SKKN Vận dụng các biện pháp dạy học tích cực và lồng ghép giáo dục kĩ năng sống trong phân môn Tập đọc lớp 4

1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến:

Năm học 2010 - 2011, BGD & ĐT cho biên soạn và thực hiện chương trình Giáo dục kĩ năng sống trong các môn học ở Tiểu học nhằm mục tiêu "Học để biết - Học để làm - Học để tự khẳng định mình và Học để cùng chung sống". Mục tiêu giáo dục phổ thông đã và đang chuyển hướng từ chủ yếu là trang bị kiến thức sang trang bị những năng lực cần thiết cho các em HS. Đặc biệt rèn luyện kĩ năng sống cho HS được xác định là một trong những nội dung cơ bản của Phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện- Học sinh tích cực".

Xuất phát từ những hoàn cảnh trên, tôi quyết định nghiên cứu và áp dụng đề tài “Vận dụng các biện pháp dạy học tích cực và lồng ghép giáo dục kĩ năng sống trong phân môn Tập đọc lớp 4".

 

doc33 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 27/04/2023 | Lượt xem: 226 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu SKKN Vận dụng các biện pháp dạy học tích cực và lồng ghép giáo dục kĩ năng sống trong phân môn Tập đọc lớp 4, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 hai hình thức nói và viết. Như vậy từ việc học sinh rèn các kĩ năng sống trong khi học tập để sau đó các em sẽ sử dụng kĩ năng đó vào cuộc sống hằng ngày. Để việc dạy học theo kĩ thuật “Trình bày một phút” hiệu quả cao trong việc lồng ghép kĩ năng sống cho học sinh giáo viên cần chọn những câu hỏi và nội dung kiến thức phù hợp cho dạy theo kĩ thuật “Trình bày một phút”.
Ví dụ: Câu hỏi 4: Em mơ ước đất nước ta sẽ phát triển như thế nào? Bài: Trung thu độc lập - Tiếng Việt 4 - Tập I - Trang 66.
Với câu hỏi 4 trong nội dung tìm hiểu bài, học sinh năng khiếu Tiếng Việt có khả năng bộc lộ bản thân các em dùng ngôn ngữ nói và viết trình bày về mơ ước của bản thân với tương lai của đất nước.
Câu hỏi 3: Em hiểu thế nào là “một bậc anh hùng kinh tế”? Bài: “Vua tàu thủy” Bạch Thái Bưởi - Tiếng Việt 4 - Tập I - Trang 116.
Bài: Ông Trạng thả diều - Giáo viên có thể đưa ra câu hỏi phần củng cố bài: Truyện đọc giúp em hiểu ra điều gì? Để trở thành người tài giúp ích cho đất nước em phải làm gì?
Trong bài tập đọc: Người tìm đường lên các vì sao Tiếng Việt 4 - Tập I - Trang 125. Giáo viên có thể đặt câu hỏi vào cuối bài nêu vấn đề như sau: Em hãy nói về ước mơ của mình và em làm thế nào để thực hiện ước mơ đó? Với câu hỏi nêu vấn đề như trên sau một thời gian suy nghĩ các em học sinh tự tin trình bày suy nghĩ của bản thân về mơ ước và nêu được việc thực hiện mơ ước. 
Vậy các câu hỏi dạy học theo kĩ thuật “Trình bày một phút” thường mang nội dung có tính bao quát cao thể hiện ý tưởng sâu sắc của cá nhân mỗi học sinh và thường là học sinh năng khiếu. Khi giáo viên đã tổ chức dạy học theo kĩ thuật “Trình bày một phút” thành công có ý nghĩa rất lớn trong lồng ghép kĩ năng sống nhất là kĩ năng thể hiện sự tự tin và kĩ năng giao tiếp. 
Như vậy việc hình thành kĩ năng sống cho học sinh không phải hình thành đơn lẻ trong một nội dung học tập nào đó trong bài mà các kĩ năng sống được hình thành lồng ghép qua việc giáo viên tổ chức cho học sinh tìm hiểu, hình thành kiến thức hay trong các nội dung của tìm hiểu bài thông qua các kĩ thuật dạy học tích cực.
4.3. Giáo viên đưa ra các tình huống tích cực có liên quan đến giáo dục kĩ năng sống để học sinh rèn luyện trong phần củng cố bài.
Việc dạy lồng ghép các kĩ năng sống đa số được thông qua việc học sinh nắm bắt các kiến thức trong sách giáo khoa. Song đối với việc giáo dục kĩ năng sống cần có sự linh hoạt về phương pháp của giáo viên dạy. Bằng nhiều hình thức tổ chức, bằng khả năng sáng tạo của bản thân giáo viên có thể đưa ra những tình huống cụ thể để học sinh hoàn thành tình huống đó và nó có hiệu quả rất nhiều trong quá trình rèn luyện kĩ năng sống cho các em.
Ví dụ: Dạy bài: " Chú Đất Nung" Tiếng Việt lớp 4, tập 1, trang 138.
Để giáo dục kĩ năng ứng phó với căng thẳng, kĩ năng thể hiện sự tự tin, kĩ năng tư duy sáng tạo, kĩ năng ra quyết định, kĩ năng đảm nhận trách nhiệm.....Giáo viên khi dạy xong phần tìm hiểu các câu hỏi trong sách giáo khoa, có thể ra một tình huống như sau: Nếu trong thực tế khi đi chơi ngang qua bờ sông, em thấy có một bạn đang ngã xuống dòng nước em sẽ làm gì? 
A. Bỏ về không cứu bạn vì mình không biết bơi.
B. Cứu bạn vào bờ.
C. Gọi người đến cùng cứu bạn.
Với tình huống đã đưa ra như trên tôi thấy học sinh rất căng thẳng, bằng Kĩ thuật "trình bày một phút" trả lời mỗi em đã chọn cho mình một phương án giải quyết.
- Một vài em quyết định theo phương án A.
- Số đông quyết định theo phương án C.
- Một số em quyết định theo phương án B.
Với những trường hợp chọn phương án A giáo viên gợi mở câu hỏi: Nếu em làm vậy bạn sẽ ra sao? Học sinh sẽ nói không biết, giáo viên cần gợi mở để học sinh cứu bạn bằng cách khác như dùng que, sào, dây thừng xuống dòng sông cứu bạn. Ứng dụng luôn ý nghĩa của bài học Chú Bé Đất thành chú Đất Nung cứu được hai người bột để giáo dục học sinh phải biết rèn luyện học bơi để có những quyết định đúng trong tình huống trên.
Trường hợp chọn phương án B: Hầu như các em này đều biết khả năng bơi lội, giáo viên cần giúp học sinh chia sẻ kĩ thuật cứu người chết đuối dưới nước để trách tai nạn cho bản thân" Bơi tới gần nhưng không cho người bị nạn ôm chặt vào mình mà khéo léo túm tóc hoặc quần áo, rồi kéo người vào bờ" sau đó làm hồi sức cấp cứu cho người bị nạn (nếu ngạt).
Với những học sinh chọn phương án C giáo viên đặt câu hỏi để học sinh chia sẻ thấy được cần khẩn trương gọi người bằng mọi biện pháp, mọi cách và phải khẩn trương.
Qua việc đưa ra những tình huống cụ thể phù hợp với bài học như trên thì có những hiệu quả rất cao trong việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh nhất là học sinh lớp Tiểu học. Các em thấy được trong cuộc sống với mỗi một sự việc xảy ra xung quanh mình cần có những quyết định nhanh chóng, dứt khoát thì hiệu quả công việc mới cao. Biết đảm nhận công việc, trách nhiệm, biết chia sẻ giúp đỡ người khác khi người khác gặp khó khăn, nguy hiểm.
4.4. Thực hiện dạy lồng ghép kĩ năng tránh gây căng thẳng áp lực với học sinh.
Để việc thực hiện lồng ghép các kĩ năng sống hiệu quả tốt tránh gây căng thẳng áp lực với học sinh tôi thường xuyên lồng ghép nội dung này trong cuối mỗi tiết học bằng nội dung câu hỏi hay tình huống phù hợp với bài học, chủ điểm trong bài từ đó giáo dục được kĩ năng cho học sinh.
Ví dụ: Khi dạy bài: "Dế Mèn bênh vực kẻ yếu" Tiếng Việt 4, tập 1 trang 15. Giáo viên cho học sinh “Trình bày một phút”nói về: “ Suy nghĩ của em về nhân vật Dế Mèn. Kể việc mình đã giúp người khác khi người khác gặp khó khăn.”
"Bài mẹ ốm" Tiếng Việt 4 tập 2 trang 9: Em học tập được điều gì từ bạn nhỏ. Em hãy kể lại việc mình đã chăm sóc mẹ hoặc người thân bị ốm.
Thông qua kĩ thuật dạy nhóm 4 học sinh trao đổi trình bày với bạn về trách nhiệm của bản thân với những việc làm của mình. Học sinh có cơ hội tham khảo nhiều ý kiến nhóm từ đó tích luỹ kỹ năng cơ bản áp dụng vào trong cuộc sống.
4.5. Kết hợp dạy nhiều kĩ năng trong cùng một nội dung kiến thức.
Trong quá trình dạy lồng ghép kĩ năng sống vào phân môn Tập đọc giáo viên cần linh hoạt sử dụng các kĩ thuật, phương pháp dạy học phù hợp để cùng một nội dung kiến thức có thể hình thành nhiều Kĩ năng sống cơ bản cho học sinh.
Ví dụ: Bài "Văn hay chữ tốt" trong Tiếng Việt 4, tập 1, trang 129. Giáo viên tổ chức học sinh thảo luận nhóm 4 câu hỏi 3 sách giáo khoa trang 130: " Cao Bá Quát quyết chí luyện viết chữ như thế nào?" Từ việc hợp tác thảo luận nhóm đạt hoàn thành câu hỏi học sinh rèn Kĩ năng giao tiếp, khả năng thể hiện sự tự tin, kĩ năng lắng nghe tích cực, kĩ năng hợp tác. 
+ Bằng tình huống cụ thể như: Em đã viết chữ đẹp chưa, để rèn luyện cho đẹp em đặt ra thời gian rèn luyện bao lâu để chữ mình viết đẹp hơn. Tình huống này học sinh cần suy nghĩ dùng các kĩ năng sống của bản thân để đưa ra quyết định thời gian rèn luyện, tự lập kế hoạch để đạt được mục tiêu đề ra, biết sắp xếp thời gian để rèn chữ, đảm nhận trách nhiệm để hoàn thành công việc đề ra.
Việc kết hợp nhiều rèn luyện kĩ năng sống để trong một một nội dung dạy học là rất quan trọng nó giúp học sinh được rèn luyện kĩ năng trong cùng một thời gian và các em biết kết hợp hợp lý các kĩ năng sống để giải quyết công việc một cách hiệu quả.
4.6. Áp dụng dạy lồng ghép kĩ năng sống vào một số bài tập đọc, học thuộc lòng lớp 4 không giới thiệu trong tài liệu giáo dục kĩ năng sống của Bộ giáo dục và đào tạo. 
 Một số bài tập đọc có thể lồng ghép nội dung giáo dục kĩ năng sống cho học sinh.
Ví dụ: Bài "Gà Trống và Cáo" Tiếng Việt 4 - Tập 1 - Trang 51 có thể rèn cho học sinh kĩ năng:
- Tư duy sáng tạo.
- Ra quyết định.
- Kĩ năng thương lượng
- Tư duy sáng tạo, bình luận phân tích.
Ngoài sử dụng linh hoạt phương pháp dạy học để rèn luyện các kĩ năng cần thiết cho học sinh giáo viên có thể yêu cầu học sinh xử lý tình huống cụ thể để rèn kĩ năng cơ bản khác.
Tình huống: "Nếu có một bạn có tiền rủ em đi đánh điện tử cùng, em có đồng ý đi cùng bạn không? 
+ Học sinh đưa ra ý kiến cùng phân tích trong trường hợp theo 2 hướng: 
- Đi chơi cùng bạn.
- Không đi chơi cùng bạn.
Từ việc rèn luyện xử lý tình huống học sinh có kĩ năng sống cơ bản để xử lý tình huống trong cuộc sống hàng ngày.
* Bài: Kéo co - Tiếng Việt 4 - Tập I - Trang 155. Ở bài này rèn cho học sinh kĩ năng:
 	- Tìm và xử lý thông tin.
- Ra quyết định.
- Tư duy sáng tạo, bình luận và phân tích.
* Bài: “Vẽ trứng” Tiếng Việt 4 - Trang 120 - Tập I. Rèn cho học sinh các kĩ năng:
- Tìm và xử lí thông tin.
- Ra quyết định.
- Tư duy sáng tạo, bình luận và phân tích.
4.7. Dạy nội dung giáo dục kĩ năng tự nhận thức, xác định giá trị về bản thân cho học sinh gắn với nội dung chính của từng chủ điểm của môn Tiếng Việt 4: 
	Hai kĩ năng tự nhận thức và xác định giá trị của bản thân những kĩ năng sống đặc trưng chiếm ưu thế trong môn Tiếng việt lớp 4 nói chung và phân môn Tập đọc nói riêng. Các kĩ năng này được tích hợp vào 9 chủ điểm chính của môn. Vậy muốn hình thành cho học sinh hai kĩ năng sống trên, giáo viên cần: 
	 Thứ nhất: hiểu rõ về nội dung của hai kĩ năng sống 	
* Kĩ năng tự nhận thức: là khả năng của con người hiểu và chính bản thân mình, như cơ thể, tư tưởng, các mối quan hệ xã hội xủa bản thân; biết nhận xét đánh giá đúng về tiềm năng, tình cảm, sở thích, thói quen, điểm mạnh điểm yếu.... của bản thân; quan tâm và luôn ý thức được mình đang làm gì, kể cả nhận ra lúc bản thân mình cảm thấy căng thẳng.
Tự nhận thức là một kĩ năng sống rất cơ bản của con người và là nền tảng để con người giao tiếp, ứng xử phù hợp với người khác cũng như để có thể cảm thông được với người khác. Ngoài ra, có hiểu đúng về mình, con người mới có thể có những quyết định, những sự lựa chọn đúng phù hợp với khả năng của bản thân, với điều kiện thực tế và yêu cầu xã hội. Ngược lại đánh giá không đúng về bản thân, với điều kiện thực tế và yêu cầu xã hội, những hạn chế, những sai lầm, thất bại trong cuộc sống và trong giao tiếp với người khác.
* Kĩ năng xác định giá trị: Là những gì con người coi là quan trọng, là có ý nghĩa đối với bản thân mình, có tác dụng định hướng cho suy nghĩ, hành động và lối sống của bản thân trong cuộc sống, Giá trị có thể là những chuẩn mực đạo đức, những chính kiến, những thái độ và thậm chí là thành kiến với một điều gì đó.
Giá trị có thể là giá trị vật chất hoặc giá trị tinh thần, có thể thuộc cá lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, đạo đức kinh tế....Mỗi người đều có một hệ thống giá trị riêng. Kĩ năng xác định giá trị là khả năng con người hiểu rõ được giá trị của bản thân. Kĩ năng xác đinh giá trị có ảnh hưởng lớn đến quá trình ra quyết định của mỗi người. Kĩ năng này còn giúp người ta biết tôn trọng người khác, biết chấp nhận rằng người khác có những giá trị và niềm tin khác.
Giá trị không phải là bất biến mà có thể thay đổi theo thời gian, theo các giai đoạn trưởng thành của con người. Giá trị phụ thuộc vào giáo dục, vào nền văn hoá vào môi trường sống, học tập và làm việc của cá nhân. 
Kĩ năng tự nhận thức, xác định giá trị nằm xuyên suốt trong hầu hết các bài Tập đọc theo các chủ điểm của môn Tiếng Việt lớp 4: Dế mèn bênh vực kẻ yếu; Một người chính trực; Chị em tôi; Trung thu độc lập; Văn hay chữ tốt; Chú Đất Nung; Bốn anh tài; Anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa; Vẽ về cuộc sống an toàn; Khuất phục tên cướp biển; Ga-vrốt ngoài chiến luỹ; ....
Thứ hai: Giáo viên xác định rõ nội dung giáo dục của từng chủ điểm từ đó lồng ghép hình thành kĩ năng nhận thức và xác định giá trị cho học sinh trong quá trình dạy các bài Tập đọc trong môn Tiếng Việt lớp 4, giáo viên phải rèn kĩ năng sống gắn liền với nội dung giáo dục theo chủ điểm chính; xác định rõ giá trị tự nhận thức; xác định giá trị đối với từng cá nhân học sinh trong mỗi chủ điểm là gì?
Chủ điểm: " Thương người như thể thương thân" Qua việc tìm hiểu các bài Tập đọc thuộc chủ điểm, giúp học sinh nhận rõ trách nhiệm của bản thân đối với mọi người trong xã hội biết thương yêu giúp đỡ, đùm bọc những người có hoàn cảnh khó khăn, hoạn nạn biết đoàn kết để tạo ra sức mạnh được giáo dục kĩ năng sống qua các bài: Dế Mèn bênh vực kẻ yếu; Mẹ ốm; Thư thăm bạn; Người ăn xin; ....
Ví dụ: Khi dạy bài "Người ăn xin" thông qua việc tìm hiểu nội dung của câu chuyện học sinh nhận ra tấm lòng nhân hậu của cậu bé với ông lão ăn xin và học sinh sẽ trả lời câu hỏi xử lý tình huống: "Em hãy bày tỏ suy nghĩ của bản thân về hành động của cậu bé trong truyện. Giáo viên tổ chức theo kĩ thuật “Trình bày một phút” học sinh trình bày suy nghĩ của bản thân về hành động của cậu bé trong truyện. Từ đó học sinh nêu ra những việc cần làm trong câu hỏi tình huống 2: “ Nếu em là cậu em sẽ làm gì?". 
Học sinh trình bày ý kiến từ đó giáo dục những kĩ năng sống của học sinh, tự nhận xét về giá trị bản thân về vấn đề nhân hậu đoàn kết giúp đỡ người khác khi họ gặp hoàn cảnh khó khăn.
Chủ điểm: " Măng mọc thẳng" giúp học sinh nhận rõ trách nhiệm bản thân biết rèn luyện đức tính ngay thẳng, thật thà từ đó ứng xử trong các tình huống cụ thể trong cuộc sống như: thành thật trong học tập, biết trả lại đồ nhặt được cho người khác, biết tự nhận lỗi, sửa lỗi, khi không may mắc lỗi. Kĩ năng sống được giáo dục qua các bài: Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca; Một người chính trực; Hai chị em; ...
Ví dụ: Khi dạy bài "Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca" Giáo viên giúp học sinh tìm hiểu được sự thẳng thắn nhận lỗi và sự dằn vặt bản thân của An-đrây-ca khi cậu bé làm sai lời mẹ dặn. Trường hợp này giáo viên đưa ra tình huống: Mỗi người trong cuộc sống đều va vấp và mắc lỗi, khi mắc lỗi chúng ta cần có thái độ như thế nào? Tự trao đổi nhóm đôi với bạn về việc mình đã sửa sau khi mắc lỗi.
Từ việc xử lí tình huống giúp rèn cho học sinh những kĩ năng sống cơ bản: kĩ năng tự nhận thức; kĩ năng ra quyết định; ...
Chủ điểm: "Trên đôi cánh với ước mơ" với các bài Tập đọc: Trung thu độc lập; Thưa chuyện với mẹ; ... Giáo dục cho học sinh biết ước mơ, tin vào ước mơ cao đẹp và quyết tâm thực hiện ước mơ mình đặt ra.
Ví dụ: Chủ điểm: "Trên đôi cánh ước mơ" bằng kĩ thuật "Khăn trải bàn" giáo viên chia lớp thành các nhóm 4 để học sinh hoàn thành câu hỏi 4: "Em mơ ước đất nước ta mai sau sẽ phát triển như thế nào?" trang 67 trong bài tập đọc "Trung thu độc lập" - Tiếng Việt 4 - Tập I, để học sinh thể hiện mơ ước của bản thân đối với tương lai của đất nước. Học sinh hoàn thành kĩ năng "Ra quyết định". Đồng thời giáo viên đưa câu hỏi tình huống, tổ chức học sinh trình bày 1 phút để học sinh bày tỏ trách nhiệm của bản thân đối với công việc xây dựng đất nước trong tương lai. Để đất nước Việt Nam ngày càng giàu mạnh và thế hệ trẻ các em cần làm gì?
Chủ điểm: " Có chí thì nên" thể hiện kỹ năng nhận thức, ý thức tranh đấu chiến thắng trước mọi khó khăn trong cuộc sống được xuyên suốt cả chủ điểm các em sẽ thấy được đối với một con người cần được rèn luyện ý chí, khả năng tự vươn lên khi gặp khó khăn nguy hiểm, con người có nghị lực để vượt qua khó khăn trong cuộc sống thì sẽ chiến thắng nó và gặt hái được nhiều thành công trong cuộc sống.
Ví dụ: Dạy bài “Vua tàu thủy” Bạch Thái Bưởi” - Tiếng Việt 4 - Tập I - Trang 115 để hoàn thành câu hỏi 4: "Theo em nhờ đâu mà Bạch Thái Bưởi thành công?" trang 116 trong bài tập đọc "Vua tàu thuỷ” Bạch Thái Bưởi" giáo viên sử dụng Kỹ thuật động não để học sinh suy nghĩ, trả lời, nêu ý kiến của bản thân về sự thành công của Bạch Thái Bưởi. Thấy được ông là một bậc anh hùng kinh tế nhờ tài giỏi, có ý chí quyết tâm cao trong công việc. Từ đó giáo viên nêu câu hỏi hoặc tình huống để học sinh tìm hiểu tình huống nêu hướng giải quyết để tích luỹ kĩ năng sống cho bản thân: " Đức tính quan trọng để mỗi chúng ta thu được thành công trong cuộc sống là đức tính nào?" 
Chủ điểm: "Người ta là hoa đất" học sinh thấy được ẩn trong mỗi con người đều có sức mạnh phi thường, một vẻ đẹp tiềm ẩn phải sử dụng nó trong mục đích cao đẹp cho mọi người, cho xã hội hoà bình để con người sống trong hạnh phúc: Bốn anh tài; Anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa; Khúc hát ru những em lớn trên lưng mẹ; ....
Ví dụ: Dạy bài: Bốn anh tài - Tiếng Việt 4 - Tập II - Trang 13, sau khi học sinh trả lời câu hỏi 4: Ý nghĩa của câu chuyện này là gì? Học sinh thấy được sức khỏe, tài năng, tinh thần đoàn kết sẽ tạo ra sức mạnh của con người; giáo viên đưa tình huống: Để tham thi trò chơi đua thuyền trên cạn trường tổ chức đầu xuân mới, các em cần làm gì để đạt thành tích cao nhất? Việc tổ chức cho học sinh thảo luận đưa ra ý kiến cũng là một trong những trải nghiệm đầu tiên về kĩ năng sống.
Chủ điểm: " Những người quả cảm" gồm các bài Tập đọc: Khuất phục tên cướp biển; Thắng biển; Ga-vrốt ngoài chiến luỹ. Nhờ lòng dũng cảm của con người mà xã hội trật tự, cuộc sống mọi người an lành, hạnh phúc.
Ví dụ: Bằng kỹ thuật dạy học “trình bày một phút” giáo viên hướng dẫn cho học sinh nêu ý kiến của bản thân nhận xét về nhân vật bác sỹ Ly trong câu truyện "Khuất phục tên cướp biển" để thấy sự dũng cảm, cương quyết đấu tranh với tên cướp biển của bác sỹ, đem lại sự bình yên cho người dân ở đó. Sau đó cho tổ chức cho học sinh xử lý một tình huống có thể gặp trong cuộc sống học sinh thường ngày, để học sinh rèn kĩ năng thương lượng theo nội dung chủ điểm: "Những người quả cảm"
Trong lớp có một bạn học sinh trai rất nghịch ngợm, khoẻ và hay đánh bạn, gây mất trật tự trong lớp. Nếu em là học sinh trong lớp em sẽ làm gì?
A. Lặng im không nói gì vì sợ bạn đánh.
B. Gần gũi, tìm hiểu nguyên nhân bạn nghịch và khuyên bạn không nghịch nữa vì nghịch ngợm không có lợi cho bản thân mà còn ảnh hưởng tới người khác.
C. Báo cho bố mẹ bạn biết.
Chủ điểm: " Khám phá thế giới" thế giới rộng lớn ẩn, khám phá những bí ẩn đó là trách nhiệm của mỗi cá nhân cần có sức chứa đựng nhiều bí mạnh, lòng quyết tâm cao để đem lại cho mọi người những hiểu biết còn bí ẩn ở trong lòng thế giới mênh mông: Hơn một nghìn ngày vòng quanh trái đất....
Chủ điểm: "Tình yêu cuộc sống" Mỗi con người cần có niềm vui, niềm hạnh phúc đối với cuộc sống để cuộc sống tươi đẹp và có ý nghĩa hơn, cần sống lạc quan để vượt qua muôn ngàn gian khổ, nguy hiểm của cuộc sống.
Kĩ năng tự nhận thức, xác định giá trị về bản thân là một trong những đánh giá quan trọng của con người về việc tự nhận, tự đánh giá khả năng của bản thân giúp các em sẽ luôn vững vàng trước khó khăn, thử thách, biết ứng xử hợp lý, không ngừng thúc đẩy sự phát triển cá nhân, giúp ngăn ngừa những hành vi như: ăn chơi sa đoạ, bạo lực, nghiện ngập, không có ý thức trách nhiệm trước bản thân, gia đình và xã hội do thiếu kỹ năng sống tự nhận thức trong mỗi bản thân học sinh.
Chính vì thế tôi thấy kĩ năng tự nhận thức, tự đánh giá về bản thân cho học sinh là một trong những kĩ năng quan trọng cần kết hợp giáo dục lồng ghép theo chủ điểm của môn Tiếng Việt trong phân môn Tập đọc. Để việc lồng ghép có hiệu quả mỗi giáo viên cần hiểu rõ về các kĩ năng trên và giáo dục xuyên suốt theo các bài Tập đọc của tất cả chủ điểm trong môn Tiếng Việt lớp 4 qua việc tổ chức dạy học bằng các biện pháp tích cực.
4.8. Bài soạn chi tiết cho tiết học minh hoạ
Bài 50: Khuất phục tên cướp biển
I. Mục đích yêu cầu: 
Học xong bài này học sinh có khả năng:
+ Đọc trôi chảy lưu loát toàn bài. Bước đầu biết đọc diễn cảm bài văn giọng khoan thái nhưng dõng dạc, phù hợp với diễn biến câu chuyện. Biết đọc diễn cảm một đoạn phân biệt lời nhân vật với nội dung diễn biến của sự việc.
+ Hiểu các từ: nín thít, gườm gườm, làu bàu, man rợ, nghiêm nghị
+ Hiểu nội dung: Ca ngợi hành động dũng cảm của bác sỹ Ly trong cuộc đối đầu với tên cướp biển.
II. Đồ dùng:
- Tranh phóng to minh hoạ cho bài tập đọc.
- Bảng nhóm viết đoạn: “ Chúa tàu trừng mắt nhìn bác sỹ quát.cho đến Bác sỹ Ly vẫn dõng dạc và quả quyết”.
III. Các kỹ năng sống cơ bản được giáo dục.
- Tự nhận thức: Xác định giá trị cá nhân (Nhận ra hành động dũng cảm trong cuộc sống đấu tranh với cái ác đem lại cuộc sống bình yên cho mọi người, có ý thức dũng cảm đấu tranh trước cái xấu, cái ác để mang lại cuộc sống hạnh phúc bình yên cho con người).
- Suy nghĩ và có tư duy sáng tạo, khả năng phân tích và bình luận về các nhân vật và hành động của các nhân vật.
- Có quyết định nhanh hợp lý với tình huống trong cuộc sống.
- Biết thương lượng giải quyết mâu thuẫn một cách hiệu quả.
IV. Các phương pháp dạy học cần sử dụng.

File đính kèm:

  • docskkn_van_dung_cac_bien_phap_day_hoc_tich_cuc_va_long_ghep_gi.doc