SKKN Một số biện pháp sử dụng trò chơi trong dạy học Tiếng Anh lớp 3 nhằm làm tăng hứng thú học tập của học sinh

1. Tên sáng kiến:

Một số biện pháp sử dụng trò chơi trong dạy học Tiếng Anh lớp 3 nhằm làm tăng hứng thú học tập của học sinh.

2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Môn Tiếng Anh

3. Tác giả:

- Họ và tên: NGUYỄN THỊ GIANG Nữ

- Ngày, tháng, năm sinh: 14/02/1991

- Trình độ chuyên môn: Đại học

- Chức vụ, đơn vị công tác: Giáo viên Trường Tiểu học Lê Ninh

- Điện thoại: 0983495684

4. Đơn vị áp dụng sáng kiến lần đầu: Trường Tiểu học Lê Ninh

3. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: Sách giáo khoa.

6. Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu: Năm học 2015 - 2016

 

docx28 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 26/04/2023 | Lượt xem: 172 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu SKKN Một số biện pháp sử dụng trò chơi trong dạy học Tiếng Anh lớp 3 nhằm làm tăng hứng thú học tập của học sinh, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
kiện học tập thì yếu tố chủ quan như phương pháp dạy học cũng có ảnh hưởng lớn đến hứng thú học tập của người học. Chính vì vậy mà tôi đã chọn đề tài Một số biện pháp sử dụng trò chơi trong dạy học Tiếng Anh lớp 3 nhằm làm tăng hứng thú học tập của học sinh làm vấn đề nghiên cứu trong sáng kiến của mình.
1.2. Vai trò của trò chơi trong dạy học Tiếng Anh:
- Trò chơi tạo ra môi trường giao tiếp tự nhiên, các em tích cực, chủ động thi đua trong việc chiếm lĩnh tri thức. Học sinh được thực hành nhiều hơn, giao tiếp nhiều hơn.
- Trò chơi kích thích hứng thú học tập bộ môn. Các em không bị áp lực bởi những câu hỏi cá nhân mà tính chính xác hết sức rạch ròi. Các em được hoà nhập, hợp tác trong quá trình chơi nên sẽ tự nhiên, hào hứng tự tin hơn.
- Trò chơi giúp học sinh biết cách vận dụng kiến thức, kĩ năng giao tiếp, tích cực, chủ động phát huy vốn kiến thức, kinh nghiệm của bản thân để ứng xử sáng tạo trong các tình huống cụ thể.
- Trò chơi giúp các em chủ động lựa chọn kiến thức và thao tác tư duy thích hợp để có những phản ứng ngôn ngữ cần thiết trong từng cảnh huống giao tiếp. Trò chơi là hình thức mang tính ứng dụng cao, gần gũi với cuộc sống nên ngoài mục đích về kiến thức, kĩ năng, nó còn đặt nền móng cho các em hoà nhập vào cuộc sống cộng đồng.
- Học sinh bộc lộ những điểm mạnh, điểm yếu của bản thân về kiến thức, giao tiếp hay về kĩ năng vận dụng qua trò chơi. Theo đó người thầy có thể quan tâm bồi dưỡng hoặc giúp đỡ từng cá nhân học sinh.
- Thông qua trò chơi học sinh biết cách hợp tác trong nhóm, theo cặp khi được yêu cầu. Từ đó các em biết phát huy sức mạnh tập thể trong quá trình học tập.
1.3. Tính ưu việt của sáng kiến:
Hứng thú học tập là một nhân tố quan trọng quyết định chất lượng và hiệu quả của việc học, do đó khi các em hào hứng học Tiếng Anh, đặc biệt là hào hứng sử dụng Tiếng Anh thông qua các trò chơi trong các giờ học Tiếng Anh thì các em đã tự mình sử dụng Tiếng Anh như là ngôn ngữ giao tiếp của chính bản thân mình. Như vậy là các em có thể học Tiếng Anh một cách dễ dàng, chủ động và hiệu quả.
Cơ sở lý luận của vấn đề:
	Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO là một bước ngoặt rất lớn đánh dấu sự trưởng thành của nước ta. Việc giao lưu buôn bán, hợp tác giữa các nước ngày càng được mở rộng, và ngoại ngữ, đặc biệt là Tiếng Anh được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực của đời sống: khoa học, thương mại, y tế  Do vậy, học Tiếng Anh là rất cần thiết và hữu ích đặc biệt là thế hệ trẻ.
	Ngày nay việc học ngoại ngữ rất phong phú và đa dạng song với bất kỳ đối tượng và hình thức nào thì mục đích cuối cùng đều là rèn cho người học bốn kĩ năng cơ bản: nghe, nói, đọc, viết. Trong mỗi đơn vị bài học cụ thể thì những kĩ năng này đều được rèn luyện phát triển nhằm mục đích giúp học sinh có đủ tự tin để sử dụng Tiếng Anh như ngôn ngữ của chính mình trong đời sống hằng ngày.
Để đạt được mục tiêu đã đề ra đó đòi hỏi phải có sự nỗ lực hết sức của các cấp lãnh đạo và đặc biệt là sự nỗ lực trong giảng dạy và học tập của thầy và trò.
Thực trạng hứng thú học tập của học sinh khi tham gia các hoạt động học tập trong giờ học Tiếng Anh:
Qua thực tế giảng dạy học sinh lớp 3 ở trường, tôi nhận thấy một số học sinh hào hứng với việc học Tiếng Anh, nhưng bên cạnh đó vẫn còn nhiều em vẫn còn sợ học, ngại học, nhiều em chưa hào hứng và rất thụ động khi tham gia các hoạt động học tập trong giờ học Tiếng Anh. Các hoạt động trong giờ học thường yêu cầu học sinh phải vận dụng kiến thức linh hoạt, chính xác, dùng nhiều Tiếng Anh, hình thức tổ chức dạy học của giáo viên có thể chưa hấp dẫn và khả năng sử dụng Tiếng Anh của các em chưa tốt nên các em không hào hứng tham gia cáchoạt động học tập, như vậy càng ngày các em càng không có hứng thú với môn học. Điều đó khiến cho các em gặp rất nhiều khó khăn khi sử dụng Tiếng Anh. Như vậy thì chất lượng dạy và học môn Tiếng Anh không thể nâng cao, và càng không thể đạt được mục tiêu là thanh niên Việt Nam tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng, đại học có năng lực sử dụng Tiếng Anh độc lập, tự tin trong giao tiếp, học tập, làm việc trong môi trường hội nhập, đa văn hóa, làm sao biến Tiếng Anh trở thành thế mạnh của nguồn nhân lực Việt Nam, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.
Để có biện pháp hiệu quả sử dụng trò chơi trong dạy học Tiếng Anh nhằm làm tăng hứng thú học tập của các em, tôi đã tiến hành một tiết dạy thực nghiệm không sử dụng các trò chơi để khảo sát hứng thú học tập khi tham gia các hoạt động học tập môn Tiếng Anh của các em học sinh lớp 3 vào đầu học kì I năm học 2015-2016 và có biện pháp hiệu quả sử dụng trò chơi trong dạy học Tiếng Anh nhằm làm tăng hứng thú học tập của các em (Phụ lục 1). Sau khi tiến hành khảo sát, kết quả học sinh đạt như sau:
Sĩ số
HS tích cực tham gia vào các hoạt động học tập
HS có ý thức tham gia vào các hoạt động học tập
HS chưa tích cực tham gia vào các hoạt động học tập
SL
%
SL
%
SL
%
39
12
20,3
17
28,8
30
30,8
Các giải pháp, biện pháp thực hiện:
Qua kết quả trên tôi nhận thấy còn nhiều học sinh chưa hào hứng khi tham gia các hoạt động trong giờ học Tiếng Anh, số lượng học sinh tích cực tham gia vào các hoạt động học tập đạt thấp (20,3 %), số lượng học sinh số lượng học sinh tích cực tham gia vào các hoạt động học tập chiếm nhiều (30,8 %). Điều đó chứng tỏ rằng các em học sinh chưa hứng thú tham gia các hoạt động trong giờ học Tiếng Anh, nhiều em vẫn có tâm lý sợ hoặc ngại học Tiếng Anh. Vậy làm thế nào để có biện pháp làm tăng hứng thú học tập của các em là điều mà giáo viên dạy môn Tiếng Anh cấp Tiểu học cần phải lưu tâm. Qua thực tế giảng dạy và hướng dẫn học sinh lớp 3 ở trường, tôi đưa ra sáng kiến Một số biện pháp sử dụng trò chơi trong dạy học Tiếng Anh lớp 3 nhằm làm tăng hứng thú học tập của học sinh như sau:
4.1. Giáo viên dạy Tiếng Anh phải nắm rõ các trò chơi cũng như cách thức tổ chức các trò chơi được sử dụng trong các giờ học Tiếng Anh:
	Giáo viên chính là người dẫn đường, tổ chức các hoạt động học tập của học sinh, đặc biệt giáo viên là người đóng vai trò quan trọng trong sự thành công khi tổ chức một trò chơi trong giờ học. Giáo viên không chỉ là người lựa chọn trò chơi phù hợp với nội dung và mục tiêu bài học cũng như khả năng học tập của học sinh, mà còn là người đưa những quy tắc của trò chơi, nhiệm vụ của học sinh trong trò chơi. Do đó giáo viên dạy Tiếng Anh phải nắm rõ các trò chơi cũng như cách thức tổ chức các trò chơi được sử dụng trong các giờ học Tiếng Anh.
	Giới thiệu một số trò chơi thường được sử dụng trong giờ học Tiếng Anh:
4.1.1. Pelmanism:
* Mục đích: Giúp học sinh luyện tập về từ vựng, dạng động từ, từ đồng nghĩa, trái nghĩa và những vấn đề có liên quan đến nhau. Rèn cho học sinh kĩ năng tư duy và hoạt động nhóm.
* Chuẩn bị: Giáo viên chuẩn bị một số cặp thẻ với 1 mặt là các chữ số và một mặt là các từ (có thể là tranh ảnh).
* Tiến hành:
- Gắn những tấm thẻ đó lên bảng (không theo thứ tự) sao cho học sinh chỉ nhìn thấy phần số.
- Cho học sinh chơi theo 2 đội để chọn 2 con số trong các con số đó. Giáo viên lật 2 thẻ đó lên, nếu 2 thẻ đó đúng là 1 cặp thì đội đó được giữ cặp thẻ đó, nếu sai thì giáo viên lại úp 2 cặp thẻ xuống và cho các đội chơi tiếp tục đến khi chọn hết các cặp thẻ.
Đội nào có được số thẻ nhiều hơn là đội chiến thắng.
Ví dụ: Phụ lục 2
4.1.2. Shark attack:
- Giáo viên giới thiệu trò chơi bằng cách vẽ lên bảng hình một con cá mập, những bậc thang (hình vẽ), gắn hình 1 cô gái (cậu bé) ở bậc thang trên cùng, và thu hút sự chú ý của học sinh bằng những câu hỏi như: “What is this?”, “What are these?”, “Who is this?”
* Mục đích: Giúp học sinh luyện tập về từ vựng, và bảng chữ cái. Rèn cho học sinh kĩ năng tư duy và hoạt động nhóm.
* Tiến hành:
Ví dụ: Phụ lục 3
4.1.3. Kim’s game:
* Mục đích: Giúp học sinh luyện trí nhớ. Rèn cho học sinh kĩ năng viết và hoạt động nhóm.
* Tiến hành: 
- Chia lớp làm 2 đội.
- Đặt 1 số đồ vật vào 1 chiếc khay.
- Đi vòng quanh lớp sao cho tất cả học sinh có thể nhìn thấy tất cả các đồ vật đó.
* Giáo viên đưa ra hướng dẫn: 
- Yêu cầu học sinh gập sách vở.
- Đặt bút xuống.
- Nhìn tất cả các đồ vật trong khay.
 - Giáo viên đậy khay lại và yêu cầu học sinh viết tên tất cả các đồ vật mà chúng thấy.
- Sau đó gọi 2 học sinh lần lượt đọc to tên các đồ vật đó bằng tiếng Anh. Đội nào viết được nhiều tên đồ vật hơn là đội chiến thắng.
Ví dụ: Phụ lục 4
4.1.4. Noughts and crosses:
* Mục đích: Rèn cho học sinh kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực hành, và hoạt động nhóm.
* Tiến hành: 
- Học sinh có thể chơi theo 2 đội. 
- Giáo viên vẽ lên bảng 1 bảng với 9 ô trống.
- Mỗi ô trống là 1 từ.
- Học sinh phải chọn mỗi con số trong ô trống , giáo viên sẽ đư ra từ sau con số đó và học sinh nhóm đó phải đặt câu với từ trong ô trống đó để đánh dấu 0 hoặc X cho đội của mình nếu đặt câu đúng.
- Đội nào đạt được 1 đường thẳng gồm 3 dấu 0, hoặc 3 dấu X là đội chiến thắng.
Ví dụ: Phụ lục 3
4.1.3. Guesing game:
* Mục đích: Giúp học sinh ôn tập những từ vựng mà đã học trong tiết học đó hoặc trong cả bài học. Rèn cho học sinh kĩ năng tư duy và hoạt động cá nhân.
* Tiến trình:
- Yêu cầu mỗi học sinh chuẩn bị một mảnh giấy.
- Trên một mảnh giấy học sinh viết một từ hoăc một câu liên quan đến kiến thức vừa học.
- Giáo viên có thể đưa ra 1 câu với những chỗ trống để học sinh điền từ.
- Gọi một học sinh lên trước lớp với mảnh giấy có ghi từ mà họ vừa viết,
- Những học sinh còn lại trong lớp hỏi người đó những câu hỏi trả lời YES/NO để đoán xem từ gì có trong mảnh giấy đó.
- Người chiến thắng sẽ tiếp tục lên trước lớp và trò chơi tiếp tục dến hết lớp hoặc hết thời gian.
Ví dụ: Phụ lục 6
4.1.6. Chinese whisper:
* Mục đích: Giúp học sinh luyện tập một đơn vị kiến thức dưới hình thức một câu, rèn cho học sinh kĩ năng phát âm và hoạt động nhóm.
* Tiến hành: 
- Chia lớp thành 2 hoặc 3 đội.
- Giáo viên hoặc 1 học sinh quản trò sẽ nói thầm vào tai 1 học sinh đầu tiên của từng đội. 
- Học sinh này sẽ thì thầm truyền lại câu nói đó cho 1 bạn bên cạnh mình. Bạn đó lại tiếp tục nói thầm cho bạn khác. Cứ tiếp tục như vậy cho đến bạn cuối cùng thì nói to, hoặc viết câu đó lên bảng.
- Nhóm nào có đáp án chính xác và nhanh nhất là nhóm chiến thắng.
Ví dụ: Phụ lục 7
4. 2. Giáo viên dạy Tiếng Anh phải nắm rõ và tổ chức trò chơi theo đúng tiến trình:
	Để có thể tổ chức thành công và hiệu quả một trò chơi thì giáo viên phải nắm rõ và tổ chức trò chơi theo đúng tiến trình để tránh mất kiểm soát do học sinh quá hào hứng hay lúng túng do chưa nắm rõ luật chơi khi tham gia trò chơi.
	Tiến trình tổ chức một trò chơi:
- Bước 1: Giới thiệu tên trò chơi.
- Bước 2: Thành lập đội chơi (cả lớp, nhóm, đội )
- Bước 3: Hướng dẫn cách chơi.
- Bước 4: Làm mẫu.
- Bước 3: Tiến hành.
- Bước 6: Tổng kết.
	Ở mỗi bước thực hiện tiến trình tổ chức một trò chơi giáo viên phải đảm bảo các yêu cầu cụ thể như sau để đạt được hiệu quả tốt nhất:
	Bước 1: Giới thiệu trò chơi: Ở bước này khi giới thiệu trò chơi giáo viên phải đảm bảo sự liên kết giữa nội dung trò chơi với nội dung bài học; tạo ra sự tò mò cho, muốn khám phá cho học sinh.
Bước 2: Thành lập đội chơi (cả lớp, nhóm, đội ): Tùy theo mục tiêu của trò chơi cũng như mục tiêu cần đạt đến của tiết học mà giáo viên có thể tổ chức cho lớp chơi theo các đội chơi khác nhau.
Bước 3: Hướng dẫn cách chơi: Ở bước này giáo viên cần hướng dẫn cách chơi, cách tính điểm một cách đầy đủ, gắn gọn, chi tiết và dễ hiểu. Nếu học sinh đã quen thuộc với trò chơi có thể yêu cầu 1 hoặc 2 học sinh nêu lại cách chơi trước lớp.
Bước 4: Làm mẫu: Đối với bất kì trò chơi nào giáo viên cũng phải làm mẫu trước 1 hoặc 2 lần với học sinh hoặc yêu cầu 2 học sinh làm mẫu trước lớp để học sinh dễ hiểu các việc mình cần phải làm trong trò chơi.
Bước 3: Tiến hành: Ở bước này người làm chủ hoạt động là học sinh, giáo viên chỉ là người quản trò, có trách nhiệm theo dõi và giúp đỡ học sinh. Nếu học sinh đã thành thục với trò chơi, hoặc sau khi giáo viên làm mẫu 1 lần có thể yêu cầu 1 hoặc 2 học sinh làm quản trò như vậy sẽ phát huy được năng lực học tập của học sinhvà sự tương tác giữa các em với nhau.
Bước 6: Tiến hành: Ở bước này người làm chủ hoạt động là giáo viên. Giáo viên có thể tự mình hoặc hướng dẫn học sinh tổng kết kết quả, điểm số của trò chơi. Dựa vào kết quả đó và quá trình học sinh tham gia trò chơi. Sau đó giáo viên đưa ra kết luận về cá nhân, nhóm hay đội chiến thắng trong trò chơi. Ở phần này không thể thiếu sự tuyên dương và động viên học sinh nhằm làm cho các em học sinh dù chiến thắng hay chưa chiến thắng đều cảm thấy hào hứng.
4.3. Tổ chức trò chơi phù hợp với mục tiêu, nội dung kiến thức và thời lượng bài học, tiết học:
Trước hết giáo viên phải nắm vững mục tiêu, nội dung kiến thức bài học và một số thủ thuật dạy học thích hợp với mỗi đơn vị kiến thức. Theo đó giáo viên lựa chọn tình huống, thời điểm có thể sử dụng trò chơi, cũng như loại trò chơi mang lại hiệu quả cao nhất cho bài học, tiết học đó. Hơn nữa, trò chơi đưa ra phải hướng tới học sinh nhằm phát huy tối đa tư duy ngôn ngữ và kĩ năng thực hành của học sinh.
Tạo hứng thú, thu hút học sinh vào bài giảng (Warm up – khởi động) ta chọn trò chơi Shark attack, Hang man, word square, Pelmanism 
Ví dụ: Phụ lục 3
Vận dụng kiến thức mới, luyện nói, luyên đọc ta áp dụng trò chơi Noughts and crosses, Lucky number, Find someone who, Chain game 
Ví dụ: Phụ lục 3
Củng cố kiến thức, luyện tập có thể áp dụng trò chơi Bingo, guessing game, Pyramid, kim’s game, net work, 
Ví dụ: Phụ lục 6
4. 4. Tổ chức trò chơi phù hợp với thời lượng bài học, tiết học:
Thời gian tổ chức trò chơi phải đảm bảo đủ để có thể gợi mở, áp dụng hay củng cố nội dung kiến thức trong bài học. Nếu thời gian tổ chức trò chơi quá ngắn sẽ khiến học sinh hụt hẫng chưa đủ để các em liên tưởng hay luyện tập, củng cố nội dung kiến thức. Nếu thời gian tổ chức trò chơi quá dài sẽ khiến học sinh cảm thấy nhàm chán, làm mờ nhạt nội dung hay các hoạt động chính của tiết học. 
Tổ chức trò chơi sẽ giúp cho học sinh hứng thú hơn với bài học nhưng không tổ chức quá nhiều trò chơi không trong một tiết học vì như vậy sẽ làm mờ nhạt nội dung hay các hoạt động chính của tiết học, khiến cho học sinh không còn hào hứng khi chơi trò chơi nữa và khiến các em khó xác định nội dung kiến thức chính trong bài học.
Ví dụ: Phụ lục 8
4. 3. Trò chơi đưa ra phải phù hợp với khả năng của học sinh và tạo cơ hội cho mọi đối tượng học sinh có thể tham gia:
Ngoài việc phù hợp với mục tiêu, nội dung kiến thức và thời lượng tiết học thì trò chơi đưa ra phải phù hợp với năng lực của học sinh. Trò chơi không nên quá dễ hay quá khó để các em có thể tham gia một cách tích cực. Nếu trò chơi quá dễ so với năng lực học tập của các em học sinh thì các em sẽ không thực sự tập trung trong quá trình hoạt động. Nếu trò chơi quá khó, quá phức tạp thì sẽ rất khó để các em tích cực và chủ động trong quá trinh tham gia trò chơi.
Hơn nữa, trò chơi đưa ra phải tạo cơ hội cho mọi đối tượng học sinh có thể tham gia. Tức là cơ cấu của trò chơi phải có những phần kiến thức dành cho học sinh học tốt, học sinh học tương đối tốt và học sinh tiếp thu chậm. Phần kiến thức được sử dụng trong trò chơi phải phát huy được năng lực học tập của học sinh, đặc biệt là bồi dưỡng học sinh giỏi và kèm cặp giúp đỡ học sinh còn nhút nhát, ngại tham gia hoạt động có tính tập thể.
Ví dụ: Phụ lục 9
4. 6. Trò chơi phải được chuẩn bị kĩ càng, công phu về nội dung, cách thức, người tham gia:
Để tổ chức thành công một trò chơi thì người giáo viên cần phải chuẩn bị kĩ càng về nội dung, cách thức tổ chức và các đồ dùng cần thiết cho trò chơi đó trước khi lên lớp.
Đặc biệt người thầy phải chủ động dự kiến các tình huống học sinh sẽ đưa ra để tránh tình thế bị động, lúng túng trên lớp.
Ví dụ: Phụ lục 10
Kết quả đạt được:
Qua quá trình áp dụng vào thực tế giảng dạy, tôi nhận thấy rằng một số biện pháp sử dụng trò chơi trong dạy học Tiếng Anh lớp 3 nhằm làm tăng hứng thú học tập của học sinh đã thu được những kết quả đáng mừng, nhiếu em học sinh hào hứng tham gia vào các hoạt động học tập trong giờ học, đặc biệt là các trò chơi. 
Tôi đã tiến hành một tiết dạy thực nghiệm trong đó có sử dụng trò chơi để để khảo sát hứng thú học tập khi tham gia các hoạt động học tập môn Tiếng Anh của các em học sinh lớp 3 lần 2 cuối học kì I năm học 2013-2016 sau 1 học kì áp dụng một số biện pháp sử dụng trò chơi trong dạy học Tiếng Anh lớp 3 nhằm làm tăng hứng thú học tập của học sinh (Phụ lục 11). Sau khi tiến hành khảo sát, kết quả học sinh đạt như sau:
Sĩ số
HS tích cực tham gia vào các hoạt động học tập
HS có ý thức tham gia vào các hoạt động học tập
HS chưa tích cực tham gia vào các hoạt động học tập
SL
%
SL
%
SL
%
39
36
61,0
18
30,3
3
8,3
Kết quả khảo sát cho thấy hứng thú học tập môn Tiếng Anh của học sinh lớp 3 đã tăng lên rất nhiều. Cụ thể như sau:
Số HS tích cực tham gia các hoạt động học tập tăng nhiều từ 20,3% lên 61,0% (tăng 40,7%, tăng hơn 3 lần)
Số HS có ý thức tham gia các hoạt động học tập tăng từ 28,8% lên 30,3% (tăng 1,7%)
Số HS chưa tích cực tham gia các hoạt động học tập giảm nhiều từ 30,8% xuống 8,3% (tăng 27,1%, giảm hơn 6 lần)
	Thực tế trong quá trình giảng dạy sau khi áp dụng sáng kiến Một số biện pháp sử dụng trò chơi trong dạy học Tiếng Anh lớp 3 nhằm làm tăng hứng thú học tập của học sinh, tôi nhận thấy học sinh rất hào hứng, tích cực khi tham gia các hoạt động học tập môn Tiếng Anh, do đó việc tiếp thu và vận dụng kiến thức của các em học sinh cũng hiệu quả hơn rõ rệt. Điều đó cho thấy rằng, một số biện pháp sử dụng trò chơi trong dạy học Tiếng Anh lớp 3 nhằm làm tăng hứng thú học tập của học sinh đã thu được hiệu quả cao.
Các biện pháp phát triển kĩ năng đọc hiểu cho học sinh lớp 3 được tôi đưa ra ở đây gồm: Giáo viên dạy Tiếng Anh phải nắm rõ các trò chơi cũng như cách thức tổ chức các trò chơi được sử dụng trong các giờ học Tiếng Anh; Giáo viên dạy Tiếng Anh phải nắm rõ và tổ chức trò chơi theo đúng tiến trình; Tổ chức trò chơi phù hợp với mục tiêu, nội dung kiến thức và thời lượng bài học, tiết học; Tổ chức trò chơi phù hợp với thời lượng bài học, tiết học; Trò chơi đưa ra phải phù hợp với khả năng của học sinh và tạo cơ hội cho mọi đối tượng học sinh có thể tham gia; Trò chơi phải được chuẩn bị kĩ càng, công phu về nội dung, cách thức, người tham gia. Các biện pháp này hoàn toàn phù hợp với chủ trương đổi mới phương pháp dạy học theo hướng lấy người học làm trung tâm. Các phương pháp này đã phát huy tối đa lợi thế và tác dụng to lớn của phương pháp giao tiếp trong dạy và học Tiếng Anh nói riêng, ngoại ngữ nói chung. Do vậy, sau một thời gian áp dụng vào giảng dạy, tôi thấy học sinh rất hào hứng, tích cực và thích thú khi tham gia các hoạt động học tập môn Tiếng Anh thể hiện qua kết quả khảo sát ở trên.
Điều kiện để sáng kiến được nhân rộng:
Sáng kiến Một số biện pháp sử dụng trò chơi trong dạy học Tiếng Anh lớp 3 nhằm làm tăng hứng thú học tập của học sinh là sáng kiến có tính đại chúng cao, có thể áp dụng được cho các khối lớp khác một cách hiệu quả mà không cần trang thiết bị kĩ thuật nào cả, nhưng nếu các nhà trường có trang thiết bị hiện đại như máy chiếu đa năng, bảng điện tử thông minh thì việc áp dụng sáng kiến Một số biện pháp sử dụng trò chơi trong dạy học Tiếng Anh lớp 3 nhằm làm tăng hứng thú học tập của học sinh sẽ rất thuận tiện, sinh động và đạt hiệu quả cao hơn. Bản thân tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu, áp dụng để phát huy điểm mạnh của sáng kiến. Tăng cường trao đổi với các đồng nghiệp để áp dụng sáng kiến vào giảng dạy ở các khối lớp khác (khối 3, 4) và các trường khác.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
 Kết luận:
Việc học và sử dụng Tiếng Anh đòi hỏi cả một quá trình luyện tập cần cù sáng tạo của cả người học lẫn người dạy. Đặc biệt trong tình hình cải cách giáo dục như hiện nay với quan điểm lấy người học làm trung tâm. Học sinh là chủ thể của mọi hoạt động. 
Sáng kiến Một Một số biện pháp sử dụng trò chơi trong dạy học Tiếng Anh lớp 3 nhằm làm tăng hứng thú học tập của học sinh đưa ra các giải pháp nhằm phát huy tối đa sự chủ động, tích cực, sáng tạo của học sinh không chỉ trong các giờ học trên 

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_su_dung_tro_choi_trong_day_hoc_tieng_a.docx