN kiểu STAR
 	b) Chuẩn bị một thiết bị trung gian như Switch từ 4 đến 24 cổng (tuỳ nhu cầu kết nối bao nhiêu máy của bạn)
Switch 8 cổng có thể kết nối được 8 máy tính
c) Dây mạng để nối vào Card mạng và Modem
Dây mạng khi kết nối vào Card Net
1.5. Một số cách nối mạng Lan kiếu hình Star (hình sao)
1) Cách đấu dây từ Modem ADSL đến Switch và từ Switch đến máy tính 
Từ Modem ADSL đến Switch dùng cáp song song
Từ Switch đến máy tính dùng cáp song song
2) Cách đấu dây từ Modem ADSL đến máy tính
Từ Modem ADSL đến máy tính sử dụng cáp đấu song song (cáp thẳng)
2. Thiết kế mạng LAN
2.1. Các yêu cầu thiết kế
Các yêu cầu thiết kế của LAN về mặt cấu trúc, ở đây chúng tôi chỉ nêu đề mục bao gồm các yêu cầu: 
− Yêu cầu kỹ thuật. 
− Yêu cầu về hiệu năng. 
− Yêu cầu về ứng dụng. 
− Yêu cầu về quản lý mạng. 
− Yêu cầu về an ninh – an toàn mạng. 
− Yêu cầu ràng buộc về tài chính, thời gian thực hiện, yêu cầu về chính trị của dự án, xác định nguồn nhân lực, xác định các tài nguyên đã có và có thể tái sử dụng.	
2.2. Các bước thiết kế
Phân tích yêu cầu
− Số lượng nút mạng (rất lớn trên 1000 nút, vừa trên 100 nút và nhỏ dưới 10 nút). Trên cơ sở số lượng nút mạng, chúng ta có phương

File đính kèm:

  • docTai_lieu_boi_duong_can_bo_CNTT_cho_cac_nha_truong_He_2013_NEW.doc