SKKN Một số biện pháp giáo dục kĩ năng phát triển theo hướng tích cực trong giờ Thể dục khối lớp 4, 5

1. Tên sáng kiến: "Một số biện pháp giáo dục kĩ năng phát triển theo hướng tích cực trong giờ Thể dục khối lớp 4, 5”.

2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Thể dục

3. Tác giả:

Họ và tên: Nguyễn văn Quyết Nam

Ngày/tháng/năm sinh: 15 - 4 - 1987

Trình độ chuyên môn: Đại học

Chức vụ, đơn vị công tác: Giáo viên trường Tiểu học Lê Ninh

Điện thoại: 0975 636 685

4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Trường Tiểu học Lê Ninh

5. Đơn vị áp dụng sáng kiến lần đầu (nếu có): Trường Tiểu học Lê Ninh

6. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:

7. Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu: Năm học: 2017 - 2018

 

doc36 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 26/04/2023 | Lượt xem: 202 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu SKKN Một số biện pháp giáo dục kĩ năng phát triển theo hướng tích cực trong giờ Thể dục khối lớp 4, 5, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuy nhiên trong quá trình thực hiện sáng kiến có những thuận lợi và khó khăn nhất định như sau:
* Thuận lợi:
Bộ môn Thể dục ở Tểu học được Bộ Giáo Dục & ĐT nghiên cứu chọn lọc để từng tiết dạy phù hợp với trình độ học sinh từng khối lớp “Hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học môn Thể dục”, “Tài liệu Hướng dẫn thực hiện Chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Thể dục ở Tiểu học”. Qua tài liệu chuẩn kiến thức giúp cho Giáo viên nắm được mục tiêu tối thiểu mà tất cả học sinh cần phải đạt được sau tiết học.
Ban Giám Hiệu tạo điều kiện tốt cho giáo viên tham gia dự giờ bạn đồng nghiệp ở trường bạn, cũng như tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ môn Thể dục.
Bản thân có nhiều năm kinh nghiệm trong dạy môn Thể dục.
Giáo viên chủ nhiệm lớp hỗ trợ trong việc nhắc nhở các em tập luyện thêm ở nhà, có đầy đủ dụng cụ khi học Thể dục (dây nhảy, cờ, cầu....).
Thư viện thiết bị cung cấp đầy đủ dụng cụ dạy học.
* Khó khăn:
Sân học Thể dục ở trường không có bóng mát, lầy lội ở mùa mưa, từ đó việc học và tập luyện các em còn gặp rất nhiều khó khăn, khi học thể dục thì làm ảnh hưởng đến các lớp học.
Phân môn Thể dục ở chuẩn kiến thức không phân ra từng bài cụ thể, mà chỉ nêu ra nội dung cần đạt trong 2 tiết học thôi, từ đó rất khó cho giáo viên trong việc phân ra từng tiết trong soạn giảng.
Một số gia đình học sinh còn khó khăn phải mưu sinh kiếm sống, nên chưa quan tâm đến việc mua đồ đồng phục thể dục cho con em của mình.
4. Các giải pháp, biện pháp thực hiện
4.1. Tổ chức tốt các hoạt động học 
Mục tiêu đổi mới của môn học là tăng cường hoạt động học tập của học sinh nên tổ chức dạy học theo hướng sáng tạo chính là trọng tâm của việc đổi mới. Vì vậy để đưa học sinh trở thành chủ thể nhận thức, chủ động tìm tòi chủ động tích cực chiếm lĩnh tri thức mới, giáo viên cần khéo léo tổ chức các hoạt động dẫn dắt học sinh để giúp các em chiếm lĩnh kiến thức mới theo hướng tích cực hơn. Người giáo viên cần xác định đúng tầm quan trọng của môn học, ý nghĩa của môn học để đảm bảo yêu cầu. 
+ Dạy đủ thời gian, đúng quy trình.
+ Dạy theo hướng đổi mới.
Khi tổ chức dạy học giáo viên cần chú ý đến nghệ thuật thu hút học sinh, cần tạo ra động cơ thúc đẩy các em tập luyện như: khen ngợi, tuyên dương... 
Mặt khác, kĩ thuật giao việc cho các tổ nhóm hoạt động phải khéo léo, khối lượng tập luyện đưa ra mà phải đảm bảo tính vừa sức, làm sao để mỗi đối tượng học sinh đều có thể thực hiện được kĩ thuật động tác một cách cơ bản và hứng thú. Học sinh phải hứng thú, ý thức tập luyện và tự giác tập luyện tích cực.
4.2. Lựa chọn phương pháp dạy học cho phù hợp với bài học 
- Như chúng ta đã biết, mỗi bài học người giáo viên không chỉ sử dụng một phương pháp dạy học mà phải kết hợp nhiều phương pháp dạy. Do đó người giáo viên phải có sự lựa chọn, kết hợp các phương pháp dạy học sao cho phù hợp với bài dạy, với nội dung của từng bài. Bên cạnh đó giáo viên cần phải căn cứ vào tình hình cụ thể của từng lớp để thay đổi hình thức học tập, tạo hứng thú cho học sinh, nhằm giúp cho học sinh chiếm lĩnh tri thức mới bằng con đường nhanh nhất. Do đó giáo viên cần nắm vững và sử dụng thành thạo các phương pháp dạy học theo hướng đổi mới.
- Để giải quyết được những vấn đề nêu trên. Tôi đã lựa chọn một số phương pháp để nâng cao hiệu quả của môn học và góp phần giúp các em say mê môn học này:
4.2.1 Phương pháp trực quan:
- Đối với phương pháp này trong quá trình dạy học nhất là tiết dạy những nội dung mới, để kích thích sự chú ý của học sinh tôi đã sử dụng một số tranh ảnh, dụng cụ Thể dục. 
+ Ví dụ 1: Khi dạy phần nhảy dây kiểu chân trước chân sau (Lớp 4)
Trình tự các bước tôi thực hiện như sau:
+ Giới thiệu tên động tác.
+ Cho các em xem tranh kết hợp phân tích cách thực hiện trong tranh.
+ Làm mẫu cho học sinh xem.
+ Cho 1 – 2 em thực hiện tốt lên thực hiện lại, sau đó giáo viên sẽ nhận xét và tuyên dương.
+ Để các em dễ hình dung ra động tác tôi thực hiện mẫu với các bước: so dây, chao dây, quay dây và giải thích từng cử động để các em nắm được. Học sinh quan sát từng cử động. Lần đầu cho các em đứng tại chỗ mô phỏng động tác nhảy không có dây vài lần rồi sau đó nhảy có dây. Với cách thực hiện như thế tôi thấy học sinh quan sát rất kĩ và nắm được động tác khi tiến hành thực hiện. Trong quá trình tập luyện tôi đã quan sát và thấy rằng: học sinh thực hiện đạt và đúng theo yêu cầu của bài học, các em tập luyện hăng say, vui vẻ. 
+ Ví dụ 2: Học động tác Bật xa (Lớp 4)
Cũng với cách thực hiện như trên:
+ Giới thiệu tên động tác.
+ Cho các em xem tranh kết hợp phân tích động tác.
+ Làm mẫu cho học sinh xem.
+ Giáo viên cũng cho những học sinh thực hiện tốt lên thực hiện lại động tác, sau đó giáo viên sẽ đưa ra lời nhận xét và tuyên dương.
+ Ngoài tranh động tác tôi cần phải chuẩn bị thêm phần sân bãi tập luyện, dụng cụ hỗ trợ: thước đo, nệm. Nhằm hướng các em vào bài dạy một cách linh hoạt và sinh động. 
+ Ví dụ 3: Dạy động tác Vươn thở của bài Thể dục phát triển chung (Lớp 5)
Khi dạy động tác mới cần tiến hành theo các bước sau:
	+ Giáo viên treo tranh động tác vươn thở.
	+ Giáo viên nêu tên động tác.
 + Giáo viên chọn vị trí làm mẫu sao cho tất cả học sinh đều nhìn rõ.
 + Làm mẫu hoàn chỉnh động tác 1 -2 lần theo kiểu soi gương (đứng ngược chiều với phía học sinh thực hiện động tác và cùng chiều với các em thực hiện động tác).
	+ Cho học sinh xem tranh động tác vươn thở, học sinh tự nêu cách thực hiện từng nhịp của động tác, giáo viên chỉ vào tranh giải thích kĩ lại nội dung của động tác.
	+ Giáo viên làm mẫu chậm vừa làm mẫu vừa giải thích từng nhịp của động tác, học sinh bắt chước tập theo.
	+ Sau một số lần tập, giáo viên cho 4-5 học sinh lên thực hiện lại động tác.
	+ Giáo viên cùng cả lớp nhận xét.
	+ Chia tổ tập luyện (3-4 phút).
	+ Các tổ báo cáo kết quả tập luyện dưới hình thức thi đua trình diễn động tác.
	+ Giáo viên cho học sinh các tổ tự nhận xét đánh giá, Giáo viên nhận xét đánh giá.
4.2.2 Phương pháp Trò chơi:
- Trong giáo dục thể chất ở những tình huống, điều kiện nhất định, trò chơi có ý nghĩa không kém phần quan trọng so với các phương pháp tập luyện có định mức chặt chẽ lượng vận động. Trò chơi phát sinh, phát triển cùng với sự phát sinh, phát triển của xã hội loài người. Nó đã và đang làm thoả mãn các nhu cầu khác nhau của con người đó là: 
+ Làm con người nhận thức và tiếp xúc với thế giới khách quan.
 + Phát triển về thể chất và tinh thần cho con người.
+ Nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí
- Song, một trong những chức năng chủ yếu nhất của trò chơi là chức năng sư phạm. Trò chơi là một trong những phương tiện, phương pháp cơ bản, hữu hiệu của giáo dục nói chung và giáo dục thể chất nói riêng.
- Trong giáo dục thể chất, trò chơi phản ánh chủ yếu đặc điểm mang tính chất phương pháp của nó.
- Theo các đặc điểm tổ chức hoạt động trò chơi cho người tập và các dấu hiệu quan trọng khác về mặt sư phạm, trò chơi có thể áp dụng cho bất cứ bài tập thể chất nào.
* Phương pháp trò chơi trong giáo dục thể chất có những đặc điểm sau:
- Tổ chức hoạt động trò chơi trên cơ sở chủ đề có hình ảnh hoặc là những quy ước nhất định để đạt mục đích nào đó, trong điều kiện và tình huống luôn thay đổi và thay đổi đột ngột.
- Tính đa dạng của các cách thức đạt mục đích và hoạt động trò chơi là hoạt động tổng hợp dựa trên cơ sở các hoạt động vận động: Đi, chạy, nhảy, nhào lộn...
- Trò chơi là hoạt động độc lập, rộng rãi, có yêu cầu cao về sự nhanh trí, sáng tạo vận động, khéo léo của người chơi.
- Xây dựng mối quan hệ căng thẳng giữa cá nhân với cá nhân, giữa nhóm người này với nhóm người khác, tạo cảm xúc mạnh mẽ, qua đó thể hiện rõ cá tính của người chơi.
- Khả năng định mức và điều chỉnh lượng vận động bị hạn chế.
- Phương pháp trò chơi, đối với học sinh các lớp đầu cấp tiểu học nên tập bắt chước các động tác linh hoạt của con người và động vật như: Bay giống chim, nhảy như thỏ, chạy như ngựa phi, các động tác bổ củi, chèo thuyền Các động tác bắt chước như vậy sẽ làm tăng hứng thú và tình cảm yêu thiên nhiên và con người cho các em.
- Tổ chức trò chơi cho học sinh tiểu học cần chú ý đến tính nhịp điệu khi làm động tác để thu hút sự chú ý cao của các em. Những động tác bắt chước trong trò chơi phải gần gũi với đặc điểm ngây thơ của trẻ và cần luôn nhắc nhở các em chú ý đến những nét chính của động tác trò chơi yêu cầu.
- Đặc biệt, để tránh vui chơi quá sức và để đảm bảo an toàn trong khi chơi cho học sinh, giáo viên cần quan tâm đúng mức tới lượng vận động phù hợp đặc điểm lứa tuổi các em và yêu cầu cao về chấp hành quy định của trò chơi.
Nhược điểm cơ bản của phương pháp trò chơi là do khả năng định mức và điều chỉnh lượng vận động bị hạn chế, cho nên có thể gây ra những ảnh hưởng không tốt trong quá trình giáo dục thể chất cho người tập. Ví du: Tập luyện quá sức, phá vỡ kĩ năng, kĩ xảo vận động, làm xuất hiện những yếu tố tâm lý không lành mạnh: hiếu thắng, hám danh
- Trong tiết dạy Thể dục không nhất thiết phải tuân theo những quy định khuôn khổ mà phải luôn luôn thay đổi vào một tình tiết mới, để gây hứng thú cho học sinh bằng việc thông qua các trò chơi. Vì đặc điểm của học sinh Tiểu học là “Vừa học, vừa chơi” nếu như trong tiết học chỉ có nội dung học mà không có nội dung chơi thì sẽ gây sự nhàm chán, đôi khi làm cho các em thêm căng thẳng. Thông qua các trò chơi tuy thời gian rất ngắn nhưng nó sẽ làm cho tinh thần các em thêm phấn chấn và ham thích học tập. 
Ví dụ: “Kết bạn - Kết bạn” học sinh sẽ trả lời “Kết mấy? Kết mấy?” giáo viên hô: “Kết 3” như vậy tôi đã sử dụng trò chơi “Kết bạn” vào tiết dạy một cách chủ động, học sinh tham gia vừa vui vừa bớt đi sự căng thẳng khi tập luyện. 
Trò chơi là một nội dung không thể thiếu trong các tiết dạy Thể dục, áp dụng một cách hợp lý, hài hòa sẽ mang lại hiệu quả tiết dạy rất cao.
Ví dụ: Khi cho các em chơi trò chơi: “Lăn bóng bằng tay”.
Ở trò chơi này các em vừa được học vừa được chơi, giáo viên chia lớp ra thành 2 đội, chọn trọng tài, sau đó cho các em chơi thử rồi nhận xét. Cuối cùng cho 2 đội thi đua. Học sinh tham gia nhiệt tình, hào hứng, cổ vũ cho đội nhà một cách vui vẻ. Từ đó, sẽ làm giảm sự căng thẳng, mệt mỏi ở các em. Giáo viên cũng sẽ thấy dạy thoải mái hơn sau khi cho các em tham gia các trò chơi, vì lúc này tinh thần các em đã rất sảng khoái sẵn sàng học tiếp ở những nội dung sau đó.
Đối với những trò chơi mà học sinh chưa được học thì tôi sử dụng phương pháp trò chơi như sau:
Ví dụ: Dạy trò chơi “ Chạy tiếp sức theo vòng tròn” (Lớp 5)
Cách hướng dẫn thực hiện như sau:
- Giáo viên nêu tên trò chơi.
- Hướng dẫn cách chơi cho học sinh nắm:
+ Khi có lệnh, người số 4 của nhóm A chạy nhanh theo đường vòng tròn (ngược chiều kim đồng hồ) vòng qua đằng sau nhóm B, lên đứng đầu hàng. Lúc này nhóm B có 4 người, người cuối hàng phải nhanh chóng chạy sang nhóm C, người dư ra của nhóm C cũng chạy tương tự như vậy sang nhóm A. Trò chơi tiếp tục như vậy cho đến hết, đội nào ít phạm quy thì đội đó sẽ thắng cuộc.
- Giáo viên nêu ra những trường hợp phạm quy:
+ Xuất phát trước lệnh hoặc trước khi bạn chạy trước đứng vào vị trí quy định.
+ Không chạy theo đường kẻ của vòng tròn.
+ Không chạy vòng qua phía sau người đứng cuối của hàng tiếp theo.
- Giáo viên cho học sinh tham gia thử, sau đó nhận xét rồi mới tổ chức cho các em tham gia chơi thật.
Qua cách thực hiện này tôi thấy các em rất chú ý lắng nghe khi giáo viên hướng dẫn, do đây là trò chơi mới. Khi tham gia chơi các em rất hào hứng, sôi nổi và cổ vũ rất nhiệt tình cho đội nhà.
Với những cách thực hiện phương pháp trò chơi như trên bản thân tôi thấy rằng: Trò chơi bổ trợ rất nhiều trong tiết học, làm tinh thần học sinh thêm phấn chấn, các em tiếp thu bài nhanh chóng, thực hiện chuẩn xác đúng theo yêu cầu nội dung bài học. Với ý nghĩa vừa rèn luyện sức khỏe vừa tạo sự vui tươi, hứng thú giúp các em đỡ mệt mỏi khi học Thể dục. Phương pháp trò chơi giống như một liều thuốc bổ ích, góp phần làm tăng giá trị cũng như ý nghĩa của môn học.
4.2.3 Phương pháp thi đua khen thưởng:
Thông qua một số phương pháp sử dụng trò chơi, thì giáo viên cũng cần có những hình thức tổ chức thi đua khen thưởng nhằm khuyến khích sự phấn khởi của học sinh. 
Để sử dụng có hiệu quả phương pháp thi đua khen thưởng, người giáo viên cũng cần chú ý đến đặc điểm tâm lý của các em. Nếu giáo viên có những lời nhận xét răn đe hoặc có những hình thức phạt sẽ dẫn đến sự ức chế mất tự tin. Đối với những học sinh nhất là những em trong đội thua cuộc. Đặc điểm tâm lý của học sinh tiểu học thích được khen hơn là chê. Vì vậy khi kết thúc trò chơi, hoặc sau một phần thi đấu nào đó, giáo viên cần đưa ra những lời nhận xét nhằm để tuyên dương các em trong đội thắng cuộc và đồng thời cần đưa ra những lời động viên, khuyến khích những em trong đội thua cuộc cần nỗ lực nhiều hơn, để những lần tiếp theo khi tham gia trò chơi sẽ thực hiện tốt hơn.
Để tìm hiểu tình hình học sinh một cách toàn diện, trong mỗi lớp học, tìm hiểu khả năng vận động của các em, có sức khoẻ tốt, có sức khoẻ yếu, hay bệnh tật... để có hình thức bồi dưỡng tập luyện khác nhau.
Đối với học sinh yếu, khuyết tật, không để các em nghỉ, mà giáo viên phải tổ chức riêng cho các em tập với cường độ nhẹ hoặc cho các bạn có sức khoẻ tốt giúp đỡ các bạn yếu, giáo viên nên động viên khích lệ các em này. Tạo điều kiện cho các em, chẳng hạn cho các em này làm trọng tài trong các trò chơi, các hoạt động thi đua hoặc áp dụng phương pháp tập luyện bằng cách “ phục hồi chức năng” với hình thức nhẹ nhàng, nội dung phù hợp để các em này được hoạt động, tạo cho các em một tinh thần thoải mái, vui vẻ phấn khởi tập luyện nâng cao sức khoẻ cùng các bạn.
+ Ví dụ 1: Ở nội dung Phối hợp chạy mang vác (lớp 4). 
Giáo viên kết hợp các phương pháp: Trực quan, trò chơi và phương pháp thi đua khen thưởng. Để cho học sinh nắm rõ đầu tiên giáo viên giới thiệu tên, quan sát tranh, giáo viên thực hiện mẫu cho học sinh xem, tổ chức cho các em tập luyện 1 đến 2 lần. Sau đó, tổ chức thi đua giữa các nhóm, tổ hoặc đội. Ở đây tôi chia lớp thành 2 đội, lựa chọn trọng tài rồi tổ chức thi đua. Sau 3 lần thi đua giáo viên cho trọng tài nhận xét kết quả, cuối cùng là giáo viên đánh giá kết quả trong 3 lần thi đua.
Để tạo sự công bằng trong lúc nhận xét và không gây sự ức chế cho học sinh, giáo viên cần đưa ra những lời nhận định nhằm xây dựng và khuyến khích học sinh sau mỗi lần tham gia. Như chúng ta đã biết, trong thi đua thì lúc nào cũng có đội thắng cuộc và đội thua cuộc. Đối với đội thắng cuộc lẽ đương nhiên là sẽ được tuyên dương, khen ngợi. Để cho đội thua cuộc không phải mặc cảm với các bạn thì giáo viên cũng cần nêu rõ những chỗ mà các em thực hiện tốt dù là rất ít, tuy nhiên cũng cần chỉ ra những chỗ chưa đúng mà đội còn mắc phải để nhằm sửa sai và động viên ở những lần tham gia tiếp theo đội đó sẽ thực hiện tốt hơn nữa, vì đây là đặc điểm tâm sinh lý của học sinh tiểu học là thích khen nhiều hơn chê.
Sau những lần tổ chức như vậy tôi đã rút ra được rất nhiều kinh nghiệm bổ ích khi tổ chức cho các em thi đua. Song song đó học sinh rất tích cực tập luyện, say mê và hưng phấn những bài học của chương trình, giáo viên cần tích lũy kinh nghiệm sau những lần tổ chức, học hỏi đồng nghiệp, tham khảo tài liệu chuyên môn. Để làm rõ hơn vấn đề này, tôi xin đưa ra một ví dụ tiếp theo:
+ Ví dụ 2: Học phần “Phối hợp Chạy – Bật nhảy”. (lớp 5)
Ở nội dung này cách thực hiện giống như những phần trên, giáo viên cần chuẩn bị tốt các dụng cụ cần thiết cho bài học như: kẻ sân, chuẩn bị bóng, cờ, nệm nhảy. Giáo viên tổ chức cho 2 đội thi đua, học sinh tham gia thực hiện theo đúng yêu cầu bài học, cuối cùng giáo viên nhận xét đánh giá rút kinh nghiệm cho 2 đội tham gia.
Thi đua khen thưởng là 2 việc luôn đi song song nhau, có ý nghĩa thúc đẩy quá trình tham gia học tập, tạo sự hưng phấn, kích thích nhu cầu rèn luyện sức khỏe, nâng cao thể trạng cho học sinh. Thành công của một tiết dạy, ngoài vốn kiến thức mà giáo viên hiện có, cách truyền đạt nội dung thì sự lĩnh hội nội dung bài học của học sinh là một yếu tố không thể phủ nhận. Chính vì thế, giáo viên cần có sự kết hợp các yếu tố trên một cách hài hòa, hợp lý đảm bảo làm sao cho nội dung không đi lệch, sai kiến thức. Từ đó sẽ dần dần hình thành cho học sinh một kế hoạch học tập khoa học và thiết thực, học sinh tích cực, hứng thú tập luyện trong những giờ học Thể dục.
Để một tiết dạy và học môn Thể dục đạt kết quả cao cần tiến hành theo các bước sau:
Phần mở đầu:
Ổn định lớp:
Cán sự tập hợp lớp thành 3 hoặc 4 hàng ngang (tùy theo số tổ trong lớp), kiểm tra sĩ số và công tác chuẩn bị của lớp. Sau khi nắm được sĩ số và công tác chuẩn bị của lớp. Cán sự cho cả lớp đứng ở tư thế nghỉ và cán sự bước về bên phải đội hình chờ giáo viên đến nhận lớp.
Khi giáo viên đến nhận lớp, cán sự cho cả lớp đứng nghiêm, bước tới đứng giữa đội hình, đứng cách giáo viên 1,5m và báo cáo theo nội dung như sau: “ Báo cáo giáo viên, lớp đã chuẩn bị xong, sĩ số... .hiện diện... .vắng ....có lý do....không lý do .... mời giáo viên lên lớp. Sau khi báo cáo xong cán sự trở về vị trí cũ và hô khẩu lệnh “chúc giáo viên” cả lớp sẽ hô “ khỏe” thật to. Giáo viên nói “ chúc các em khỏe”. Giáo viên phổ biến nội dung yêu cầu tiết học.
Khởi động: (cán sự điều khiển)
Cho cả lớp vỗ tay hát, nhằm tạo khí thế sôi nổi cho tiết học.
Cho cả lớp chạy nhẹ nhàng theo vòng tròn quanh sân tập, đi thường theo vòng tròn đưa hai tay lên cao hoặc dang ngang hít thở sâu, sau đó cả lớp đứng lại giãn cách sải tay xoay các khớp: Cổ tay kết hợp cổ chân, khớp cổ, cẳng tay, khớp vai, xoay hông, khớp gối, ép dọc, ép ngang.
Phần cơ bản:
Kiểm tra bài cũ:
Kiểm tra lại kiến thức đã học ở tiết học trước, qua kiểm tra bài cũ giáo viên nắm được sự tiếp thu bài và sự tập luyện của các em ở nhà.
Bài mới:
Ví dụ: Dạy bài thể dục phát triển chung lớp 5.
Bài 17: Động tác chân - Trò chơi: “Dẫn bóng”.
Mục tiêu cần đạt:
Biết cách thực hiện động tác chân của bài thể dục phát triển chung, biết cách chơi và tham gia chơi được trò chơi .
Khi dạy động tác mới cần tiến hành theo các bước sau:
 + Giáo viên treo tranh động tác vươn thở.
 + Giáo viên nêu tên động tác.
+ Giáo viên chọn vị trí làm mẫu sao cho tất cả học sinh đều nhìn rõ.
+ Làm mẫu hoàn chỉnh động tác 1 -2 lần theo kiểu soi gương (đứng ngược chiều với phía học sinh thực hiện động tác và cùng chiều với các em thực hiện động tác).
 + Cho học sinh xem tranh động tác vươn thở, học sinh tự nêu cách thực hiện từng nhịp của động tác, giáo viên chỉ vào tranh giải thích kĩ lại nội dung của động tác.
+ Giáo viên làm mẫu chậm vừa làm mẫu vừa giải thích từng nhịp của động tác, HS bắt chước tập theo.
 + Sau một số lần tập, giáo viên cho 4-5 học sinh lên thực hiện lại động tác.
+ Giáo viên cùng cả lớp nhận xét.
 + Chia tổ tập luyện (3-4 phút).
 + Các tổ báo cáo kết quả tập luyện dưới hình thức thi đua trình diễn động tác.
+ Giáo viên cho học sinh các tổ tự nhận xét đánh giá, giáo viên nhận xét đánh giá.
Phần trò chơi:
Cách hướng dẫn thực hiện như sau:
- Giáo viên nêu tên trò chơi.
- Hướng dẫn cách chơi cho học sinh nắm được:
+ Khi có lệnh, người số 4 của nhóm A chạy nhanh theo đường vòng tròn (ngược chiều kim đồng hồ) vòng qua đằng sau nhóm B, lên đứng đầu hàng. Lúc này nhóm B có 4 người, người cuối hàng phải nhanh chóng chạy sang nhóm C, người dư ra của nhóm C cũng chạy tương tự như vậy sang nhóm A. Trò chơi tiếp tục như vậy cho đến hết, đội nào ít phạm quy thì đội đó sẽ thắng cuộc.
Giáo viên nêu ra những trường hợp phạm quy:
+ Xuất phát trước lệnh hoặc trước khi bạn chạy trước đứng vào vị trí quy định.
+ Không chạy theo đường kẻ của vòng tròn.
+ Không chạy vòng qua phía sau người đứng cuối của hàng tiếp theo.
Giáo viên cho học sinh tham gia chơi thử, sau đó nhận xét rồi mới tổ chức cho các em tham gia chơi thật.
* Qua cách thực hiện này tôi thấy các em rất chú ý lắng nghe khi giáo viên hướng dẫn, do đây là trò chơi mới. Khi tham gia chơi các em rất hào hứng, sôi nổi và cổ vũ rất nhiệt tình cho đội nhà.
Phần kết thúc:
+ Thả lỏng: Cho cả lớp đi theo vòng tròn quanh sân tập vừa đi vừa vỗ tay hát, đứng lại thả lỏng tay chân...
+ Hệ thống bài học: Gọi vài học sinh nhắc lại nội dung trong tiết

File đính kèm:

  • docmot_so_bien_phap_giao_duc_ki_nang_phat_trien_theo_huong_tich.doc
Giáo án liên quan