Soạn bài Ngữ văn 8 - Bài 23: Hịch tướng sĩ

5. => Trong bài hịch, giọng văn lúc thì là của vị chủ soái với tướng sĩ dưới quyền lúc lại là của người cùng cảnh ngộ (suy cho cùng, chủ soái hay tướng sĩ khi đất nước lâm nguy thì đều cùng một cảnh ngộ).

- Khi muốn bày tỏ ân tình, tác giả lấy giọng gần gũi, chân tình của người cùng chung cảnh ngộ để nói.

- Khi nghiêm khắc của trách, cảnh cáo những hành động sai, thái độ thờ ơ, vô trách nhiệm của tướng sĩ trước vận mệnh đất nước, tác giả thẳng thắn đưa ra những lời lẽ gay gắt.

6.- Lập luận chặt chẽ. Lí lẽ sắc bén. Luận điểm rõ ràng, luận cứ chính xác.

 - Sử dụng phép lập luận linh hoạt, ( so sánh, bác bỏ.), chặt chẽ.

 - Lòi văn thể hiện tình cảm yêu nước mãnh liệt, chân thành, gây xúc động trong người

 

doc2 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 747 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Soạn bài Ngữ văn 8 - Bài 23: Hịch tướng sĩ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỊCH TƯỚNG SĨ
1. Gồm 3 phần 
- MB : Từ đầu ..tiếng tốt => Nêu những gương trung thần nghĩa sĩ trong lịch sử 
- TB : Tiếp theo ....được không? => Phân tích tình hình địch ta, nhắm khích lệ lòng yêu nước, căm thù giặc của tướng sĩ 
- KB : còn lại => Kêu gọi tướng sĩ học Binh thư yếu lược 
2. Tội ác và sự ngang ngược của kẻ thù được tác giả lột tả bằng những hành động thực tế và qua cách diễn đạt bằng những hình ảnh ẩn dụ:
+ Kẻ thù tham lam tàn bạo: đòi ngọc lụa, hạch sách bạc vàng
+ Ngang ngược: đi lại nghênh ngang ngoài đường, bắt nạt tể phụ
+ Những hình ảnh ẩn dụ: Lưỡi cú diều, thân dê chó 
à nỗi căm giận và lòng khinh bỉ giặc.
3. Lòng yêu nước, căm thù giặc của Trần Quốc Tuấn thể hiện cụ thể:
+ Hành động: Quên ăn, mất ngủ, đau đớn đến thắt tim, thắt ruột.
+ Thái độ: uất ức, căm tức khi chưa trả được thù, sẵn sáng hy sinh để trả thù cho đất nước.
4. Mối ân tình giữa Trần quốc Tuấn và tướng sĩ dựa trên 2 quan hệ: 
+ Quan hệ chủ tướng: à khích lệ tinh thần trung quân ái quốc.
+ Quan hệ giữa những người cùng cảnh ngộ: à khích lệ lòng ân nghĩa thuỷ chung của những người cùng hoàn cảnh “lúc trận mạc xông pha thì cùng nhau sống chết, lúc ở nhà nhàn hạ thì cùng nhau vui cười”
è Khích lệ ý thức trách nhiệm và nghĩa vụ cuả mỗi người đối với đạo vua tôi cũng như đối với tình cốt nhục.
5. => Trong bài hịch, giọng văn lúc thì là của vị chủ soái với tướng sĩ dưới quyền lúc lại là của người cùng cảnh ngộ (suy cho cùng, chủ soái hay tướng sĩ khi đất nước lâm nguy thì đều cùng một cảnh ngộ).
- Khi muốn bày tỏ ân tình, tác giả lấy giọng gần gũi, chân tình của người cùng chung cảnh ngộ để nói.
- Khi nghiêm khắc của trách, cảnh cáo những hành động sai, thái độ thờ ơ, vô trách nhiệm của tướng sĩ trước vận mệnh đất nước, tác giả thẳng thắn đưa ra những lời lẽ gay gắt.
6.- Lập luận chặt chẽ. Lí lẽ sắc bén. Luận điểm rõ ràng, luận cứ chính xác.
 - Sử dụng phép lập luận linh hoạt, ( so sánh, bác bỏ..), chặt chẽ.
 - Lòi văn thể hiện tình cảm yêu nước mãnh liệt, chân thành, gây xúc động trong người đọc.
7. Cách triển khai lập luận của bài hịch có thể được khái quát qua sơ đồ sau:
Muïc ñích
Khích lệ lòng yêu nước bất khuất, quyết chiến quyết thắng kẻ thù xâm lược.
Khích lệ lòng căm thù giặc, nỗi nhục mất nước.
Khích lệ lòng trung quân ái quốc và lòng ân nghĩa thuỷ chung của những người cùng cảnh ngộ.
Khích lệ ý chí lập công danh, xả thân vì nước.
Khích lệ lòng tự trọng. liêm sỉ ở mỗi người khi nhận rõ cái sai, thấy rõ điều đúng.
* Ý nghĩa: Hịch tướng sĩ nêu lên vấn đề nhận thức và hành động trước nguy cơ đất nước bị xâm lược
Trần Hưng Đạo
Trần Hưng Đạo (chữ Hán: 陳興道; 1228 - 20 tháng 8, 1300), tên thật là Trần Quốc Tuấn, còn được gọi là Hưng Đạo Vương (興道王) hayNhân Vũ Hưng Đạo Đại Vương (仁武興道大王) là một nhà chính trị, nhà văn, Tư lệnh tối cao (Quốc Công Tiết Chế) của Việt Nam thời nhà Trần.
Ông là một trong những người chỉ huy chính của nhà Trần trong việc đẩy lùi ba lần cuộc xâm lược của quân Mông Cổ và về sau là quân Mông-Nguyên ở thế kỷ 13. Ông được coi một trong những nhà quân sự kiệt xuất nhất trong lịch sử.
Thân thế
Trần Hưng Đạo tên thật là Trần Quốc Tuấn (陳國峻), con trai thứ 3 của Trần Liễu, gọi Trần Thái Tông bằng chú ruột, mẹ ông là Thiện Đạo quốc mẫu (善道國母)[], một người trong tôn thất họ Trần. Ông có người mẹ nuôi đồng thời là cô ruột, Thụy Bà công chúa (瑞婆公主). Ông sinh ra ở kinh đô Thăng Long, quê quán ở thôn Tức Mặc, phường Lộc Vượng, TP Nam Định ngày nay. Năm 1237, khi lên 5 tuổi ông làm con nuôi cô ruột là Thụy Bà công chúa, vì cha ông là Trần Liễu chống lại triều đình (Trần Thủ Độ).
Đại Việt sử ký toàn thư mô tả ông là người có dung mạo khôi ngô, thông minh hơn người, nhờ được những người tài giỏi đến giảng dạy mà ông sớm trở thành người đọc thông hiểu rộng, có tài văn võ .
Biến động gia đình
Năm 1237, gia đình ông đã xảy ra biến động. Do chú ông là Trần Thái Tông lên ngôi và kết hôn đã lâu nhưng chưa có con nối dõi, Thái sưTrần Thủ Độ đang nắm thực quyền phụ chính ép cha ông là Trần Liễu phải nhường vợ là Thuận Thiên công chúa (chị của Lý Chiêu Hoàng) cho Trần Thái Tông dù bà đang mang thai với Trần Liễu được ba tháng, đồng thời giáng Lý hoàng hậu xuống làm công chúa.
Phẫn uất, Trần Liễu họp quân chống lại nhưng thế cô không làm gì được, phải xin đầu hàng. Vì Thái Tông cũng thương anh và xin với Trần Thủ Độ nên Trần Liễu được tha tội, nhưng quân lính theo ông đều bị giết. Mang lòng hậm hực, Trần Liễu tìm khắp những người tài nghệ để dạy văn, võ cho Trần Quốc Tuấn.
Khi trưởng thành, Trần Quốc Tuấn (19 tuổi) đem lòng yêu công chúa Thiên Thành, là em gái út của Trần Thái Tông tức là cô ruột của ông. Đầu năm 1251, Trần Thái Tông muốn gả công chúa cho Trung Thành vương, nên đã cho công chúa đến ở trong dinh Nhân Đạo vương (cha của Trung Thành vương). Ngày rằm tháng giêng, Trần Thái Tông mở hội lớn, ý muốn cho công chúa làm lễ kết tóc với Trung Thành vương. Trần Quốc Tuấn muốn lấy công chúa, nhưng không làm thế nào được, mới nhân ban đêm lẻn vào chỗ ở của công chúa.
Mẹ nuôi Trần Quốc Tuấn là Thụy Bà công chúa biết chuyện, sợ ông bị hại trong phủ, liền chạy đến gõ cửa cung điện cáo cấp, xin Trần Thái Tông cứu Trần Quốc Tuấn. Trần Thái Tông vội sai người đến dinh Nhân Đạo vương, vào chỗ Thiên Thành, thì thấy Trần Quốc Tuấn đã ở đấy. Hôm sau, Thụy Bà công chúa dâng 10 mâm vàng sống đến chỗ Trần Thái Tông xin làm lễ cưới Thiên Thành công chúa cho Trần Quốc Tuấn. Thái Tông bắt đắc dĩ phải gả công chúa cho ông và lấy 2000 khoảnh ruộng ở phủ Ứng Thiên để hoàn lại sính vật cho Trung Thành vương.
Tháng 4 năm đó, Trần Liễu ốm nặng. Lúc sắp mất, Trần Liễu cầm tay Trần Quốc Tuấn, trăng trối rằng: "Con không vì cha lấy được thiên hạ, thì cha chết dưới suối vàng cũng không nhắm mắt được". Trần Quốc Tuấn ghi để trong lòng, nhưng không cho là phải.
Câu nói nổi tiếng
“ Bệ hạ chém đầu tôi trước rồi hãy hàng ” – Trả lời Thái thượng hoàng Trần Thánh Tông trong cuộc kháng chiến lần 2
“ Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ giận chưa thể xẻ thịt, lột da, ăn gan, uống máu quân thù; dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng cam lòng. ” – Hịch tướng sĩ
“ Vua tôi đồng tâm, anh em hòa mục, cả nước góp sức, giặc phải bị bắt. (Nên) khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc, đó là thượng sách giữ nước vậy. ” – Trả lời Trần Anh Tông về quốc sách giữ nước trước khi mất

File đính kèm:

  • docBai_23_Hich_tuong_si.doc