SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Đạo đức góp phần rèn đạo đức cho học sinh lớp 1

1. Tên sáng kiến: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Đạo đức góp phần rèn đạo đức cho học sinh lớp 1”

2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Môn Đạo đức lớp 1

3. Tác giả: Họ và tên: Phạm Thị Ngấn - Nữ

 Ngày, tháng, năm sinh: 02 / 3 / 1978

 Trình độ chuyên môn: Đại học Tiểu học

 Chức vụ: Tổ trưởng tổ chuyên môn 1+2+3

 Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Thái Thịnh

 Điện thoại: 01664844131

4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Trường Tiểu học Thái Thịnh

 - Địa chỉ: Thái Thịnh – Kinh Môn – Hải Dương.

 - Điện thoại: 02203822619

5. Đơn vị áp dụng sáng kiến lần đầu: Lớp 1A – Trường Tiểu học Thái Thịnh.

6. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:

- Nhà trường đầu tư trang bị đầy đủ cơ sở vật chất, thiết bị dạy học phục vụ tốt cho việc dạy học.

 - GV phải thực sự tâm huyết với nghề, có năng lực Sư phạm, luôn có ý thức tìm tòi cải tiến, áp dụng đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức trong hoạt động dạy học để nâng cao chất lượng giáo dục.

 

docx36 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 27/04/2023 | Lượt xem: 251 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Đạo đức góp phần rèn đạo đức cho học sinh lớp 1, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ục đạo đức nhằm tạo cho học sinh những chuẩn mực hành vi đạo đức tốt trong các hoạt động ứng xử và các mối quan hệ xã hội. Định hướng cho các em xác định được hành vi đúng, sai; hành vi nên học, nên làm; hành vi không nên học, không nên làm, cách giải quyết một số tình huống mà các em thường gặp trong cuộc sống hằng ngày, biết khuyên răn bạn khi bạn làm sai, biết tôn trọng, lễ phép, thương yêu, chia sẻ, giúp đỡ người thân và mọi người xung quanh.... 
- Xây dựng kế hoạch phân loại học sinh:
Muốn giáo dục được tất cả học sinh, giáo viên cần phân loại học sinh để có phương pháp cho phù hợp. Tôi nhận thấy nguyên nhân các em chưa nắm rõ các hành vi trong ứng xử là do các em chưa được cha mẹ quan tâm, giáo dục thường xuyên. Để khắc phục tình trạng trên của các em do lớp tôi phụ trách tôi đã phân đối tượng học sinh như sau:
+ Nhanh nhẹn, biết ứng xử tình huống nhạy bén: 8 em
+ Nhanh nhẹn, ứng xử tình huống chưa nhạy bén: 5 em
+ Chậm biết ứng xử tình huống: 5 em
+ Chậm không biết ứng xử: 12 em
Từng bước hình thành thái độ tự trọng tự tin, yêu thương tôn trọng con người, yêu cái thiện, cái đúng, cái tốt; không đồng tình với cái ác, cái sai, cái xấu.
4.2. Nâng cao phương pháp dạy Đạo đức:
Nắm vững các phương pháp dạy học môn Đạo đức giáo viên có thể vận dụng linh hoạt các phương pháp cho một bài học cụ thể để phù hợp với đối tượng học sinh của lớp mình. Giáo viên có thể kết hợp linh hoạt các phương pháp dạy học sau:
w Phương pháp động não: Động não là phương pháp giúp cho học sinh trong một thời gian ngắn nảy sinh được nhiều ý tưởng, nhiều giả định về một vấn đề nào đó.
w Phương pháp đóng vai: Đóng vai là phương pháp tổ chức cho học sinh thực hành một số cách ứng xử nào đó trong một tình huống giả định.
w Phương pháp trò chơi: Phương pháp trò chơi là phương pháp giúp học sinh phát hiện và chiếm lĩnh những nội dung học tập thông qua việc chơi một trò chơi nào đó.
w Phương pháp kể chuyện: Dạy học đạo đức có thể bắt đầu bằng một truyện kể đạo đức. Truyện kể về cách ứng xử của nhân vật trong một tình huống cụ thể. Từ đó giáo viên hướng dẫn học sinh phân tích, khái quát thành chuẩn mực hành vi đạo đức các em cần nắm và thực hiện.
4.3. Quy trình dạy một tiết Đạo đức:
Muốn có một tiết đạo đức nhẹ nhàng, giúp học sinh có thể tiếp thu kiến thức một cách vững vàng. Giáo viên cần thiết kế một quy trình cụ thể cho từng bài học. Tùy vào nội dung từng bài, số lượng bài tập trong vở Bài tập Đạo đức mà giáo viên lên kế hoạch cho từng hoạt động của bài dạy. Bài dạy đó phải phù hợp với đối mọi tượng học sinh cụ thể của lớp mình đang phụ trách, để sau bài học học sinh có thể nắm bài đạt hiệu quả cao nhất.
4.4. Trang bị hướng dẫn từng phần kiến thức cho học sinh:
4.4.1. Giới thiệu sách:
- Muốn cho học sinh nắm được chương trình nội dung của môn học. Giáo 
viên phải giới thiệu sách và sách học cho học sinh.
- Sách giáo khoa Đạo đức lớp một chỉ có vở bài tập đạo đức lớp Một, giúp các em thực hiện các hoạt động ở trên lớp.
- Vở bài tập đạo đức 1 có các dạng bài tập chính sau:
 + Quan sát và kể chuyện theo tranh.
 + Nhận xét về hành vi của các nhân của các nhân vật trong tranh.
 + Xử lý tình huống.
 + Đóng vai.
 + Chơi trò chơi.
 + Liên hệ thực tế.
 + Múa hát, đọc thơ, kể chuyện, đóng vai, tô màu tranh, vẽ tranh, đánh dấu,  về chủ đề bài học.
Các em cần chú ý lắng nghe thầy cô hướng dẫn cách làm mỗi dạng bài tập cụ thể để thực hiện bài tập một cách tốt nhất.
4.4.2. Giới thiệu về chương trình học của các em: 
- Một năm có 35 tiết, 1 tuần có 1 tiết
 + Có 14 bài trong chương trình, 1 bài dạy 2 tiết.
 + Có 4 bài ôn tập và thực hành kỹ năng giữa học kỳ và cuối học kỳ.
 + Có 3 tiết dành cho địa phương
4.4.3.Trang bị kiến thức và rèn kĩ năng cho học sinh: 
- Nắm được các kiến thức cơ bản:
Muốn có kết quả học tập môn Đạo đức thì giáo viên cần trang bị cho các em thật vững những kiến thức cơ bản về chuẩn mực hành vi đạo đức. Vì có nắm vững được các kiến thức về chuẩn mực hành vi đạo đức thì các em mới hiểu được các hành vi đạo đức đó là có lợi hay có hại cho bản thân, người xung quanh, xã hội, môi trường tự nhiên. Đó là kỹ năng nhận xét về một số chuẩn mực hành vi đạo đức và pháp luật về phù hợp lứa tuổi trong các mối quan hệ của các em với bản thân, gia đình, nhà trường, cộng đồng, môi trường tự nhiên và ý nghĩa của việc thực hiện theo các chuẩn mực đó. Cụ thể:
- Trẻ em có quyền có tên và có quyền được đi học. Vào lớp một em có thêm nhiều bạn mới, có thầy cô giáo mới, em sẽ được học nhiều điều mới lạ... 
- Hiểu thế nào là ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ, ích lợi của việc ăn mặc gọn gàng sạch sẽ.
- Hiểu cách giữ gìn sách vở và đồ dùng học tập.
- Hiểu trẻ em có quyền có gia đình, có cha mẹ, được cha mẹ yêu thương, chăm sóc. Trẻ em có bổn phận phải lễ phép, vâng lời ông bà, cha mẹ, anh chị.
- Hiểu đối với anh chị cần lễ phép , đối với em nhỏ cần nhường nhịn; như vậy anh chị em mới hoà thuận, cha mẹ mới vui lòng.
- Trẻ em có quyền có quốc tịch. Quốc kỳ Việt Nam là lá cờ đỏ ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh. Quốc kỳ tượng trưng cho đất nước, cần phải trân trọng, giữ gìn.
- Hiểu ích lợi của việc đi học đều và đúng giờ, học sinh thực hiện đi học đều và đúng giờ.
- Hiểu cần phải giữ trật tự trong giờ học và khi ra, vào lớp.
- Hiểu thầy cô giáo là những người không quản khó nhọc, chăm sóc, dạy dỗ em. Vì vậy các em cần phải lễ phép, vâng lời thầy cô giáo.
- Hiểu trẻ em có quyền được học tập, vui chơi; có quyền giao kết bạn bè. Cần phải đoàn kết, thân ái với bạn bè khi học và khi chơi.
- Hiểu cách đi bộ đúng quy định là đi bộ trên vỉa hè, nếu đường không có vỉa hè phải đi sát lề đường. Qua ngã ba, ngã tư cần đi theo tín hiệu đèn, đi vào vạch quy định và phải có người lớn dẫn qua.
- Hiểu khi nào cần nói lời cảm ơn, khi nào cần nói lời xin lỗi. Vì sao cần nói lời cảm ơn, xin lỗi. Trẻ em có quyền được tôn trọng, được đối xử công bằng.
- Hiểu cần phải chào hỏi khi gặp gỡ, tạm biệt, chia tay. Cách chào hỏi, tạm biệt, ý nghĩa của lời chào hỏi, tạm biệt.
- Hiểu ích lợi của cây và hoa nơi công cộng đối với cuộc sống con người. Cách bảo vệ cây và hoa nơi công cộng.
- Hình thành cho học sinh các kỹ năng:
Muốn cho học sinh có thể ứng xử tốt trước mọi tình huống cụ thể, giáo viên cần từng bước giúp cho học sinh phân tích, nhận xét, đánh giá từng hành vi đạo đức các em được học qua mỗi bài. Từ đó hình thành cho học sinh các kỹ năng. Đó là kỹ năng nhận xét, đánh giá hành vi của bản thân và những người xung quanh theo chuẩn mực đã học, kỹ năng lựa chọn và thực hiện các hành vi ứng xử phù hợp các chuẩn mực, các quan hệ và tình huống đơn giản, cụ thể của cuộc sống, biết nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện. Cụ thể:
- Biết đánh giá sự chuẩn bị của mình cho việc đi học.
- Biết giữ gìn vệ sinh cá nhân, đầu tóc quần áo gọn gàng, sạch sẽ.
- Biết yêu quý và giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập.
- Biết yêu quý gia đình mình. Yêu thương kính trọng ông bà, cha mẹ, anh chị em.
- Biết cư xử lễ phép với anh chị, nhường nhịn em nhỏ trong gia đình.
- Biết tự hào mình là người Việt Nam, tôn kính Quốc kì và yêu quý Tổ quốc Việt Nam.
- Biết đánh giá, nhận xét về việc đi học đều, đúng giờ.
- Biết ý thức giữ trật tự khi ra, vào lớp và khi ngồi học.
- Biết đánh giá hành vi lễ phép, vâng lời thầy, cô giáo.
- Biết nhận xét, đánh giá hành vi của bản thân, của người khác khi học và khi chơi với bạn. Hành vi ứng xử với bạn khi học và khi chơi.
- Biết thực hiện đi bộ đúng quy định.
- Biết nói lời cảm ơn, xin lỗi trong các tình huống giao tiếp hàng ngày.
- Biết tôn trọng, lễ độ với mọi người, quí trọng những bạn biết chào hỏi, tạm biệt đúng.
- Biết bảo vệ cây và hoa nơi công cộng.
- Giáo dục học sinh từng bước hình thành thái độ:
Muốn kết quả giáo dục đạo đức được như ý muốn, sau mỗi chuẩn mực, hành vi đạo đức, giáo viên cần liên hệ, giáo dục các em biết lắng nghe ý kiến đưa ra của học sinh, khuyến khích tinh thần tự học hỏi vươn lên của học sinh. Uốn nắn kịp thời những gì không phù hợp với các chuẩn mực hành vi đạo đức các em đã học. Từ đó hình thành ở học sinh thái độ tự trọng, tự tin, yêu thương, tôn trọng con người, yêu cái thiện, cái đúng, cái tốt; không đồng tình với cái ác, cái sai, cái xấu. Cụ thể đối với học sinh lớp Một:
- Biết yêu quý bạn bè, thầy cô giáo trong lớp.
- Có thói quen ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ.
- Có thói quen giữ gìn sách vở và đồ dùng học tập.
- Quý trọng, yêu thương ông bà, cha mẹ, anh chị em.
- Luôn lễ phép với anh chị, nhường nhịn em nhỏ hơn mình.
- Có kỹ năng nhận biết cờ Tổ quốc, phân biệt tư thế chào cờ đúng và tư
thế sai. 
- Biết nghiêm trang trong các giờ chào cờ đầu tuần.
- Có thói quen đi học đều và đúng giờ.
- Có ý thức trật tự trong và ngoài giờ học.
- Có ý thức vâng lời, lễ phép với thầy cô giáo.
- Biết cư xử tốt với bạn bè khi học và khi chơi.
- Có ý thức tuân theo quy định đối với người đi bộ.
- Có thói quen biết cảm ơn khi người khác giúp và xin lỗi khi làm phiền người khác.
- Tôn trọng, lễ độ với mọi người, quí trọng bạn bè khi biết chào hỏi, tạm 
biệt đúng.
- Có ý thức chăm sóc cây và bảo vệ cây, hoa nơi công cộng.
4.5. Đối với giáo viên:
Để nâng cao chất lượng môn Đạo đức, tôi thường xuyên dự giờ, thăm lớp của các bạn đồng nghiệp để tìm ra cái mới lạ, cái hay, các phương pháp hay để bổ sung cho tiết dạy của mình được phong phú hơn.
Đạo đức là một môn học vừa có tính chất lý thuyết, vừa có tính chất thực hành. Môn Đạo đức còn góp phần quan trọng vào việc rèn luyện và hình thành tính cách cho học sinh, làm cho các em có những phẩm chất tốt như gọn gàng, sạch sẽ, chăm ngoan, lễ phép.
Đạo đức là một môn có tầm quan trọng đặc biệt ở Tiểu học, nhất là học sinh lớp Một, môn Đạo đức là cội nguồn phát triển tính cách của học sinh. Học sinh có nắm tốt được các kỹ năng, hành vi đạo đức thì các em mới có thể tập trung tốt cho các môn học khác, dẫn đến kết quả học tập sẽ cao hơn.
Để chuẩn bị tiết lên lớp, tôi làm kế hoạch bài dạy. Kế hoạch bài dạy viết ngắn gọn, sáng sủa, dễ điều chỉnh, nêu rõ các hoạt động cụ thể. Mỗi kế hoạch bài dạy, tôi thực hiện đầy đủ các bước lên lớp và kết hợp các phương pháp, hình thức phù hợp với tình hình của lớp và với nội dung của ừng bài học. Tôi sử dụng các phương pháp dạy học sau:
4.5.1. Phương pháp động não:
- Tôi nêu vấn đề cần tìm hiểu trước lớp hoặc trước nhóm.
- Khích lệ học sinh phát biểu ý kiến càng nhiều càng tốt.
- Liên hệ các ý kiến học sinh phát biểu, không loại trừ một ý kiến nào, trừ trường hợp trùng lặp.Tất cả các ý kiến đều được hoan nghênh, chấp nhận mà không cần phê phán, nhận định đúng, sai.
- Phân loại các ý kiến:
- Làm sáng tỏ các ý kiến chưa rõ ràng và thảo luận sâu từng ý.
- Tổng hợp ý kiến học sinh, hỏi xem có em nào thắc mắc hoặc bổ sung gì không.
- Cuối giờ thảo luận, tôi nhấn mạnh kết luận: “ Đây là kết quả của sự tham gia chung của tất cả các bạn ở lớp ta”.
â VD: Trong bài: “Đi học đều và đúng giờ”, tôi đưa ra các câu hỏi cho cả lớp thảo luận: Đi học đều và đúng giờ có lợi gì?
- Các em đưa ra ý kiến: Thực hiện tốt qui định của nhà trường, không làm mất thời gian của cô giáo và các bạn, học được đầy đủ bài, không làm mất trật tự trong giờ học, biết vâng lời cô giáo
- Tôi viết tất cả các ý kiến của các em lên bảng.
- Theo em ý kiến nào là đúng, đủ nhất?
- Học sinh nêu. Sau đó giáo viên tổng hợp chốt lại kiến thức.
Khi học sinh đã nắm được lợi ích của việc đi học đều và đúng giờ tôi đưa luôn câu hỏi liên hệ để giáo dục học sinh:
 - Để đi học đều và đúng giờ chúng ta cần làm gì?
 - Học sinh nêu, giáo viên tổng hợp chốt kiến thức, nhắc nhở học sinh thực hiện hằng ngày, giáo viên và các học sinh khác theo dõi, đánh giá vào tiết sinh hoạt cuối mỗi tuần.
- Giáo viên đưa luôn tình huống để học sinh giải quyết: Nếu em ở gần nhà bạn trong lớp, bạn đó thường xuyên đi học muộn em sẽ làm gì giúp bạn để bạn đi học đúng giờ?
 - Học sinh nêu ý kiến, học sinh, giáo viên nhận xét, chốt lại việc làm đúng. Nhắc nhở học thực hiện, giáo viên luôn theo dõi, động viên kịp thời những em có hành vi đúng.
4.5.2.Phương pháp đóng vai:
- Trước hết tôi chia nhóm, giao nhiệm vụ đóng vai cho từng nhóm và quy định thời gian chuẩn bị.
- Các nhóm thảo luận, chuẩn bị đóng vai.
- Các nhóm lên đóng vai.
- Lớp thảo luận, nhận xét về cách ứng xử của các vai diễn theo gợi ý của 
giáo viên: Cách cư xử của các vai diễn đã phù hợp chưa? Chưa phù hợp ở chỗ nào? Khi thực hiện cách ứng xử trong vai mình đã đóng em cảm thấy như thế nào? Nếu em gặp cách ứng xử như vậy (đúng hoặc sai), em sẽ làm gì?
- Giáo viên chốt lại cách ứng xử cần thiết trong tình huống.
â VD: Trong bài “Lễ phép, vâng lời thầy cô giáo”. Tôi đưa ra nhiệm vụ: đóng vai học sinh mang vở lên nộp bài cho cô giáo hoặc gặp thầy cô giáo ở sân trường
- Các nhóm thảo luận cách đóng vai và phân vai, đóng vai trong nhóm 
- Các nhóm lên đóng vai.
 	- Lớp thảo luận, nhận xét theo gợi ý của giáo viên: Các bạn đóng vai như vậy đã phù hợp chưa? Em đồng ý với cách đóng vai của nhóm nào? Vì sao?Khi đóng vai (cô giáo hoặc bạn học sinh) em cảm thấy như thế nào?
- Giáo viên kết luận, chốt lại hành vi đúng và nhắc nhở học sinh thực hiện thường xuyên trong cuộc sống hằng ngày
 - Giáo viên cho học sinh liên hệ thực tế bản thân để rèn đạo đức cho học sinh:
?/ Hằng ngày em đưa hay nhận sách vở từ tay cô giáo em làm như thế nào?
?/Khi gặp thầy cô giáo ở sân trường hay trên đường, em sẽ làm gì? 
?/ Nếu bạn đi cùng em không lễ phép chào hỏi thầy cô giáo em sẽ làm gì?
- Giáo viên tuyên dương những em có hành vi đúng và nhắc nhở những em chưa thực hiện đúng hành vi, giao cho học sinh khác theo dõi, giúp đỡ thường xuyên, hằng ngày.
4.5.3. Phương pháp trò chơi:
Cùng với học, chơi là nhu cầu không thể thiếu được của học sinh tiểu học. Dù không phải là hoạt động chủ đạo song vui chơi vẫn giữ vai trò rất quan trọng trong hoạt động sống của các em, nó có một ý nghĩa lớn lao đối với các em. Lý luận và thực tiễn đã chứng minh rằng nếu biết tổ chức cho trẻ vui chơi một cách hợp lý và đúng đắn thì đều mang lại hiệu quả giáo dục cao. Qua trò chơi, trẻ không những phát triển về mặt trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ mà còn hình thành nhiều phẩm chất và hành vi đạo đức. Chính vì vậy, trò chơi được sử dụng trong tiết học Đạo đức là một phương pháp dạy học quan trọng để giáo dục hành vi đạo đức cho học sinh. Cụ thể là:
- Nội dung trò chơi sẽ minh họa một cách sinh động cho mẫu các hành vi đạo đức. Nhờ vậy những mẫu hành vi này sẽ tạo được những biểu tượng rõ rệt ở học sinh, giúp các em ghi nhớ rõ ràng và bền lâu.
- Qua trò chơi, học sinh được luyện tập các kỹ năng, những thao tác hành vi đạo đức được thể hiện một cách tự nhiên.
- Qua trò chơi, học sinh có cơ hội để thể nghiệm những chuẩn mực hành vi; chính sự thể nghiệm này sẽ hình thành được ở học sinh niềm tin về những chuẩn mực hành vi đã học, tạo ra động cơ bên trong cho hành vi ứng xử trong cuộc sống.
- Qua trò chơi, học sinh sẽ rèn luyện khả năng biết lựa chọn cho mình cách 
ứng xử đúng đắn, phù hợp trong cuộc sống.
- Qua trò chơi, học sinh hình thành năng lực quan sát, được rèn luyện kỹ năng nhận xét, biết đánh giá hành vi của người khác là phù hợp hay không phù hợp với chuẩn mực đạo đức của xã hội.
- Bằng trò chơi, việc luyện tập hành vi đạo đức được tiến hành một cách nhẹ nhàng, sinh động; không khó khăn, nhàm chán. Học sinh được lôi cuốn vào quá trình luyện tập một cách tự nhiên, hứng thú và có tinh thần trách nhiệm; đồng thời giải tỏa được các mệt mỏi, căng thẳng.
Để tổ chức trò chơi có kết quả, tôi tìm trò chơi để tổ chức và thực hiện sao cho phù hợp với chủ đề bài học, với đặc điểm và trình độ học sinh trong lớp. Sau đó, tôi chuẩn bị các đồ dùng dạy học cần thiết cho trò chơi; lập kế hoạch tổ chức trò chơi và tiến hành cho học sinh chơi.
- Nêu tên trò chơi.
- Hướng dẫn cách chơi, phổ biến luật chơi, quy định thời gian chơi.
- Cho học sinh chơi thử.
- Tổ chức cho học sinh chơi.
- Sau khi chơi, giáo viên cho học sinh thảo luận để nhận ra ý nghĩa giáo dục của trò chơi
â VD: Trong bài “Ôn tập và thực hành kỹ năng giữa học kỳ I”.
Tôi tổ chức cho các em chơi trò chơi “ Hái hoa dân chủ”. Tôi dùng một cây gắn nhiều hoa, trong mỗi hoa đều có một câu hỏi về chuẩn mực hành vi đạo đức hay thực hành một hành vi đạo đức nào đó.
Tôi hướng dẫn các em hình thành các nhóm thi đua, nhóm nào trả lời được nhiều câu hỏi hay hành vi đạo đức thì nhóm đó sẽ thắng.
- Tôi hướng dẫn các em cách chơi, luật chơi, thời gian tham gia trò chơi
- Tổ chức cho học sinh chơi
- Lớp nhận xét tuyên dương
- Tôi kết luận về các chuẩn mực hành vi các em đã thực hiện đúng.
Ngoài trò chơi “Hái hoa dân chủ” tôi còn tổ chức cho học sinh chơi một số 
trò chơi khác như sau:
v Trò chơi “Vòng tròn chào hỏi”
- Mục đích: Trò chơi này là củng cố việc hình thành thái độ vâng lời, lễ phép của học sinh đối với người lớn tuổi.
- Cách chơi: Giáo viên cho học sinh đứng thành vòng tròn, sau lưng mỗi em sẽ có tên một nhân vật có tuổi lớn hơn học sinh (cô giáo, anh Nam, bác Hà, bà Nga .). Đầu tiên, giáo viên cho học sinh đóng vai bạn học sinh, những bạn khác khi được bạn học sinh mời đóng vai thì bạn đó đưa bông hoa quay về đằng trước, hai bạn chào nhau. Bạn vừa được mời đóng vai lại có quyền mời bạn khác cứ như thế cho hết vòng tròn.
- Kết quả đạt được: Sau trò chơi các em biết cách ứng xử chào hỏi khi gặp người lớn tuổi hơn mình.
v Trò chơi “Nếu thì”
- Mục đích: Ôn lại các kiến thức đã học
- Cách chơi: Giáo viên cho từng cặp học sinh nói với nhau về một vấn đề gì đó theo cách nói câu “Nếu thì”Ví dụ: “Nếu tôi nói chuyện thì tôi không hiểu bài”, “Nếu tôi nói chuyện thì tôi không nghe được cô giảng bài”..v vCác dãy thi đua với nhau, dãy nào nói được nhiều câu thì dãy đó sẽ thắng.
- Kết quả: Các em đã hiểu được các hành vi chuẩn mực đạo đức làm thế nào là tốt, làm thế nào là không tốt từ đó học sinh có cách ứng xử phù hợp.
v Trò chơi: Xem tranh 
- Mục tiêu: Học sinh phân biệt được việc làm nào có lợi, việc làm nào không có lợi; từ đó có cách làm phù hợp trong trường hợp tương tự.
- Cách chơi: Ví dụ: Khi học bài “Bảo vệ cây và nơi công cộng”. Tôi có những tấm tranh vẽ về học sinh tưới cây, nhổ cỏ, vun gốc, bẻ cành, trèo cây, hái hoa tôi cho học sinh hát và truyền tấm tranh đó. Khi dứt bài hát bạn nào cầm được tấm tranh sẽ cài lên hai bên theo yêu cầu: NÊN – KHÔNG NÊN. Sau đó cả lớp theo dõi, nhận xét, giáo viên nhận xét kết luận và giáo dục.
- Kết quả: Học sinh đã biết cách chăm sóc và bảo vệ cây và hoa.
4.5.4 Phương pháp thảo luận nhóm:
Để thực hiện tốt phương pháp này tôi thực hiện như sau:
- Tôi chia nhóm, giao nhiệm vụ, quy định thời gian thảo luận và phân công vị trí cho người thảo luận cho nhóm.
- Các nhóm tiến hành thảo luận.
- Đại diện từng nhóm trình bày. Cả lớp trao đổi, bổ sung
- Tôi tổng kết lại các ý kiến.
â Ví dụ: Trong bài “Trật tự trường học”.
	- Tôi chia lớp thành 2 dãy, mỗi dãy lại chia thành các nhóm 4 em, các
nhóm có nhiệm vụ quan sát tranh 1 hoặc 2 trong vở Bài tập Đạo đức trang 26 và thảo luận việc ra vào lớp của các bạn trong tranh.
- Các nhóm của dãy A thảo luận tranh số 1, các nhóm của dãy B thảo luận 
tranh số 2.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận các nhóm khác nhận xét bổ sung.
- Cả lớp trao đổi tranh luận: Em có suy nghĩ gì về việc làm của bạn trong tranh 2. Nếu em có mặt ở đó em sẽ làm gì?
- Sau khi học sinh tranh luận và phát biểu. Tôi kết luận lại, chốt lại hành vi đúng và nhắc nhở học sinh thực hiện hằng ngày
 Trong bài “Cảm ơn và xin lỗi”: Bài tập 2 – tranh 2: Hưng sơ ý làm rơi bút của bạn. Theo em Hưng sẽ làm gì? Vì sao? 
- Học sinh thảo luận nhóm 4, đưa ra phương án rả lời
- Đại diện các nhóm trình bày trước lớp
- Học sinh, giáo viên nhận xét, chốt lại hành vi đúng, nhắc nhở học sinh thực hiện tròn cuộc sống hằng ngày.
- Liên hệ giáo dục : Em đã bao giờ nói lời xin lỗi chưa? Khi nào?
- Giáo viên tuyên dương học sinh đã biết ứng xử đúng trong cuộc sống hằng ngày.
4.5.5. Phương pháp kể chuyện:
Dạy Đạo đức ở lớp Một có thể bắt đầu bằng truyện kể đạo đức, truyện kể về cách ứng xử của nhân vật trong tình huống cụ thể, thường là gương tốt để từ đó giáo viên hướng dẫn học sinh phân tích, khái quát thành chuẩn mực hành vi đạo đức các em cần thực hiện. Ph

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_day_hoc_mon_dao_du.docx
Giáo án liên quan