SKKN Kinh nghiệm tổ chức tiết Sinh hoạt tập thể cuối tuần

Tiến hành giờ sinh hoạt: Có thể chia thành 4 hoạt động lớn

Hoạt động 1: Khởi động

Phần này gồm các nội dung cần thực hiện:

- Một là cần thay đổi không gian lớp học một chút như: bố trí lại bàn ghế tạo không gian thoáng mát. Theo tôi cần bố trí theo mô hình chữ U để khoảng giữa là nơi các em biểu diễn các tiết mục văn nghệ.

- Hai là tạo không khí thân thiện, cởi mở cho tiết học. Có thể bắt đầu bằng một bài hát tập thể, một trò chơi hoặc một tình huống sư phạm tạo không khí vui vẻ cho lớp học.

Hoạt động 2: Đánh giá kết quả các hoạt động trong tuần

- Lớp trưởng điều hành, yêu cầu các tổ trưởng lần lượt báo cáo hoạt động của tổ bao gồm: học tập, thực hiện nội quy nhà trường, các phong trào thi đua, vấn đề kỉ luật, các sự kiện, sự việc có liên quan đến tinh thần và ý thức phấn đấu của lớp. Nội dung này cần đảm bảo tính chính xác, công bằng, khách quan. Muốn đạt được hiệu quả, giáo viên cần trang bị cho các tổ trưởng sổ tay ghi chép và hướng dẫn cách theo dõi, ghi chép thường xuyên nếu không sẽ phản tác dụng.

- Khi các tổ trưởng báo cáo, cần cử một bạn thư kí có kĩ năng viết bảng nhanh, đẹp ghi lên bảng một số nội dung cần thiết để cả lớp theo dõi.

- Lớp trưởng đánh giá chung các mặt hoạt động trong tuần dựa trên cơ sở theo dõi của các tổ trưởng đồng thời đưa ra nhận xét của bản thân.

- Tập thể lớp thảo luận về những ưu điểm đã đạt được, những tồn tại cần phải khắc phục.

- Giáo viên chủ nhiệm căn cứ theo kết quả đánh giá của các tổ trưởng, của lớp trưởng và kết quả quan sát, theo dõi của mình thông qua các giờ trực tiếp giảng dạy để đưa ra kết luận cuối cùng. Trên cơ sở đó, giáo viên yêu cầu học sinh bình chọn cá nhân xuất sắc trong tuần để tập thể tuyên dương và nhẹ nhàng khuyên bảo các cá nhân có những thiếu sót trong học tập và rèn luyện.

- Công tác tuyên dương học sinh cần được tiến hành trong không khí trang trọng. Bằng cách cho các em được tuyên dương bước lên phía trước để tất cả các bạn cùng nhìn thấy và cho cả lớp vỗ tay tán thưởng. Công tác nhắc nhở khuyết điểm cần được tiến hành một cách nhẹ nhàng, tránh nặng nề gây ức chế cho học sinh. Vì vậy giáo viên chỉ cần nêu ra khuyết điểm, chỉ ra hướng khắc phục và tỏ rõ ý tin tưởng vào sự phấn đấu của các em.

Hoạt động 3: Nêu kế hoạch hoạt động tuần tới

- Nội dung này, giáo viên cần chuẩn bị thật đầy đủ, chi tiết, rõ ràng. Đồng thời giao trách nhiệm cụ thể cho từng cá nhân phụ trách. Sau đó tổ chức đăng kí thi đua giữa các tổ học sinh, giữa các thành viên trong lớp theo một chủ đề nào đó.

- Điều đặc biệt trong hoạt động này là ý kiến của các thành viên trong lớp về nội dung hoạt động đã triển khai. Tránh tình trạng giáo viên chỉ việc triển khai còn học sinh chỉ biết thực hiện. Có như thế thì kế hoạch mới mang tính toàn diện, thể hiện sự đồng thuận cao và chắc chắn việc thực hiện các nội dung kế hoạch được thuận lợi và mang lại hiệu quả.

- Điểm mấu chốt là việc biểu quyết các nội dung kế hoạch, bàn bạc, thống nhất các biện pháp cụ thể để thực hiện có hiệu quả kế hoạch đã triển khai. Đây được xem là khâu cuối cùng và mang tính chất quyết định của việc xây dựng kế hoạch hoạt động cho tuần tới.

 

doc6 trang | Chia sẻ: Bình Đặng | Ngày: 09/03/2024 | Lượt xem: 131 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu SKKN Kinh nghiệm tổ chức tiết Sinh hoạt tập thể cuối tuần, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------* * -------------
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Đề tài: Kinh nghiệm tổ chức tiết Sinh hoạt tập thể cuối tuần
NĂM HỌC: 2017 – 2018
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trường học là nơi đào tạo nhiều thế hệ học trò, là môi trường giáo dục tạo dựng nên những con người có đủ những phẩm chất, năng lực, trí tuệ, sức khỏe và các kĩ năng cần thiết phù hợp với yêu cầu và xu thế phát triển của thời đại để sau này các em trở thành những công dân có ích cho đất nước. Có thể khẳng định rằng, nếu Ban giám hiệu là “linh hồn” của một nhà trường thì giáo viên chủ nhiệm chính là “linh hồn” của một lớp học. Giáo viên chủ nhiệm chính là người “ bà đỡ” về mặt tinh thần đối với tập thể học sinh trong lớp. Thật vậy, mỗi một tác động nhỏ của giáo viên chủ nhiệm như một lời khen, một cử chỉ giáo dục đúng lúc, kịp thời có thể giúp các em học sinh thay đổi hẳn thái độ học tập, từ chỗ lười biếng trở thành người học sinh chăm ngoan và ngày càng tiến bộ. Ngoài những công việc của một giáo viên bộ môn giảng dạy trong lớp, giáo viên chủ nhiệm còn có các nhiệm vụ như: Nghiên cứu, nắm vững tình hình học sinh của lớp; Xây dựng bộ máy tổ chức tự quản của lớp; Thiết lập tốt các mối quan hệ trong tập thể lớp; Tham gia hướng dẫn hoạt động tập thể, hoạt động giáo dục và rèn luyện học sinh do nhà trường tổ chức; Phối hợp với giáo viên bộ môn và các lực lượng giáo dục khác để giáo dục học sinh và một trong những nhiệm vụ quan trọng mà người 
giáo viên chủ nhiệm lớp nào cũng phải thực hiện đó là việc tổ chức tiết Sinh hoạt 
tập thể lớp cuối tuần.
Qua thực tiễn nhiều năm làm công tác chủ nhiệm lớp, chúng tôi nhận thấy việc tổ chức tiết Sinh hoạt tập thể cuối tuần có hiệu quả là một biện pháp giáo dục mang lại hiệu ứng rất tích cực góp phần nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm lớp ở trường Tiểu học. Chính vì vậy, tôi chọn đề tài “Kinh nghiệm tổ chức tiết Sinh hoạt tập thể cuối tuần” để làm nội dung nghiên cứu.
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
 1. Thực trạng của việc tổ chức tiết Sinh hoạt tập thể lớp cuối tuần ở trường Tiểu học hiện nay
 1.1. Thuận lợi
 - Trường tôi công tác đã đạt chuẩn quốc gia mức độ II, học sinh trong nhà trường chăm ngoan, chấp hành tốt nội quy, nề nếp học tập và rèn luyện.
 - BGH nhà trường luôn quan tâm, tạo điều kiện cho giáo viên chủ nhiệm lớp hoàn thành nhiệm vụ.
 - Bản thân tôi có tinh thần trách nhiệm cao trong công tác chủ nhiệm lớp.
 1.2. Khó khăn
- Về công tác chuẩn bị: Tiết sinh hoạt lớp đặt ở cuối mỗi tuần học, tiết học không có phân phối chương trình hay nội dung yêu cầu cụ thể, tâm lí mỏi mệt muốn xả hơi cuối tuần nên có phần ảnh hưởng đến việc chuẩn bị kế hoạch tiết dạy. Giáo viên chủ nhiệm đôi lúc nhận thức chưa đầy đủ về tầm quan trọng của tiết sinh hoạt tập thể lớp cuối tuần.
- Về quy trình tổ chức: Trên thực tế, trong các tiết Sinh hoạt tập thể lớp cuối tuần, nhiều giáo viên chủ nhiệm còn tổ chức theo một quy trình có sẵn, lối mòn, giáo viên thường làm thay ban cán sự lớp dẫn đến hiệu quả không cao. 
 2. Một số biện pháp tổ chức tiết Sinh hoạt tập thể lớp cuối tuần đạt hiệu quả.
 2.1. Chuẩn bị thu thập thông tin
- Giáo viên cần nhận thức rõ tầm quan trọng của tiết Sinh hoạt tập thể lớp cuối tuần để có công tác chuẩn bị tổ chức buổi sinh hoạt được chu đáo, đầy đủ. Cần rà soát nhiệm vụ giáo dục của tháng, của tuần theo chủ đề.
- Nắm bắt tình hình hoạt động và học tập của toàn lớp trong tuần thông qua các nguồn: Sổ công tác Đội, qua thầy cô bộ môn và cán bộ lớp; Cần nắm và phân loại các thông tin trong giờ học và ngoài giờ học: Tiến bộ, sa sút, thiếu tập trung và việc thực hiện nội quy của tập thể lớp cũng như cá nhân học sinh trong lớp.
- Đồng thời trao đổi, định hướng trước với cán bộ lớp về nhiệm vụ của tiết sinh hoạt và kế hoạch tuần tiếp theo (dựa trên chủ đề, kế hoạch của nhà trường, của Liên đội) 
 2.2. Tiến hành giờ sinh hoạt: Có thể chia thành 4 hoạt động lớn
Hoạt động 1: Khởi động 
Phần này gồm các nội dung cần thực hiện:
- Một là cần thay đổi không gian lớp học một chút như: bố trí lại bàn ghế tạo không gian thoáng mát. Theo tôi cần bố trí theo mô hình chữ U để khoảng giữa là nơi các em biểu diễn các tiết mục văn nghệ. 
- Hai là tạo không khí thân thiện, cởi mở cho tiết học. Có thể bắt đầu bằng một bài hát tập thể, một trò chơi hoặc một tình huống sư phạm tạo không khí vui vẻ cho lớp học. 
Hoạt động 2: Đánh giá kết quả các hoạt động trong tuần 
- Lớp trưởng điều hành, yêu cầu các tổ trưởng lần lượt báo cáo hoạt động của tổ bao gồm: học tập, thực hiện nội quy nhà trường, các phong trào thi đua, vấn đề kỉ luật, các sự kiện, sự việc có liên quan đến tinh thần và ý thức phấn đấu của lớp. Nội dung này cần đảm bảo tính chính xác, công bằng, khách quan. Muốn đạt được hiệu quả, giáo viên cần trang bị cho các tổ trưởng sổ tay ghi chép và hướng dẫn cách theo dõi, ghi chép thường xuyên nếu không sẽ phản tác dụng. 
- Khi các tổ trưởng báo cáo, cần cử một bạn thư kí có kĩ năng viết bảng nhanh, đẹp ghi lên bảng một số nội dung cần thiết để cả lớp theo dõi.
- Lớp trưởng đánh giá chung các mặt hoạt động trong tuần dựa trên cơ sở theo dõi của các tổ trưởng đồng thời đưa ra nhận xét của bản thân.
- Tập thể lớp thảo luận về những ưu điểm đã đạt được, những tồn tại cần phải khắc phục. 
- Giáo viên chủ nhiệm căn cứ theo kết quả đánh giá của các tổ trưởng, của lớp trưởng và kết quả quan sát, theo dõi của mình thông qua các giờ trực tiếp giảng dạy để đưa ra kết luận cuối cùng. Trên cơ sở đó, giáo viên yêu cầu học sinh bình chọn cá nhân xuất sắc trong tuần để tập thể tuyên dương và nhẹ nhàng khuyên bảo các cá nhân có những thiếu sót trong học tập và rèn luyện. 
- Công tác tuyên dương học sinh cần được tiến hành trong không khí trang trọng. Bằng cách cho các em được tuyên dương bước lên phía trước để tất cả các bạn cùng nhìn thấy và cho cả lớp vỗ tay tán thưởng. Công tác nhắc nhở khuyết điểm cần được tiến hành một cách nhẹ nhàng, tránh nặng nề gây ức chế cho học sinh. Vì vậy giáo viên chỉ cần nêu ra khuyết điểm, chỉ ra hướng khắc phục và tỏ rõ ý tin tưởng vào sự phấn đấu của các em.
Hoạt động 3: Nêu kế hoạch hoạt động tuần tới 
- Nội dung này, giáo viên cần chuẩn bị thật đầy đủ, chi tiết, rõ ràng. Đồng thời giao trách nhiệm cụ thể cho từng cá nhân phụ trách. Sau đó tổ chức đăng kí thi đua giữa các tổ học sinh, giữa các thành viên trong lớp theo một chủ đề nào đó.
- Điều đặc biệt trong hoạt động này là ý kiến của các thành viên trong lớp về nội dung hoạt động đã triển khai. Tránh tình trạng giáo viên chỉ việc triển khai còn học sinh chỉ biết thực hiện. Có như thế thì kế hoạch mới mang tính toàn diện, thể hiện sự đồng thuận cao và chắc chắn việc thực hiện các nội dung kế hoạch được thuận lợi và mang lại hiệu quả. 
- Điểm mấu chốt là việc biểu quyết các nội dung kế hoạch, bàn bạc, thống nhất các biện pháp cụ thể để thực hiện có hiệu quả kế hoạch đã triển khai. Đây được xem là khâu cuối cùng và mang tính chất quyết định của việc xây dựng kế hoạch hoạt động cho tuần tới.
Hoạt động 4: Hoạt động bổ trợ làm phong phú, sinh động nội dung sinh hoạt theo chủ đề
Nội dung sinh hoạt có thể là các hoạt động trao đổi phương pháp học tập, sinh hoạt tập thể, nội dung sinh hoạt nên gắn với các hoạt động chủ điểm tháng, gắn với các ngày kỉ niệm lớn trong năm học do nhà trường, Liên Đội phát động.
Những nội dung đó vô cùng phong phú đòi hỏi giáo viên chủ nhiệm và cán bộ lớp phải năng động, nhiệt tình. Ví dụ: Có thể là thi trò chơi dân gian, có thể chỉ là đố vui khoa học hay sưu tầm hình ảnh tuyên truyền sự kiện xảy ra nào đó Ngoài ra, trong giờ sinh hoạt, lớp có thể tổ chức các hoạt động văn nghệ hay tìm hiểu về các tấm gương vượt khó học giỏi...
 3. Kết quả đạt được:
Nhiều năm trôi qua, mỗi tiết Sinh hoạt tập thể lớp cuối tuần kết thúc, cùng với đó là một niềm vui và bài học nho nhỏ được tích lũy dần trong tôi. Nhờ tổ chức tốt tiết sinh hoạt tập thể lớp cuối tuần nên học sinh của lớp tôi có nhiều chuyển biến tiến bộ rõ rệt, các em được hình thành và phát triển các phẩm chất, năng lực, thái độ học tập, ý thức rèn luyện tích cực; số học sinh vi phạm nội quy của lớp, của nhà trường ngày càng giảm dần theo thời gian. Từ đó, chất lượng học sinh lớp tôi chủ nhiệm luôn đạt được mục tiêu đề ra theo chỉ tiêu đầu năm, trong lớp xuất hiện nhiều học sinh là tấm gương xuất sắc, điển hình tiên tiến của nhà trường. Trong đánh giá thi đua của nhà trường ở cuối mỗi tuần, mỗi tháng, mỗi học kỳ và cuối mỗi năm học, tập thể lớp do tôi chủ nhiệm luôn là lớp dẫn đầu trong các phong trào thi đua của nhà trường, được xếp loại Xuất sắc.
4. Bài học kinh nghiệm:
- Mỗi giáo viên chủ nhiệm cần tận tâm, nhiệt huyết với nghề, phải chuẩn bị cho tiết sinh hoạt thật chu đáo.
- Đa dạng hóa về nội dung và hình thức tổ chức tiết sinh hoạt lớp.
- Nội dung tiết sinh hoạt tập thể hàng tuần phải cụ thể bổ ích, phải gắn với nhu cầu hứng thú của học sinh và phù hợp với tâm lí, khả năng tiếp thu và trình độ hiểu biết của học sinh.
- Đảm bảo giao lưu dưới hình thức đối thoại để học sinh cởi mở, thân thiện và đoàn kết hơn giúp học sinh tin tưởng và không ức chế về tâm lí.
III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
 1. Kết luận:
Sau khi đã xây dựng thành công tiết sinh hoạt lớp, tôi đã nhận thấy các tiết sinh hoạt của lớp tôi chủ nhiệm không còn tẻ nhạt, nặng nề, đem lại được hứng thú cho học sinh, phát huy được tính tích cực chủ động của học sinh. Để tiết sinh hoạt lớp thành công thì trước hết giáo viên chủ nhiệm phải là người hướng dẫn, chỉ đạo học sinh trong lớp; học sinh đóng vai trò chủ động, tích cực tham gia trong tiết sinh hoạt lớp.
 2. Kiến nghị:
- Đối với GV: Giáo viên cần chuẩn bị kế hoạch tiết sinh hoạt cuối tuần chu đáo. Mặt khác, cần nâng cao nhận thức về vai trò của tiết sinh hoạt cuối tuần.
- Đối với HS: Cần nâng cao vai trò tự quản, điều hành của đội ngũ cán bộ lớp.
- Đối với tổ chuyên môn: Thường xuyên tổ chức các chuyên đề về tổ chức sinh hoạt cuối tuần giúp cho giáo viên học hỏi, trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục toàn diện.
- Đối với BGH nhà trường: Tạo mọi điều kiện về cơ sở vật chất, phương tiện, khen ngợi kịp thời đối với giáo viên thực hiện tốt công tác chủ nhiệm lớp.

File đính kèm:

  • docskkn_kinh_nghiem_to_chuc_tiet_sinh_hoat_tap_the_cuoi_tuan.doc