Sổ ghi chép Bồi dưỡng thường xuyên giáo viên - Năm học 2015-2016 - Nguyễn Thị Triên

6/ Một số kĩ thuật dạy học rèn kĩ năng sống:

6.1 Đọc sáng tạo.

Học sinh đọc diễn cảm. hay đọc theo phân vai có sáng tạo trong giọng đọc, cách đọc. Khi đọc học sinh kết hợp tìm từ, ý của câu, đoạn bài.

6.2 Thảo luận nhóm

Dùng để thảo luận một vấn đề khó, hay đóng vai đọc bài. Có nhiều hình thức chia nhóm như đã học trong kĩ năng sống.

6.3 Hỏi đáp trước lớp

Học sinh hỏi và bạn trả lời. theo gợi ý của giáo viên.

6.4 Đóng vai xử lý tình huống.

Giáo vên nêu tình huống học sinh phân vai đóng để xử lí tình huống đó.

6.5 Tự bộc lộ

Theo gợi ý của GV học sinh tự bộc lộ suy nghĩ của mình cho cả lớp biết về một vấn đề nào đó liên quan đến bài học.

6.6 Gợi tìm

Học sinh tự tìm kiếm những vấn đề do giáo viên yêu cầu. Như từ khó, câu khó, nội dung bài

 

doc39 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 387 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Sổ ghi chép Bồi dưỡng thường xuyên giáo viên - Năm học 2015-2016 - Nguyễn Thị Triên, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
p các môn học có nội dung liên quan với nhau. Đó là môn Khoa học và Công nghệ được xây dựng trên cơ sở hai môn Khoa học và môn Công nghệ (Kĩ thuật) ở các lớp 4 và 5 trong chương trình hiện hành. Môn thứ hai là Tìm hiểu xã hội được xây dựng từ môn Lịch và Địa lý của chương trình tiểu học hiện hành và bổ sung một số vấn đề xã hội). Các môn học này dự kiến sẽ được xây dựng theo mô hình: cơ bản đảm bảo tính logic hệ thống của các phân môn, nội dung chương các phân môn được sắp xếp sao cho có sự hỗ trợ lẫn nhau tránh trùng lắp; đồng thời hệ thống các chủ đề liên kết giữa các phân môn sẽ được phát triển tạo điều kiện cho các kiến thức, kĩ năng, năng lực chung được rèn luyện.
* Tự học ngày: 24/01/2014
3. Kỹ năng lựa chọn PP – Kỹ thuật dạy học phù hợp với việc dạy học tích hợp.
* Kỹ năng lựa chọn phương pháp:
 	Lựa chọn nội dung bài học phù hợp với các PP: Học theo góc; Học theo hợp đồng; Học theo dự án và các hoạt động phù hợp với các kĩ thuật dạy học
Thiết kế bài học áp dụng PPDH: Học theo góc, theo hợp đồng, theo dự án và các kỹ thuật DH mang tính hợp tác
Tổ chức, hướng dẫn HS : Học theo góc, theo hợp đồng, theo dự án và các kĩ thuật DH
 * Kỹ thuật dạy học phù hợp với việc dạy học tích hợp:
Tích hợp là một trong những quan điểm đã trở thành xu thế phát triển chương trình giáo dục phổ thông ở nhiều nước trên thế giới. Thực tiễn đã chứng tỏ, việc thực hiện quan điểm tích hợp sẽ làm tăng tính hiệu quả của hoạt động giáo dục.
Đây cũng là một trong những quan điểm chỉ đạo trong việc xây dựng chương trình giáo dục phổ thông ViệtNamsau năm 2015. Tuy nhiên, vẫn có những nhầm tưởng tích hợp với phép “cộng” giản đơn nhiều môn học. 
Có 3 hoạt động tích hợp cơ bản 
3.1. Tích hợp đa môn. 
Tiếp cận tích hợp đa môn tập trung trước hết vào các môn học. Các môn liên quan với nhau có chung một định hướng về nội dung và phương pháp dạy học nhưng mỗi môn lại có một chương trình riêng. Tích hợp đa môn được thực hiện theo cách tổ chức các “chuẩn” từ các môn học xoay quanh một chủ đề, đề tài, dự án, tạo điều kiện cho người học vận dụng tổng hợp kiến thức của các môn học có liên quan.
3.2. Tích hợp liên môn
Theo cách tiếp cận tích hợp liên môn, giáo viên tổ chức chương trình học tập xoay quanh các nội dung học tập chung: các chủ đề, các khái niệm, các khái niệm và kĩ năng liên ngành, liên môn. Tích hợp liên môn còn được hiểu như là phương án, trong đó nhiều môn học liên quan được kết lại thành một môn học mới với hệ thống những chủ đề nhất định xuyên suốt qua nhiều cấp lớp. Ví dụ: Địa lí, Lịch sử, Sinh học, Xã hội, Giáo dục công dân, Hoá học, Vật lí được tích hợp thành môn “Nghiên cứu xã hội và môi trường” tại Anh, Australia, Singapore, Thái Lan.
3.3. Tích hợp xuyên môn 
Trong cách tiếp cận tích hợp xuyên môn, giáo viên tổ chức chương trình học tập xoay quanh các vấn đề và quan tâm của người học. Học sinh phát triển kĩ năng sống khi áp dụng các kĩ năng môn học và liên môn vào ngữ cảnh thực tế. Hai con đường dẫn đến tích hợp xuyên môn là học tập theo dự án và thương lượng chương trình học.
Nhiều nhà nghiên cứu trong lĩnh vực giáo dục có nhiều quan điểm về dạy tích hợp: “Tích hợp chương trình giảng dạy nhằm tạo mối liên hệ chặt chẽ giữa các môn học khoa học tự nhiên và khoa học xã hội, hình thành hệ thống kiến thức thống nhất, từ đó bồi dưỡng năng lực khoa học và kĩ năng sống cho học sinh, tạo hứng thú và động lực cho việc học”; “Khẳng định vốn tri thức của mỗi con người là sự tích hợp các lĩnh vực khoa học”; “Đổi mới Chương trình và SGK giáo dục phổ thông sau 2015 cho rằng, dạy học tích hợp đã trở thành nguyên lí cơ bản của giáo dục hiện đại. Từ quan điểm này, phần nội dung môn học trong mô hình cấu trúc SGK không nên trình bày đơn vị bài học theo tiết học, mà nên theo chủ đề nội dung ứng với các tình huống tích hợp. Cố gắng để các chủ đề này được sắp xếp làm sao không phá vỡ quá nhiều logic nội tại của nội dung khoa học mỗi môn học, phân môn trong SGK”. 
Tích hợp có lộ trình
Để việc tích hợp đạt hiệu quả cao, nên có sự phối hợp đồng bộ giữa chương trình các môn học và vận dụng linh hoạt các phương pháp tích hợp với mỗi lĩnh vực kiến thức cần đạt được. Bên cạnh đó, tăng cường các giờ thực hành, hoạt động ngoại khoá theo chủ đề,... Giảm giờ dạy lí thuyết của giáo viên, tăng thời lượng hoạt động học tập của học sinh. Xây dựng hệ thống bài tập mở, bài tập gắn với thực tiễn, bài tập có nội dung vận dụng kiến thức liên môn...
Đối với dạy học tích hợp, cần chuẩn bị những nội dung mang tính hướng dẫn cơ bản đến các thao tác cho giáo viên và học sinh; như xác định mục tiêu, chủ đề tích hợp, kĩ năng cơ bản; lời nói đầu giới thiệu cấu trúc các mạch nội dung, cách học, đặc thù, cách tìm kiếm thông tin... Và có danh mục các từ khóa, thuật ngữ, khái niệm cốt lõi hướng dẫn đánh giá, hướng dẫn tái tạo lại kiến thức đã học từ các môn học liên quan. 
Chỉ đề cập đến xây dựng chương trình các môn học thuộc lĩnh vực khoa học xã hội cấp tiểu học, ThS Nguyễn Hồng Liên (Viện Khoa học giáo dục Việt Nam) cho rằng, xây dựng chương trình tích hợp cần đảm bảo sự tích hợp về nội dung, những kĩ năng cốt lõi cần hình thành cho học sinh, đa dạng về phương pháp dạy học và chú trọng vào sự tham gia tích cực của học sinh. Đánh giá kết quả học tập cần nhấn mạnh vào quá trình tiến bộ của học sinh và tài liệu dạy học không bị bó hẹp trong tài liệu SGK. Việc lựa chọn nội dung cần chú ý hơn đến tính ứng dụng, thực tiễn, phù hợp và gần gũi hơn với cuộc sống của HS; tránh sự lệ thuộc quá lớn vào logic của khoa học bộ môn làm cho kiến thức đưa vào nhà trường quá mang tính hàn lâm, nặng nề...
Khẳng định tích hợp là yêu cầu chung của quá trình dạy học, giúp giảm được nội dung kiến thức, tránh được sự chồng chéo, “cắt khúc” giữa các bộ môn, giữa các lớp học với nhau, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Vinh Hiển đồng thời lưu ý, xử lý vấn đề tích hợp phải phù hợp với điều kiện dạy học, năng lực dạy học của giáo viên. Vì vậy, trên thế giới có nhiều mức độ xử lý tích hợp khác nhau thông qua chương trình, SGK. “Chúng ta sẽ xử lý ở những bước ban đầu rồi dần dần trải qua thời gian sẽ tích hợp ở mức độ cao hơn” - Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển cho biết.
* Học nhóm ngày: 25/01/2014.
4. Thực hành lập kế hoạch dạy học tích hợp các nội dung giáo dục.
 4.1 Ví dụ Lập kế hoạch dạy học tích hợp môn tập đọc các lớp tiểu học:
I.  Quan niệm về đổi mới phương pháp dạy học:
Đổi mới PPDH là đưa các PPDH mới vào nhà trường trên cơ sở kế thừa và phát huy mặt tích cực của các phương pháp truyền thống để nâng cao chất lượng dạy học, nâng cao hiệu quả đào tạo, góp phần đáp ứng những yêu cầu mới của mục tiêu giáo dục và đào tạo.
II. Phương pháp dạy Tập đọc phát huy tính tích cực chủ động của học sinh trong giờ học:
1. Các phương pháp dạy Tập đọc:
a. Phương pháp phân tích mẫu:
    Dưới sự hướng dẫn của GV, học sinh phân tích các vật liệu mẫu ( văn bản )để hình thành các kiến thức văn học, các kĩ năng sử dụng ngôn ngữ. Từ những hiện tượng chứa đựng trong các văn bản, GV giúp HS phân tích theo các nhiệm vụ  đã nêu trong SGK để các em hiểu bài.
          Để HS phân tích được mẫu dễ dàng, GV có thể tách các câu hỏi, các công việc trong SGK ra thành những câu hỏi, nhiệm vụ nhỏ hơn.
          Về hình thức tổ chức tuỳ từng bài, từng nhiệm vụ cụ thể, GV có thể cho HS làm việc độc lập, làm việc theo nhóm, sau đó trình bày kết quả phân tích trước lớp.
2/ Phương pháp trực quan :
Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát các tranh minh hoạ trong các bài tập đọc,  các vật mẫu giúp các em hiểu thêm một số chi tiết, tình huống và nhân vật trong bài.
3/ Phương pháp thực hành giao tiếp:
GV tổ chức các hoạt động trong giờ học sao cho mỗi HS trong lớp đều được đọc (đọc thành tiếng, đọc thầm, đọc đồng thanh, theo nhóm, cá nhân) được trao đổi nhận thức của mình với thầy cô, bạn bè.
4/ Phương pháp cá thể hoá sản phẩm của học sinh:
Giáo viên chú ý đến từng học sinh, tôn trọng những phát hiện và ý kiến riêng của từng em. Thận trọng khi đánh giá học sinh, tạo điều kiện để học sinh tự phát hiện và sửa chữa lỗi diễn đạt.
5/Phương pháp cùng tham gia.
Giáo viên tổ chức cho học sinh cùng cộng tác thực hiện nhiệm vụ học tập, cùng tham gia các trò chơi luyện đọc nhằm hình thành kiến thức, rèn kĩ năng và phát triển khả năng làm việc với cộng đồng. Các hình thức phổ biến để thực hiện, cùng tham gia luyện đọc và trao đổi theo nhóm, đóng vai, thi đua.
6/ Một số kĩ thuật dạy học rèn kĩ năng sống:
6.1 Đọc sáng tạo.
Học sinh đọc diễn cảm. hay đọc theo phân vai có sáng tạo trong giọng đọc, cách đọc. Khi đọc học sinh kết hợp tìm từ, ý của câu, đoạn bài.
6.2 Thảo luận nhóm
Dùng để thảo luận một vấn đề khó, hay đóng vai đọc bài. Có nhiều hình thức chia nhóm như đã học trong kĩ năng sống.
6.3 Hỏi đáp trước lớp
Học sinh hỏi và bạn trả lời. theo gợi ý của giáo viên.
6.4 Đóng vai xử lý tình huống.
Giáo vên nêu tình huống học sinh phân vai đóng để xử lí tình huống đó.
6.5 Tự  bộc lộ
Theo gợi ý của GV học sinh tự bộc lộ suy nghĩ của mình cho cả lớp biết về một vấn đề nào đó liên quan đến bài học.
6.6 Gợi tìm
Học sinh tự tìm kiếm những vấn đề do giáo viên yêu cầu. Như từ khó, câu khó, nội dung bài
III. Các biện pháp dạy Tập đọc:
a. Đọc mẫu của GV:
- Đọc toàn bài: nhằm giới thiệu, gây xúc cảm, tạo hứng thú và tâm thế đọc cho HS. GV căn cứ vào trình độ của HS lớp mình có thể đọc 1 hoặc 2 lần tuỳ mục đích đặt ra.
- Đọc câu, đoạn: nhằm minh hoạ, hướng dẫn, gợi ý hoặc “tạo tình huống” để HS nhận xét, giải thích tự tìm ra cách đọc (có thể đọc một vài lần trong quá trình dạy học).
- Đọc từ, cụm từ: nhằm sửa lỗi phát âm và rèn cách đọc đúng cho HS.
b. Hướng dẫn HS tìm hiểu nghĩa của từ và nội dung bài:
b.1. Tìm hiểu nghĩa của từ:
   	Những từ ngữ cần tìm hiểu nghĩa là những từ khó đối với HS được chú giải sau bài đọc, từ ngữ phổ thông mà HS địa phương mình chưa quen, từ ngữ đóng vai trò chìa khoá để hiểu nội dung bài đọc.
   	Những từ ngữ còn lại, nếu HS nào chưa hiểu, GV giải thích riêng cho HS đó hoặc tạo điều kiện để HS khác giải thích giúp, không nhất thiết phải đưa ra giải thích chung cho cả lớp.
b.2 . Cách hướng dẫn HS tìm hiểu nghĩa:
   	- Đọc phần giải nghĩa trong SGK (thông thường).
   - Miêu tả sự vật, đặc điểm được biểu thị ở từ cần giải nghĩa (Có thể phối hợp động tác, cử chỉ. VD: Vòng vèo: GV có thể dùng tay uốn lượn)
   	- Sử dụng hiện vật, tranh vẽ, mô hình 
   	- Tìm từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với từ cần giải nghĩa
   	- Đặt câu với từ cần giải nghĩa: cần lưu ý là phải giới hạn việc giải nghĩa từ trong phạm vi nghĩa cụ thể của bài học, không mở rộng những nghĩa khác, nhất là những nghĩa xa lạ đối với HS, không nên bày ra những biện pháp giải nghĩa cồng kềnh gây quá tải, làm mất thời gian luyện đọc của HS.
b.3.  Tìm hiểu nội dung bài:
* Phạm vi nội dung cần tìm hiểu:
+ Với văn bản văn chương:
   	Nhân vật (số lượng, tên, đặc điểm), tình tiết câu chuyện,nghĩa đen, nghĩa bóng dễ nhận ra của các câu văn, câu thơ.
  	Ý nghĩa của câu chuyện, bài văn, bài thơ.
+ Với các văn bản khác (khoa học, hành chính, báo chí ): Tìm hiểu các đoạn của văn bản, hình thức và bố cục, nội dung và ý nghĩa của văn bản, tác dụng 
* Cách tìm hiểu nội dung bài đọc:
          	SGK thường nêu những câu hỏi tái hiện, sau đó mới đặt ra những câu hỏi suy luận. Dựa vào câu hỏi đó GV tổ chức cho HS hoạt động trao đổi, thảo luận, trả lời câu hỏi, báo cáo kết quả thảo luận  sao cho mỗi em đều được làm việc để tự nắm được bài. Trong quá trình giảng dạy GV có thể thêm những câu hỏi phụ, câu hỏi dẫn dắt, những yêu cầu, những lời giảng bổ sung (không lạm dụng việc thuyết giảng).
          	Sau khi HS nêu ý kiến, GV sơ kết, nhấn mạnh ý chính và ghi bảng.
          	Trong quá trình tìm hiểu bài, GV phải chú ý rèn cho HS cách trả lời câu hỏi, diễn đạt ý băng câu văn gọn, rõ.
c. Hướng dẫn đọc và học thuộc lòng:
c.1. Luyện đọc thành tiếng:
- Hình thức: cá nhân, từng cặp, nhóm (đôi, lớn) đồng thanh, cả lớp đồng thanh, một nhóm HS đọc theo cách phân vai. GV lắng nghe để phát hiện khả năng đọc của từng HS để có cách rèn đọc thích hợp.
c.2. Luyện đọc thầm:
Dựa vào SGK, giáo viên giao nhiệm vụ cụ thể cho HS nhằm định hướng việc trước khi các em đọc “ đọc - hiểu” (Đọc câu, đoạn hay khổ thơ nào? Đọc để hiểu, biết nhớ điều gì?). Có đoạn văn, đoạn thơ cần cho HS đọc thầm 2-3 lượt với tốc độ nhanh dần và từng bước thực hiện các nhiệm vụ từ dễ đến khó, nhằm rèn cho HS kĩ năng đọc hiểu. Tránh đọc thầm chiếu lệ, hình thức (đọc lâm râm nhưng không nắm được nội dung, GV giao việc không cụ thể rõ ràng).
c. 3. Luyện đọc thuộc lòng:
Với những bài thuộc lòng GV cần cho HS luyện đọc kĩ hơn. Cần ghi bảng một số “từ chốt” để làm “điểm tựa”để HS đễ nhớ và thuộc sau đó xoá dần từ chốt; hoặc tổ chức trò chơi luyện HTL nhẹ nhàng tạo hứng thú cho HS.
d. 4. Đọc lướt :
Khi muốn cho học sinh tìm 1 từ, cụm từ, câu nào đó mà không phải phải tìm hiểu nội dung của câu đoạn đó, ta có thể cho học sinh đọc lướt cả đoan hay bài để tìm. Đọc lướt đòi hỏi học sinh lướt mắt nhanh tìm và nêu lên những yêu cầu của giáo viên. (Chủ yếu dành cho học sinh lớp 4, 5)
IV. Quy trình dạy Tập đọc:
* Đối với lớp 2-3:
- GV giới thiệu bằng lời, bằng câu hỏi ( tranh, ảnh) "GV đọc mẫu bài "Hướng dẫn
- HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ theo các bước sau:
 	+ Đọc nối tiếp từng câu ( bỏ qua giai đoạn đọc tiếng, từ ). Mục đích của bước đọc này là nhằm chia nhỏ văn bản cho nhiều HS được đọc, giúp GV phát hiện cách đọc, cách phát âm của từng em. GV chỉ cho HS dừng lại khi cần giúp HS sửa lỗi nếu có em phát âm sai; khen ngợi những HS đọc tốt.
+ Đọc tiếp nối từng đoạn trước lớp: Tạo điều kiện GV giúp HS đọc đúng những câu đặc biệt; nghỉ hơi đúng; hiểu đúng từ ngữ "làm mẫu cho HS đọc đúng khi đọc theo cặp, theo nhóm nhỏ.
+ Đọc từng đoạn trong nhóm: Tạo điều kiện cho 100% HS được luyện đọc
Thi đọc từng đoạn trước lớp đối với lớp 2. (Lớp 3 bỏ qua bước này).
Chú ý: tích hợp trong khi rèn đọc đúng: từ khó, câu khó, giải nghĩa từ ở chú thích. Nhấn giọng một số từ ngữ cần thiết.
- Hướng dẫn HS tìm hiểu bài: Khi tìm hiểu bài HS chủ yếu đọc thầm. GV giao nhiệm vụ cụ thể (đọc thầm phát hiện những từ ngữ, chi tiết hình ảnh; đọc thầm suy nghĩ trả lời câu hỏi) để kiểm soát đọc.
- Luyện đọc lại (hoặc HTL).
+ GV đọc diễn cảm từng đoạn hoặc cả bài ; lưu ý HS về giọng điệu chung của đoạn hoặc bài, những câu cần chú ý. Đối với Lớp 2-3 đọc diễn cảm chưa phải là yêu cầu bắt buộc. Do đó, tuỳ trình độ HS, GV có thể xác định mức độ cho phù hợp
+ Từng HS hoặc nhóm thi đọc.
* Về phân bố thời gian: (tùy theo từng bài mà có sự phân bố thời gian hợp lí.
- Phần kiểm tra bài cũ: 3-5 phút
- Bài mới:
+ Phần tìm hiểu nội dung bài: Từ 8- 10 phút
+ Ưu tiên cho phần luyện đọc và các hoạt động về đích: 20 phút
4.2 Chính tả: (Nghe – viết) Hai Bà Trưng
I. Mục tiêu:
- Nghe viết đúng bài chính tả,trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.Không mắc quá 5 lỗi trong bài.
- Làm đúng bài tập (2) a/b hoặc bài tập (3) a/b hoặc BTCT phương ngữ do giáo viên soạn.
- Có ý thức rèn chữ đẹp,giữ vở sạch
II.Đồ dùng dạy học : 
- Giáo viên : - Bảng phụ ghi sẵn nội dung bài tập 2a,bài tập 3b.
- Học sinh : - SGK,vở.
III.Các hoạt động dạy học :
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
30’
1.Bài mới a.Giới thiệu bài
b.Các hoạt động
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh nghe – viết.
Bước 1: Đọc đoạn 4.
? Vì sao từ bao đời nay nhận dân ta tôn kính Hai Bà Trưng ?
? Tìm hiểu tên riêng có trong bài ? Được viết như thế nào ?
Giảng : Hai và Bà viết hoa để tỏ lòng tôn kính lâu dần Hai Bà Trưng được dùng như tên riêng. Cho học sinh viết từ khó.
Bước 2: Giáo viên đọc cho học sinh viết
Nhắc học sinh cách trình bày.
Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập chính tả.
Bài 2a: Điền vào chỗ rống.
Bài 3b : Tìm từ
- Nhận xét dặn dò biểu dương những học sinh viết bài chính tả đẹp.
- 1 học sinh đọc lại
+ Hai Bà đã lãnh đạo nhận dân ta giải phóng đất nước,là hai vị anh hùng đầu tiên trong lịch sử nước nhà.
+ Tô Định,Hai Bà Trưng.
Viết hoa các chữ cái đầu mỗi tiếng.
- 2 học sinh lên bảng viết.Cả lớp viết vào vử nháp các từ sau: lần lượt,sụp đổ,khởi nghĩa, lịch sử
- Học sinh viết vào vở
 1 học sinh đọc yêu cầu.
- 1 học sinh lên bảng điền.Cả lớp làm vào vở;lành lặn, nao núng, lanh lảnh.
- Nhận xét – chữa bài
- 1 học sinh đọc câu b- Cả lớp làm vào vở.
**3. Kết quả đạt được: (ghi rõ đã tiếp thu, nắm bắt được những kiến thức nào)
Nhận biết được các nội dung cần tích hợp giáo dục trong các môn học và hoạt động giáo dục ở tiểu học; biết lựa chọn các địa chỉ tích hợp phù hợp và cách xác định mức độ tích hợp trong các bài học của từng môn học và hoạt động giáo dục ở tiểu học. Lập được kế hoạch dạy học tích hợp các nội dung giáo dục.
Sau khi tự bồi dưỡng môđun TH12“ Lập kế hoạch dạy học tích hợp các nội dung giáo dục ở Tiểu học” và áp dụng vào thực tế giáo dục sử dụng tiết kiệm năng lượng & hiệu quả trong môn học Thủ công tôi thấy đạt được một số kết quả sau:
- Qua phương pháp thảo luận, giáo viên có thể tổ chức cho học sinh thảo luận cả lớp hoặc thảo luận theo nhóm. Với phương pháp này giáo viên giúp học sinh nhận thức và có hành vi, thái độ đúng đắn về sự dụng năng lượng TK&HQ. 
- Qua phương pháp quan sát tranh ảnh, vật mẫu, thực tế môi trường xung quanh dưới sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh lĩnh hội những tri thức cần thiết về giáo dục sự dụng năng lượng TK&HQ
- Phương pháp trò chơi: Tùy nội dung chủ đề của môn học, bài học, GV có thể chọn trò chơi và tổ chức cho HS chơi phù hợp để lồng ghép giáo dục sử dụng năng lượng hiệu quả. 
4. Những nội dung bản thân sẽ vận dụng vào thực tiễn giảng dạy và giáo dục tại đơn vị: (nêu rõ các nội dung vận dung vào thực tế và cách thức vận dụng)
 Vận dụng các địa chỉ tích hợp, các nội dung cần tích hợp vào kế hoạch giảng dạy các môn học ở lớp Ba.
	Lựa chọn những phương pháp dạy học thích hợp vào từng bài học.
5. Những nội dung khó và những đề xuất về cách thức tổ chức bồi dưỡng nhằm giải quyết những nội dung khó này (ghi rõ từng nội dung, đơn vị kiến thức khó, ý kiến đề xuất cho những nội dung khó nêu trên):không 
6. Tự đánh giá (nêu rõ bản thân sau khi bồi dưỡng đã tiếp thu và vận dụng được vào thực tiễn công tác được bao nhiêu % so với yêu cầu và  kế hoạch)
- Sau khi bồi dưỡng bản thân đã tiếp thu và vận dụng được các kiến thức đã học vào thực tiễn công tác 85%.
Mô đun TH 15: Một số phương pháp dạy học tích cực ở tiểu học
1. Mục tiêu bồi dưỡng:
	- Hiểu được mục đích, đặc điểm, quy trình và điều kiện để thực hiện có hiệu quả một số phương pháp dạy học tích cực ở tiểu học.
- Biết cách vận dụng một số phương pháp dạy học tích cực vào dạy các môn học ở tiểu học.
2. Nội dung : 
	1. Phương pháp giải quyết vấn đề
	2. Phương pháp làm việc theo nhóm 
	3. Phương pháp hỏi đáp
3. Kết quả đạt được: (ghi rõ đã tiếp thu, nắm bắt được những kiến thức nào)
Nội dung:
Mô đun TH15: MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC Ở TIỂU HỌC.
* Tự học ngày: 03/02/2014.
Đọc tài liệu và nghiên cứu Lý thuyết
* Tự học ngày: 07/02/2014.
I.Đặt vấn đề:
Phương pháp dạy học tích cực là một thuật ngữ rút gọn, được dùng ở nhiều nước để chỉ những phương pháp giáo dục, dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học. Phương pháp dạy học tích cực hướng tới việc hoạt động hóa, tích cực hóa hoạt động nhận thức của người học, nghĩa là tập trung vào phát huy tính tích cực của người học chứ không phải là tập trung vào phát huy tính tích cực của người dạy, tuy nhiên để dạy học theo phương pháp tích cực thì giáo viên phải nổ lực nhiều so với dạy theo phương pháp thụ động. 
II.Mục tiêu:
- Hiểu được bản chất của phương pháp dạy học tích cực.
- Nắm được vai trò và nội dung cơ bản của một số phương pháp dạy học tích cực.
- Thực hiện được phương pháp dạy học tích cực trong một số bài giảng.
- Khẳng định sự cần thiết và có ý thức tự giác, sáng tạo áp dụng phương pháp tích cực.
* Tự học ngày: 14/02/2014.
III.Nội dung: 
1. Phương pháp dạy học tích cực là gì?
a. Định hướng đổi mới phương pháp dạy học:
Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học,

File đính kèm:

  • docBDTX.doc