Suy nghĩ, cảm nhận về nhân vật bé Thu trong truyện “chiếc lược ngà” của nhà văn Nguyễn Quang Sáng

 Bé Thu có sự so sánh giữa người trong ảnh với người ở ngoài đời khác nhau ở vết sẹo, đó là nguyên nhân nó không nhận ông Sáu là ba. Tâm hồn, trái tim nó ấp ủ một hình ảnh duy nhất và không muốn ai thay thế. Nó chối từ cái dang tay của ông Sáu trong lần hội ngộ đầu tiên khiến ông Sáu bàng hoàng. Nó không gọi tiếng ba bởi vì tiếng ba ấy rất thiêng liêng, chỉ dành cho người ba đích thực. Đối với nó, ông Sáu là ba “giả”, những đau buồn, khổ tâm của ông Sáu không làm nó bận tâm. Không ai có thể tháo gỡ được những vướng mắc thầm kín trong lòng của cô bé. Tại sao phải gọi người đàn ông xa lạ kia là ba? Nó là đứa bé có lập trường, chính tình cảm yêu thương cha mãnh liệt đã khiến cho cô bé rất kiên định, quyết liệt. Và đây cũng chính là cái mầm sâu kín để làm nên tính cách cứng cỏi, ngoan cường của một cô giao liên mưu trí, dũng cảm sau này.

doc3 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 2937 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Suy nghĩ, cảm nhận về nhân vật bé Thu trong truyện “chiếc lược ngà” của nhà văn Nguyễn Quang Sáng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SUY NGHÓ, CAÛM NHAÄN VEÀ NHAÂN VAÄT BEÙ THU TRONG TRUYEÄN “CHIEÁC LÖÔÏC NGAØ” CUÛA NHAØ VAÊN NGUYEÃN QUANG SAÙNG
DAØN BAØI
I/ MÔÛ BAØI:
- Giôùi thieäu taùc giaû (NQS) + t.phaåm (laø t.p xuaát saéc nhaát cuûa nhaø vaên).
- Khaùi quaùt n.dung vaø daãn nhaân vaät beù Thu – nhaân vaät ñeå laïi nhieàu aán töôïng.
II/ THAÂN BAØI:
 Toùm taét truyeän
* Löu yù: chæ toùm taét veà nhaân vaät beù Thu.
‚ Vaøi neùt veà hoaøn caûnh, ñaát nöôùc, gia ñình:
- Soáng ôû thôøi chieán tranh.
- Xa ba töø nhoû.
- Do chieán tranh neân khoâng theå nhaän ba.
- Nhöng, tình yeâu daønh cho ba luoân noàng naøn.
ƒ Tính caùch cuûa beù Thu:
- Öông böôùng nhöng hoàn nhieân ñaùng yeâu.
- Caùch hieåu vaø nghó raát ngaây thô, hoàn nhieân.
- Kieân ñònh.
- Tieáng ba ñoái vôùi Thu raát quan troïng.
- Maïnh meõ.
- Yeâu cha thaém thieát.
- Yeâu cha noàng naøn.
„ Tình caûm cha con thaém thieát, saâu naëng:
- Nguyeân nhaân khoâng nhaän oâng Saùu laø cha (veát seïo treân maët oâng).
- Coù laäp tröôøng, kieân ñònh, khoâng nhaän ai laø ba khi chöa bieát chaéc chaén.
- Sau khi nghe baø ngoaïi giaûi thích veát seïo à thay ñoåi thaùi ñoä.
- Khi oâng Saùu leân ñöôøng à tình caûm buøng chaùy à daâng leân ñeán toät ñænh.
- Hoái haän.
- Tieáng keâu + cöû chæ à chuoäc laïi loãi laàm + thoûa tình caûm nhôù thöông.
- Thu khoâng muoán rôøi xa ba nöõa.
- Veát seïo trong loøng cha Thu do Thu gaây neân vaø cuõng do Thu laøm tan bieán
è Tình caûm cha con ñaõ vöôït leân söï huûy dieät cuûa chieán tranh.
… Ngheä thuaät:
- Tình huoáng.
- Phöông thöùc bieåu ñaït.
- Ngoân ngöõ.
- Ngoâi keå.
- Thaønh coâng trong vieäc mieâu taû taâm lyù treû thô.
III/ KEÁT BAØI:
- Nhaân vaät beù Thu ñaõ ñeå laïi aán töôïng khoù phai.
- Lieân heä baûn thaân.
BAØI LAØM THAM KHAÛO
Nguyễn Quang Sáng là nhà văn, là chiến sĩ trưởng thành trong kháng chiến chống Pháp. Ông viết nhiều về con người Nam Bộ trong chống và chiến đấu, trong những năm chiến tranh ác liệt. “Chiếc lược ngà” là tác phẩm xuất sắc nhất của nhà văn. Ông đã thể hiện trọn vẹn vẻ đẹp của tình cha con trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh. Kể về mối quan hệ cha con giữa ông Sáu và bé Thu. Tác giả đã làm nổi bật lên hình ảnh bé Thu – một cô bé đầy cá tính, có tình yêu thương cha thật thắm thiết, mãnh liệt. Nhân vật bé Thu đã gieo vào lòng mỗi người về nỗi đau, sự mất mát và khát vọng yêu thương của tuổi thơ. 
	Nhân vật bé Thu được khắc họa trong một tình huống truyện thật độc đáo, sau tám năm dài xa cách, ngày hội ngộ bé Thu đã không chịu nhận ông Sáu là ba. Bé Thu còn có những phản ứng quyết liệt, xa lánh ông Sáu, thậm chí là biểu hiện vô lễ với ông. Nhưng bất ngờ đến lúc chia tay, bé Thu lại cất tiếng gọi ba cùng với những cử chỉ quyến luyến, không muốn xa ba. Những biểu hiện của bé Thu đã làm cho mọi người xung quanh phải xót xa, thương cảm cho một đứa bé sống trong chiến tranh thiếu vắng tình cha con. Có lẽ ai trong chúng ta khi đọc tác phẩm cũng đều không thể quên được hình ảnh của bé Thu vừa ương bướng, hồn nhiên, đáng yêu, vừa có tình yêu thương cha thắm thiết. 
	Từ nhỏ, bé Thu đã phải sống trong hoàn cảnh đất nước có chiến tranh, hết chống Pháp rồi đến chống Mỹ. Chưa đầy một tuổi thì em phải xa cách người cha suốt tám năm dài, chưa hề được gặp cha một lần. Bé Thu khao khát tình cảm của người cha biết bao nhiêu. Đến khi gặp lại, em hụt hẫng vì cái vết sẹo dài trên mặt, em như lại phải xa ba thêm một lần nữa. Niềm hạnh phúc cứ xa mãi trong tầm tay của em vì chiến tranh, ba lại phải lên đường theo tiếng gọi của non sông trong kháng chiến chống Mỹ. Nỗi khao khát được gần ba theo ngày tháng vẫn cứ nồng nàn, cháy bỏng, mãnh liệt. Mọi lời lẽ, cử chỉ của bé Thu đều gợi lên trong người đọc nỗi nhức nhối xen lẫn sự yêu thương, sự đồng cảm. 
	Bé Thu là một đứa bé ương bướng nhưng hồn nhiên, đáng yêu. Thu kiên quyết không chịu nhận ông Sáu là ba, không chịu gọi ba ngay từ lúc gặp ông Sáu lần đầu. Phản ứng của bé Thu thật bất ngờ, làm ông Sáu phải sững sờ, nó nghe ông Sáu gọi, nó giật mình tròn mắt nhìn ngơ ngát, nó hét lớn cầu cứu. Nó vụt chạy và kêu thét lên “Má! Má”. Chẳng những nó không nhìn nhận ông Sáu mà nó còn tỏ ra sợ hãi vì bỗng dưng có một người xa lạ tự xưng là ba nó. Trong tâm hồn non nớt của trẻ thơ, nó chỉ ghi khắc hình ảnh của người ở trong tấm ảnh chụp chung với má nó. Vết sẹo dài ửng đỏ trên khuôn mặt của người đàn ông kia trong cái nhìn của một đứa trẻ như nó thì hình ảnh đó thật đáng sợ. Ba nó có khuôn mặt đẹp không có vết sẹo. Chính cái nghĩ hồn nhiên ấy càng làm rõ hơn tình yêu cha thắm thiết của cô bé. Nó ương bướng không chịu gọi tiếng ba và luôn tìm cách xa lánh ông Sáu trong ba ngày phép của ông ở nhà. Nó nói trổng, nó hất tung cái trứng cá khi ông Sáu muốn thể hiện sự yêu thương, chăm sóc đối với con gái. Ông Sáu càng muốn gần gũi nó thì nó càng lùi xa, ông càng tỏ ý chiều thương thì nó lại càng lảng tránh. Nó không chấp nhận sự chăm sóc của người đàn ông mà nó cho là xa lạ, nhất định không phải là cha.
	Bé Thu có những thái độ và suy nghĩ rất ngây thơ, rất đáng yêu. Đó là khi nó do dự gọi ba hay không lúc nó muốn nhờ ông Sáu chắt nước cơm giùm. Tiếng ba đối với nó rất quan trọng, nên nó rất phân vân và nó rất chắc lòng, chắc dạ khi quyết định không gọi tiếng ba. Rồi khi bị ông Sáu đánh, nó bỏ sang nhà ngoại mét với ngoại, nó như trút tất cả sự giận dỗi vào hành động khua sợi dây lò tói, xô mạnh chiếc xuồng ra Những hành động ương bướng của Thu có thể làm cho người đọc nghĩ rằng nó ngỗ nghịch, nhiễu sách. Thế nhưng, nếu hiểu sâu xa hơn thì tất cả mọi biểu hiện ấy đều xuất phát từ tình yêu thương cha quá đỗi thắm thiết. Có hiểu được hoàn cảnh gia đình thời chiến, hiểu được khát vọng yêu thương của trẻ thơ thì mới cảm nhận được tình yêu cha của bé Thu nồng nàn đến dường nào.
	Bé Thu có sự so sánh giữa người trong ảnh với người ở ngoài đời khác nhau ở vết sẹo, đó là nguyên nhân nó không nhận ông Sáu là ba. Tâm hồn, trái tim nó ấp ủ một hình ảnh duy nhất và không muốn ai thay thế. Nó chối từ cái dang tay của ông Sáu trong lần hội ngộ đầu tiên khiến ông Sáu bàng hoàng. Nó không gọi tiếng ba bởi vì tiếng ba ấy rất thiêng liêng, chỉ dành cho người ba đích thực. Đối với nó, ông Sáu là ba “giả”, những đau buồn, khổ tâm của ông Sáu không làm nó bận tâm. Không ai có thể tháo gỡ được những vướng mắc thầm kín trong lòng của cô bé. Tại sao phải gọi người đàn ông xa lạ kia là ba? Nó là đứa bé có lập trường, chính tình cảm yêu thương cha mãnh liệt đã khiến cho cô bé rất kiên định, quyết liệt. Và đây cũng chính là cái mầm sâu kín để làm nên tính cách cứng cỏi, ngoan cường của một cô giao liên mưu trí, dũng cảm sau này.
	Tưởng chừng như tình cảm cha con không thể nối kết được nhưng khi Thu được nghe bà ngoại giải thích nguyên nhân vết sẹo trên má ông Sáu thì bé Thu hoàn toàn thay đổi thái độ, từ xa lánh nó lại khao khát được gần gũi, từ hờn giận nó chuyển sang yêu kính, tự hào. Trước lúc ông Sáu đi xa, tình cảm thiêng liêng giữa con với cha bỗng cháy bùng lên. Vết sẹo trên mặt ba nó là vết tích chiến tranh bị Tây bắn, vết thương chắc làm ba nó đau đớn lắm, thái độ lạnh lùng, xa cách của nó trong mấy ngày nay chắc làm ba nó đau lòng lắm. Nó đã gây ra vết sẹo trong trái tim của người cha. Cho nên trong buổi chia tay, nó đứng lặng lẽ ở góc nhà hướng về người cha với vẻ mặt “sầm lại buồn rầu, cái vẻ buồn trên gương mặt ngây thơ của bé trông rất dễ thương”, ấy chắc là có biết bao xúc động, ý nghĩ, tình cảm. Khi ông Sáu khoát ba lô lên đường, nói lời từ biệt, tiếng kêu ba của bé Thu vang lên chất chứa sự hối lỗi “Ba a a ba !”, tiếng kêu xé lòng, “xé sự im lặng và xé cả ruột gan mọi người, nghe thật xót xa” cùng cử chỉ nhảy thót lên, ôm chặt lấy cổ ba, “hôn ba nó cùng khắp. Nó hôn tóc, hôn cổ, hôn vai và hôn cả vết sẹo dài trên má của ba nó nữa”. Đó là biểu hiện tình yêu ruột thịt nồng nàn của đứa con đối với cha, bé Thu muốn chuộc lại lỗi lầm và muốn thỏa tình cảm nhớ thương sau tám năm xa cách. Và khi nghe ông Sáu hứa hẹn “Ba đi rồi ba về với con” thì cô bé lại hét lên “Không !”, hai tay nó xiết chặt lấy cổ ba nó, rồi nó dang cả hai chân câu chặt lấy ba nó và đôi vai nhỏ bé của nó run run. Những dòng chữ trong câu chuyện đến đây chắn đã làm xốn xang trái tim bao bạn đọc. Mọi người lặng đi, con tim thổn thức, dường như nước mắt không thể doảng ra được mà chỉ có thể chảy ngược vào tim. Thương cho bé Thu trong cảnh ngộ éo le, tình yêu thương cha của bé Thu dường như đã xóa đi vết sẹo trong trái tim của người cha, để lại niềm vui trong hành trang người chiến sĩ khi ông Sáu lên đường. Tình cảm cha con thật thiêng liêng, vượt lên sự hủy diệt của chiến tranh.
	Tình huống truyện kịch tính giữa không nhận và nhận ba là cả một quá trình diễn biến tâm lý đầy phức tạp. Nhưng thông qua đó, tác giả đã làm nổi bật vẻ đẹp tâm hồn trẻ thơ hồn nhiên, vô tư và cả sự ương ngạnh, đáng yêu nhất là tình cha con thắm thiết. Kết hợp với phương thức biểu đạt tự sự, miêu tả, biểu cảm, ngôn ngữ đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm Tác giả đã khắc họa nhân vật bé Thu là một đứa trẻ điển hình cho biết bao đứa trẻ trong chiến tranh phải trải qua những đau thương, mất mát, phải sống trong những năm dài xa cách người thân. Qua truyện ngắn “Chiếc lược ngà”, ta có thể thấy Nguyễn Quang Sáng đã rất thành công trong việc miêu tả tâm lý trẻ thơ.
	Nhân vật bé Thu đã để lại một dấu ấn đậm nét trong tâm hồn của bạn đọc. Càng yêu thương bé Thu bao nhiêu, chúng ta càng cảm thấy căm ghét chiến tranh bấy nhiêu. Chúng ta cần biết quý trọng những mất mát to lớn mà các thế hệ đi trước đã hy sinh cho cuộc sống hôm nay. Để đáp lại tình cảm, sự hy sinh ấy chúng ta phải cố gắng học tập để góp phần xây dựng cuộc sống này ngày càng tươi đẹp.

File đính kèm:

  • docCAM_NHAN_VE_nhan_vat_BE_THU_TRONG_CLN_s_Co_Mai_20150725_032209.doc
Giáo án liên quan